Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 19+20 - Năm học 2003-2004

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 19+20 - Năm học 2003-2004

1-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp học sinh :

Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo cảu thiên nhiên sông nước vùng Cà mau.

Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước của tác giả.

II-CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

1-KIỂM TRA BÀI CŨ:

1-Việc chọn ngôi kể trong bài”Dế Mèn phiêu lưu kí có tác dụng gì trong việc thực hiện chủ đề?

2-Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?

?Bài học ấy được kể bằng câu chuyện hấp dẫn như thế nào?

?Em có suy nghĩ gì về câu nói cuối cùng của Dế Choắt?

2-GIỚI THIỆU BÀI:(Phối hợp các biện pháp sau:

 a-Đọc bài thơ Mũi Cà Mau của nhà thơ Xuân Diệu

 b-Chỉ bản đồ vị trí địa lý mũi Cà Mau

 c-Xem đoạn băng hình về vùng đất mũi Cà Mau

 d-Giới thiệu chân dung Đoàn Giỏi và tác phẩm Đất rừng phương Nam.Nói thêm về bộ phim nhiều tập chuyển thể :Đất phương Nam.

 2-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 22 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tuần 19+20 - Năm học 2003-2004", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ........./1/2003
 Ngày dạy:........../1/2003
 Người soan:.......................................................
Tuần 19
Bài 18 
Kết quả cần đạt:
Hiểu được nội dung ý nghĩa của”Bài học đường đời đầu tiên” đối với Dế Mèn trong bài văn, những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả , kể chuyện và sử dụng từ ngữ.
Nắm được ý nghĩa công dụng của phó từ.
Nắm được những hiểu biết chung về văn miêu tả; những yêu cầu của văn tả cảnh và tả người.
Tiết 73-74 Văn bản:
Bài học đường đời đầu tiên.
1-Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh :
Hiểu được nội dung ý nghĩa “Bài học đường đời đầu tiên”
Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn.
II-Các bước lên lớp.
1-Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh : Phần tóm tắt đoạn trích và phần bài soạn của học sinh.
1-Giới thiệu bài:(Có thể chọn một trong những cách sau:
 a-Bật băng hình giới thiệu nhà văn Tô Hoài nói về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, xem một vài tranh trong truyện tranh”Dế Mèn phiêu lưu kí”... từ đó chuyển vào nội dung bài học.
b-Cho học sinh xem chân dung Tô Hoài, cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí, và giới thiệu nội dung bài học.
c-Giáo viên nói chậm và truyền cảm:
-Trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời viết của mình cho đề tài trẻ em-một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất.Tô Hoài là một tác giả như thế.
Truyện đồng thoại đầu tay của Tô Hoài :Dế Mèn phiêu lưu kí, (1941) đã và đang được hàng triệu triệu người đọc ở mọi lứa tuổi vô cùng yêu thích.Vậy Dế Mèn là ai?Chân dung và tính nết nhân vật độc đáo này như thế nào, bài học đầu tiên mà anh ta nếm trải như thế nào?Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
 2-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1 Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu tác giả tô hoài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
?Học sinh đọc chú thích * trong SGK-8?
?Ngoài phần giới thiệu về tác giả Tô Hoài trong SGK, em biết thêm gì về ông?
GV bổ sung, nhấn mạnh:
Nhà văn Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, lớn lên ở quê ngoại, làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tình Hà Đông., nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội..
Tô Hoài là bút danh của ông: Tên con sông Tô Lịch và huyện Hoài Đức- quê ngoại của ông.
Tô Hoài viết văn trước Cách Mạng tháng 8-1945.Ông có khối lượng tác phẩm rất phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại.
Ngoài Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài còn viết nhiều truyện thiếu nhi đặc sắc khác:Võ sĩ bọ ngựa, Đàn chim gáy, Chú bồ nông ở Samácan, Cá đi ăn thề...đồng thời ông là nhà văn viết truyện cho người lớn về các đề tài miền núi như: Vợ chồng A-Phủ, Miền Tây, Người ven đô, Cát bụi chân ai....
-Hiện nay tuy đã ngoài 80 tuổi(1920), nhưng Tô Hoài vẫn khoẻ, vui, vẫn viết đều đặn. Ông là một trong những nhà văn hiện đại Việt Nam có số lượng tác phẩm nhiều nhất: hơn 150 cuốn.
SGK giới thiệu như thế nào về văn bản Bài học đường đời đầu tiên?
-Văn bản”Bài học đường đời đầu tiên”trích từ chương 1 của truyện Dế mèn phiêu lưu kí.
-Dế Mèn phiêu lưu kí được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Truyện gồm 10 chương kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé.Vốn quen sống độc lập từ thuở bé , khi trưởng thành, chán cảnh sống quẩn quanh bên bờ ruộng, Dế Mèn lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm hiểu biết và tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Dế Mèn đã đi qua nhiều nơi, gặp gỡ bè bạn muôn loài, thấy nhiều cảnh sống và cũng nhiều phen gặp gian nan, nguy hiểm, nhưng Dế Mèn không nản chí lùi bước. Dế Mèn là một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ, ham hiểu biết, trọng lẽ phải, khao khát lí tưởng và quyết tâm hành động cho những mục đích cao đẹp.
 Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích và tìm hiểu chung về văn bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV hướng dẫn học sinh cách đọc:
-Khi đọc đoạn Dế Mèn tự tả chân dung mình, cần đọc với giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú ý nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả.
-Khi đọc đoạn 2: Cần đọc giọng trịch thượng với Dế Mèn, giọng yếu ớt, rên rỉ của Dế Choắt, giọng đáo để, tức giận của chị Cốc.
-Đọc chậm, buồn, có phần bi thương với Dế Mèn khi đã hối hận.
Gọi 1 đến 3 Hs đọc
các bạn khác nhận xét.
GV yêu cầu HS giải thích một số từ khó
-Vũ:Vỗ cánh
-Trịch thượng: Ra vẻ bề trên , khinh thường người khác.
-Cạnh khoé: Không nói thẳng mà nói ám chỉ, vòng vo nhằm châm chọc, xoi mói.
HS tìm một số từ đồng nghĩa với từ tự đắc(Kiêu căng, kiêu ngạo, hợm hĩnh)
?Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Thuộc ngôi kể nào?
-Dế Mèn tự kể
-Ngôi kể thứ nhất
?Truyện kể theo ngôi này có tác dụng gì?
-Làm tăng tác dụng của biện pháp nhân hoá
-Phù hợp với việc Dế Mèn tự kể chuyện mình, tiện cho việc thể hiện suy nghĩ và cảm xúc.
-Làm cho câu chuyện trở nên thân mật, gần gũi, đáng tin cậy đối với người đọc.
* Văn bản Bài học đường đời đầu tiên có hai phần nội dung. Phần đầu: Miêu tả hình dáng tính cánh Dế Mèn. Phần sau: Kể về bài học đường đời đầu tiên. Em hãy xác định hai phần nội dung trên văn bản?
-Đoạn 1: Từ đầu đến: "đứng đầu thiên hạ rồi"
-Đoạn 2: Từ "Chao ôi, có biết đâu rằng" đến hết.
?Căn cứ vào những phương thức biểu đạt đã học’, em hãy cho biết đoạn 1 thuộc phương thức biểu đạt nào?Đoạn 2 thuộc phương thức biểu đạt nào?
-Phương thức miêu tả-tái hiện trạng thái sự vật, con người.
-Tự sự.
Hai đoạn với hai phương thức biểu đạt khác nhau nhưng đều thuộc một văn bản.Em hãy chỉ ra dấu hiệu liên kết hai đoạn?
?Đoạn văn này không chỉ có tác dụng liên kết về nội dung mà còn gợi cảm giác nha thế nào với người đọc?
?Đoạn văn này phù hợp với ngôi kể thứ nhất như thế nào?
-Liên kết bởi đoạn:”Chao ôi...không thể làm lại được”
-Tạo cảm giác tò mò, lôi cuốn người đọc, muốn tìm hiểu về việc không suy tính, lỡ xảy ra việc dại dội thì ân hận về sau của Dế Mèn.
 Hoạt động 3 Tìm hiểu nội dung văn bản:
 1-Hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
Ngày soạn: ........./1/2003
 Ngày dạy:........../1/2003
 Người soan:.......................................................
Tuần 20 Bài 19
Kết quả cần đạt:
* Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo cua5r cảnh thiên nhiên sông nước Cà Mau. Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước trong bài văn của tác giả.
* Củng cố , nâng cao kiến thức về phép tu từ so sánh đã học ở bậc tiểu học.
* Thấy được vai trò , tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.Biết cách vận dụng các yếu tố này trong khi viết bài văn miêu tả.
Tiết 77 Văn bản:
Sông nước Cà Mau
1-Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh :
Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo cảu thiên nhiên sông nước vùng Cà mau.
Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước của tác giả.
II-Các bước lên lớp.
1-Kiểm tra bài cũ:
1-Việc chọn ngôi kể trong bài”Dế Mèn phiêu lưu kí có tác dụng gì trong việc thực hiện chủ đề?
2-Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
?Bài học ấy được kể bằng câu chuyện hấp dẫn như thế nào?
?Em có suy nghĩ gì về câu nói cuối cùng của Dế Choắt?
2-Giới thiệu bài:(Phối hợp các biện pháp sau:
 a-Đọc bài thơ Mũi Cà Mau của nhà thơ Xuân Diệu
 b-Chỉ bản đồ vị trí địa lý mũi Cà Mau
 c-Xem đoạn băng hình về vùng đất mũi Cà Mau
 d-Giới thiệu chân dung Đoàn Giỏi và tác phẩm Đất rừng phương Nam.Nói thêm về bộ phim nhiều tập chuyển thể :Đất phương Nam.
 2-Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1 Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu khái quát văn bản.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HS đọc chú thích * trong SGK
HS đọc
SGK giới thiệu như thế nào về tác giả Đoàn Giỏi?
-Đoàn Giỏi(1925-1989) quê ở tình Tiền Giang, viết văn từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp(1946-1954).Tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ.
-GV bổ sung.
Chú thích trong SGK giới thiệu như thế nào về văn bản “Sông nước Cà Mau”
-Bài văn”Sông nước Cà Mau trích ưừ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.Tên bài do người biên soạn sách đặt.
