Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 21 đến 23

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 21 đến 23

Hoạt động 3 (19)

?) Theo em truyện có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung?

- Đ1: Từ đầu -> là được: Giới thiệu Kiều Phương

- Đ2: Tiếp -> mẹ vẫn hồi hộp : Diễn biến tâm trạng người anh

- Đ3: Còn lại: Tác dụng của lòng nhân hậu

?) Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Theo ngôi thứ mấy?

- Nhân vật người anh – ngôi thứ nhất

?) Sự lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện?

- Miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên bằng lời của chính nhân vật ấy -> thể hiện chủ đề câu chuyện được tự nhiên và thấm thía hơn qua sự tự nhận thức của nhân vật người anh

?) Có ý kiến cho rằng “truyện nhằm khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em gái”. Nhưng có ý kiến lại khẳng định “truyện muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh của người anh.” Vậy ý kiến của em như thế nào?

- Ý kiến 2 là đúng vì thể hiện chủ đề của văn bản

?) Chủ đề của văn bản là gì?

 Trong cuộc sống, mỗi con người đều phải vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thật sự chân thành trước những thành công hay tài năng của người khác để vượt lên tự khẳng định giá trị và năng lực của chính mình

 

doc 28 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 21 đến 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Có sự lòng ghép 2 cốt truyện nhỏ.
+ Cốt truyện về người em: Kiều Phương mê vẽ -> được phát hiện tài năng vẽ -> bức tranh đạt giải nhất
+ Cốt truyện về người anh: Ngạc nhiên...-> ghen tức trước tài năng của em -> hãnh diện và xấu hổ khi xem tranh...
- 3 HS kể -> HS nhận xét -> GV bổ sung
Hoạt động 3 (19’)
?) Theo em truyện có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung?
- Đ1: Từ đầu -> là được: Giới thiệu Kiều Phương
- Đ2: Tiếp -> mẹ vẫn hồi hộp : Diễn biến tâm trạng người anh 
- Đ3: Còn lại: Tác dụng của lòng nhân hậu
?) Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Theo ngôi thứ mấy?
- Nhân vật người anh – ngôi thứ nhất
?) Sự lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện?
- Miêu tả tâm trạng của nhân vật một cách tự nhiên bằng lời của chính nhân vật ấy -> thể hiện chủ đề câu chuyện được tự nhiên và thấm thía hơn qua sự tự nhận thức của nhân vật người anh
?) Có ý kiến cho rằng “truyện nhằm khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cô em gái”. Nhưng có ý kiến lại khẳng định “truyện muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh của người anh.” Vậy ý kiến của em như thế nào?
- ý kiến 2 là đúng vì thể hiện chủ đề của văn bản
?) Chủ đề của văn bản là gì?
 Trong cuộc sống, mỗi con người đều phải vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thật sự chân thành trước những thành công hay tài năng của người khác để vượt lên tự khẳng định giá trị và năng lực của chính mình
?) Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao?
- Kiều Phương và người anh là nhân vật chính nhưng nhân vật người anh có vị trí quan trọng hơn vì thể hiện chủ đề văn bản
?) Nhân vật Kiều Phương được giới thiệu như thế nào? Có những nét đẹp nào về tâm hồn, tính cách?
