Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 19 đến 24 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Hương

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 19 đến 24 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Hương

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Tiếp tục giúp học sinh hiểu:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.

- Dế Mèn: Một hình ảnh đẹp củatuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựngnhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

2. Kĩ năng:

 - Văn bản truyện hiện đại có nhiều yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

 - Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

 - Vận dụng các biệnphápnghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả.

3.Thái độ:

 - Giáo dục HS không nên kiêu căng, sốc nổi, bồng bột có thể làm hại đến người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời, cần sống đoàn kết với mọi người.

 B/ CHUẨN BỊ:

 1.Thầy: -Đọc SGK, SGV, soạn bài,

 2. Trò: Đọc SGK, ôn bài

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, bình giảng, khai thác kênh hình

D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

* Ổn định lớp:

* Kiểm tra : Tóm tắt đoạn trích.

* Bài mới:

 

doc 56 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 19 đến 24 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/12/2011 
Tuần19 : Tiết 73
Học kỳ II
Văn bản :
Bài học đường đời đầu tiên
(Tác giả: Tô Hoài)
 A/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn: Một hình ảnh đẹp củatuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựngnhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
	- Văn bản truyện hiện đại có nhiều yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
	- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
	- Vận dụng các biệnphápnghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả. 
3.Thái độ:
	- Giáo dục HS không nên kiêu căng, sốc nổi, bồng bột có thể làm hại đến người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời, cần sống đoàn kết với mọi người.
 B/ Chuẩn bị:
 1.Thầy: -Đọc SGK, SGV, soạn bài,
 2. Trò: Đọc SGK, ôn bài
C. phương pháp: 
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, bình giảng, khai thác kênh hình
d/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra : Vở soạn bài của học sinh.
* Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 Đọc chú thích *
 Nêu những nét chính về cuộc đời & sự nghiệp nhà văn Tô Hoài?
Giáo viên có thể giới thiệu cho các em 1 số tác phẩm của Tô Hoài.
 Qua chuẩn bị bài ở nhà, em có thể cho biết tác phẩm viết về đề tài gì? Gồm mấy chương?
 Em có thể nêu ngắn gọn nội dung tác phẩm.
Nêu vị trí của đoạn trích trong tác phẩm?
- Đọc hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, chú ý nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả khi Dế Mèn tả chân dung mình.
- Giọng trịch thượng – Dế Mèn trêu chị Cốc.
- Giọng chậm, buồn, sâu lắng, có phần bi thương – Dế mèn hối hận.
- Chú ý những đoạn đối thoại. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất theo lời của nhân vật chính? Tác dụng?
 Tóm tắt đoạn trích?
(Giáo viên gọi học sinh tóm tắt tiếp sức).Giáo viên kiểm tra lại chú thích trong SGK.
 Văn bản có thể gồm mấy đoạn? Xác định giới hạn và nêu nội dung chính từng đoạn?
Ngay từ đầu văn bản, người đọc đã được nghe những lời tự giới thiệu của chàng Dế Mèn?
 Vậy “Chàng Dế  tráng” ấy đã hiện lên qua những nét miêu tả cụ thể nào? Về hình dáng, hoạt động?
 Khi miêu tả hình ảnh “Chàng Dế” tác giả đã sử dụng nhiều từ loại, loại từ nào?
 Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả?
 Cách miêu tả như vậy có tác dụng gì?
=>Hình ảnh nhân vật hiện lên rõ nét, thêm sinh động, vừa miêu tả hình dạng chung, vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng.
 Và qua lời miêu tả ấy, em hình dung ra hình ảnh Dế Mèn như thế nào?
 Có ý kiến cho rằng: Mang vẻ đẹp như vậy nên Dế Mèn có quyền “lấy làm hãnh diện với bà con về vẻ đẹp của mình”. Em có ý kiến như thế nào?
Và ở Dế Mèn điều đó đã được thể hiện như thế nào?
 Đứng trước hình ảnh Dế Mèn trong đoạn I. Em có thái độ, tình cảm ra sao?
=>Tất cả những tình cảm đó được tạo nên khi ta được chứng kiến những chi tiết miêu tả rất đặc sắc với nghệ thuật nhân hoá tài tình
Vậy theo em chi tiết nào là đặc sắc, thú vị nhất, vì sao?
 Vậy em có thể tìm câu văn liên kết đ1 & đ2 ? 
=>Đây là một chi tiết rất quan trọng, chúng ta thường bị lúng túng và không thành công khi thực hiện thao tác chuyển ý, liên kết đoạn.
 Tính cách của Dế Mèn như thế nào?
i. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
- Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, (1920), lớn lên ở Nghĩa Đô - Hoài Đức – Hà Tây(Cầu Giấy – Hà Nội). Ông viết văn từ trước CMT8/1945, viết nhiều thể loại, rất thành công về miêu tả, văn viết cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký.
- In lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc của Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi.
- Tác phẩm gồm 10 chương.
3. Đoạn trích "Bài học ..."
- Trích từ chương I.
ii. Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc - kể tóm tắt:
- Tạo nên sự thân mật, gần gũi giữa người kể và bạn đọc; dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ, thái độ của nhân vật đối với những gì xảy ra ở xung quanh & đối với chính mình.
GV đọc đoạn đầu.
Gọi HS đọc tiếp đến hết. 
Gọi HS tóm tắt lại truyện.
2. Chú thích:
Tìm hiểu các chú thích SGK.
3. Bố cục: 2 đoạn.
+ Đ1: Từ đầu “Đứng đầu thiên hạ rồi”:Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
+ Đ2: Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
4. Phân tích:
a) Hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
“Tôi là một chàng Dế thanh niên cường tráng”.
+ Hình dáng:
- Đôi càng nhẵn bóng; 
- Vuốt: Cứng, nhọn hoắt;
- Đôi cánh: dài; đầu to nổi từng tảng; hai răng đen nhánh;
- Râu: dài uốn cong.
+ Hành động: Đạp phanh phách, vỗ cánh phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu.
=> Dùng nhiều động từ, tính từ, từ láy.
=> Lần lượt miêu tả từng bộ phận cơ thể gắn miêu tả hình dáng và miêu tả hành động.
=> Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, đầy sức sống, tự tin, yêu đời của Dế Mèn.
(Học sinh thảo luận)
- Đúng: Đó là t/c chính đáng.
- Không nhất trí: Nếu không xác định được rõ ràng thì tình cảm ấy rất gần với thói kiêu căng, tự phụ, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi, gây hại cho bản thân và mọi người.
 (HS thảo luận)
- Yêu quý: sống tự lập, có vẻ đẹp
- Bực mình: Quá kiêu căng, .
(Học sinh tự lựa chọn)
 Có thể nói một nét đặc sắc khác của văn bản này không chỉ ở các chi tiết hình ảnh miêu tả mà ở khả năng tạo liên kết giữa các đoạn.
- Câu văn liên kết: “Chao ôi! Có biết đâu rằng lại được”.
+ Tính cách:
- Đi đứng oai vệ, cà khịa với bà con trong xóm .
- Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
=> Quá kiêu căng, hợm hĩnh, không tự biết mình.
 * Hướng dẫn về nhà :
	-Soạn Bài phần còn lại.
- Đọc thêm những chương khác của “Dế Mèn phiêu lưu ký”.
- Học tập nghệ thuật miêu tả của tác giả Tô Hoài.
- Viết đoạn văn: Hình dung tâm trạng của Dế Mèn khi đứng lặng hồi lâu trước nấm mộ của Dế Choắt.
- Các nhóm tập đọc phân vai.
Ngày soạn: 30/12/2011 
 Tiết 74
Văn bản 
Bài học đường đời đầu tiên (Tiếp)
(Tác giả: Tô Hoài)
A/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Tiếp tục giúp học sinh hiểu:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn: Một hình ảnh đẹp củatuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựngnhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
	- Văn bản truyện hiện đại có nhiều yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
	- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
	- Vận dụng các biệnphápnghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả. 
3.Thái độ:
	- Giáo dục HS không nên kiêu căng, sốc nổi, bồng bột có thể làm hại đến người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời, cần sống đoàn kết với mọi người.
 B/ Chuẩn bị:
 1.Thầy: -Đọc SGK, SGV, soạn bài,
 2. Trò: Đọc SGK, ôn bài
C. phương pháp: 
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, bình giảng, khai thác kênh hình
d/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra : Tóm tắt đoạn trích.
* Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Người hàng xóm đầu tiên trong cuộc sống tự lập của Dế Mèn là Dế Choắt. Hãy xem Dế Mèn nhìn Dế Choắt bằng con mắt như thế nào?
 Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ra sao?
 Qua đó chúng ta dễ dàng nhận ra hình ảnh Dế Choắt trong cái nhìn của Dế Mèn?
 Sự việc đã xảy ra ?Tại sao Dế Mèn làm như vậy.Đó là hành động mang tính chất như thế nào.Vì sao em lại có đánh giá như vậy?
 Sau sự việc đáng tiếc xảy ra với Dế Choắt, Dế Mèn có thái độ như thế nào?
 Thái độ ấy giúp chúng ta hiểu thêm nét tính cách nào ở Dế Mèn?
 Và em hãy hình dung Dế Mèn đã có tâm trạng như thế nào khi đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ của Dế Choắt?
Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
 Văn bản đã có những đặc điểm nghệ thuật gì nổi bật?
 (Tưởng tượng trên cơ sở sự thật).
* Học sinh đọc ghi nhớ (SGK) 
 Đọc câu cuối của đoạn trích và em cảm nhận được nét đặc sắc gì?
4. Phân tích:
a) Hình dáng, tính cách của Dế Mèn.
b) Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
* Dế Choắt – Người hàng xóm đầu tiên của Dế Mèn. Như một gã nghiện thuốc phiện, cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ, có lớn mà không có khôn, 
* Thái độ của Dế Mèn.
- Gọi là “chú mày” (mặc dù bằng tuổi).
- Hếch răng, xì một hơi rõ dài, mắng không chút bận tâm, 
=> Dế Choắt yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh trong cái nhìn của Dế Mèn.
- Dế Mèn trêu chị Cốc => Muốn ra oai với Dế Choắt, đó không phải là hành động dũng cảm mà là hành động ngông cuồng.
- Khi nghe Cốc mổ Dế Choắt: Khiếp, nằm in thin thít.
- Dế Choắt bị chị Cốc hiểu lầm, mổ đau => Dế Mèn hốt hoảng lo sợ bất ngờ về cái chết và lời khuyên của Dế Choắt.
=> Dế Mèn còn có tình cảm đồng loại, còn biết ăn năn, hối lỗi.
(H/s tự do thảo luận).
- Nên biết sống đoàn kết, thân ái với mọi người. kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải ân hận suốt đời.
iii. ý nghĩa của truyện:
- Bài học đầu tiên của Dế Mèn là tác hại của tính nghịch ranh, ích kỷ. Hống hách hão trước người yếu nhưng lại hèn nhát trước kẻ mạnh, không tính đến hậu quả ra sao.
Bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
- Truyện được viết theo lối đồng thoại, loài vật cũng biết suy nghĩ, nói người. Phép nhân hoá tài tình dựa trên những am hiểu kỹ càng về loài vật.
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả sinh động, sắc nét khiến hình ảnh nhân vật hiện lên sinh động và hấp dẫn.
iv. Luyện tập:
- Câu cuối của đoạn trích vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa sâu sắc.
=>Đây là lối kết thúc vừa có khả năng gói kết sự việc lại vừa mở ra hướng suy nghĩ
 * Hướng dẫn về nhà :
- Đọc thêm những chương khác của “Dế Mèn phiêu lưu ký”.
- Học tập nghệ thuật miêu tả của tác giả Tô Hoài.
- Viết đoạn văn: Hình dung tâm trạng của Dế Mèn khi đứng lặng hồi lâu trước nấm mộ của Dế Choắt.
- Các nhóm tập đọc phân vai.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: “Phó từ”
---------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 30/12/2011 
 Tiết 75
Tiếng Việt
 Phó từ
A/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu: khái niệm phó từ.
- Hiểu ý nghĩa khái quát của phó từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (Khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữpháp của phó từ)
- Các loại phó từ.
2. Kĩ năng:
- Biết đặt câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
- Nhậnbiết các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đặt câu.
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức sử dụng tiếng Việt đúng tropng học sinh.
 B/ Chuẩn bị:
 1.Thầy: -Đọc SGK, SGV, soạn bài,
 2. Trò: Đọc SGK, ôn bài
C. phương pháp: 
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, bình giảng, phân tích, tổng hợp, khái quát
 d/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các loại từ em đã được học? Xác định các từ loại trong VD ?
“ Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách trịch thượng và chế giễu”
* Bài mới:
Hoạt động của thầ ... .
- "Bác vẫn ngồi đinh ninh
 Chòm râu im phăng phắc".
=> Hình ảnh ẩn dụ => Ngợi ca hình ảnh của Bác trong lòng quân dân Việt Nam.
 - "Bác thương đoàn dân công
.............................................."
 " Càng thương càng nóng ruột
 Mong trời sáng mau mau."
=> Sung sướng mênh mông. 
=> Hiểu được lòng Bác, hiểu được tình thương giản dị mà mênh mông của Bác.
=>Nhận ra tình thương yêu mênh mông, sâu nặng, sự chăm lo ân cần chu đáo của Bác >< chiến sỹ, đồng bào, anh đội viên như thấy mình lớn lên trong ánh sáng đạo đức cao đẹp của Bác, cảm nhận hạnh phúc được sống bên Bác, được làm theo gương Bác.
- " Thức luôn cùng Bác"
=> Tình thương yêu mênh mông của Bác đã giúp anh đội viên như lớn lên về tâm hồn và tình cảm.
"Vì một lẽ thường tình
 Bác là Hồ Chí Minh."
=> Việc Bác không ngủ vì lo cho dân cho nước là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, vì Bác là Hồ Chi Minh, là lãnh tụ của dân tộc ta, người Cha thân yêu của quân đội ta; Cuộc đời người là "vì nước vì non". Vẻ đẹp trong phẩm chất đạo đức của Người là sự hài hoà giữa vĩ đại và giản dị, càng vĩ đại càng giản dị và chính sự giản dị làm nên sự vĩ đại.
4. Tổng kết:
- Thể thơ 5 chữ, gieo vần liền, ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, thơ trữ tình có yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Sử dụng nhiều từ láy gợi tả, biện pháp nghệ thuật so sánh đặc sắc.
- Hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng.
=> Tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác >< bộ đội, nhân dân và niềm kính yêu, cảm phục của người chiến sỹ đối với Bác.
* Đọc ghi nhớ (SGK)
HS đọc ghi nhớ
GV nhắc lại.
Iii. luyện tập: 
- Viết đoạn văn miêu tả hình ảnh Bác Hồ.
- Sưu tầm nhưng đoạn thơ, đoạn văn viết về Bác Hồ.
 * Hướng dẫn về nhà :
 - Thuộc bài thơ.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ.
 - Từ những cảm nhận của anh đội viên về Bác, viết đoạn văn m/tả h/ ảnh Bác Hồ.
 - Chuẩn bị bài phần tiếp theo: “ẩn dụ”; “Luyện nói về văn miêu tả”.
.
Ngày soạn: 04/ 02/ 2012
Tiết 95
Tiếng Việt
ẩn dụ
A/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
 	Giúp h/sinh: 
- Nắm được khỏi niệm ẩn dụ, cỏc kiểu ản dụ.
- Hiểu được tỏc dụng của ẩn dụ.
- Biết vận dụng kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc- hiểu văn bản và viết bài văn miờu tả.
2.Kĩ năng:
- Bước đầu nhận biết và phõn tớch được ý nghĩa cũng như tỏc dụng của phộp tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
- Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và núi.
3. Thái độ: 
	- Giáo dục ý thức sử dụng tiếng Việt trong khi nói và viết 
B/ Chuẩn bị:
 1.Thầy: - Đọc SGK, SGV, soạn bài,
 - Bảng phụ
 2. Trò: - Đọc SGK, soạn bài
c/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Bài tập trắc nghiệm.
1) Phép nhân hoá trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào:
"Vì mây ... 
 ................."
A. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
B. Dùng những từ vốn chỉ hành động của người để chỉ hành động của vật.
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
2) Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá:
A. "Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
 Sông mở nước ôm tôi vào dạ"
 (Tế Hanh).
B. "Lưng trần phơi nắng, phơi sương
 Có manh áo cộc tre nhường cho con"
 (Nguyễn Duy).
C. "Tiếng suối trong như nước ngọc tuyền"
 (CLV).
=> Từ ví dụ b -> g/v phân tích -> chỉ ẩn dụ.
* Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 H/s đọc ví dụ:
 Trong khổ thơ, cụm từ "Người Cha" được dùng để chỉ ai ?
 Vì sao có thể ví "Người Cha" với "Bác Hồ" 
 Cách nói này giống và khác gì với phép so sánh ?
Vậy em hiểu ẩn dụ là gì ?
 ẩn dụ có tác dụng gì ?
Bài tập nhanh:
Xác định ẩn dụ và tác dụng của nó trong ví dụ sau:
Lưu ý: ẩn dụ đi liền với nhân hoá: "Lưng trần phơi nắng ..."
Các kiểu ẩn dụ.
- G/v giải thích các từ ngữ: cách thức, hình thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác.
 Phát hiện các hình ảnh ẩn dụ trong các ví dụ ?
 Nối hình ảnh ẩn dụ với tên gọi các kiểu ẩn dụ:
Bài tập nhanh
Xác định và gọi tên kiểu ẩn dụ:
-"Thuyền về có nhớ bến chăng
...................................................."
-....................................................
.......................................................
I. ẩn dụ là gì?
1. Ví dụ: (SGK tr 68)
2. Nhận xét: 
- Cụm từ "Người Cha" được dùng để chỉ "Bác Hồ" vì giữa "Người Cha" và "Bác Hồ" có những nét tương đồng về tuổi tác, tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo ...
- Giống phép so sánh: Đưa ra đối chiêú sự vật có nét tương đồng.
- Khác phép so sánh: Chỉ đưa ra hình ảnh so sánh còn ẩn đi hình ảnh được so sánh.
=> Đó là cách nói ẩn dụ. 
3. Ghi nhớ: SGK tr 68. 
Học sinh đọc nhiều lần ghi nhớ.
Giáo viên nhắc lại để khắc sâu.
- ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Dùng hình ảnh ẩn dụ "Người Cha" có tác dụng n/t/n ? (G/v bình).
" Người là Cha, là Bác, là Anh"
 (Tố Hữu).
Ii. các kiểu ẩn dụ:
1. Ví dụ - Nhận xét: 
- "thắp" : ẩn dụ cách thức.
 "lửa hồng" : ẩn dụ hình thức.
 " nắng giòn tan": ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
 "Người Cha": ẩn dụ phẩm chất.
* Ghi nhớ: ( SGK)
Học sinh đọc nhiều lần ghi nhớ.
Giáo viên nhắc lại để khắc sâu.
+ Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp: 
- ẩn dụ hình thức
- ẩn dụ cách thức
- ẩn dụ phẩm chất
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
 Iii. luyện tập:
 Bài tập 1: 
 - Xác định cách diễn đạt ?Tác dụng của cách sử dụng so sánh, ẩn dụ.
 - So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt:
 + Cách 1: diễn đạt bình thường.
 + Cách 2: sử dụng so sánh.
 + Cách 3: sử dụng ẩn dụ.
 =>Cách 2 và 3 tạo cho câu thơ có tính hình tượng, biểu cảm cao hơn cách 1; nhưng cách 3 làm cho ý thơ có tính hàm súc cao hơn
 Bài tập 2: 
 - Xác định hình ảnh ẩn dụ? Kiểu ẩn dụ? Tác dụng của việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ trong mỗi ví dụ?
 a) ăn, quả, kẻ trồng cây.
 b) mực, đen; đèn, sáng.
 c) thuyền, bến.
 d) Mặt Trời.
 * Phân tích (d ):
 - Mặt trời tự nhiên được nhân hoá: đi
 - Mặt trời trong lăng: Hình ảnh ẩn dụ, ngầm chỉ Bác Hồ.
 =>ơ sở của sự liên tưởng đó là: Bác Hồ đã đem lại cho đất nước và dân tộc những thành quả của cách mạng vô cùng to lớn, âm áp, tươi sáng như ánh mặt trời. Thể hiện lòng kính yêu, biết ơn và sự ngưỡng vọng của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ. 
 Bài tập 3: - Xác định các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác? Tác dụng? 
 a) Mùi hồi chín.
 b) ánh nắng chảy.
 c) Tiếng rơi mỏng.
 d) Cơn mưa rào ướt tiếng cười.
=> Tác dụng: (a ) - Liên tưởng mới lạ.
 (b) - Liên tưởng mới lạ.
 (c) - Liên tưởng mới lạ, đọc đáo, thú vị.
 (d) - Liên tưởng mới lạ, sinh động.
 Bài tập 4:- Xác định hình ảnh ẩn dụ nhằm gợi liên tưởng đến:
	+ Thủ đô Hà Nội (trái tim của Tổ quốc).
	+ Tuổi trẻ (xuân).
	- Viết đoạn văn ngắn có 2 hình ảnh ẩn dụ trên.
 Bài tập 5:
	- Chính tả nghe - viết: Buổi học cuối cùng. (GV đọc cho HS viết chính tả)
 Bài tập 6:
 Hình ảnh ẩn dụ rau răm trong 2 câu ca dao sau có gì giống nhau và khác nhau?
 a. Gió đưa cây cải về trời
 Rau răm ở lại chịu lời đắng cay
 b. Con cò ăn bãi rau răm
 Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai?
 ( HS thảo luận nhóm đẻ làm BT này)
 * Hướng dẫn về nhà :
 - Học, hiểu bài.
 - Tập viết đoạn văn có sử dụng ẩn dụ.
 - Làm BT trong sách BTNV.
 - Tự xây dựng các h/ảnh ẩn dụ và sưu tầm các câu văn, đoạn văn có h/ ảnh ẩn dụ.
 - Hoàn thành bài tập.
 - Chuẩn bị bài phần tiếp theo: “Luyện nói về văn miêu tả”.
..
Ngày soạn: 04/ 02/ 2012 
Tiết 96
Tập làm văn
 luyện nói về văn miêu tả
A/ Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:
 	- Củng cố phương phỏp làm bài văn tả người: lập dàn ý, dựa vào dàn ý để phỏt triển thành bài núi.
- Rốn kĩ năng núi theo dàn bài.
- Phương phỏp làm một bài văn tả người.
- Cỏch trỡnh bày miệng một đoạn (bài) văn miờu tả: núi dựa theo dàn bài đó chuẩn bị.
2.Kĩ năng 
- Sắp xếp những điều đó quan sỏt và lựa chộn theo một thứ tự hợp lý.
- Làm quen với việc trỡnh bày miệng trước tập thể: núi rừ ràng, mạch lạc, biểu cảm 
- Trình bày trước tập thể bài văn miêu tả một cách tự nhiên.
 	- Tích hợp với phần văn ở văn bản : “Đêm nay Bác không ngủ”, với phần tiếng Việt ở khái niệm so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.
3. Thái độ:
	- Học sinh có ý thức làm bài văn miêu tả 
B/ Chuẩn bị:
 1.Thầy: - Đọc SGK, SGV, soạn bài,
 - Bảng phụ
 2. Trò: - Đọc SGK, soạn bài
c/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
* Bài mới:
 Kể lại diễn biến của bước tự kiểm tra vào giờ truy bài buổi học hôm nay (h/s kể miệng, nhận xét).
 ý nghĩa của việc trình bày miệng (luyện nói).
Yêu cầu của giờ luyện nói:
 (G/v nhắc lại những ý cơ bản).
G/v giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị các bài tập 1, 2, 3.
 Sau đó đại diện nhóm trình bày miệng kết quả thảo luận.
Bài tập 1:
* Quang cảnh lớp học trong buổi học cuối cùng.
 - Giờ học gì ? 
 (Giờ học Pháp Văn - phần tập viết).
 - Thầy Ha-men làm gì ?
 (Chuẩn bị những tờ mẫu mới tinh ...)
 (Có thể tả thêm đôi nét về trang phục và thái độ của thầy).
 - H/s của thầy làm gì ? 
 (Chăm chú, im phăng phắc ...)
 - Không khí của trường lớp lúc ấy ?
 - Âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý ?
 (Có thể nêu liên tưởng của em từ âm thanh, tiếng động ấy).
Bài tập 2:
* Tả miệng chân dung thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng.
+ Lưu ý các chi tiết:
Dáng người ?
Nét mặt.
Trang phục.
Giọng nói.
Lời nói.
Hành động. 
Cách cư sử của thầy.
Từ đó, em hiểu thầy là người n/t/n ?
Cảm xúc của em về hình ảnh thầy Ha-men ?
Bài tập 3:
* Tả hình ảnh thầy giáo trong giây phút xúc động gặp lại người học trò cũ sau nhiều năm xa cách.
Mở bài:
 + Em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ nhân ngày 20/11; Tâm trạng của em.
Thân bài: 
+Tả hình ảnh thầy trong giây phút xúc động:
+ Thầy đón tiếp n/t/n ?
+ Khi nhận ra học trò cũ, thầy có biểu hiện gì khác thường:
Nỗi vui mừng đột ngột hiện lên trên gương mặt, thái độ và cử chỉ của thầy.
Nỗi vui mừng lắng lại trong tình thầy trò sâu nặng khi thầy cùng mẹ em ôn lại kỷ niệm xưa.
=>Niềm tin tưởng ánh lên trong đôi mắt khi thầy tiễn mẹ em ra về.
+ Câu nói nào của thầy làm em nhớ nhất ?
Kết bài:
+ Phút chia tay n/t/n ?
+ Hình ảnh thầy trong trái tim em.
* Sau khi học sinh chuẩn bị bài theo các nhóm, g/v gọi đại diện trình bày phần chuẩn bị - nhận xét, sửa, cho điểm.
* Hướng dẫn về nhà :
- Nói về ngày sinh nhật năm ngoái của em?
- Tự kể về bản thân trong tiết sinh hoạt lớp đầu năm học lớp 6?
 (Yêu cầu làm dàn ý rồi tự tập nói nhiều lần)
- Viết thành văn bài tập 2, 3.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: “Tập làm thơ lục bát”
- Chuẩn bị làm bài kiểm tra văn học 45 phút.
Ngày tháng . năm .
Nhận xét của tổ chuyên môn
Phạm Thị Hường

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 - TUAN 19 - 24.doc