Đất rừng phương Nam (1957) là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi.Truyện kể về quãng đời lưu lạc của bé An, nhân vật chính –tại vùng đất rừng U minh, miền Tây Nam bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua câu chuyện về cuộc đời lưu lạc của An, tác giả đưa người đọc đến với cảnh sống thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, độc đáo và cuộc sống của con người ở vùng cực Nam của Tổ quốc. Đất rừng phương Nam đem đến cho bạn đọc những hiểu biết phong phú và lòng yêu mến đối với thiên nhiên, con người ở vùng đất ấy.
GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản:
-Đoạn đầu đọc chậm, giọng miên man, đều đều, càng về sau tốc độ đọc nhanh dần, đến đoạn tả chợ đọc giọng vui, linh hoạt.
HS giải nghĩa một số từ khó, nhất là những từ địa phương.
?Đoạn trích Sông nước Cà Mau nằm trong cuốn truyện dài.Khi tách ra, nó vẫn được coi là văn bản.Vì sao?
-Gồm một chuỗi lời nói có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. 
?Vậy văn bản này có chủ đề thống nhất là gì?
-Văn bản tả cảnh quan vùng sông nước Cà mau.
?Để thực hiện mục đích giao tiếp là tái hiện lại cảnh quan vùng sông nước Cà Mau, tác giả vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp nào để thực hiện mục đích giao tiếp?
Phương thức miêu tả , mục đích tái hiện trạng thái sự vật.
Phương thức giải thích thuyết minh nhằm giới thiệu tên gọi của của các con kênh ở vùng Cà mau.
Với những đặc điểm như vậy, văn bản Sông nước Cà mau có bố cục như thế nào? Bố cục ấy tương ứng với trình tự miêu tả như thế nào?
-Đoạn 1:ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau
-Đoạn 2:Miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ
-Đoạn 3: Cảnh chợ trên dòng sông Năm Căn.
?ở đây, cảnh được cảm nhận và miêu tả trực tiếp. Căn cứ vào đâu để xác định như thế ?
-Nhân vật tôi trực tiếp quan sát cảnh sông nước cà Mau từ trên con thuyền và trực tiếp miêu tả.
?Cách miêu rả bằng quan sát và cảm nhận trực tiếp có tác dụng như thế nào?
-Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên một cách sinh động
-Người miêu tả có thể trực tiếp : quan sát, so sánh, liên tưởng, cảm xúc.
-Điểm nhìn để quan sát và miêu tả của người kể chuyện trong bài này là trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch vùng Cà Mau, đổ ra sông Năm Căn rộng lớn rồi dừng lại ở chợ Năm Căn.Tạo điểm nhìn như vậy của người miêu tả, tác giả có thể tái hiện lại cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên hợp lí.Từ vị trí trên thuyền, người viết có thể miêu tả lần lượt về các sông, rạch và cảnh vật hai bên bờ, có thể dừng lại miêu tả kĩ hoặc lướt qua, tuỳ thuộc vào ấn tượng mà cảnh vật ấy tạo ra ch ... GV bổ sung thành dàn ý 
-Có thể cho HS khá giỏi đối chiếu tình yêu nước cảm tính của Phrăng với tình yêu nước đầy trải nghiệm của thầy giáo Ha-men.
-Trang phục:trang trọng
-Thái độ:ân cần, dịu dàng
-Lời nói:thể hiện tâm nguyện , lời đề nghị thiết tha với HS hãy yêu quý giữ gìn và trau dồi tiếng Pháp
-Hành động , cử chỉ:đứng dậy, tái nhợt,ấn mạnh phấn viết dòng chữ :”Nước Pháp muôn năm”
-Dựa vào tường
-=>Nỗi đau của một người thầy , của một công dân , m, một hình ảnh lớn lao , đẹp đẽ về niềm tự hào ngôn ngữ dân tộc về tình yêu nước
Phân tích nhân vật phụ.(Bằng 1 hoạt động )
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
-Giao việc hoàn toàn cho HS bằng các hướng dẫn:
 +Tìm các chi tiết miêu tả nhân vật cụ già Hô-de và dân làng
 +Suy nghĩ về vai trò nghệ thuật của các nhân vật này
GV cho HS trình bày két quả và tham gia bình giảng cùng hS (Đây là lúc tạo chất văn cho bài dạy)
-Dân làng ngồi lặng lẽ
-Cụ Hô-de mang theo quyenr tập đánh vần cũ , cặp kính lớn đặt ngang trang sách
=>các nhân vật phụ cũng là một biểu hiện xúc động về tình yêu tiếng mẹ đẻ , tình yêu nước Pháp trong một tình huống đặc biệt thiêng liêng.
Ghi nhớ:(Bằng 1 hoạt động)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Giao cho HS chuẩn bị trong 2 phút những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm theo hướng dẫn 
 +Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật (Chú ý ở đây là nhân vật trẻ thơ)
 +Ngôn ngữ kể chuyện
 +Đặc tả những tình tiết, chi tiết 
 +Từ đó cho HS rút ra nội dung chủ đạo của tác phẩm
-Cho HS rút ra ghi nhớ (Phát biểu hoặc đọc SGK) 
-Miêu tả tâm lí nhân vật trẻ thơ rất sinh động , cuốn hút 
-Ngôn ngữ kể chuyện dung dị , nhẹ nhàng dù tác phẩm đề cập đến một vấn đề rát lớn là tình yêu nước
-Hệ thống chi tiết , tình tiết được sử dụng đã góp phần lớn trong việc thể hiện nội dung tác phẩm
Ghi nhớ :
*Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí:”Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...”
*Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thày giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
 Luyện tập :Tuỳ vào thời gian còn lại của tiết học 
1-Kể tóm tắt truyện
2-Viết đoạn văn miêu tả nhân vật Phrăng hoặc Ha-men trong buổi học cuối cùng 
(Bài tập này nhằm tích hợp dọc TLV-văn miêu tả )
Hoạt động 6:
 Hướng dẫn học bài ở nhà:
-Đọc bài đọc thêm :”Tiếng mẹ đẻ”(R.Gam –da –tốp)
-Tìm hiểu trước các ngữ liệu của tiết học nhân hoá (Có ôn lại kiến thức nhan hoá đã học ở bậc tiểu học)
bài soạn:tiếng việt
Bài 22:Tiết.
Nhân hoá
1- Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh :Nắm được khái niệm nhân hoá , các kiểu nhân hoá 
 Nắm được tác dụng chính của nhân hoá 
 Biết dùng các kiểu nhân hoá trong bài viết của mình
2-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
Bước 1:ổn định tổ chức lớp 
Bước 2:Kiểm tra bài cũ
-ở cấp tiểu học:các em đã được học nhân hoá 
HS 1:Em có thể lấy ví dụ có ử dụng nghệ thuật nhân hoá 
HS 2:Em hãy đặt một câu có sử dụng nhân hoá
HS 3:Em có thể tìm 1 câu văn trong văn bản “Buổi học cuối cùng có sử dụng nghệ thuật nhân hoá 
HS có thể thảo luận từ 5 đến 7 phút
Bước 3: Bài mới:
aGiới thiệu bài
b-Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm nhân hoá:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
-Hình thức:Hoạt động chung cả lớp:
-Cách thức tiến hành:(Thực hiẹn các lệnh qua câu hỏi )
 GV đọc bài tập 1-SGK trang 60
G:Bầu trời được tác giả gọi tên như thế nào?
H:Ông
G:Ông là từ gọi để chỉ ai?
HS:Người
GV:Quan sát đoạn thơ em có nhận xét gì về hoạt động của sự vật :Trời mía, kiến.
HS:Hoạt động của các sự vật rất giống với những hoạt động của con người
GV:Dùng cách gọi người để gọi tên cho vật , dùng hoạt động của người để miêu tả sự vật gợi trong em cảm xúc gì về vật đó?
HS:Em thấy vật trở nên gần gũi , gắn bó với con người , biểu thị được những hoạt động suy nghĩ tình cảm của con người
GV:Đó chính là điều ghi nhớ giúp các em hiẻu thế nào là nhân hoá.
GV cho một đến hai HS phát biểu
-Hướng hoạt động tích cực gây hứng thú cho HS :
+Hình thức:Chia nhóm (Chia thành 2 nhóm theo hai dãy bàn)
+GV giao nhiệm vụ:
Nhóm 1:+Thực hiện bài 12-SGK-61 với các “lệnh”được đặt ra
 +?So sánh cách diễn đạt ở bài tập 1-60 với cách diễn đạt ở bài tập 2-61?
 +?Từ cách so sánh trên, em thấy sử dụng nhân hoá có tác dụng gì?
Nhóm 2:+Chia tách một số em trả lời miệngư
 +Chọn 1-2 em lên viết bảng với dụ ý: 1 em sẽ tìm ví dụ trong văn bản “Buổi học cuối cùng”
 +Một em sẽ tìm ví dụ trong văn bản trước đó hoặc sau đó.
GV khái quát:Đây là những đoạn văn (đoạn thơ)có yếu tố miêu tả (Miêu tả nhan vật, hiện tượng).Em thấy tác dụng của nghệ thuật nhân hoá ở đây như thế nào?
GV(Tích hợp)Nghệ thuật nhân hoá rất cần thiết vận dụng khi làm bài văn miêu tả .Biết sử dụng nghệ thuật nhân hoá bài văn sẽ hay, sống động, có hồn, gợi cảm trong lòng người đọc.
1-Khái niệm nhân hóa
Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật ,cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người , biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. 
Hoạt động 2:Tìm hiểu các kiểu nhân hoá
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*Hình thức:
-Hoạt động chung cho cả lớp.
-HS tìm hiểu qua ngữ liệu:Bài 1 SGK-61
-Thực hiện các lệnh qua câu hỏi:
H dựa vào những từ in đậm , mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào?
HS1:a-Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
HS 2:bDungf từ vốn chỉ hoạt động , tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
HS 3:Trò truyện xưng hô với vật như đối với người 
(Hiện tượng tích hợp ngang:TV+Văn)
GV:Qua các văn bản đã học, em thấy các kiểu nhân hoá trên thường xuất hiện ở loại văn bản nào?
HS:Văn bản tự sự(Truyện dân gian)
GV:Em hãy lấy ví dụ.
(HS có thể tìm nhiều ví dụ gây được hứng thú trongười giờ học)
GV:Em nhắc lại có mấy kiểu nhân hoá?
HS ghi ghi nhớ 2
2-Các kiểu nhân hoá:
1-Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật
2-Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
3-Trò truyện xưng hô với vật như đối với người.
Hoạt động 3:luyện tập
Bài tập 1-SGK-62
Hình thức:làm chung cả lớp.
HS trả lời miệng theo yêu cầu của bài tập
Bài 3-62:
Hình thức:GV đưa cho HS một bản so sánh
Cách 1
Cách 2
Cô bé chổi rơm xinh xắn
Cái chổi rơm vào loại đẹp nhất
Cô có chiếc váy vàng óng
Chổi được tét bằng rơm 
 Qua đó em nhận xét cách viết nào biểu cảm hơn.Nhờ đâu mà có cách diễn đạt biểu cảm đó?
Bài 4-63
Hình thức :Chia nhóm
Nhóm 1:Thực hiện a,b
Nhóm 2:thực hiện c,d
Hoạt động 4:Hướng dẫn học tập ở nhá
HS làm bài tập 5-63
bài soạn:tập làm văn
Bài 22:Tiết.
Phương pháp tả người
1- Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh :+Nắm được cách tả người và bố cục , hình thức một đoạn, một bài văn tả người.
 +Luyện kĩ năng quan sát và lựa chọn , kĩ năng trình bày những quan sát lựa chọn theo một thứ tự hợp lý.
2-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
Bước 1:ổn định tổ chức lớp 
Bước 2:Kiểm tra bài cũ
? Muốn làm bài văn tả cảnh tốt ta phải làm gì?
?Nêu bố cục?
Bước 3: Bài mới:
aGiới thiệu bài
b-Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Hoạt động 1:Tìm hiểu đoạn văn tả người 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Giao cho Hs đọc đọc ba đoạn văn và tìm hiểu nội dung câu hỏi .
H:Đoạn văn a tả ai?
)
H Qua đặc điểm đó , em hiểu dượng Hương Thư là người như thế nào?
()
H Đoạn văn b tả ai?Nêu đặc điểm Cai Tứ ?
H:Đoạn văn 3 tả ai?Từ ngữ thể hiện đặc điểm nổi bật của nhân vật?
I-Phương pháp viết đoạn văn, bài văn tả người
Đoạn văn 1:Tả dượng Hương Thư
+Đặc điểm :dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc bắp thịt, hai hàm răng , quai hàm ...cặp mắt ...như một hiệp sĩ
+Người khoẻ mạnh,rắn chắc, vững vàng
Đoạn văn 2:tả Cai Tứ
+Đặc điểm :Người thấp, gầy, tuổi 40-45. hai má hóp,mắt gian hùng như cố giấu diếm , đậy điệm.
=>Cai Tứ là con người 40-45 tuổi, tính tình gian giảo, xảo quyệt
Đoạn 3:Tả ông Quắn Đen và Cả Ngũ.
+Quắn Đen:lăn xả, đánh ráo riết , dùng sức lực dồn tả đánh hữu
=>khoẻ mạnh rắn chắc,vô tư 
+Cản Ngũ:Lờ đờ,chậm chạp, hai tay dang rộng,bước hụt,...mất đà...chưa ngã, đứng như trời trồng...thò tay xuống nắm lấy khố nhấc bổng...
Hoạt động2 :Thảo luận kết quả
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
?Trong mỗi đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc hoạ nhân vật, , đoạn nào tả người gắn với công việc?
HS thảo luận: Yêu cầu lựa chọn chi tiết ở mỗi đoạn có khác nhau không?Khác nhau như thế nào?Lựa chọn bằng cách nào?(Quan sát, lựa chọn những chi tiết đặc sắc tiêu biểu ) 
Hoạt động3 :GV chốt lại kết quả thảo luận
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
G chốt lại kết quả thảo luận
Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ thứ nhất
Ghi nhớ:
*Muốn tả người cần:
-Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc)
-Quan sát lựa chọn những chi tiết tiêu biểu
-Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự
Hoạt động4 :Tìm hiểu bố cục bài văn tả người
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS tìm hiểu đoạn c
?Em hãy nêu bố cục đoạn c?
H-Bố cục này tương ứng với bố cục bài viết Tập làm văn như thế nào, nội dung chính của từng phần?
?Vậy bài văn tả người thường có bố cục như thế nào?Nội dung chính của từng phần?
HS nêu ghi nhớ 2
II-Bố cục bài văn tả người 
+Từ đầu...âm thầm:Giới thiệu Quắn Đen và Cả Ngũ
+Tiếp ...vựng dậy:Mô tả hai nhân vật trong cuộc thi đấu
+Còn lại:Nhận xét của tác giả
Ghi nhớ :
* Bố cục bài văn tả người gồm có ba phần:
+Mở bài:giới thiệu người được tả
+Thân bài:Miêu tả chi tiết :ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói...
+Kết bài:Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
Hoạt động :Luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
+Giao việc cho HS chuẩn bị ra nháp bài tập 1và 2
Chia ba nhóm ở bài tập 1.
+Gọi HS trình bày.
H-Khi tả em bé lúc 5 tuổi cần tả đặc điểm nào?
-Độ cao, béo gầy, nước da,khuôn mặt, tóc, tính tình.
H-Khi tả cụ già cao tuổi cần tập trung vào đặc điểm nào?
-Nước da, ánh mắt, nụ cười, dáng vóc, bàn tay gân guốc, mái tóc bạc...
H-Tả cô giáo?
-Quần áo, nét mặt,giọng nói, dáng vóc, mái tóc.
+Gọi Hs trình trình bày bài tập 2:
+Liên tưởng so sánh đặc diểm cuả em bé
-Khuôn mặt bé bầu bĩnh, đôi mắt long lanh sáng như sương sớm , cái miệng cười tươi như hoa.
+Nhận xét và sửa chữa câu văn
Hoạt động :Hướng dẫn hạc tập ở nhà.
-Nắm vững các nội dung bài học
-Viết đoạn văn tả em bé (8-10 câu)

Tài liệu đính kèm:

  • docV6(5).doc