- Ngoại hình, hành động: mặt luôn bị bôi bẩn, hay lục lọi các đồ vật, tự chế thuốc vẽ, tập vẽ các đồ vật, luôn vui vẻ, vẽ về anh...
- Tính cách và phẩm chất nổi bật: hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu
?) Theo em nét nào là đáng quí nhất ở Kiều Phương?
- Mặc dù có tài năng và được đánh giá cao, được mọi người quan tâm nhưng Kiều Phương không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ, vẫn dành cho anh trai những tình cảm tốt đẹp
?) Hãy đánh giá về nhân vật Kiều Phương?
- 3 HS trình bày-> GV chốt -> Ghi 
II. Phân tích văn bản
1. Bố cục: 3 phần
2. Phân tích
a) Nhân vật Kiều Phương
- Là một em gái hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng, nhân hậu và tấm lòng bao dung độ lượng
Tiết 82
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’): 
? Kể tóm tắt truyện và nêu cảm nghĩ của em về Kiều Phương?
3. Bài mới
Hoạt động 1
* GV: Người đọc có ấn tượng sâu sắc về những hành động, suy nghĩ, diễn biến tâm lý của người anh – người kể chuyện...
?) Nêu diễn biến tâm trạng của người anh qua 3 thời điểm: trước và sau khi tài năng củ Kiều Phương được phát hiện, khi Kiều Phương được giải cao nhất cuộc thi vẽ?
- Thoạt đầu: thấy em gái thích vẽ và tự chế màu vẽ -> coi là những trò nghịch ngợm => nhìn bằng cái nhìn kẻ cả, không thèm để ý (đặt tên cho em, giọng điệu khi kể...)
- Khi tài năng hội hoạ của Kiều Phương được phát hiện:
+ Mọi người ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng
+ Người anh: buồn -> thất vọng (vì không có tài năng nào) cảm thấy bị lãng quên
?) Thái độ của người anh bắt đầu thay đổi với em gái như thế nào?
- Khó chịu, hay gắt gỏng, không thân như trước
*GV: Đây là một biểu hiện tâm lý dễ gặp ở mọi người nhất là ở tuổi TN
?) Tại sao người anh có thái độ và hành động như vậy?
- Vì tự ái, mặc cảm, tự ti khi thấy em gái có tài năng nổi bật...
?) Việc người anh vãn lén xem tranh của Kiều Phương nói lên điều gì? Thái độ của người anh?
- Người anh tò mò -> tâm lý lứa tuổi
- Thở dài -> buồn và thầm cảm phục tài năng của Kiều Phương
*GV: Tình huống quan trọng tạo ra điểm nút của diễn biến tâm trạng người anh là ở cốt truyện khi đứng trước bức tranh được tặng giải của em gái mình
?) Tại sao người anh nỡ đẩy Kiều Phương ra khi em muốn chia sẻ niềm vui với anh?
- Có lẽ do tức tối, ghen tị (vì em gái hơn mình)
?) Trong trường hợp này, em khuyên người anh như thế nào?
- Ghen tị là một thói xấu làm người ta nhỏ nhen, không xứng đáng làm anh
?) Thái độ của người anh khi đứng trước bức tranh đoạt giải của Kiều Phương? Tại sao?
- Bất ngờ, ngạc nhiên vì	Bức tranh vẽ mình
 Hình ảnh của mình qua cái nhìn 
 của em gái, được em gái vẽ 
?) Từ tâm trạng ngỡ ngàng tại sao sau đó người anh lại hãnh diện và xấu hổ?
- Hãnh diện vì: Được bao nhiêu người ngắm
 Bức vẽ đẹp vì bản thân hiện ra với nét đẹp
 	 (suy tư – mơ mộng) -> hoàn hảo
- Xấu hổ: nhận ra những yếu kém của mình (tự ái, đố kị)
 thấy không xứng đáng như vậy
?) Em hiểu như thế nào về đoạn kết “Tôi không trả lời...con đấy”? Cảm nhận của em về người anh?
- Người anh đã hiểu ra rằng: bức chân dung mình được vẽ bằng “Tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái
*GV: Tâm hồn trong sáng và tấm lòng nhân hậu của Kiều Phương là liều thuốc vô giá giúp người anh biết được bệnh tự ti, đố kị nhỏ nhen của mình để vươn lên...
?) Truyện gợi cho em những suy nghĩ và bài học gì về cách ứng xử trước thành công hay tài năng của người khác hoặc của chính mình?
- Trước tài năng hay thành công của người khác: phải biết vượt qua thói đố kị, lòng tự ái -> vui mừng, quý trọng...
- Bản thân: cần đề phòng tính kiêu ngạo -> coi thường mọi ngươi
?) Truyện thành công như thế nhờ vào đâu?
- Nội dung: có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan
- Nghệ thuật: cách kể nhẹ nhàng, gợi cảm và diễn tả tinh tế diễn biến tâm lý nhân vật, tạo tình huống bộc lộ chiều sâu nội tâm nhân vật và tư tưởng chủ đề văn bản
b) Nhân vật người anh
- Người anh có lúc mặc cảm, tự ti nhưng sau đó xấu hổ nhận ra điểm yếu của mình
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: Sgk(35)
Hoạt động 2(10’)
- HS làm ra phiếu học tập
- 1 HS đọc
IV. Luyện tập
1. BT 1: Kênh hình (31) mô tả đoạn văn nào?
2. BT 1 (35)
Viết đoạn văn thuật tâm trạng của người anh
3. BT đọc thêm 
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Tập tóm tắt truyện, học bài, làm bài tập 2 (35)
- Chuẩn bị:
+ Các bài tập trong bài luyện nói quan sát...
+Vượt thác: Trả lời các câu hỏi trong SGK
E. Rút kinh nghiệm
Soạn:	 Tuần 21, Tiết 83, 84 	Tập làm văn
Luyện nói về quan sát,Tưởng tượng,
 so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
A. Mục tiêu
- Giúp HS biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miêng trước tập thể (luyện kĩ năng nói)
- Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thứ đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ, phấn màu.
C. Cách thức tiến hành
- Phương pháp qui nạp
D. Tiến trình 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Những yếu tố quan trọng trong văn miêu tả là gì? Vì sao?
3. Bài mới
Hoạt động 1 (7’)
* GV nêu vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói
Yêu cầu: Dựa vào dàn ý các bài tập đã chuẩn bị ở nhà (không viết thành văn ) -> nói rõ, mạch lạc...
- GV chia 2 nhóm thảo luận -> xây dựng một dàn ý chung -> cử một đại diện trình bày
+ Nhóm 1: Bài tập 1
+ Nhóm 2: Bài tập 2
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
I. Chuẩn bị
1. Bài tập 1 (36)
a) Kiều Phương
*Đánh giá, nhận xét: Là bé gái hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng, nhân hậu và tấm lòng bao dung, độ lượng -> là hình tượng đẹp...
* Miêu tả: 
- Mặt luôn bị bôi bẩn
- Hay lục lọi các đồ vật
- Tự chế thuốc vẽ -> Tập vẽ các đồ vật
- Luôn vui vẻ, vẽ về người anh
b) Người anh
- Có lúc mặc cảm, tự ti, đố kị trước tài năng của Kiều Phương nhưng sau đó xấu hổ nhận ra điểm yếu của mình
-> Có nhiều thói xấu cần phê phán nhưng cũng có những phẩm chất tốt
* Người anh trong thực tế và trong tranh:
2. Bài tập 2 (36)
VD: Tả em gái
- Khuôn mặt: 	mắt (trong trẻo, đen láy...)
	tóc (mượt, ngắn...)
 miệng, răng
	da (trắng hoặc đen giòn)
- Tính cách: 	thích hoạt hình, vẽ, múa
	Hay quan tâm đến mọi người
	Còn hay nhõng nhẽo...
Hoạt động 2 (25’)
- Các nhóm cử đại diện trình bày
=> HS nhóm khác nhận xét -> GV nhận xét, bổ sung, uốn nắn
II. Thực hành
1. Nhóm 1: BT 1(36)
- 1 HS trình bày về Kiều Phương
- 1 HS trình bày về người anh
2. Nhóm 2: BT 2(36)
- 1 HS trình bày phần tả ngoại hình
- 1 HS trình bày phần tả tính cách
Hoạt động 3 (4’)
 GV nhận xét kết quả chung: ưu – nhược (tư thế, tác phong, cách nói, nội dung...) và những điểm cần khắc phục.
III. Nhận xét, đánh giá
* Ưu điểm
* Nhược điểm
* Cách sửa
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và chuẩn bị bài 3, 4, 5(36)
- Tập nói ở nhà.
E. Rút kinh nghiệm
.
Tiết 84
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động 1 (8’)
?) Đó là một đêm trăng như thế nào?
?) Đêm trăng đó có gì đặc sắc?
- Chú ý dùng các hình ảnh so sánh
- Như gợi ý SGK (36)
- HS sử dụng các hình ảnh so sánh cho mỗi nét chính của cảnh
I. Chuẩn bị
1. Bài tập 3 (36)
a) Mở bài: Nhận xét khái quát về đêm trăng
- 1 đêm trăng kì diệu
- 1 đêm trăng mà cả đất trời cùng vạn vật như được tắm gội trong ánh trăng...
b) Thân bài: Các nét đặc sắc
- Bầu trời: (trong sáng như vừa được gột rửa...)
- Đêm: (bầu trời như càng rộng và yên tĩnh...)
- Vầng trăng: (tròn vành vạnh như khuôn mặt...)
- Cây cối: (như đang nghỉ ngơi...)
- Nhà cửa
c) Kết bài: Cảm nghĩ của em về đêm trăng
2. Bài tập 4 (36)
a) Mở bài: Giới thiệu khái quát cảnh biển buổi sáng
b) Thân bài: Các nét đặc sắc
- Mặt trời (bầu trời)
- Mặt biển
- Sóng biển
- Gió biển
- Bãi cát
- Những con thuyền
c) Kết bài: Cảm nghĩ của em về cảnh biển...
Hoạt động 2 (20’)
- HS trình bày -> Nhận xét
II. Thực hành
- 2 HS trình bày mở bài (của 2 bài tập)
- 3 HS trình bày thân bài (của 2 bài tập)
- 2 HS trình bày kết bài (của 2 bài tập)
Hoạt động 3 (5’)
 GV nhận xét -> uốn nắn
III. Nhận xét, đánh giá
* Ưu điểm
* Nhược điểm
* Cách sửa
4. Củng cố
? Những yếu tố cần thiết trong bài miêu tả?
- Quan sát kĩ lưỡng -> TN gợi tả + so sánh, tưởng tượng -> Nêu bật đặc điểm của đối tượng -> nhận xét, cảm xúc
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập văn miêu tả
- Chuẩn bị: “Phương pháp tả cảnh”
- Bài “Vượt thác”
E. Rút kinh nghiệm
.
Soạn:	 Tuần 22, Tiết 85
Văn bản 
Vượt thác
A. Mục tiêu
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài
- Nắm được nghệ thuật kết hợp miêu tả khung cảnh thiên nhiên v ...  thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cả bài thơ làm rõ hoàn cảnh, thời gian địa điểm diễn ra câu chuyện
?) Nêu hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện?
- Hoàn cảnh: trên đường đi chiến dịch, trời mưa lâm thâm và lạnh
- Thời gian: một đêm khuya, từ lúc anh đoàn viên thức lần 1 -> Thức luôn cùng Bác 
- Địa điểm: trong một mái lều tranh xơ xác
?) Trong bài thơ có những nhân vật nào? Ai là nhân vật trung tâm? Vì sao?
- 2 nhân vật (Bác Hồ và anh đoàn viên) -> nhân vật trung tâm là Bác Hồ
?) Hình tượng Bác Hồ hiện lên trong bài thơ bằng cách nào? Tác dụng?
- Hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của anh đoàn viên -> tự nhiên, khách quan mà gần gũi, ấm áp
* GV: Mặc dù tác giả không sử dụng ngôi kể ở ngôi thứ nhất nhưng lời kể, tả đều từ điểm nhìn và tâm trạng của anh đoàn viên
4. Kể tóm tắt
Tiết 94
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Kể tóm tắt câu chuyện trong bài thơ?
3. Bài mới
Hoạt động 1(14’)
* GV: Bài thơ kể lại 2 lần anh đoàn viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ...
?) Hình ảnh Bác hiện lên qua cái nhìn của anh đoàn viên như thế nào? Qua những phương diện nào? Hãy phân tích?
- Phương diện: hình dáng, tư thế, vẻ mặt, cử chỉ, hành động, lời nói
* Hình dáng, tư thế:
- Lần 1: Bác ngồi lặng yên
 mặt trầm ngâm
?) Hiểu như thế nào là “trầm ngâm”?
- Dáng vẻ lặng lẽ, suy nghĩ về một điều gì đó?
- Lần 3: ngồi đinh ninh tập trung suy nghĩ
 chòm râu im phăng phắc	cao độ
* GV: Bài thơ khắc hoạ đậm nét tư thế, dáng vẻ yên lặng, trầm ngâm của Bác bằng cách lặp đi lặp lại và nhấn mạnh ở lần sau. Nét nguyên hình ấy biểu hiện chiều sâu tâm trạng của Bác. TT đó sẽ được bộc lộ rõ hơn qua cử chỉ, hành động, lời nói của Bác
?) Bác có cử chỉ, hành động gì trong đêm không ngủ ấy? Gợi cho em suy nghĩ, đánh giá như thế nào về Bác?
- Đốt lửa	 Động từ -> sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ, chu 
- Dém chăn	 đáo như cha, mẹ chăm sóc con
- Nhón chân	 => TY thương s2 trong sự hi sinh thầm lặng
* GV: Cử chỉ “nhón chân” là một chi tiết đặc sắc, giản dị mà giàu xúc động bộc lộ tấm lòng yêu thương chứa chan; sự tôn trọng, nâng niu của một vị lãnh tụ đối với chiến sĩ
?) Bác đã nói gì với anh đoàn viên? Lời nói diễn tả điều gì?
- Lần đầu: “chú...giặc” -> ngắn gọn, vắn tắt
- Lần sau: “Bác...mau mau” -> nỗi lòng, sự lo lắng đối với bộ đội, dân công 
?) Nhận xét, đánh giá về hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ?
* GV liên hệ với cuộc đời vì dân vì nước của Bác
-> Tố Hữu đã từng ngợi ca “Bác ơi..kiếp người”
II. Phân tích văn bản
1. Bố cục
2. Phân tích
a) Hình tượng Bác Hồ
- Hình ảnh Bác Hồ thật đẹp, thật giản dị, chân thực mà hết sức lớn lao với tấm lòng yêu thương vô hạn chiến sĩ, đồng bào
Hoạt động 2(15’)
?) Hai lần anh đoàn viên thức dậy thấy Bác không ngủ. Anh đoàn viên có tâm trạng và cảm nghĩ thế nào? Hãy so sánh?
- Lần 1: ngạc nhiên (vì khuya Bác vẫn thức) -> xúc động (đốt lửa, sưởi ấm cho bộ đội) -> xúc động cao độ, lo lắng cho sức khoẻ của Bác (Bác có lạnh...)
?) Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở đây? tác dụng?
- Nghệ thuật so sánh” “Bóng Bác...hồng” -> so sánh không ngang bằng
-> hình ảnh Bác vừa lớn lao, vĩ đại, vừa gần gũi, ấm áp tình người...
?) Vì sao không có lần thứ hai anh đoàn viên thức dậy? ở lần 3 anh có tâm trạng như thế nào?
- Vì lần nào anh cũng thấy Bác không ngủ
- Lần 3: câu chuyện lên đến “điểm đỉnh”: lo lắng 
-> hốt hoảng: tự thầm thì hỏi nhỏ -> năn nỉ thiết tha “Mời Bác ngủ...”
?) Sau câu nói của Bác, anh đoàn viên có suy nghĩ như thế nào? Làm gì?
- Cảm nhận sâu xa, thấm thía tình yêu thương mênh mông của Bác đối với nhân dân -> anh thấy lớn thêm về tâm hồn, tình cảnm, cảm thấy niềm hạnh phúc lớn lao nên “thức luôn cùng Bác”
?) Tình cảm anh đoàn viên cũng chính là tình cảm của bộ đội và nhân dân đối với Bác? Tình cảm đó được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
- Kính yêu, biết ơn và tự hào về Bác
* GV bình
?) Đọc và cho biết ý nghĩa của khổ thơ cuối?
- Nâng ý nghĩa của câu chuyện, của sự việc lên tầm khái quát lớn
- Giúp mọi người hiểu một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ là lẽ thường tình: Bác yêu nước thương dân
