1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của cảnh thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước trong bài văn của tác giả.
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu văn bản truyện hiện đại.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án.
- Học sinh: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên (trả lời câu hỏi trong SGK).
3. Tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: (1 phút).
- Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A:./
Lớp 6B:./
a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng.
* Câu hỏi:
- Kể tóm tắt văn bản Bài học đường đời đầu tiên? Cho biết bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn đó là gì?
* Đáp án - Biểu điểm:
(5 điểm) - Học sinh kể tóm tắt theo yêu cầu: Dế Mèn chóng lớn trở thành chàng dế thanh niên cường tráng, tính nết kiêu ngạo, điệu bộ ngông nghênh, không coi ai ra gì, hay bắt nạt những kẻ yếu hơn mình. Một lần Dế Mèn đã trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Từ đó, Dế Mèn tỉnh ngộ và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
(5 điểm) - Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn đó là: Bài học về thói kiêu căng, bài học về tình thân ái. (Kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời, đó là bài học về thói kiêu căng; Nên biết sống đoàn kết với mọi người, đó là bài học về tình than ái) Đây là hai bài học về cách sống để trở thành người tốt từ câu chuyện của Dế Mèn.
TUẦN 21 NGỮ VĂN - BÀI 19 Kết quả cần đạt. - Nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả; những yêu cầu của văn tả cảnh, tả người - Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của cảnh thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau. Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước trong bài văn của tác giả. - Củng cố, nâng cao kiến thức về Phép tu từ so sánh đã học ở bậc tiểu học. Ngày soạn: /01/2009 Ngày giảng: /01/2009 Tiết 76. Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: - Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tao lập loại văn bản này. - Nhận diện được những đoạn văn, bài văn miêu tả. - Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dung miêu tả. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung (SGK, SGV) - Soạn giáo án. - Học sinh: Đọc kĩ bài ở nhà và chuẩn bị theo yêu cầu của GV. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: (1phút) - Kiểm tra sĩ số học sinh: + Lớp 6 A:......./ + Lớp 6 B:......../ a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà. b. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: (1phút). Học kỳ I các em đã được tìm hiểu về thể loại văn tự sự (kể chuyên). Sang học kỳ II, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số thể loại nữa, đó là van miêu tả và viết đơn. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thể loại văn miêu tả. Đây là thể loại mà các em đã được làm quen ở Tiểu học (lớp 4, lớp 5). Lên cấp THCS chúng ta sẽ tìm hiểu ở mức độ cao hơn. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV HS GV ? N1 ? N2 ? N3 ? TB HS GV HS ? TB HS GV ? TB HS ? KH HS GV ? KH HS GV HS GV HS ?BT1 HS GV ?BT2 HS - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 sau đó chia lớp làm ba nhóm, mối nhóm thảo luận một tình huống. - Thảo luận theo yêu cầu (3 phút) sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Cùng học sinh nhận xét, chữa bổ sung: * Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, em làm thế nào để khách nhận ra nhà em? - Em sẽ tả rõ con đường dẫn đến nhà em, đồng thời em cũng tả cụ thể vị trí, dáng vẻ dáng vẻ ngôi nhà (Nằm ở địa điểm nào, xung quanh