Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011 - Huỳnh Thị Điền

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011 - Huỳnh Thị Điền

A/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả(Mục đích của miêu tả, trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này).

- Nhận diện được những bài văn miêu tả.

- Hiểu được tình huống nào thì người ta dùng văn miêu tả.

2.Kĩ năng :

- Bước đầu xác định được nội dung một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả .

-Rèn luyện kỹ năng nhận diện bài văn, đoạn văn miêu tả.

3. Thái độ: Giáo dục đức tính chăm chỉ học tập, học đi đôi với hành.

B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ.

 -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.

C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HĐ1: Bài cũ: Sự chuẩn bị bài của HS.

HĐ2:Giới thiệu bài: Cho HS nhắc lại 6 kiểu văn bản. Từ đó đi vào bài mới.

HĐ3:Bài học:

B1:Tìm hiểu chung.

*MT:GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học.

*Kiểm tra các kiến thức của học sinh về văn miêu tả đã học ở tiểu học.

Hướng dẫn HS tìm hiểu các tình huống, suy nghĩ về các tình huống với mỗi tình huống như vậy ta phải làm gì?

H: Nêu những đặc điểu, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người

H: Làm như vậy để làm gì?

*GV: gọi HS cho ví dụ những tình huống tương tự.

*THMôi trường: Cho thêm 2 tình huống: Cần dùng văn bản nào để:

+Thể hiện một ngôi trường xanh-sạch-đẹp.

+Thể hiện một cánh rừng bị chặt phá bừa bãi.

H:Đối với tất cả những tình huống đó,chúng ta phải dùng văn miêu tả.Vậy thế nào là văn miêu tả?

H: Hãy chỉ ra hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt? qua đó hãy nêu đặc điểm tiêu biểu của Dế Mèn và DChoắt?

GV:Trong văn miêu tả, thao tác nào của người viết cần bộc lộ rõ nhất ;-HS trả lời, GV chốt ý

*GV hướng dẫn HS tổng kết, chốt lại ghi nhớ SGK gọi 1à2HS đọc ghi nhớ

B2:GV hướng dẫn HS làm luyện tập.

*MT:Xác định được nội dung một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả .

GV lần lượt gọi HS đọc các đoạn trích và trả lời các câu hỏi BT1.

Cho HS thảo luận nhóm BT2. Gọi đại diện nhóm trả lời HS khác nhận xét- GV chốt lại ý chính treo bảng phụ. I/ Tìm hiểu chung:

-Văn miêu tả: giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm ,tình chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

- Một trong những năng lực cần thiết cho việc làm văn miêu tả là quan sát.

II/ Luyện tập:

Bài tập 1:

+Đoạn 1 :Tái hiện lại hình ảnh chú Dế Mèn đang ở độ tuổi thanh niên cường tráng. Đặc điểm nổi bật :Dế Mèn to, khoẻ,mạnh mẽ.

+Đoạn2 :Tái hiện lại hình ảnh chú bé Lượm Đặc điểm nổi bật:Lượm nhanh nhẹn , vui vẻ, hồn nhiên,

+Đoạn 3:Tái hiện cảnh vùng bãi ao, hồ ngập nước sau cơn mưa.

Đặc điểm nổi bật: ồn ào , huyên náo, sinh động

Bài tập 2:

A. Quan sát để tìm đặc điểm nổi bật của mùa đông:

-Thời tiết: lạnh lẽo , ẩm ướt, gió bấc , mưa phùn

-Bầu trời : âm u, như thấp xuống có nhiều mây và sương mù, cây cối trơ trụi ,khẳng khiu, lá rụng nhiều

-Trời luôn có những cơn mưa kéo dài

B. Đặc điểm của khuôn mặt mẹ

-Sáng đẹp

-Hiền hậu, nghiêm nghị

Vui vẻ, lo âu, trăn trở

 

doc 7 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 21 - Năm học 2010-2011 - Huỳnh Thị Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:21 Tiết: 76
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
S:10/01/2011
G:17/01/2011
A/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả(Mục đích của miêu tả, trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này).
- Nhận diện được những bài văn miêu tả.
- Hiểu được tình huống nào thì người ta dùng văn miêu tả.
2.Kĩ năng :
- Bước đầu xác định được nội dung một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả .
-Rèn luyện kỹ năng nhận diện bài văn, đoạn văn miêu tả.
3. Thái độ: Giáo dục đức tính chăm chỉ học tập, học đi đôi với hành.
B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ.
 -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: Sự chuẩn bị bài của HS.
HĐ2:Giới thiệu bài: Cho HS nhắc lại 6 kiểu văn bản. Từ đó đi vào bài mới.
HĐ3:Bài học:
B1:Tìm hiểu chung. 
*MT:GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. 
*Kiểm tra các kiến thức của học sinh về văn miêu tả đã học ở tiểu học. 
Hướng dẫn HS tìm hiểu các tình huống, suy nghĩ về các tình huống với mỗi tình huống như vậy ta phải làm gì?
H: Nêu những đặc điểu, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người 
H: Làm như vậy để làm gì? 
*GV: gọi HS cho ví dụ những tình huống tương tự.
*THMôi trường: Cho thêm 2 tình huống: Cần dùng văn bản nào để:
+Thể hiện một ngôi trường xanh-sạch-đẹp.
+Thể hiện một cánh rừng bị chặt phá bừa bãi.
H:Đối với tất cả những tình huống đó,chúng ta phải dùng văn miêu tả.Vậy thế nào là văn miêu tả?
H: Hãy chỉ ra hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt? qua đó hãy nêu đặc điểm tiêu biểu của Dế Mèn và DChoắt?
GV:Trong văn miêu tả, thao tác nào của người viết cần bộc lộ rõ nhất ;-HS trả lời, GV chốt ý
*GV hướng dẫn HS tổng kết, chốt lại ghi nhớ SGK gọi 1à2HS đọc ghi nhớ 
B2:GV hướng dẫn HS làm luyện tập.
*MT:Xác định được nội dung một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả .
GV lần lượt gọi HS đọc các đoạn trích và trả lời các câu hỏi BT1. 
Cho HS thảo luận nhóm BT2. Gọi đại diện nhóm trả lời HS khác nhận xét- GV chốt lại ý chính treo bảng phụ.
I/ Tìm hiểu chung:
-Văn miêu tả: giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm ,tình chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnhlàm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
- Một trong những năng lực cần thiết cho việc làm văn miêu tả là quan sát.
II/ Luyện tập:
Bài tập 1:
+Đoạn 1 :Tái hiện lại hình ảnh chú Dế Mèn đang ở độ tuổi thanh niên cường tráng. Đặc điểm nổi bật :Dế Mèn to, khoẻ,mạnh mẽ.
+Đoạn2 :Tái hiện lại hình ảnh chú bé Lượm Đặc điểm nổi bật:Lượm nhanh nhẹn , vui vẻ, hồn nhiên, 
+Đoạn 3:Tái hiện cảnh vùng bãi ao, hồ ngập nước sau cơn mưa.
Đặc điểm nổi bật: ồn ào , huyên náo, sinh động
Bài tập 2:
A. Quan sát để tìm đặc điểm nổi bật của mùa đông:
-Thời tiết: lạnh lẽo , ẩm ướt, gió bấc , mưa phùn
-Bầu trời : âm u, như thấp xuống có nhiều mây và sương mù, cây cối trơ trụi ,khẳng khiu, lá rụng nhiều
-Trời luôn có những cơn mưa kéo dài
B. Đặc điểm của khuôn mặt mẹ
-Sáng đẹp
-Hiền hậu, nghiêm nghị
Vui vẻ, lo âu, trăn trở
HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:
-Về nhà học và làm bài tập; 
 - Soạn bài :"Sông nước Cà Mau" (trang 18+19,sgk )
 + Đọc và nắm cốt truyện
 + Nắm được các từ khó 
 + Đọc chú thích (*) nắm về tác giả, tác phẩm
 + Trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản
Tuần: 21 Tiết 77
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
Đoàn Giỏi
S:10/01/2011
G:19/01/2011
A/ Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức : 
 - Sơ giảng về tác giả và tác phẩm “Đất rừng phương Nam” .
 - Hiểu và cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này .
 - Thấy được hình thức nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích và tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích .
 2.Kĩ năng :
 - Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.
 - Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản .
 - Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên .
B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ.
 -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: H:Kể tóm tắt truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.- Nhận xét về thái độ của DM đối với DC. H: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn? Nêu ý nghĩa văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"
HĐ2:Giới thiệu bài: Giới thiệu bộ phim “Đất phương Nam” và truyện “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi àTự hào về vùng đất của Tổ quốc qua đoạn trích “Sông nước Cà Mau”.
HĐ3:Bài học:
B1: Tìm hiểu chung.
 *MT:Sơ giảng về tác giả và tác phẩm “Đất rừng phương Nam” .
H: Em biết gì về nhà văn Đoàn Giỏi? 
Nêu xuất xứ của bài văn “ Sông nước Cà Mau”
* GV: Nhận xét bổ sung và cho HS ghi vài nét về tác giả và tác phẩm(trên màn hình)
Cho HS đọc tác phẩm và tim hiểu chú thích SGK 
H:Em hãy cho biết bố cục của văn bản.HS trả lời, GV chốt ý chính- chiếu lên màn hình.
B2: Đọc- hiểu văn bản.
 *MT:Hiểu và cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này .
H: Bài văn miêu tả cảnh gì?Tìm bố cục bài văn.
H: Em có nhận xét gì về vị trí của người miêu tả? Vị trí đó có thuận lợi không?
* GV tích hợp với phần TLVăn: Như vậy trong văn miêu tả vị trí quan sát để miêu tả rất quan trọng-chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về kiểu kĩ năng này ở bài tiết 79
H: Trong đoạn đầu, ấn tượng của tác giả về cảnh sông nước Cà Mau như thế nào? Qua những giác quan nào? Giới thiệu một vài cảnh đẹp ở vùng sông nước Cà Mau trên màn hình.
H: Để thể hiện đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? -HS trả lời GV giảng thêm: Tác giả phối hợp tả xen kể,liêt kê,điệp từ, những tính từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác.
H: Qua cách đặt tên cho dòng sông , con kênh ở Cà Mau hãy nhận xét những địa danh này gợi lên những đặc điểm gì ở nơi này? HS trả lời GV bổ sung và chốt lại vấn đề
H: Tìm hiểu những chi tiết nói về sông Năm Căn và rừng đước ?
* HS:Con sông rộng >ngàn thước, nước ầm ầm đổthác, cá nứơc bơi trắng, rừng đước,dựng lên cao ngất..vô tận.
H: Hãy cho biết nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn này ?
* HS trả lời-GV bổ sung về nghệ thuật miêu tả tích hợp với phần TL Văn
H: Tìm những chi tiết miêu tả chợ Năm Căn – Em có nhận xét gì về cảnh chợ này ?
B3: Hướng dẫn HS tổng kết.
*MT:Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên; rút ra ý nghĩa văn bản.
-GV chốt lại bài Gọi HS đọc ghi nhớ 
H: Nghệ thuật của văn bản?
H: Nêu cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau ?Ý nghĩa?
B4: Hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập (Tích hợp môi trường)
Cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau qua văn bản"Sông nước Cà Mau".
I/ Tìm hiểu chung: 
1/ Tác giả, tác phẩm :
-Đoàn Giỏi (1925-1989) quê ở Tiền Giang. Ông thường viết về thiên nhiên, cuộc sống và con người Nam bộ 
-Văn bản “Sông nước Cà Mau” trích từ chương XVIII truyện “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi
2/ Chú thích: Lưu ý chú thích 1,3,5,8,9,11,12,17
II/ Đọc-hiểu văn bản :
1/ Cảnh Sông nước Cà Mau :
a/ Ấn tượng chung ban đầu về vùng sông nước Cà Mau :
-Là không gian rộng lớn mênh mông với 
sông ngòi. 
-Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, được bao trùm bởi màu xanh của trời, nước và rừng cây cùng với âm thanh của 
sóng biển rì rào, bất tận.
b/ Kênh rạch và rừng đước hai bên bờ sông Năm Căn ở Cà Mau: 
-Cách đăt tên các dòng sông, con kênh, vùng đất gợi lên sự hoang dã và phong phú của thiên nhiên 
-Dòng sông Năm Căn và vùng rừng đước
 thật sự rộng lớn và hùng vĩ.
c/ Cảnh tấp nập ,trù phú, đa dạng , đông vui của chợ Năm Căn:
-Khung cảnh rộng lớn , tấp nập, hàng hoá trù phú, thuyền bè san sát 
-Nét độc đáo: chợ họp ngay trên sông nước, 
sự đa dạng về màu sắc, trang phục và tiếng 
nói của nhiều dân tộc khác nhau .
III. Tổng kết:
1/ Nghệ thuật miêu tả :
-Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác kết 
hợp với việc sử dụng các phép tu từ( so sánh, nhân hoá).
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh.
2/Ý nghĩa văn bản:
"Sông nước Cà Mau" là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
*Ghi nhớ SGK trang 23
IV/ Luyện tập :
Bài tập 1: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau qua văn bản"Sông nước Cà Mau"(Vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã => Môi trường tự nhiên hoang dã).
HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:
H: Qua bài này em biết thêm gì về văn miêu tả ?- Nắm nội dung bài, học thuộc ghi nhớ . Làm bài tập và phần đọc thêm ở SGK - Đọc và soạn bài “Bức tranh của em gái tôi” sau Tết học. - Chuẩn bị bài: So sánh.
*RKN:
Tuần:21 Tiết :78
SO SÁNH
S:10/01/2011
G:20/01/2011
A/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:- Cấu tạo của phép tu từ so sánh.
 - Các kiểu so sánh thường gặp.
2. Kĩ năng:- Nhận diện được phép so sánh.
 - Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
3. Thái độ: - Giáo dục học sinh biết có ý thức sử dụng so sánh khi nói và viết.
B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ.
 - HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: 1/ Phó từ là gì? Đặt câu có phó từ chỉ thời gian.
 2/ Đọc đoạn văn:“ Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh”
 * Hãy nối cột A với cột B cho phù hợp:
 A/ a.đã B/1. Phó từ chỉ sự phủ định. 
 b.không 2. Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
 c.còn 3. Phó từ chỉ sự quan hệ thời gian.
 d.đều 4. Phó từ chỉ kết quả. 
HĐ2:Giới thiệu bài: Giới thiệu các biện pháp tu từ thường được dùng trong văn chung trong đời sống hàng ngàyàphép so sánh 
HĐ3:Bài học:
B1: Tìm hiểu chung.
*MT:Cấu tạo của phép tu từ so sánh; Các kiểu so sánh thường gặp.
Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
@B1.1:HS tìm hiểu bài tập 1,2,3/24 để đi đến khái niệm so sánh
* GV ghi bảng phụ câu a,b phần 1 
H: Tìm những tập hợp hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong câu a.b 
H: Các sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? So sánh như vậy để làm gì?Vì sao có thể so sánh được như vậy?
H: Vậy so sánh để làm gì? 
* HS trả lời-GV bổ sung - HS đọc phần ghi nhớ
* Gọi HS cho thêm ví dụ về phép so sánh 
@B1.2: Tìm hiểu bài tập 1,2,3 phần 2 để đi đến cấu trúc so sánh.
BT 1: 
Kẻ bảng phụ phần mô hình. -Gọi HS lên điền những từ 
chứa 
hính ảnh so sánh theo mô 
hình
 phép so sánh và tự nhận
 xét
- goi HS khác nhận xét 
H: Nêu thêm các từ so sánh khác mà em biết - GV ghi ví dụ 3a,b
H:Cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây có gì đặc biệt ?
* GV tích hợp với phần TLV 
B2: HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ5: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập. 
*MT:Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.
I/ Tìm hiểu chung:
1. So sánh là gì ?
Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng 
Làm tăng giá trị gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt 
VD: Tiếng suối trong như tiếng hát xa 
 Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
 Cô giáo như mẹ hiền.
*Ghi nhớ :SGK/24
2/ Cấu tạo của phép so sánh: 
Gồm 2 vế 
-Vế A: Sự vật được so sánh 
-Vế B: Sự vật dùng để so sánh 
VD: -Sông Hồng như một dải lụa đào 
 - Ngoài thềm rơi chiếc lá
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
*Mô hình của phép so sánh:
VếA(vật để SS)
Phương diện SS
Từ SS
Vế B( Vật dung để SS)
Trẻ em
Rừng đước 
Sông ngòi ,
kênh rạch
dựng lên cao ngất
bủa giăngchi chít
như
như
như
búp trên cành
hai dãy..
mạng nhện
*Ghi nhớ SGK trang 25
* Ghi nhớ: Ghi nhớ1/24
 Ghi nhớ 2/25
III/ Luyện tập :
Bài tập1: Lấy thêm ví dụ theo mẫu 
a/ So sánh hai đồng loại 
-So sánh người với người:Thầy thuốc như mẹ hiền
-So sánh vật với vật: Mảnh trăng như chiếc liềm vàng trên chiếc mâm bạc. 
b/ So sánh khác loại: + So sánh vật với người:
 -Em như chim bồ câu tung cánh giữa trời.
 -Cô ấy đẹp như một bông hoa .
+ So sánh cụ thể-trừu tượng:
 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng 
Bài tập2: Khoẻ như voi - Đen như cột nhà cháy 
HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:
Phần ghi nhớ và luyện tập. 
 - Nắm nội dung bài - Học thuộc 2 ghi nhớ -Tìm thêm ví dụ 
 - Làm các bài tập còn lại-soạn bài “So sánh( tt)”(- Các kiểu so sánh.
- Các dạng của so sánh) -Tiết 79,80 học bài “Quan sát tưởng ...miêu tả”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 6 tuan 21 chuan KTKN.doc