?) Hãy nêu những bài thơ nói về việc Bác không ngủ được vì lo cho dân, cho nước?
- Cảnh khuya, Không ngủ được
* GV bình
?) Bài thơ viết theo thể thơ gì? Nghệ thuật đặc sắc?
- Thể thơ 5 tiếng (mang làn điệu hát giặm xứ Nghệ)
- Dùng nhiều từ láy
?) Tìm các từ láy trong bài? Tác dụng?
- Trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, phăng phắc, lồng lộng => tạo hình
- Mơ màng, thầm thì, nằng nặc -> gợi cảm
?) Hãy đánh giá thành công nội dung và nghệ thuật của bài?
- 2 HS nêu => 1 HS đọc ghi nhớ
*GV: Bài thơ như một câu chuyện cổ tích vừa thực vừa mộng, lung linh huyền thoại. Bài thơ mãi mãi là một bài ca làm rung động lòng người...
b) Hình ảnh anh đoàn viên - Tâm tư người chiến sĩ 
- Trước tấm lòng của Bác, anh đoàn viên càng kính yêu, biết ơn và tự hào về Bác - một vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: Sgk(67)
Hoạt động 3 (7’)
- 3 HS đọc
- HS viết ra phiếu học tập
-> đại diện trình bày
IV. Luyện tập
1. BT 1 (68): Đọc diễn cảm
2. BT 2 (68)
Viết đoạn văn ngắn kể lại câu chuyện trong bài thơ bằng lời người chiến sĩ
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng bài thơ + Phân tích
- Chuẩn bị:
	+ Lượm
	+ Ôn tập các văn bản HK II chuẩn bị kiểm tra 45’
E. Rút kinh nghiệm
Soạn:	
Giảng : 	 	 
Tuần 24, Tiết 95 	Tiếng Việt
ẩn dụ
A. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ
- Hiểu và nhớ được các tác dụng của ẩn dụ, biết phân biệt ẩn dụ và so sánh, phân tích nghĩa cũng như tác dụng của ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng việt
- Bước đầu có kĩ năng tạo ra một số ẩn dụ trong thực tế bài viết
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
C. Phương pháp : 
- Phương pháp qui nạp
D. Tiến trình bài dạy: 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Nhân hoá là gì? Có mấy kiểu nhân hoá? Ví dụ minh hoạ?
3. Bài mới
Hoạt động 1 (7’)
* HS đọc khổ thơ
?) Nội dung khổ thơ?
?) Từ “người cha” trong khổ thơ dùng để chỉ ai?
- Bác Hồ
?) Vì sao có thể ví như vậy?
- Bác và người cha có p/c giống nhau (tuổi tác, sự thương yêu, chăm sóc chu đáo đối với con ...)
?) Trong khổ thơ, tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Vậy em hiểu ẩn dụ là gì?
- 2 HS phát biểu
* HS quan sát bài tập 1 (69)
?) Nêu đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt? Nhận xét?
- C1: diễn đạt bình thường
- C2: có sử dụng so sánh (như) -> tăng tính hình tượng, biểu cảm
- C3: có sử dụng ẩn dụ -> tính hình tượng, biểu cảm nhưng hàm súc hơn so sánh
?) Qua bài thơ em cho biết ẩn dụ có tác dụng gì?
- 2 HS phát biểu
?) Phép ẩn dụ có gì giống và khác so sánh?
- Giống: cùng có nét tương đồng giữa 2 sự vật, hình tượng...
- Khác:
+ So sánh: có 2 vế A – B
+ ẩn dụ: chỉ có vế B
A. Lý thuyết
I. ẩn dụ là gì?
1. Ví dụ
2. Phân tích
3. Nhận xét
4. Ghi nhớ: SGK(68)
Hoạt động 2 (10’)
*GV treo bảng phụ chép các VD 1, 2 (68, 69)
?) Các từ gạch chân trong ví dụ dùng để chỉ những sự vật, hiện tượng nào? Vì sao có thể ví như vậy?
- “Lửa hồng”: chỉ màu đỏ của hoa râm bụt -> giống nhau về hình thức (màu sắc)
- “Thắp”: chỉ sự nở hoa -> giống cách thức thể hiện
?) ở VD 2 “giòn tan” thường dùng nêu đặc điểm của cái gì? Gợi cảm giác gì?
- Cái bánh -> gợi âm thanh
?) Để thấy được sự giòn tan của sự vật ta cảm nhận bằng giác quan nào? - Vị giác
?) “Nắng” có thể dùng vị giác để cảm nhận được không?
- Không vì nắng cảm nhận bằng mắt
*GV: Sử dụng “giòn tan” để nói về nắng là có sự chuyển đổi cảm giác “Nắng giòn tan” là nắng rực rỡ...
?) Qua các ví dụ, em thấy có những kiểu ẩn dụ nào?
- 4 kiểu (dựa trên 4 sự tương đồng giữa các sự vật)
II. Các kiểu ẩn dụ
1. Ví dụ
2. Phân tích
3. Nhận xét
4. Ghi nhớ: SGK(69)
Hoạt động 3 (20’)
HS trả lời miệng
- GV yêu cầu HS nêu cả ý nghĩa, nội dung của các câu tục ngữ, ca dao, thơ trong bt
- HS lên bảng làm
B. Luyện tập
1. BT 2(70)
a) ăn quả: sự hưởng thụ thành quả lao động -> cách thức
- Kẻ trồng cây: người lao động, người tạo ra thành quả -> p/c’
b) Mực, đen: cái xấu
 Đèn, sáng: cái tốt, cái hay	p/c’
c) Thuyền: người đi xa
 Bến: người ở lại	 p/c’
d) Mặt trời (2): Bác Hồ -> p/c’
2. BT 3(70)
a) chảy : khứu giác -> thị giác
b) chảy: nắng có đường nét, hình dáng => xúc giác -> thị giác
c) mỏng: thính giác -> thị giác
d) ướt: thị giác -> thính giác
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, hoàn thiện bài tập
- Chuẩn bị bài: Hoán dụ
- Chuẩn bị: bài tập 1, 2 (71) và tập nói ở nhà
E. Rút kinh nghiệm
.
Soạn:	
Giảng : 
Tuần 24, Tiết 96
	Tập làm văn
Luyện nói về văn miêu tả
A. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được cách trình bày miệng một đoạn văn, bài văn miêu tả
- Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lý
- Rèn kĩ năng trình bày, diễn đạt một vấn đề trước tập thể lớp.
B. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp
D. Tiến trình bài dạy :
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ (5’): Kiểm tra sự chuẩn bị bài tập ở nhà
3. Bài mới
Hoạt động 1 (15’)
- HS gạch vài ý theo nội dung đoạn văn
I. Bài tập
1. Bài tập 1 (71)
 Tả quang cảnh lớp học trong “Buổi học cuối cùng”
2. Bài tập 2 (71)
a) Mở bài: Thầy Hamen trong buổi học cuối cùng là người dịu dàng, kiên nhẫn
b) Thân bài:
- Thầy ăn mặc khác thường ngày: chiếc áo rơđanhgốt, màu xanh lục, diềm lá xanh..thầy chỉ mặc nó trong những ngày long trọng...
- Giọng nói: dịu dàng, trang trọng ngay cả khi Phrăng đến muộn và không thuộc bài thầy cũng không mắng...
- Thầy giảng bài nhẹ nhàng, dễ hiểu, kiên nhẫn...
- Cuối buổi học: người thầy tái nhợt, nghẹn ngào, xúc động không nói hết câu, dồn sức mạnh viết “Nước Pháp muôn năm” -> đầu dựa tường, giơ tay ra hiệu cho học sinh -> trông thầy thật hào hùng, dũng mãnh hệt như đang đấu tranh...
c) Kết bài
- Hình ảnh thầy Hamen thật đáng trân trọng, khâm phục -> tự hào về người thầy
- Nguyện ước của thầy luôn khắc sâu trong trái tim học sinh và người dân Andát
Hoạt động 2 (23’)
- 2 HS trình bày bài tập 
-> nhận xét
* Mỗi HS trình bày một phần của bài
-> HS nhận xét
-> GV nhận xét, đánh giá
II. Thực hành
1. BT 1: nội dung như trên
2. BT 2: nội dung như trên
* Yêu cầu:
- Tác phong: tự nhiên, nhanh nhẹn, tự tin
- Nội dung: như trên
- Cách nói: to, rõ, truyền cảm, tránh học thuộc lòng bài viết thành văn
4. Củng cố: - Câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn về nhà
- Lập dàn ý bài tập 3 (71)
- Chuẩn bị: Ôn tập các văn bản kì II
E. Rút kinh nghiệm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21 23.doc