có gì đáng chú ý, màu sắc của ngôi nhà, số nhà...). Người khách theo đó sẽ tìm được ngôi nhà em. * Em cùng mẹ đến cửa hàng mua áo, trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu, nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo mà em định mua? - Em sẽ vừa chỉ, vừa tả đặc điểm riêng về dáng vẻ cùng màu sắc của chiếc áo em thích, ví dụ: chiếc áo xanh, cổ sen tròn, có đính khuy màu trắng cạnh chiếc áo màu hồng thêu hoa,... Với cách tả như vậy, chắc chắn người bán sẽ lấy đúng chiếc áo mà em yêu cầu. * Một học sinh lớp ba hỏi em: Người lực sĩ là người như thế nào? Em phải làm gì để học sinh ấy hình dung được hình ảnh của lực sĩ? - Em sẽ giới thiệu bằng cách tả hình dáng, việc làm của người lực sĩ. Đó là một người có sức mạnh đặc biệt, cơ thể cường tráng, cơ bắp nổi cuộn; anh ta thường hay xuất hiện trong các cuộc thi đấu thể thao để biểu diễn khả năng sức khoẻ của mình, như cử tạ. * Trong những tình huống trên, các em đã dùng văn miêu tả để thực hiện mục đích của mình, trong thực tế, có rất nhiều tình huống phải dùng miêu tả, em hãy nêu một số tình huống tương tự? - Ví dụ: Khi đánh rơi một vật nào đó, muốn nhờ bạn tìm giúp; Nhờ bạn đưa quyển sách cho một người quen mà bạn chưa biết nhà của người em quen,... - Nhận xét khái quát và kết luận: Những tình huống bạn đã gặp và giải quyết một cách thoả đáng như vậy, chính là bạn đã sử dụng văn miêu tả. - Đọc yêu cầu bài tập 2. * Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó? - Đoạn tả cảnh Dế Mèn, từ “Bởi tôi ăn uống điều độ...” “đứng đầu thiên hạ rồi”. - Đoạn tả Dế Choắt: “Cái chàng...” “như hang tôi”. - Gọi 1 học sinh đọc lại hai đoạn văn đó. * Qua hai đoạn văn tả Dế Mèn và Dế Choắt, em thấy Dế Mèn và Dế Choắt có những đặc điểm gì? Những chi tiết hình ảnh nào cho thấy điều đó? - Mèn: Khoẻ mạnh, cường tráng; thích phô trương sức mạnh; hung hăng, hống hách (Học sinh tìm những chi tiết miêu tả Dế Mèn). - Dế Choắt: Xấu xí, ốm yếu (Chi tiết tả dế Choắt). * Dể làm nổi bật đặc điểm, hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Do đâu tác giả có thể tả dược như vậy? - Nhân hoá, so sánh. - Tác giả đã quan sát rất tỉ mỉ, kĩ lưỡng đặc điểm của loài dế (Dế mèn và dễ choắt); Đồng thời tác giả cũng thể hiện khả năng liên tưởng, tượng rất phong phú. - Đó chính là những điều kiện quan trọng để viết một bài văn miêu tả sinh động. * Qua tìm hiểu hai bài tập, em hiểu thế nào là văn miêu tả? Người làm văn miêu tả cần phải đảm bảo những yêu cầu gì? - Trình bày. - Nhận xét, bổ sung, khái quát nội dung bài học - Đọc ghi nhớ (SGK,T.16). - Chuyển: Để giúp các em nắm vững yêu cầu bài học chúng ta cùng luyện tập. - Đọc yêu cầu bài tập 1: * Mỗi đoạn miêu tả tái hiện điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong đoạn văn, đoạn thơ trên? - Làm việc theo nhóm (3 nhóm, mỗi nhóm giải quyết một đoạn) (3 phút) Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả. - Cùng học sinh nhận xét, chữa bổ sung: đoạn 1: Tả chú Dế Mèn vào độ tuổi thanh niên, cường tráng với những đặc điểm nổi bật: To khoẻ và mạnh mẽ. Đoạn 2: ĐẶc tả chú bé liên lạc (Lượm). ĐẶc điểm nổi bật: Một chú bé nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên. Đoạn 3: Miêu tả một vùng bãi ven ao, hồ ngập nước sau mưa. Đặc điểm nổi bật: Một thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo. * Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ miêu tả những đặc điểm nào nổi bật? - Suy nghĩ trình bày ý kiến của mình: Có thể nêu một số đặc điểm như sau: -Lạnh và ẩm ướt: Gió bấc, mưa phùn; - Đêm dài, ngày ngắn; - Bầu trời luôn âm u: Như thấp xuống, nhiều mây mù,... - Cây cối khẳng khiu, trơ trụi,... I. Thế nào là văn miêu tả? (24 phút) 1. Bài tập. a)Bài tập 1: b) Bài tập 2: 2. Bài học. Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, cảnh... làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. * Ghi nhớ : (SGK,T.16) II. Luyện tập. 1. Bài tập 2. (SGK,T.16, 17) 2. Bài tập 2: (SGK,T.17) a) Đề luyện tập a. d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút). - Về nhà xem lại toàn bộ nội dung lí thuyết đã học; làm hoàn chỉnh bài tập 2. - Đọc thêm một số bài văn miêu tả. - Đọc và chuẩn bị văn bản Sông nước Cà Mau theo câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa. ========================= Ngày soạn: /01/2009 Ngày giảng: /01/2009 Tiết 77. Văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU (Trích Đất rừng phương Nam) Đoàn Giỏi 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: - Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của cảnh thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau. - Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước trong bài văn của tác giả. - Rèn kĩ năng đọc, hiểu văn bản truyện hiện đại. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ SGK, SGV; soạn giáo án. - Học sinh: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của giáo viên (trả lời câu hỏi trong SGK). 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: (1 phút). - Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A:...../ Lớp 6B:...../ a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Miệng. * Câu hỏi: - Kể tóm tắt văn bản Bài học đường đời đầu tiên? Cho biết bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn đó là gì? * Đáp án - Biểu điểm: (5 điểm) - Học sinh kể tóm tắt theo yêu cầu: Dế Mèn chóng lớn trở thành chàng dế thanh niên cường tráng, tính nết kiêu ngạo, điệu bộ ngông nghênh, không coi ai ra gì, hay bắt nạt những kẻ yếu hơn mình. Một lần Dế Mèn đã trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Từ đó, Dế Mèn tỉnh ngộ và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. (5 điểm) - Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn đó là: Bài học về thói kiêu căng, bài học về tình thân ái. (Kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời, đó là bài học về thói kiêu căng; Nên biết sống đoàn kết với mọi người, đó là bài học về tình than ái) Đây là hai bài học về cách sống để trở thành người tốt từ câu chuyện của Dế Mèn. b. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: (1 phút). Đất rừng phương Nam, một truyện dài nổi tiếng của Đoàn Giỏi đã được chuyển thể thành bộ phim dài tập, nói về lòng yêu nước của những người dân sống trên vùng đất mũi, vùng đất trù phú và giàu đẹp của Tổ quốc. Với nghệ thuật miêu tả, tài quan sát của tác giả sẽ giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp của một vùng quê giàu chất Nam Bộ qua đoạn trích của tác phẩm Đất rừng phương Nam, với tựa đề: Sông nước Cà Mau. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HS ? TB HS GV GV GV HS1 HS2 GV ? KH HS ? TB HS GV ? TB HS GV ? TB ? TB HS ? KH HS ? TB HS GV HS ? TB ? TB HS ? KH HS GV GV ? TB HS ? KH HS ?Giỏi HS ? TB HS GV ? TB HS ? KH HS ? TB HS GV ? TB HS GV HS HS - Đọc chú thích * (SGK,T.10). * Nêu những hiểu biết của em về tác giả Đoàn Giỏi và bài văn Sông nước Cà Mau? - Trình bày theo yêu cầu. Bổ sung: - Đoàn Giỏi (1925 - 1989), quê ở Tỉnh Tiền Giang, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ. Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam của tác giả. - Đất rừng phương Nam là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta. Từ khi ra mắt bạn đọc (1957) nó đã có sức hấp dẫn lâu bền với nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi cho đến tận ngày nay. - Tác phẩm đã được in lại nhiều lần, được dựng thành phim khá thành công. - Hướng dẫn đọc: Đây là một bài văn miêu tả cảnh quan vùng sông nước, ta cần đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ đúng dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả: Đoạn đầu tiết tấu chậm, giọng miên man, đều đều, về sau tiết tấu nhanh dần; tả chợ, đọc giọng vui, linh hoạt. - Đọc mẫu 1 đoạn, từ đầu “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”. - Đọc đoạn tiếp theo “ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai”. - Đọc đoạn còn lại. - Theo dõi, uốn nắn cách cách đọc cho học sinh * Theo em, bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? - Tuy là văn bản trích từ một tác phẩm truyện, nhưng bài văn này có thể xem là một bài văn miêu tả khá hoàn hảo về cảnh quan sông nước Cà mau - vùng cực nam của Tổ quốc. - Trình tự m ... thiệu của tác giả có sức gợi cho người đọc hình dung như thế nào về chợ Năm Căn? - Trình bày. - Khái quát, và chốt nội dung. * Nêu những nét nổi bật về nghệ thuật và nội dung của văn bản? - Trình bày. - Nhận xét, khái quát, và chốt nội dung. - Đọc ghi nhớ (SGK,T. 23). - Đọc phần đọc thêm (SGK,T.23). I. Đọc và tìm hiểu chung. (8 phút) 1. Tác giả, tác phẩm: - Đoàn Giỏi (1925 - 1989), quê ở Tỉnh Tiền Giang, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Tác phẩm của ông thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ. - Bài văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. 2. Đọc văn bản: II. Phân tích văn bản. (23 phút) 1. Ấn tượng ban đầu về toàn cảnh sông nước Cà Mau: - Một thiên nhiên còn nguyên sơ đầy hấp dẫn và bí ẩn với không gian rộng lớn, sông ngòi chằng chịt bao trùm trong màu xanh cùng những âm thanh bất tận. 2. Cảnh kênh rạch, sông ngòi Cà Mau: a) Cảnh tượng các kênh rạch vùng Cà mau: Thiên nhiên Cà Mau phong phú, đa dạng, hoang sơ gắn bó với cuộc sống lao động của con người. b) Hình ảnh dòng sông Năm Căn: Thiên nhiên Năm Căn mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ và trù phú. 3. Cảnh sắc chợ Năm Căn: Chợ Năm Căn trù phú, đông vui, tấp nập, độc đáo và hấp dẫn. III. Tổng kết ghi nhớ. (3 phút) - Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, độc đáo, kết hợp nhiều biện pháp tu từ qua cảm nhận trực tiếp kết hợp với vốn hiểu biết phong phú của nhà văn. - Nội dung: Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc. * Ghi nhớ: (SGK,T.23) (SGK,T. 23) c. Củng cố, Luyện tập. (3 phút). d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) - Về nhà đọc và tóm tắt nội dung văn bản, học thuộc nội dung ghi nhớ (SGK,T.23); tập phân tích lại toàn bộ văn bản. - Đọc kĩ và chuẩn bị bài tiếng Việt So sánh, tiết sau học. ========================================= Ngày soạn: /01/2009 Ngày giảng: /01/2009 Tiết 78. Tiếng Việt: SO SÁNH 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh: - Hiểu được khái niệm và cấu tạo của so sánh. - Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng tiến đến tạo những so sánh hay. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK, SGV; soạn giáo án. - Học sinh: Học bài cũ, đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: (1phút) - Kiểm tra sĩ số học sinh: + Lớp 6 A:......./ + Lớp 6 B:......../ a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) *Câu hỏi: Phó từ là gì? Phó từ gồm có mấy loại? Nêu đặc điểm của mỗi loại? Lấy một ví dụ có sử dụng phó từ? * Đáp án - biểu điểm: (5 điểm)- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. (5 điểm)- Phó từ gồm hai loại lớn: + Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: Quan hệ thời gian; mức độ; sự tiếp diễn tương tự; sự pjủ định; sự cầu khiến. + Phó từ đứng sau động,từ tính từ. Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa nghĩa như: Mức độ; khả năng; kết quả và hướng. - Ví dụ: Giống cam này ăn rất ngon. b. Dạy bài mới: * Giới thiệu: (1 phút) So sánh là phép tu từ phổ biến được nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng. Vậy để giúp các em hiểu rõ phép tu từ này, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài so sánh. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GV HS ? TB HS ? TB HS ? KH ? KH HS GV HS ? TB HS ? KH HS ? TB HS GV HS ? KH HS GV ? TB HS ? TB HS ? TB HS GV HS HS ? KH HS ? KH HS ? TB HS GV HS HS ?BT1 HS HS ?BT2 HS ?BT4 GV HS GV - Dùng bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa: (SGK,T.24) a) Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. (Hồ Chí Minh) b) [...] Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. (Đoàn Giỏi) c) Con Mèo vằn vào trong tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. (Tạ Duy Anh) - Đọc ví dụ (a, b). * Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong những câu trên? - Trẻ em như búp trên cành. - Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. * Trong những phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? a) Trẻ em - búp trên cành . b) Rừng đước dựng lên cao ngất - hai dãy trường thành vô tận. * Vì sao có thể so sánh như vậy? - Vì các sự vật, sự việc được so sánh đó có những nét tương đồng (giống nhau về hình thức, hình thức, tính chất, vị trí, chức năng). Chẳng hạn, + Trong ví dụ (a) Trẻ em (mần non của đất nước)/ mầm non của cây cối thiên nhiên tương đồng về hình thức và tính chất để chỉ sự tươi non đầy sức sống, chứa chan hy vọng. + Ví dụ (b) hình ảnh Rừng đước dựng lên cao ngất - hai dãy trường thành vô tận. Ta thấy ở sự so sánh này, rừng đước có nét giống với bức trường thành ở chiều cao, chiều dài và sự phân bố trải dài theo dòng sông, gợi sự che chắn vững chắc giống như bức trường thành (Chiều cao của rừng đước và sự che chắn, bảo vệ giống như bức trường thành). * Theo em, so sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì? - So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy là để tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc quen thuộc; gợi cảm giác cụ thể, thích thú, hấp dẫn khi nghe nói, đọc, viết. Đây chính là so sánh tu từ, một trong những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản nghệ thuật, đặc biệt trong văn miêu tả. - Đọc ví dụ (c) Con Mèo vằn vào trong tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. * Con mèo được so sánh với con gì? Hai con vật này có điểm gì giống và khác nhau? - Con mèo được so sánh với con hổ. - Hai con vật này giống nhau về hình thức: lông vằn; khác nhau về tính chất: mèo hiền, hổ dữ. * Vậy, so sánh ở câu này có gì khác với so sánh trong các câu trên? - So sánh trong các câu trên (a, b) là so sánh tu từ, còn so sánh trong câu (c) là so sánh thông thường (so sánh lô gích). * Vậy theo em so sánh tu từ là gì? (phép so sánh là gì?). - Trình bày. - Khái quát và chốt nội dung bài học. - Đọc ghi nhớ: (SGK,T.24) * Em hãy lấy một ví dụ có sử dụng phép so sánh. - Ví dụ: Dòng sông lặng ngắt như tờ. Chuyển: Các em đã nắm được thế nào là phép so sánh. Vậy phép so sánh có cấu tạo như thế nào? Vhúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo - Dùng bảng phụ (mô hình so sánh). * Hãy điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình so sánh? - Lên bảng điền (có nhận xét, chữa bổ sung: Vế A (Sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (Sự vật dùng để so sánh) - Trẻ em - Rừng đước dựng lên cao ngất như như búp trên cành. hai dãy trường thành vô tận. * Nêu thêm các từ so sánh mà em biết? - là, như là, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu; bấy nhiêu, hơn, hơn là, chưa bằng,... * Mô hình đầy đủ của phép so sánh như thế nào? - Mô hình đầy đủ của phép so sánh gồm; Vế A (sự vật được so sánh); vế (B) (sự vật dùng để so sánh); giữa hai vế có phương diện so sánh và từ so sánh. - Treo bảng phụ có ghi ví dụ trong SGK, T25: a) Trường Sơn: chí lớn công cha cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. (Lê Anh Xuân) b) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. ( Thép Mới) - Đọc ví dụ. * Cấu tạo của so sánh trong hai ví dụ trên có gì đặc biệt? - Trong hai ví dụ trên ta thấy vế (B) đảo lên trước vế (A), đều khuyết từ so sánh: - Chí lớn công cha (như) Trường Sơn Lòng mẹ bao la sóng trào (như) Cửu Long. - Con người không chịu khuất (như) tre mọc thẳng. Đảo vế như vậy có tác dụng nhấn mạnh vế (B). * Như vậy, trong thực tế mô hình cấu tạo của phép so sánh có thể biến đổi như thế nào? - Các từ chỉ phương diện so sánh có thể được lược bớt; vế (B) có thể được đảo lên trước vế (A) cùng với từ so sánh. * Qua phân tíh ví dụ, em hãy nêu đặc điểm cấu tạo của phép so sánh? - Trình bày. - Khái quát và chốt nội dung bài học. - Đọc ghi nhớ: (SGK,T.25). - Đọc bài tập. * Với mỗi mẫu so sánh, hãy tìm thêm ví dụ? - Suy nghĩ cá nhân và trình bàyk kết quả: a) So sánh đồng loại: - Thầy thuốc như mẹ hiền (Người - người) - Sông ngòi, kênh rạch cùng bủa giăng chi chít như mạng nhện (Vật - vật) b) So ánh khác loại: - Cá nước bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng (vật - người) - Chúng chị là hòn đá tảng trên trên trời Chúng em chuột nhắt cứ đòi lung lay. (người - vât) - Sự nghiệp chúng ta giống như rừng cây đương lên, đầy nhựa sống và ngày càng lớn mạnh nhanh chóng. (Cái cụ thể - cái trìu tượng) - Đọc yêu cầu bài tập 2: * Dựa vào những thành ngữ đã biết hãy viết tiếp về B vào những chỗ trống để tạo thành phép so sánh? - Suy nghĩ cá nhân sau đó lên bảng điền vào bảng phụ: - Khoẻ như vâm; khoẻ như voi; khoẻ như hùm; khoẻ như trâu; khoẻ như Trương Phi,... - Đen như bồ hóng; đen như cột nhà cháy; đen như củ súng; đen như củ tam thất,... - Trắng như bông; trắng như cước; trắng như ngà; trắng như ngó cầu;trắng như trứng gà bóc,... - Cao như cây sào; cao như núi; cao như sếu,... * Nghe - viết chính tả: Sông nước Cà Mau (từ Dòng sông Năm Căn mênh mông Khói sóng ban mai). - Đọc theo đúng yêu cầu. - Nghe - viết. - Thu một số bài, nhận xét - chữa lỗi. I. So sánh là gì? 1. Ví dụ: 2. Bài học: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. * Ghi nhớ: (SGK,T.24) II. Cấu tạo của phép so sánh 1. Ví dụ: 2. Bài học: - Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm: + Vế A (nêu sự vật, sự việc được so sánh). + Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A). + Từ ngữ chỉ phương diện so sánh. + Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh). - Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều: + Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ so sánh có thể được lược bớt. + Vế (B) có thể được đảo lên trước vế (A) cùng với từ so sánh. * Ghi nhớ: (SGK,T.25) III. Luyện tập. (15 phút) 1. Bài tập 1: (SGK,T.25, 26) 2. Bài tập 2: (SGK,T. 26) 3. Bài tập 4: (SGK,T. 27) d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) - Học bài, nắm chắc 2 ghi nhớ (SGK,T.24, 25) - Làm bài tập 3 (SGK,T.26). - Đọc và chuẩn bị bài tập làm văn Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả theo câu hỏi trong sách giáo khoa. =========================================
Tài liệu đính kèm: