Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 25 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 25 - Năm học 2012-2013

A. Mục tiêu cần đạt

 - Học sinh cảm nhận được qua bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống trong quan hệ với mọi người, trong việc làm

 - Thấy được nghệ thuật nghị luận đặc sắc, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôi nổi, nhiệt tình, cuốn hút.

 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích văn bản nghị luận chứng minh.

 - Giáo dục tình cảm yêu kính lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, lối sống giản dị trong sáng.

B. Chuẩn bị

 - Giáo viên: ( sgk+sgv)

 - Học sinh: soạn bài

 

doc 9 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 25 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 1/2/2013
Ngµy d¹y :4/2/2013 
 TiÕt 93: LuyÖn tËp 
 lËp luËn chøng minh
A. Mục tiêu cần đạt 
 - Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn nghị luận chứng minh và vận dụng những hiểu biết đó vào làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc
 - Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và bước đầu triển khai thành bài viết
 - Giáo dục học sinh ý thức chuẩn bị nghiêm túc 4 bước làm bài lập luận chứng minh
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: tài liệu tham khảo
 - Học sinh: soạn bài, sgk, sbt
C. Các bước lên lớp
1 Bài cò: Bài lập luận chứng minh gồm mấy bước? Là những bước nào?
 - 4 bước. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, kiểm tra, sửa chữa
2 Bµi míi.
 * Gv giíi thiÖu bµi. 
Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs
Néi dung 
Gv ghi đề bài lên bảng
Nêu lại 4 bước viết bài lập luận chứng minh?
Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì?
Luận điểm đó được thể hiện ở câu nào?
Em hiểu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “ uống nước nhớ nguồn” là gì?
Yêu cầu lập luận chứng minh ở đây đòi hỏi phải làm gì?
- Đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp dể người đọc hoặc người nghe thấy rõ điều được nêu ở bài và đúng là có thật.
Tìm những biểu hiện của đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “ uống nước nhớ nguồn”?
- Các lễ hỗi: Đền Hùng, Đền Thượng, đền Bà Chúa Kho. tưởng nhớ tổ tiên, ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam
Dựa vào phần tìm ý trên, em hãy lập dàn ý?
Phần thân bài cần làm những gì? Trình tự ra sao?
Chứng minh luận điểm trên theo trình tự nào?
Học sinh dựa vào dàn ý viết bài
Học sinh đọc -> nhận xét
Gv sửa chữa, bổ sung
I. Đề bài
Chứng minh rằng nhân dân VN từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “ Uống nước nhớ nguồn”
II. Các bước viết bài lập luận chứng minh
1. Tìm hiểu đề
- Luận điểm: Lòng biết ¬n, nhớ về cội nguồn của con người
- Thể hiện ở hai câu tục ngữ và lời dẫn vào hai câu tục ngữ
2. Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý:
- Hai câu tục ngữ nêu lên bài học về lẽ sống về đạo đức và tình nghĩa cao đẹp của con người. Đó là lòng biết ơn nhớ về cội nguồn
- Biểu hiện: Từ xưa dân tộc VN đã luôn nhớ đến cội nguồn, luôn biết ơn những người đã cho mình được hưởng thành quả, niềm hạnh phúc vui sướng trong cuộc sống.
Đến nay đạo lí ấy vẫn được con người Việt Nam tiếp tục phát huy.
* Lập dàn ý
a. Mở bài:
Dẫn vào luận điểm -> nêu vấn đề lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn dân tộc của nhân dân ta
b. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ
- Chứng minh: Ngày xưa
 Ngày nay
c. Kết bài:
- Mọi người phải biết ơn và nhớ về cội nguồn vì có như vậy chúng ta mới hoàn thiện và có cuộc sống tốt đẹp
3. Viết bài
4. Đọc, sửa
4. Cñng cè: GV tãm t¾t néi dung
5. H­íng dÉn häc bµi 
 - Học bài, hoàn thiện bài viết.
 - So¹n bµi : Đức tính giản dị của Bác Hồ
 -------------------------------------------------------------
Ngµy so¹n: 1/2/2013 
Ngµy d¹y : 7/2/2013 
 TiÕt 94: §øc tÝnh gi¶n dÞ cña B¸c Hå 
 - Phạm Văn Đồng - 
A. Mục tiêu cần đạt
 - Học sinh cảm nhận được qua bài văn một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối sống trong quan hệ với mọi người, trong việc làm
 - Thấy được nghệ thuật nghị luận đặc sắc, đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc, giọng văn sôi nổi, nhiệt tình, cuốn hút.
 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích văn bản nghị luận chứng minh.
 - Giáo dục tình cảm yêu kính lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, lối sống giản dị trong sáng.
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: ( sgk+sgv)
 - Học sinh: soạn bài
C. Các bước lên lớp
1 Bài cũ: Trong văn bản “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” tác giả chứng minh rằng Tiếng Việt đẹp như thế nào?
- Tiếng Việt đẹp vì hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú, giàu thanh điệu, cú pháp cân đối nhịp nhàng, từ vựng dồi dào cả ba mặt thơ, nhạc, hoạ.
2 Bµi míi.	
Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs
Néi dung chÝnh
Gv hướng dẫn đọc: mạch lạc, rõ ràng, sôi nổi cảm xúc, chú ý ngữ điệu ở những câu cảm
Gv đọc mẫu. Học sinh đọc -> nhận xét
Gv sửa chữa, uốn nắn
Xem chú thích * sgk. Nêu vài nét về tác giả? T¸c phÈm?
Giải thích nghĩa của từ “tao nhã”; “ thanh bạch”
Văn bản thuộc thể loại gì?
- Nghị luận chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng có pha chút ít giải thích và bình luận
Văn bản chia làm mấy phần? Tiêu để của từng phần?
Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
Luận điểm đó thể hiện ở câu nào?
- Thể hiện ở tên văn bản và mở đầu của văn bản
Vấn để tác giả nêu ra ở đây là gì?
- Đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ
Đức tính ấy được mở rộng và nhấn mạnh như thế nào trước khi chứng minh?
- Tác giả vừa nêu vấn đề trực tiếp vừa nhấn mạnh nó, đặt nó trong mối quan hệ giữa cuộc đời hoạt động chính trị long trời lở đất với cuộc sống hàng ngày, sự kết hợp hài hoà và thống nhất giữa hai phẩm chất vĩ đại và giản dị
Tiếp theo tác giả đề cập đến vấn đề gì?
- Tác giả giải thích mở rộng đức tính giản dị khiêm tốn ấy được giữ nguyên vẹn qua cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác vì mục đích duy nhất và vô cùng cao đẹp: tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp cao đẹp của dân tộc.
Học sinh đọc đoạn: “ con người Bác.” Trang 53
 Đoạn này tác giả chứng minh điều gì?
Tác giả chứng minh vấn đề, nêu các luận điểm, luận cứ và luận chứng như thế nào?
( Trình tự có hợp lí không? Có thuyết phục không? Vì sao?)
- Câu đầu khái quát luận đề thành ba luận điểm: bữa ăn và đồ dùng, cái nhà, lối sống
Tác giả đã lần lượt chứng minh các luận điểm đó như thế nào?
Câu trên là loại câu gì?
- Câu cảm
Việc đưa cảm xen lẫn có tác dụng gì?
- Làm cho đoạn văn nghị luận hấp dẫn hơn-> thể hiện cảm xúc của người viết, yêu quý, kính trọng, khâm phục
Sau đó tác giả chứng minh lối sống của Bác bằng những dẫn chứng nào?
- Việc lớn: cứu nước, cứu dân
- Việc nhỏ: trồng cây, viết thư, đi thăm công nhân, nói chuyện.
GV: đời sống giản dị của Bác Hồ được rất nhiều nhà thơ phản ánh:
- Bác Hồ đó chiếc áo nâu đậm đà
Màu quê hương bền bỉ đậm đà
- Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi đỏ đẹp tươi lạ thường
- Nơi Bác ở sàn mây vách gió
Sớm nghe chim rừng hót quanh nhà
-Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ
-Tránh nói to và đi rất nhẹ ở trong vườn
(Việt Phương)
Em kể một câu chuyện em biết về đức tính giản dị của Bác Hồ
Học sinh theo dõi “ Nhưng chớ hiểu lầm 
 Đoạn văn này tác giả sử dụng dẫn chứng hay lí lẽ tác dụng của nó là gì?
Học sinh theo dõi đoạn: Giản dị trong đời sống ( trang 53)
Đoạn văn này chứng minh điều gì?
Tác giả đưa ra dẫn chứng gì đề chứng minh luận điểm này?
- Tác giả đưa ra ba khía cạnh của luận điểm, những chỉ dẫn hai câu nói của Bác” Không có gì.”; “ Nước Việt Nam là một”
Em hãy tìm thêm một số dẫn chứng về lời nói, bài viết giản dị của Bác?
- Tôi nói đồng bào nghe rõ không? Hồ Chí Minh
- Không có việc gì khó 
Chỉ sợ lòng không bền. Hồ Chí Minh
- Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là đất nước ta được hoàn toàn độc lập, tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Đọc ghi nhớ sgk, Gv chốt
Học sinh thảo luận nhóm 4 thời gian 3phút
Báo cáo
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả: Phạm Văn Đồng ( 1906-2000) Quê : Đức Tân - Mộ Đức - Quảng Ngãi, là nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hoá lớn, tham gia cách mạng từ 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng.
b. Tác phẩm:
3. Thể loại 
- Nghị luận chứng minh
4. Bố cục: hai phần
- P1: hai câu đầu -> cuộc sống giản dị và khiêm tốn của Bác
- P2: Cßn l¹i -> chứng minh cuộc sống giản dị của Bác bằng dẫn chứng và lí lẽ
II. Hiểu văn bản
 1. Nhận dịnh về đức tính giản dị của Bác
- Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị với đời thường vô cùng gỉn dị của Bác.
- Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp. 
=> Tác giả vừa nêu vấn đề trùc tiếp vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tính giản dị và khiêm tốn.
2. Đời sống giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ
a. Giản dị trong lối sống:
*Giản dị trong tác phong sinh hoạt
- Bữa ăn đạm bạc, tiết kiệm, giản dị từ món ăn đơn giản, dân dã đậm vị quê hương, cách ăn chậm rãi và cẩn thận
- Cái nhà: vẻn vẹn có ba phòng lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn
- Tự mình làm việc từ việc lớn đến việc nhỏ
* Giản dị trong quan hệ với mọi người:
- Viết thư cho một đồng chí.
- Nói chuyện với các cháu miền Nam.
- Thăm nhà của tập thể công nhân.
NT: Liệt kê dẫn chứng tiêu biểu, chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.
=> Khẳng định lối sống giản dị của Bác và bày tỏ tình cảm quý trọng của người viết.
b. Giản dị trong lời nói, bài viết.
- Không có gì quý hơn đọc lập, tự do.
- Dân tộc Việt Nam là một,...thay đổi.
=> Bác nói giản dị về những điều thật lớn lao vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ và làm được. 
III. Tổng kết
* Ghi nhớ
III. Luyện tập
Tìm một số ví dụ chứng minh sự giản dị trong thơ văn Bác?
- Thơ chữ Hán: Trượt ngã, Bốn tháng rồi
- Hòn đá to; Ca du kích; Ca sợi chỉ; Thư trung thu gửi các cháu thiếu nhi nhi đồng, Thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường
4. Cñng cè: 
GV tãm t¾t néi dung
5. H­íng dÉn häc bµi 
 - N¾m kÜ néi dung bµi häc
 - Sưu tầm truyện, thơ về Bác
 - Soạn bµi míi
	 -------------------------------------------------------------
Ngµy so¹n: 1/2/2013 
Ngµy d¹y : /2/2013
 TiÕt 95: ChuyÓn ®æi c©u chñ ®éng
 thµnh c©u bÞ ®éng 
A. Mục tiêu cần đạt
 - Nắm được bản chất, khái niệm của câu chủ động và câu bị động, mục đích và các thao tác chuyển đổi. Các kiểu câu bị động và cấu tạo của nó.
 - Có kĩ năng sử dụng câu chủ động và câu bị động linh hoạt trong nói và viết.
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: bảng phụ
 - Học sinh: so¹n bµi
C. Các bước lên lớp
1 Bµi cũ: 
2 Bµi míi.
 * Gv giíi thiÖu bµi
Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs
Néi dung chÝnh
Học sinh đọc bài tập sgk
Xác định chủ ngữ của câu a?
- Chủ ngữ là “mọi người”
Chủ ngữ thực hiện hành động gì? - Yêu mến
Hành động yêu mến hướng vào ai? - Em
Xét câu: Mèo vồ chuột. ? Chủ ngữ câu trên là gì? 
- Mèo thực hiện hành động “vồ” hướng vào vật khác 
( chuột)
-> Hai câu trên là câu chủ động
Câu chủ động là câu như thế nào?
- Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác
Em đặt một câu chủ động?
VD: Lan hái hoa
Xác định chủ ngữ ở câu b?Em -chỉ người
Chủ ngữ “em” được hành động nào hướng vào?
-> là câu bị động
Em hiểu câu bị động là gì?
- Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác hướng vào
Đặt một câu bị động: - Nam bị mẹ phạt
Sau chủ ngữ trong câu bị động thường có từ gì?
- Bị, được
Câu bị động là gì? Câu chủ động là gì?
Học sinh đọc ghi nhớ
Bài tập nhanh: Gv treo bảng phụ
Tìm câu bị động tương ứng các câu chủ động sau:
1. Người lái đò đẩy thuyền ra xa
2. Nhiều người tin yêu Bắc
3. Người ta chuyển đá lên xe -> câu bị động tương ứng
1. Thuyền được người lái đò đẩy ra xa
2. Bắc được nhiều người tin yêu
3. Đá / được người ta chuyển lên xe
 C V
 C V
Nhận xét gì về kết cấu câu bị động?
- Thường có từ bị, được
- Sau bị, được là một kết cấu C-V ( có thể rút gọn CN trong kết cấu này)
- Động từ đứng sau bị, được phải là động từ ngoại động
Học sinh đọc bài tập
Thảo luận bàn 2phút
Báo cáo -> nhận xét
Gv kết luận
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có tác dụng gì?
Học sinh đọc ghi nhớ .Gv kết luận
Câu sau có phải là câu bị động không?
Nó định về quê
-Không vì nó biểu thị hành động chủ ý, chủ tâm
-> Câu chủ động được xác định trong đối lập với câu bị động tương ứng
I. Câu chủ động và câu bị động
1. Ví dụ
2. Nhận xét
*Câu a: chủ ngữ là: mọi người
- Thực hiện hành động hướng vào người khác => Câu chủ động
*Câu b: chủ ngữ là Em
- Được hành động “ yêu , mến” hướng vào => Câu bị động
3. Kết luận
 * Ghi nhớ ( sgk)
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
1. Ví dụ: ( sgk)
2. Nhận xét
- Chọn câu b
- Vì nó tạo lên liên kết câu
 => Ghi nhớ ( sgk)
Bài tập nhanh:
 Gv treo bảng phụ
So sánh hai cách viết sau:
a) Chị dắt con chó đi dạo ven rừng chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tý, chỗ kia một tý
b) Con chó được chị dắt đi dạo ven rừng chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tý, chỗ kia một tý
Nếu viết theo cách a, phần vị ngữ sau không phù hợp chủ ngữ ->hiểu lầm
Cách b:mạch lạc, dễ hiểu
VD: - Nó rời sân ga là câu chủ động hay bị động
- Chủ động
Biến đổi thành câu bị động được không? Không
-> Lưu ý: Không phải mọi c©u chủ động đều có thể biến đổi thành câu bị động
 III. Luyện tập
* Các câu bị động
a. Có khi được dễ thấy 
b.Tác giả” mấy vần thơ” liền được tôn là thi sĩ
* Sử dụng câu bị động: tránh lặp, tạo liên kết
4. Cñng cè: GV tãm t¾t néi dung
5. H­íng dÉn häc bµi . 
 - N¾m kÜ néi dung bµi.
 - Hoµn thµnh phÇn bµi tËp.
 - Ôn văn chứng minh, làm bài hai tiết
 --------------------------------------------------------------
Ngµy so¹n: 1/2/2013 
Ngµy d¹y : /2/2013 
 TiÕt 96: ChuyÓn ®æi c©u chñ ®éng
 thµnh c©u bÞ ®éng (tiÕp)
A. Mục tiêu cần đạt
 - Nắm được cách chuyển đổi các cặp câu tương ứng chủ động thành bị động và ngược lại
 - Có kĩ năng nhận diện và phân biệt câu bình thường có chữa từ bị, được và các cắp câu chủ động, bị động tương ứng
B. Chuẩn bị
 - Giáo viên: Bảng phụ
 - Học sinh: so¹n bµi
C. Các bước lên lớp
1 Bµi cò: Thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ?
2 Bµi míi. 
Ho¹t ®éng cña Gv vµ Hs
Néi dung chÝnh
Học sinh đọc bài tập ( sgk) bảng phụ gv vừa treo
Tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa câu a và câu b về nội dung và hình thức?
Học sinh thảo luận nhóm 4 thời gian 2phút
Báo cáo -> nhận xét
GV kết luận
Hai câu này có phải là câu bị động không?
Câu sau đây có phải là cùng nội dung với hai câu a,b trên không?
- Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở trên đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “ hoá vàng”
(Gv treo bảng phụ)
- Có cùng nội dung miêu tả với hai câu trên nhưng nó là câu chủ động tương ứng với câu a,b.
Muốn biến đổi câu chủ động này thành câu bị động, em làm thế nào?
- Chuyển cụm từ “ cánh màn điều” lên đầu câu, thêm bị, được vào sau
Em hãy chuyển câu chủ động thành câu bị động theo nhiều cách?
- Mẹ mắng Lan
-> Lan bị mẹ mắng
-> Lan bị mắng
Đọc bài tập phần 3
Các câu sau có phải câu bị động không? Vì sao?
- Không vì chủ ngữ không phải là đối tượng chịu tác động của hàng động nêu ở vị ngữ
Từ đó em rút ra điều gì?
- Không phải câu nào có chứa từ bị , được cũng là câu bị động và ngược lại
Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
- Hai cách
Học sinh đọc ghi nhớ
Gv chốt
Nhận xét ý nghĩa của câu dùng “ bị” , câu dùng “được”?
Gv: Hướng dẫn hs làm bài tập.
Nhận xét, sửa chữa.
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
1. Ví dụ
2. Nhận xét
* So sánh:
+ Giống nhau: miêu tả cùng một sự việc
+ Khác: Hình thức: câu a có từ được, câu b không có từ “được”
+ Đều là câu bị động
* Chuyển câu chủ động thành câu bị động:
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu, thêm bị (được) vào sau từ (cụm từ ) ấy
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu rồi lược bỏ (hoặc biến (cụm từ) chỉ chủ thể hành động thành bộ phận bắt buộc.
* Không phải câu nào chứa từ bị, được cũng là câu bị động
3. Kết luận: Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập
Bài 1: Chuyển câu chủ động thành hai câu bị động tương ứng
a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII
-> Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII
-> Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIII 
b. Người ta làm tất cả c¸nh cửa chùa bằng gỗ lim
-> Tất cả c¸nh cửa chùa làm bằng gỗ lim
- Tất cả c¸nh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim
Bài 2: 
* Chuyển câu chủ động thành câu bị động
a.Thầy giáo phê bình em
-> Em bị thầy giáo phê bình
-> Em được thầy giáo phê bình
b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy
-> Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi
-> Ngôi nhà ấy được người ta phá đi
* Nhận xét
- Câu bị động dùng “được” có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến
- Câu bị động dùng “ bị” đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến
4. Cñng cè: 
GV tãm t¾t néi dung
5. H­íng dÉn häc bµi 
 - N¾m kÜ néi dung bµi
 - Hoµn thµnh c¸c bµi tËp
 - So¹n bµi míi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 6 tuan 25.doc