Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Huỳnh Thị Điền

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Huỳnh Thị Điền

H: Các yếu tố khác thường đó nhấn mạnh điều gì về con người Thánh Gióng ?

H: Những chi tiết nào tiếp tục về sự kì lạ của tuổi thơ Thánh Gióng”?

H: Vì sao Gióng bỗng lớn nhanh như thổi?

H: Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết “bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé?

+ Thể hiện tinh thần đùm bọc, đoàn kết của nhân dân

+ Nhân dân cũng mong ước có người anh hùng chống giặc cứu nước .

H: Những chi tiết nào miêu tả việc ra trận của Gióng?

H: Cảm nhận của em về trận đánh của Thánh Gióng

Vì sao Gióng chiến thắng?

Chi tiết “ roi sắt gãy.quân giặc”có ý nghĩa gì?

+ Để thắng giặc nhân dân ta phải dưa cả những thành tựu văn hoá kĩ thuật- Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà cả bằng cả cây cỏ của đất nước quê hương.

H: Vì sao sau khi đánh tan giặc Thanh Gióng lại bay lên trời? Chi tiết này có ý nghĩa gì về phẩm chất của người anh hùng?

H: Những chi tiết nào có liên quan đến cuộc đời của Thánh Gióng vẫn còn lưu giữ khiến ta tin đó là chuyện có thực?

H: Vì sao tác giả dân gian lại muốn ta coi Thánh Gióng là có thật?

B3: Hướng dẫn HS thực hiện phần tổng kết bài với nội dung và nghệ thuật.

*MT:Thấy được giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của vb.

*Hoạt động nhóm: Nêu vài nét về nghệ thuật và ý nghĩa của truyện.

*Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.

*Tích hợp tư tưởng HCM:ý thức yêu nước và lòng tự hào dân tộc; quan niệm của Bác: nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.

B4: Hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài học.

H: Bài học gì được viết ra từ truyện Thánh Gióng.

H: Theo em, chi tiết nào trong truyện để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất?

Tích hợp với TLV: Văn tự sự.

 

doc 7 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 2 - Huỳnh Thị Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:2
Tiết :5
Văn bản: THÁNH GIÓNG 
S:
G:
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước 
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết 
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại 
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong tác phẩm 
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian 
3.Thái độ:
- Có ý thức yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
- Tán thành với quan niệm của Bác: nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; Chuẩn bị kỹ bài dạy,các bức tranh, bài thơ, đoạn thơ nói về Thánh Gióng; bảng phụ.
 -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.-Vẽ tranh về Thánh Gióng .
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: Kể tóm tắt truyện “BC,BG”và nêu ý nghĩa. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn. 
HĐ2:Giới thiệu bài: Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản xuyên suốt lịch sử Văn học VN nói chung và văn học dân tộc nói riêng. Thánh Gióng là một truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu chủ đề này .
HĐ3:Bài học:
 B1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
*MT: HS đọc , tìm hiểu chú thích, tóm tắt vb, tìm hiểu bố cục.
GV hướng dẫn cách đọc cho HS- GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc tiếp 
GV nhận xét cách đọc của HS, uốn nắn, sửa sai kịp thời.
 H: Câu chuyện này có kết cấu thông thường của một truyện dân gian. Hãy thử chia đoạn và tìm ý chính của mỗi đoạn 
GV gợi ý: 3 phần.+Từ đầu...giết giặc cứu nước:Sự ra đời & tuổi thơ kì lạ;+Tiếp...bay lên trời:Thánh Gióng ra trận đánh giặc ngoại xâm.
+Còn lại: Những dấu tích lịch sử về Thánh Gióng B2:Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản:
*MT:HS nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong; Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian. 
H: Những chi tiết nào liên quan đến sự ra đời của Thánh Gióng ( HS trả lời- GV bổ sung)
H: Những chi tiết này có bình thường không? Vì sao?
( Không bình thường vì đượm màu sắc kì lạ ).
H: Các yếu tố khác thường đó nhấn mạnh điều gì về con người Thánh Gióng ?
H: Những chi tiết nào tiếp tục về sự kì lạ của tuổi thơ Thánh Gióng”?
H: Vì sao Gióng bỗng lớn nhanh như thổi? 
H: Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết “bà con đều vui lòng gom góp gạo thóc nuôi chú bé? 
+ Thể hiện tinh thần đùm bọc, đoàn kết của nhân dân
+ Nhân dân cũng mong ước có người anh hùng chống giặc cứu nước .
H: Những chi tiết nào miêu tả việc ra trận của Gióng?
H: Cảm nhận của em về trận đánh của Thánh Gióng 
Vì sao Gióng chiến thắng?
Chi tiết “ roi sắt gãy...quân giặc”có ý nghĩa gì?
+ Để thắng giặc nhân dân ta phải dưa cả những thành tựu văn hoá kĩ thuật- Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí mà cả bằng cả cây cỏ của đất nước quê hương.
H: Vì sao sau khi đánh tan giặc Thanh Gióng lại bay lên trời? Chi tiết này có ý nghĩa gì về phẩm chất của người anh hùng?
H: Những chi tiết nào có liên quan đến cuộc đời của Thánh Gióng vẫn còn lưu giữ khiến ta tin đó là chuyện có thực?
H: Vì sao tác giả dân gian lại muốn ta coi Thánh Gióng là có thật? 
B3: Hướng dẫn HS thực hiện phần tổng kết bài với nội dung và nghệ thuật.
*MT:Thấy được giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của vb.
*Hoạt động nhóm: Nêu vài nét về nghệ thuật và ý nghĩa của truyện.
*Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
*Tích hợp tư tưởng HCM:ý thức yêu nước và lòng tự hào dân tộc; quan niệm của Bác: nhân dân là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.
B4: Hướng dẫn HS luyện tập, củng cố bài học.
H: Bài học gì được viết ra từ truyện Thánh Gióng.
H: Theo em, chi tiết nào trong truyện để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất?
Tích hợp với TLV: Văn tự sự.
I/ Tìm hiểu chung:
- Truyền thuyết thuộc thời đại Hùng Vương.
- Hình tượng nhân vật trung tâm của truyện là người anh hùng giữ nước.
II/Đọc- hiểu văn bản :
1. Hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước - Thánh Gióng:
1.1/ Xuất thân bình dị nhưng cũng rất thần kì:
a)Xuất thân bình dị: Con một gia đình nông dân.
b)Sự ra đời kỳ lạ:
- Bà mẹ ướm chân vào vết chân to về nhà thụ thai.
- Mười hai tháng mới sinh con.
- Lên ba mà không nói, không cười, đặt đâu nằm đấy.
1.2/ Tuổi thơ khác thường của Gióng:
- Lên ba mà không nói, không cười nhưng khi nghe tiếng sứ giả bỗng dưng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc.
- Lớn nhanh một cách kì diệu trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm - cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.
- Nhân dân góp gạo nuôi Gióng.
- Cái vươn vai kỳ diệu của Gióng chứng tỏ sức sống mãnh liệt và kỳ diệu của dân tộc ta- Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, yêu thương đùm bọc của nhân dân đối với người anh hùng.
- Cùng nhân dân đánh giặc giữ nước.
2. Thánh Gióng lập chiến công phi thường:
- Dùng roi sắt đánh giặc; roi sắt gãy nhổ tre đánh giặc.
- Thánh Gióng chiến thắng - người anh hùng được sinh ra từ nhân dân, lớn lên nhờ nhân dân, mang sức mạnh ý chí của nhân dân.
3. Sự sống của Thánh Gióng trong lòng dân tộc:
- Giặc tan Gióng bay về trời - trở về với cõi vô biên bất tử àngười anh hùng làm việc nghĩa vô tư không ham vinh hoa phú quí àtăng thêm giá trị cao quí của người anh hùng. 
- Dấu tích của những chiến công vẫn còn mãi.
III/Tổng kết: (ghi nhớ SGK/23)
 1. Nghệ thuật: 
- Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kì ảo, phi thường – hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng ngườiViệt trước hiểm hoạ xâm lăng 
- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ và những hình ảnh thiên nhiên đất nước: truyền thuyết Thánh Gióng lí giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà 
2. Ý nghĩa văn bản: 
Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tình thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.
IV/ Luyện tập:
- Hình ảnh nào của Thánh Gióng trong tâm trí em?
- Ý nghĩa của phong trào HKPĐ?
HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học: Nắm nội dung và học thuộc ghi nhớ.- Tìm hiểu thêm về lễ hội làng Gióng; Sưu tầm một tác phẩm nghệ thuật (tranh, truyện thơ) hoặc vẽ tranh về hình tượng Thánh Gióng ;- Ý nghĩa của phong trào “Hội khoẻ phù Đổng” ;- Soạn bài : “STTT” ;Chuẩn bị : “ Từ mượn”
 *Rút kinh nghiệm :
Tuần: 2
Tiết: 6 
Tiếng Việt: TỪ MƯỢN
S:
G:
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1.Kiến thức:
 -Khái niệm từ mượn.
 -Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt
 -Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản
 2.Kĩ năng:
 -Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.
 -Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.
 -Viết đúng những từ mượn
 -Sử dụng từ điểm để hiểu nghĩa từ mượn
 -Sử dụng từ mượn trong nói và viết
 3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; Chuẩn bị kỹ bài dạy,các ví dụ; bảng phụ. -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: - Từ là gì? - Trắc nghiệm: Các từ :bánh chưng, bánh giầy, nem công, chả phượng, sơn hào, hải vị thuộc từ loại nào? A-Từ đơn B- Từ láy C-Từ ghép
HĐ2:Giới thiệu bài: Xét về mặt cấu tạo từ, TV có 2 loại : từ đơn và từ phức, nhưng xét về mặt nguồn gốc từ TV được chia thành 2 loại : từ thuần Việt và từ mượn. Vậy từ mượn là gì? Có những bộ phận nào? Mượn từ trên nguyên tắc nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
HĐ3:Bài học: 
B1: GV hướng dẫn hhHHHHHHHhHHnmnnnHS tìm hiểu chung.
*MT: HS tìm hiểu từ thuần Việt và từ mượn; nguồn gốc từ mượn.
GV treo bảng phụ có ghi câu: “Chú bé vùng dậy...trượng”
-GV gọi HS đọc
H: Hãy giải thích các từ: trượng, tráng sĩ trong câu đó?
-HS trả lời GV bổ sung
H: Theo em các từ trên được mượn từ tiếng nước nào? ( TQ) - GV nói thêm : Mượn từ tiếng TQ cổ, được đọc theo cách phát âm của người Việt nên gọi là từ Hán-Việt .
-GV cho HS làm bài tập nhanh tìm từ H-V 
B2: GV hướng dẫn hhHHHHHHHhHHnmnnnHS Xác định nguồn gốc một số từ mượn và cách viết.
*MT: Xác định nguồn gốc một số từ mượn và cách viết.
H: Trong số các từ dưới đây, từ nào được mượn của tiếng Hán, từ nào được mượn từ các ngôn ngữ khác?
GV treo bảng phụ có ghi các từ ở phần 3 để HS theo dõivà cho các em làm bài tập nhóm
H: Em có nhận xét gì về cách viết của các từ mượn trong nhóm? ( có từ được viết như từ thuần Việt có từ dùng gạch ngang để nối các tiếng)
 H: Vì sao có những cách viết khác nhau ấy?Hãy nêu nguồn gốc của các từ mượn đó?
HS trả lời GV chốt lại 2 nguồn từ mượn chính:Tiếng Hán và các tiếng Á , Âu
GV hệ thống hoá kiến thức phần 1 và cho HS ghi vào vở các ý cơ bản
 B3: *MT: Xác định nguyên tắc mượn từ:
Gv gọi HSđọc ý kiến của chủ tịch HCM cho HS thảo luận theo nhóm lcác câu hỏi sau:
H: Em hiểu ý kiến của Bác như thế nào trong việc dùng từ mượn ? Mặt tích cực , mặt tiêu cực của việc mượn từ?
H: Nên dùng từ mượn như thế nào?GV chốt ý để HS hình thành nội dung phần 2 theo ghi nhớ SGK.
B2: Hướng dẫn HS luyện tâp:
 *MT: Nhận biết được các từ mượn trong văn bản; Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn; Viết đúng những từ mượn; Sử dụng từ điểm để hiểu nghĩa từ mượn; Sử dụng từ mượn trong nói và viết.
GV gọi HS lên bảng làm từng bài tâp -HS khác nhận xét bổ sung- GV nhận xét ghi điểm khuyến khích.
I/ Từ thuần Việt và từ mượn:
 a. Phân biệt từ thuần Việt và từ mượn:
-Từ thuần Việt là từ do cha ông ta tự sáng tạo ra
 Ví dụ: nhà , núi cây, bàn...
 -Từ mượn (hay cò gọi là từ vay mượn, từ ngoại lai) là những từ của ngôn ngữ nước ngoài (đặc biệt là từ Hán Việt) được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm...mà TV chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
 Ví dụ: độc lập, sản xuất...
 b. Nguồn gốc từ mượn:
 -Từ mượn từ tiếng Hán -Đây là bộ phận từ mượn quan trọng nhất 
 Ví dụ: Sứ giả, phi cơ,
 -Từ mượn từ ngôn ngữ Ấn -Âu(tiếng Pháp, tiêng Anh,...)
 Ví dụ: Xà phòng,Ti vi , In-tơ-nét,...
c. Cách viết từ mượn:
Đối với những từ mượn đã được Việt hoá hoàn toàn thì viết như từ thuần Việt; còn đối với những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn thì dùng dấu gạch nối để ngăn cách các âm tiết.
 Ví dụ : In -tơ-nét, Ra-đi-ô,...
II/Nguyên tắc mượn từ :
 - Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại;
- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
(Chí sử dụng từ mượn khi cần thiết .Khi TV đã có từ để dùng không nên mượn từ tuỳ tiện)
III/ Ghi nhớ SGK/25
IV/ Luyện tập:
1/ Bài1: Các từ mượn:
 a. vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ
 b. gia nhân, (Hán Việt)
 c. Pốp , in- tơ- nét (Anh)
2/ Bài 2: Nghĩa của các tiếng tạo thành từ H-V
 Khán giả : + khán: Xem
 + giả: người
 Độc giả : + độc : đọc
 + giả: người 
 HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học: - Nắm nội dung bài học .-Làm hết các bài tập ở SGK
- Tìm hiểu bài: Nghĩa của từ. Tiết sau học bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự.
 * Rút kinh nghiệm :
Tuần : 2
Tiết: 7, 8 
Tiếng Việt:TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
S:
G:
A/Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức: - Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của rự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.
-Đặc điểm của văn tự sự
2.Kĩ năng: - Nhận biết được văn bản TS
-Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyện, sự việc, người .
3.Thái độ:
Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự
B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; Chuẩn bị kỹ bài dạy,các ví dụ; bảng phụ. -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: Văn bản là gì? Có những loại văn bản nào?
 Hãy nối 1dòng trong ô bên trái với 1 dòng thể hiện mục đích giao tiếp ở ôbên phải
 Kiểu văn bản Mục đích giao tiếp
 A. Tự sự a.Bày tỏ tình cảm , cảm xúc
 B. Miêu tả b.Nêu ý kiến , đánh giá, bàn luận
 C. Biểu cảm c. Trình bày diễn biến sự việc
 D. Nghị luận d.Tái hiện trạng thái sự vật.,hiện tượng
HĐ2:Giới thiệu bài:GV giới thiệu bài mới từ các văn bản đã học và trong đời sống hằng ngày.
HĐ3:Bài học: 
B1: Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
*MT: Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của rự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự
GV cho HS trả lời câu hỏi về các tình huống giao tiếp ở SGK
GV giải thích thêm: Để giải thích các trường hợp trên ta cần phải sử dụng kiểu văn bản tự sự-kể chuyện. Nghĩa là để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu con người, sự việc . Đó là phương thức tự sự
H: Truyện Thánh Gióng đã học có phải là một văn bản tự sự không?Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì?
GV cho HS ghi lại chuỗi sự việc ấy trên giấy1cách có hệ thống-GV treo bảng phụ -Cho HS hiểu ý nghĩa thứ tự của các sự việc ở truyện
H: Có thể thay đổi thứ tự các sự việc trên được không? Vì sao?Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng?
B2: GVchốt cho HS qua phần bài học.
*MT: Nắm được đặc điểm của văn tự sự.
 H: Vậy đặc điểm của phương thức tự sự là gì?
HS trả lời GV chốt ý-Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
Gv lưu ý cho HS khi kể 1sự việc phải kể các chi tiết nhỏ hơn àtạo nên sự việc
Kết thúc tiết1
B3: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập.
*MT: Nhận biết được văn bản TS; Sử dụng được một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyện, sự việc, người. 
Gọi HS đọc truyện : “Ông già và thần chết”
H: Trong truyện này phương thức tự sự thể hiện như thế nào?
H: Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì ?
Cho HS thảo luận nhóm, gọi đại diện nhóm trả lời-GV nhận xét chốt ý .
Cho HS đọc bài thơ: “Sa bẫy”của Nguyễn Hoàng Sơn
H: Bài thơ này có phải tự sự không ?Vì sao?
Học sinh trả lời, GV chốt lại ý chính cho HS ghi.
GV cho HS kể bằng văn xuôi câu chuyện trong bài văn trên .
GV gọi HS đọc hai văn bản ở bài tập 3.
H: Hai văn bản đó có nội dung tự sự không? Vì sao?( Đó là hai văn bản có nội dung tự sự )
H: Tự sự ở đây có vai trò gì?(Giới thiệu, tường thuật thuyết minh)
H: Vậy tự sự là gì?-HS trả lời-GV chốt ý 
I/ Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự:
*Bt 1: Đối với người kể là thông báo, cho biết, giải thích.
Đối với ngưới nghe là tìm hiểu, biết.
*Bt 2: Kể thứ tự các sự việc của truyện Thánh Gióng:
1. Sự ra đời của Gióng 
2. Gióng biết nói và xin đi đánh giặc
3. Gióng lớn lên và sự đùm bọc của nhân dân.
4. Gióng đi đánh giặc
5. Gióng chiến đấu và chiến thắng
6. Gióng bay về trời 
7. Vua lập đền thờ và phong danh hiệu.
8. Những dấu vết còn lại
II/ Bài học: 
1.Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
III/ Luyện tập:
BT1: Phương thức tự sự trong truyện 
- Kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ.
- Phương thức tự sự được thể hiện qua lời hội thoại. 
- Ý nghĩa: thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống .
Bt 2: Sa bẫy là bài thơ tự sự vì tuy diễn đạt bằng thể thơ ngũ ngôn nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi, có nhân vật, sự việc và diễn biến nhằm chế giễu tính tham ăn của mèo con
BT3: Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự 
- Văn bản 1 là 1 bản tin kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần 3
- Văn bản 2 kể về việc người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược 
* Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, thuyết minh.
BT4: Tổ tiên người Việt xưa là HV lập nước VL , đóng đô ở PC . Vua Hùng là con trai của Long Quân và Âu Cơ. Long Quân người Lạc Việt ( Bắc Bộ VN), mình rồng, thường rong chơi ở Thủy Phủ. Âu Cơ là con gái dòng họ Thần Nông, giống Tiên ở trên núi, phương Bắc. LQ và AC gặp nhau, lấy nhau, AC đẻ ra một bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con, người con trưởng được chọn làm Vua Hùng, đời đời nối tiếp làm Vua. Từ đó để tưởng nhớ Tổ tiên mình, người VN tự xưng là CRCT
HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học: Tìm hiểu sự việc và nhân vật trong văn tự sự- Tiết 9 học bài Sơn Tinh-ThuỷTinh 
* Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docNVan6 T2 cktkn 20122013.doc