I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS hiểu được: khái niệm của phó từ.
- Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ.
- Rèn kỹ năng đặt câu có sử dụng phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
II. Chuẩn bị.
- GV : Soạn giáo án. Viết bảng phụ, tài liệu có liên quan.phiếu học tập.
- HS : Học bài cũ. Trả lời các câu hỏi ở sgk.
III. Kiểm tra bài cũ :
1. Kể tên những từ loại đã học ở lớp 6.
2. Phần phụ trước - phụ sau của CDT thuộc loại từ gì?
- Số từ, chỉ từ, định từ
IV. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức
2. .Bài mới: GV giới thiệu bài: Trong cụm động từ, các từ làm phụ ngữ trước thường bổ sung ý nghĩa cho động từ các phụ ngữ đó được gọi là phó từ . Vậy phó từ là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ.
Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài) Tiết 73 : I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Cảm nhận được ý nghĩa nội dung và hình thức của văn bản. + Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại đến người khác, khiến người ta phải ân hận suốt đời. + Cần sống thân ái đoàn kết với mọi người. - Thấy được nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, lời kể ở ngôi thứ nhất rất tự nhiên, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. II. Chuẩn bị : - GV : Soạn giáo án, tìm hiểu tài liệu, tranh ảnh về bài "Bài học đường đời đầu tiên" . - HS : Soạn bài theo câu hỏi ở sgk. III. Kiểm tra bài cũ : (vở soạn) IV. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định tổ chức. 2.Bài mới: Giới thiệu bài mới: Tô Hoài là nhà văn chuyên viết chuyện ngắn cho thiếu nhi. Các tác phẩm của ông đều là những tác phẩm mang màu sắc tưởng tượng phong phú. ''Dế mèn phiêu lưu kí'' cũng là một trong những tác phẩm như vậy. Truyện vô cùng hấp dẫn nên đã được chuyển thành phim và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một đoạn trích trong tác phẩm dài này. Hoạt động của giáo viên HĐ1 : hướng dẫn HS tìm đọc-hiểu chú thích : - GV đọc mẫu. - Gọi 2 HS (mỗi HS đọc 1 phần) ¨kể lại bằng lời văn của mình.. - Gọi đọc hoặc giải thích các chú thích trong SGK. - Đọc chú thích * - H: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả?(GVgiới thiệu ảnh chân dung t/g ) - H: Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm ? - H : Em hãy tóm tắt truyện vừa đọc ? - H: Truyện được chia làm mấy phần? Em hãy nêu nội dung chính được kể trong mỗi phần truyện? (P1: Từ đầu thiên hạ: Hình dáng tính cách của dế Mèn. P2: Phần còn lại: Bài học đường đời đầu tiên.) - H: Truyện được kể bằng lời nhân vật nào? được kể bằng ngôi thứ? (- Dế Mèn tự kể - Ngôi thứ nhất.) HĐ2 : hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản : Gọi học sinh đọc đoạn 1 - H: Những chi tiết, hình ảnh nào miêu tả ngoại hình của Dế Mèn? - H: Tìm những chi tiết miêu tả những hành động của Dế Mèn? - H: Đoạn văn miêu tả đã làm hiện hình một chàng Dế như thế nào trong tưởng tượng của em? ¨Chàng dế: Hùng dũng, đẹp đẽ, đầy sức sống, tự tin, yêu đời, hấp dẫn. - H: Tính cách của Dế Mèn được miêu tả qua các chi tiết nào về hành động và ý nghĩ? - H: Qua những chi tiết đó ¨DMèn là một con người như thế nào? * GV bình: đây là đoạn văn đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật miêu tả vật. Bằng cách nhân hoá cao độ, dùng nhiều tính từ, động từ từ láy, so sánh rất chọn lọc và chính xác, Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự tạo bức chân dung của mình vô cùng sống động không phải là một con Dế Mèn mà là một chàng Dế cụ thể. - GV chuyển ý: Mang tính kiêu căng vào đời, Dế Mèn đã gây ra những chuyện gì phải ân hận suốt đời? - H: Những chi tiết nào cho thấy sự khinh thường Dế Choắt của Dế Mèn? (- Như gã nghiện thuốc phiện. - Mẹ đẻ thiếu tháng. - Cánh ngắn ngủn. - Râu một mẩu. - Mặt mũi ngẩn ngơ. - Hôi như cú mèo. - Có lớn mà không có khôn.) - H: Lời xưng hô? -"Chú mày” (mặc dù trạc tuổi nhau). - H: Dưới mắt Dế Mèn, dế Choắt hiện ra như thế nào? ¨ Yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh. - H: Hết coi thường dế Choắt, Dế Mèn lại gây sự với chị Cốc. - H: Mèn đã gây sự với chị Cốc bằng cách nào? Em hãy kể lại diễn biến, hậu quả của hành động này? - H: Vì sao Dế Mèn lại dám gây sự với chị Cốc to lớn hơn mình? (- Muốn ra oai với Choắt - muốn chứng tỏ mình đứng đầu thiên hạ.) - H: Nhận xét cách gây sự của Dế Mèn với chị Cốc bằng câu hát "Vặt lông...ăn” (- Xấc xược, ác ý , chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả.) - H: Việc Dế Mèn dám gây sự với chị Cốc lớn, khoẻ hơn mình gấp bội lần. Vậy đây có phải là hành động dũng cảm không? Vì sao? (- Không dũng cảm ¨ngông cuồng.) - H: Mèn có tỏ ra hối hận sau cái chết của Choắt không? - H: Kẻ phải chịu hậu quả trực tiếp của trò đùa này là Choắt. Nhưng Mèn có chịu hậu quả không? (Nếu có) đó là gì? Có: + Mất bạn láng giềng + Ân hận suốt đời - H: Sau tất cả các sự việc đã gây ra, nhất là sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình? Theo con bài học đó là? ( Bài học về: - Thói kiêu căng: kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời. - Tình thân ái: nên sống đoàn kết với mọi người.) - H: Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài trong văn bản này? (- Miêu tả loài vật sinh động - Ngôn ngữ miêu tả chính xác ¨ + Trí tưởng tượng độc đáo khiến TG loài vật hiện lên dễ hiểu như TG loài người. + Dùng ngôi thứ 1 để kể ¨ Dế Mèn (hiện lên) tự kể về mình gây cảm giác hồn nhiên, chân thực cho người đọc.) HĐ 3: hướng dẫn HS tổng kết: - H: Hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? - GV chốt kiến thức. Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. HĐ4: hướng dẫn HS luyện tập. Hãy đóng vai Dế Mèn kể lại câu chuyện. Hđ của h/s 2 hs đọc, lớp lắng nghe. HS giải thích. 1 hs trả lời 1hs nhận xét. 1 hs trả lời 1hs nhận xét. HS Đọc đoạn 1 1 hs trả lời Cả lớp suy nghĩ, HS khá trả lời. 1 hs trả lời HS khá trả lời HS trả lời HS suy luận Lớp lắng nghe nhận xét. 1 hs trả lời HS khá kể. 1 hs trả lời Cả lớp suy nghĩ, HS khá trả lời. HS khá trả lời . HS khá trả lời HS TB trả lời HS khá trả lời Lớp lắng nghe nhận xét HS đọc ghi nhớ Học sinh kể. Ghi bảng. I.Đọc-hiểu chú thích:. 1. Tác giả: - Tên thật là Nguyễn Sen (1920) quê ở làng Nghĩa Đô phủ Hoài Đức, Hà Đông nay thuộc quận Cầu Giấy - Hà Nội. 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: Đoạn trích ở chương I trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" viết 1941. - Tóm tắt: Dế Mèn là một chàng dế thông minh, khỏe mạnh, đẹp đẽ nhưng tính tình lại hung hăng, kiêu ngạo, hống hách với tất cả mọi người hàng xóm. Thấy Dế Choắt, người bạn láng giềng liền tỏ ra khinh thường, chế giễu không thèm quan tâm. Trong một lần nghịch ranh, Dế Mèn hát trêu trọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng Choắt trêu mình nên đã mổ anh ta chết oan. Trước cái chết thảm thương của Choắt, Mèn vô cùng ăn năn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. - Bố cục: 2 phần II.Tìm hiểu văn bản 1. Hình dáng, tính cách của Dế Mèn: a, Ngoại hình: - Càng: mẫm bóng. - Vuốt: cứng, nhọn hoắt. - Cánh: dài. - Thân người: màu nâu bóng mờ. - Đầu: to, nổi từng mảng. - Hai răng: đen nhánh. - Râu: dài, uốn cong. b, Hành động: - Đạp phành phạch. - Nhai ngoàm ngoạm. - Trịnh trọng vuốt râu. - Ăn uống điều độ. - Làm việc chừng mực. c, Tính cách : + Đi đứng oai vệ như con nhà võ. + Cà khịa với tất cả hàng xóm. + Quát mấy chị cào cào. + Đá mấy anh gọng v.ó + Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ. + Chê bai kẻ khác.. ¨ Là một chàng dế thanh niên cường tráng, đẹp, khỏe mạnh nhưng hung hăng kiêu căng, tự phụ, xốc nổi, thích gây sự. 2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. a. Cư xử với Dế Choắt: - Dế Mèn coi thường bạn, lạnh lùng, vô tâm. b. Trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Choắt: - Mèn đã gây sự bằng câu hát. - Chui tọt vào hang, bụng nghĩ thú vị. - Sợ hãi, nằm im khi chị Cốc mổ Choắt. - Chị Cốc bay đi Mèn mới ra khỏi hang. - Mon men bò lên hỏi ngớ ngẩn: “Sao?Sao?”. - Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! =>Sự ăn năn hối hận. III. Ghi nhớ: 1. Nội dung: - Truyện miêu tả Dế Mèn là nhân vật có thân thể cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng xốc nổi, gây tai vạ và biết hối hận. + Bài học: Không kiêu căng, ỷ lại sức khỏe. + Sám hối, sửa chữa lỗi lầm bài học đưpờng đời cho mình. 2. Nghệ thuật: - Miêu tả loài vật sinh động, hấp dẫn. - Ngôn ngữ chính xác giàu tính tạo hình. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất tự nhiên. IV. Luyện tập. Đóng vai Dế Mèn kể lại câu chuyện. HĐ 5 : Dặn dò : V. Dặn dò: - Học bài. - Chuẩn bị bài mới: ''Phó từ'', đọc trước bài và trả lời câu hỏi ở sgk để giờ sau học. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- PHÓ TỪ Tiết 75 I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS hiểu được: khái niệm của phó từ. - Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ. - Rèn kỹ năng đặt câu có sử dụng phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau. II. Chuẩn bị. - GV : Soạn giáo án. Viết bảng phụ, tài liệu có liên quan.phiếu học tập. - HS : Học bài cũ. Trả lời các câu hỏi ở sgk. III. Kiểm tra bài cũ : 1. Kể tên những từ loại đã học ở lớp 6. 2. Phần phụ trước - phụ sau của CDT thuộc loại từ gì? - Số từ, chỉ từ, định từ IV. Tiến trình bài dạy. 1. Ổn định tổ chức 2. .Bài mới: GV giới thiệu bài: Trong cụm động từ, các từ làm phụ ngữ trước thường bổ sung ý nghĩa cho động từ các phụ ngữ đó được gọi là phó từ . Vậy phó từ là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ. Hoạt động của thầy Hđ của trò Ghi bảng I. Tìm hiểu bài II.Bài học HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu phó từ là gì ? - Gọi học sinh đọc 2 ví dụ - H: Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? (¦Các từ in đậm Đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ra, rất là những phó từ bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ ( trước hoặc sau).) - H: Các từ in đậm đứng ở vị trí nào trong cụm từ? (- Đứng trước hoặc sau động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.) * GV: Những từ chuyên đi kèm theo động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ gọi là phó từ - H: Thế nào là phó từ? * Bài tập nhanh: (Bảng phụ) xác định phó từ trong 2 ngữ cảnh sau: a. Ai ơi chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc ta đừng quyên nhau. (Ca dao) b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. (a. đã từng, đừng quyên. b. không trêu, thương lắm) - GV gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ SGK HĐ2:Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại phó từ. - H: Đọc VD và trả lời câu hỏi . - H: Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm? - H: Có mấy loại phó từ? Hs đọc VD 1 HS trả lời. 1 HS trả lời. 1 HS trả lời. HS xác định 1HS đọc ví dụ 1 HS TB trả lời. HS đọc ghi nhớ SGK Ví dụ: SGK a. Đã (đi); cũng (ra); vẫn chưa (thấy); thật (lỗi lạc). b.(Soi gương) được; rất(ưa nhìn); (to) ra; rất (bướng) Ví dụ.SGK. * Phân loại phó từ: a/ lắm; b/ đừng, vào; c/ không, đã, đang. Ý nghĩa PT đứng trước PT đứng sau Thời gian Đã,đang, sẽ, sắp , vừa Rồi, xong Mức độ Rất,thật, hơi lắm, quá Tiếp diễn Cũng , vẫn, còn, đều Nữa, mãi Phủ định Không, chưa Cầu khiến Đừng, chớ, phải, nên Kết quả Vào, ra, lên, xuống Khả năng Có thể Được I. Phó từ là gì? Là những từ chuyên đi kèm theo động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. II. Các loại phó từ: Gồm 2 loại lớn: - Phó từ đứng trước động từ, tính từ chỉ mức độ, thời gian, tiếp diễn, phủ định, ... ? - H: - Theo em truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật chính trong truyện là ai? vì sao em cho đó là nhân vật chính? (- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người anh xưng tôi. - Nhân vật chính trong truyện là người anh và Kiều Phương vì chủ đề sâu sắc của truyện là lòng nhân hậu và thói đố kị, trong đó nhân vật trung tâm là người anh, mang chủ đề chính của truyện: sự thất bại của lòng đố kị.) - H: Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em cho đó là nhân vật chính? (- Kiều Phương và anh trai. Vì truyện nói về lòng nhân hậu và đố kỵ.) - H: Việc tác giả chọn ngôi thứ nhất cho người anh có tác dụng gì? (-Ngôi kể rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối lỗi được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.) HĐ2: hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản: Gọi học sinh đọc đoạn 1 - Yêu cầu học sinh đọc lại từ chỗ ''Một hôm-> hết''. - H: Diễn biến tâm trạng của người anh qua các thời điểm: + Thái độ thường ngày đối với em? + Thái độ của người anh ra sao khi tài năng của Mèo được phát hiện? + Khi xem lén bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày. + Đằng sau cử chỉ không bình thường đó là tâm trạng gì của người anh? - H: Vì sao khi tài năng hội hoạ ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái mình như trước kia được nữa ? - H: Đó là bức tranh như thế nào? Giải thích tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh ''Anh trai tôi''? (- Tư thế nhân vật trong tranh: đẹp, cảnh đẹp, trong sáng. ánh sáng lạ ấy phải chăng là ánh sáng của lòng mong ước, của bản chất trẻ thơ: cả cặp mắt suy tư và mơ mộng nữa. Rõ ràng người em gái không vẽ bức chân dung người anh bằng dáng vẻ hiện tại mà bằng tình yêu, lòng nhân hậu, bao dung, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của anh trai mình.) (- Giải thích tâm trạng người anh: + Giật sững: Bám lấy tay mẹ... đây là từ ghép: Giật mình và sững sờ. + Ngạc nhiên: vì hoàn toàn không ngờ em gái Mèo vẽ bức tranh đẹp quá, ngoài sức tưởng tượng của người anh. + Hãnh diện: tự hào cũng rất đúngvà tự nhiên vì hoá ra mìnhđẹp đẽ nhường ấy. Đây chính là niềm tự hào trẻ thơ chính đáng của người anh. - Xấu hổ: vì mình đã xa lánh và ghen tị với em gái, tầm thường hơn em gái.) * GV bình: Bức tranh là nghệ thuật. Sức mạnh của nghệ thuật là tìm kiếm cái Đẹp, làm cho con người, nâng con người lên bậc thang cao nhất của cái Đẹp, đó là chân - thiện - mĩ. - H: Tác giả đã quan sát và miêu tả cô em gái qua những phương diện nào? - H: Cuối truyện người anh muốn nói với mẹ: " Không phải con đâu đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy." Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật người anh? - H: Trong truyện này, nhân vật người em gái hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào về tính tình, tài năng nào? ( Kiều Phương là nhân vật hồn nhiên, hiếu động, có tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. mặc dù có tài năng và được đánh giá cao, được mọi người quan tâm nhưng Kiều Phương vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ và nhất là vẫn dành cho anh trai những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh "anh trai tôi". Người anh soi vào bức tranh ấy cũng tức là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái) - H: Ở nhân vật này điều gì khiến em cảm mến nhất ? Hđ của h/s 2 hs đọc, lớp lắng nghe. 1hs nhận xét. HS dựa vào chú thích * trả lời 1 HS trả lời HS Đọc đoạn 1 1 hs trả lời Cả lớp suy nghĩ, HS khá trả lời. 1 hs trả lời HS khá trả lời HS suy luận . HS trả lời cá nhân HS dựa vào văn bản liệt kê HS suy luận HS suy luận Ghi bảng. I. Đọc-hiểu chú thích: 1. Tác giả : Tạ Duy Anh (1959), quê Hà Tây. Là cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kì đổi mới. 2. Tác phẩm: - Xuất xứ : Đoạt giải nhì trong cuộc thi viết ''Tương lai vẫy gọi '' của báo Thiếu niên tiền phong. - Tóm tắt: Kiều Phương được anh trai đặt tên là Mèo vì nó hay tự bôi bẩn, lục lọi. Người anh bí mật theo dõi và biết được Mèo chế thuốc vẽ. Họa sĩ Tiến Lê phát hiện Kiều Phương có năng khiếu hội họa. Cha mẹ vui mừng phấn khởi nhưng anh lại cảm thấy bất tài, muốn khóc, xa lánh, gắt gỏng và xem trộm tranh. Cô em gái đi thi vẽ tranh quốc tế và đoạt giải nhất. Cả nhà vui mùng đến phòng triển lãm. Đứng trước bức tranh : « Anh trai tôi » người anh thấy ngỡ ngàng, hãnh diện rồi xấu hổ khi nhân ra phần hạn chế của mình và tấm lòng nhân hậu trong sáng của em gái. II. Đọc hiểu văn bản : 1. Người anh: - Coi thường bực bội: Gọi em gái Kiều Phương là Mèo, bí mật theo dõi việc làm bí mật của em, trê bai em gái bẩn thỉu, nghịch ngợm, trẻ con. - Cảm thấy buồn, thất vọng về mình, thấy mình bị lãng quên. Từ đó có thái độ khó chịu, gắt gỏng và không thể thân với em gái như trước được nữa. - Lén xem những bức tranh và thầm khâm phục tài năng của em gái mình. -> Mặc cảm, tự ti, ghen tị với tài năng của em. - Khi đứng trước bức tranh được giải: Ngạc nhiên - hãnh diện - xấu hổ. " Miêu tả theo diễn biến tâm lí nhân vật. =>Nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của mình. 2. Kiều Phương: - Hồn nhiên, vui vẻ, nhận tên Mèo, hiếu động. - Ham thích vẽ, tự chế thuốc vẽ, vừa làm vừa hát. - Bức tranh “Anh trai tôi” đoạt giải nhất. =>Hồn nhiên, vui tươi, thông minh, sáng tạo đầy tài năng, tấm lòng trong sáng, nhân hậu. HĐ 3: Tổng kết: - H: Hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? - GV chốt kiến thức. Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. 1 hs trả lời 1 hs trả lời III. Ghi nhớ: 1. Nội dung: - Tình cảm trong sáng và hồn nhiên và lòng nhân hậu của em gái đã giúp người anh ra phần hạn chế của mình. 2. Nghệ thuật: - Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực. - Kể chuyện theo ngôi thứ nhất. HĐ4:hướng dẫn Hs luyện tập: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về người anh khi nhìn thấy mình trong bức tranh của em gái. Cá nhân viết bài và trình bày. IV. Luyện tập. Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về người anh khi nhìn thấy mình trong bức tranh của em gái. HĐ 5: Dặn dò. V. Dặn dò: - Làm bài tập còn lại ở sgk .Học thuộc phần ghi nhớ. - Soạn: ''Luyên nói về quan sát, tưởng tượng, và so sánh , nhận xét trong văn miêu tả'' ac LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ Tiết: 83+84 I. Mục tiêu cần đạt:- Giúp học sinh: - Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể. - Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát... - Rèn luyện kĩ năng viết, nói theo kiểu văn miêu tả. II. Chuẩn bị: - GV : Soạn giáo án. Đọc tài liêu . Soạn giáo án. - HS : Trả lời câu hỏi ở sgk. III. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả? IV.Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức(1p) 2. Kiểm tra bài cũ(5p). Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. 3.Bài mới: Hoạt động của giáo viên HĐ1: Hướng dẫn HS giải các bài tập: (- GV nêu yêu cầu và ý nghiã của bài luyện nói: Nói ngắn gọn rõ ràng, mạch lạc; Nội dung nói phải xoay quanh vấn đề quan sát, tưởng tượng và nhận xét trong văn miêu tả; Các bài luyện nói không được viết thành văn mà chỉ được gạch ra những ý chính...) - Gọi H đọc yêu cầu bài tập. - H: Từ truyện “Bức tranh của em gái tôi”, hãy lập dàn ý để trình bày trước lớp hình ảnh Kiều Phương và người anh trai? - H: Theo em Kiều Phương là người như thế nào? từ các chi tiết về nhân vật này hãy miêu tả Kiều Phương theo tưởng tượng của em? (Cô bé hồn nhiên, hiếu động; có năng khiếu hội họa; có tâm hồn trong sáng, nhân hậu.) Yêu cầu HS hoạt động nhóm, GV nhận xét, bổ sung. - Hãy kể cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình. (Chú ý đặc điểm nổi bật) - H: Anh của Kiều Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh và hình ảnh người anh thực của Kiều Phương có khác nhau không ? (Hình ảnh người anh thực và hình ảnh người anh trong bức tranh xem kỷ thì không khác nhau. Người anh trong bức tranh thể hiện bản chất , tính cách người anh qua cái nhìn trong sáng, nhân hậu của cô em gái.) -YC: Hãy lập dàn ý và nói với các bạn về đêm trăng đẹp nơi em ở. - H: Đó là đêm trăng như thế nào?(nhận xét). - H: Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu: Bầu trời? ánh trăng? sao? cảnh vật dưới ánh trăng? - H: Em sẽ dùng những hình ảnh so sánh nào để nói về đêm trăng ấy? HĐ 2: hướng dẫn HS luyện tập. - H: Hãy nói với các bạn về quang cảnh một buổi sáng (bình minh) trên biển. Trong khi miêu tả, em sẽ dùng những hình ảnh so sánh nào? Hđ của h/s HS đọc N1 BT 1. N2 BT 2 N3 BT 3 N4 BT 4 , BT 5 Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. 1 HS khá trả lời Làm việc cá nhân, trình bày lên bảng. HS suy luận, lập dàn ý. Ghi bảng. Bài tập 1: Lập dàn bài và trình bày ý kiến của em: A. Kiều Phương: 1. Cô bé hồn nhiên, hiếu động: - Anh trai đặt cho biệt danh là Mèo vì nó hay bôi bẩn lên mặt. - Vui vẻ chấp nhận cái tên ấy, dùng xưng hô với bạn bè. - Hay lục lọi đồ vật trong nhà với vẻ thích thú. - Tự chế ra thuốc vẽ rồi đem cất kĩ vào túi. - Vừa làm vừa ca hát. 2. Có năng khiếu hội họa: - Vẽ nhiều tranh nhưng giấu bố mẹ và anh, chỉ đem khoe với bạn. - Chú Tiến Lê đánh giá là một thiên tài hội họa. - Tham dự thi vẽ tranh quốc tế và bức tranh “Anh trai tôi” đạt giải nhất. 3. Có tâm hồn trong sáng, nhân hậu: - Yêu thương anh dù anh có thái độ không tốt với mình. - Lấy anh làm đề tài dự thi. - Muốn anh cùng chia sẻ niềm vui trong ngày nhận giải. B. Người anh: 1. Một thiếu niên hay tự ái, mặc cảm, tự ti: - Trước thiện cảm và sự quan tâm của mọi người đối với em dái, người anh luôn cảm thấy mình bất tài, bị đẩy ra ngoài, gục xuống khóc. 2. Có thái độ khó chịu, đố kị với em gái: - Bí mật theo dõi, xem trộm tranh của em. - Không thân thiện với em như trước, chỉ cần một lỗi nhỏ của em gái là bực mình cáu gắt, cảm thấy như em luôn chọc tức mình. - Không vui khi nghe tin em gái được đi dự trại vẽ tranh quốc tế. - Hờ hững, lạnh nhạt trước thành công của em gái. II. Luyện tập: Bài tập 2 + Giới thiệu tên, tuổi của chị + Dáng người: Dong dỏng cao. + Nước da trắng như trứng gà bóc; khuôn mặt trông rất thông minh, đặc biệt là đôi mắt... + Chị có giọng nói rất ấm áp và có giọng hát rất truyền cảm. Mỗi khi chị cất tiếng hát... Bài tập 3: Bài tập 4: VD : VD về các hình ảnh so sánh: + Bầu trời trong veo như... + Mặt biển gợn sóng dịu êm như đang khe khẽ hát ru... Bài tập 5: Viết đoạn văn (Dòng sông hoặc khu rừng) Từ bài Sông nước Cà Mau. - Viết một đoạn văn tả một dòng sông, hoặc một khu rừng mà em có dịp quan sát. Dặn dò: - Làm bài tập còn lại ở sgk.Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới: Vượt thác.
Tài liệu đính kèm: