Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

-Khái niệm,ý nghĩa khái quát,đặc điểm ngữ pháp của tính từ.

-Các loại tính từ.

B. CHUẨN BỊ :

- GV: giáo án ,bảng phụ

- Hs: Đọc ví dụ

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:vấn đáp,động não,thực hành.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Vb " Mẹ hiền dạy con" có mấy sự việc? ý nghĩa của văn bản?

3. Bài mới:

 

doc 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 16: Ngày soạn: 29 - 11 - 2011. 
 Ngày dạy: 06 - 12 - 2011.
Tiết 58: 	 
cụm động từ
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
 -Hiểu nghĩa.chức năng ngữ phápcủa cụm động từ. 
 - Hiểu đựơc cấu tạo của cụm động từ.ý nghĩa của phụ trước,phụ sau trong cụm danh từ.
2.Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vận dụng cụm động từ khi nói và viết.
-Sử dụng hợp lí trong giao tiếp.
3.Thái độ:
 - Vận dụng đúng hoàn cảnh giao tiếp.
-Tích cực trau dồi vốn từ.
B. Chuẩn bị : 
 - Gv: giáo án ,bảng phụ .
 - Hs: đọc ví dụ 
C. phương pháp và kĩ thuật dạy học:động não,vấn đáp,thảo luận,thực hành.
D.tiến trình lên lớp:
 1. ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là động từ? Nêu đặc điểm của động từ.
 3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
HS đọc ví dụ (147)
Xác định động từ ?
GV treo bảng phụ ghi VD1(147), hướng dẫn HS phân tích VD.(vấn đáp)
Chỉ ra các phụ ngữ của từng động từ ?
 Đã đi nhiều nơi
 PT ĐT PS
 Cũng ra những câu đố oái oăm
- Nếu lược bỏ các từ in đậm (phụ ngữ), câu có nghĩa không ?(GV xoá in đâm)
à viên quan ấy đi đến đâu quan ra à câu tối nghĩa (vô nghĩa)
Vậy vai trò của các từ ngữ in đậm (phụ ngữ) như thế nào ?
Em hãy tìm 1 -2 động từ rồi thêm phụ trước, phụ
sau để tạo thành cụm động từ.(thảo luận)
VD: Học à đang học ở lớp
 à Nam đang học ở lớp
 làm à đang làm bài tập
 à Nam đang làm bài tập.
? Em hiểu thế nào là cụm động từ ?
? so với động từ thì cụm động từ về mặt ý nghĩa và hoạt động của nó trong câu như thế nào ?
HS trao đổi --< nêu nhận xét.
VD1 Học
VD2 Đang học ở lớp
?Phần VD nào có ý nghĩa đầy đủ hơn ? Cấu tạo của nó như thế nào ? (VD2)
HS đọc ghi nhớ 1(148)
? Xét về mặt ngữ pháp, cụm động từ có đặc điểm gì ?
Câu có động từ
Nam đang làm bài tập
CN VN ĐT
- HS vẽ mô hình cấu tạo của cụm động từ trong câu đã dẫn ở phần I.
- Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm động từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho động từ trung tâm những ý nghĩa gì ?
- Hãy tóm tắt ý nghĩa của các phụ ngữ trước, phụ ngữ sau của phần trung tâm: Động từ 
HS rút ra bài học ghi nhớ 2 (148)
GV khái quát toàn bộ bài học
nội dung cần đạt
I. Cụm động từ
1. Ví dụ (SGK..147)
2, Nhận xét
- đã, đi <-- nhiều nơi
- cũng, ra <-- những câu đố
Đã, nhiều nơi, cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
à bổ sung ý nghĩa cho động từ.
3. Ghi nhớ 1(148)
- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.
(làm vị ngữ như động từ, khi làm Cn không + phụ trước)
II. Cấu tạo của cụm động từ.
Mô hình cụm động từ.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
cũng/ còn/ đang/ chưa
tìm
được/ ngay/ câu trả lời
b. Trong cụm động từ:
- Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động
- Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động
* Ghi nhớ(Sgk)
III. Luyện tập(thực hành)
Bài 1: (148) Tìm các cụm động từ trong câu sau:
GV treo bảng phụ ghi BT - HS lên gạch chân dưới các cụm động từ.
a, Em bé/ còn đang đùa nghịch ở sau nhà
 PT PTT PS
 (Sự tiếp diễn) (địa điểm)
b. Vua cha/ yêu thương Mỵ Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng
thật xứng đáng. PTT PS1 PS2
 (đối tượng) (cách thức) 
c. Cuối cùng, triều đình/ đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em 
 PT TT PS TT PS TT PS
bé thông minh nọ. 
Bài 2 (149) GV treo bảng phụ 2 ghi mô hình của cụm động từ.
Xếp các cụm động từ trên vào mô hình cụm động từ.
Phần phụ trước
Phần trung tâm
Phần phụ sau
 còn đang
Muốn
đành
để
đùa nghịch
yêu thương
kén cho
tìm cách
có
ở
Mị Nương
con
Bài 3: + ý nghĩa phụ ngữ: 
- Phụ ngữ: chưa đứng trước động từ biết, trả lời à ý nghĩa phủ định tương đối.
 không biết, đáp à ý nghĩa phủ định tuyệt đối
+ Tác dụng: phụ ngữ đứng trước động từ miêu tả hành động cho thấy sự thông minh, nhanh trí của em bé.
Bài 4: Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện "Treo biển" chỉ ra các cụm động từ trong đoạn văn đó.
VD: Treo biển có ngụ ý khuyên răn người ta cần giữ vững quan điểm, chủ kiến của bản thân mặc dù vẫn cần lắng nghe ý kiến của mọi người.
4. Củng cố :
?Thế nào là cụm Đ/từ .Cấu tạo cụm Đ/Từ. 
6. Hướng dẫn về nhà:
- Nắm nội dung bài học
- Liệt kê các cụm động từ thường gặp.
- Soạn : tính từ.
......................................................................................................................................................
Tiết 59: Ngày soạn 29 - 11 - 2011.
 Ngày dạy: 06 - 12 - 2011.
tính từ 
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-Khái niệm,ý nghĩa khái quát,đặc điểm ngữ pháp của tính từ.
-Các loại tính từ.
B. Chuẩn bị :
- GV: giáo án ,bảng phụ 
- Hs: Đọc ví dụ 
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:vấn đáp,động não,thực hành.
D.tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Vb " Mẹ hiền dạy con" có mấy sự việc? ý nghĩa của văn bản?
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
* Tìm tính từ trong các câu sau:
a. ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một chúa tể.
b. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư nững chùm quả xoan vàng lịm[] Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi
?Kể thêm một số tính từ mà em biết?
+ Tính từ chỉ mầu sắc ? xanh
+ chỉ mùi vị? chua, cay
+ chỉ hình dáng ? lêu đêu, lử đử
?Những tính từ trên có thể kết hợp được với từ đã, đang, sẽ, vẫn, cũng được không ?
đang xanh, đã chín, vẫn cay
? So sánh giữa động từ - tính từ về khả năng kết hợp về chức năng ngữ pháp chúng có điều gì giống và khác nhau ?
- GV đưa ra VD - so sánh.
Động từ
- đã, sẽ, đang, cũng
- hãy, đừng, chớ
- ĐT làm VN là phổ biến
- ĐT làm CN trong câu mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang
Tính từ
- cũng có khả năng
- hạn chế
- hạn chế hơn
- giống động từ
* GV hướng dẫn HS so sánh chốt lại đặc điểm của tính từ.
?Vậy tính từ có đặc điểm gì ?
+ Dựa vào VD a, b, nêu ý nghĩa tính từ ?
Đặt câu có tính từ là CN - VN 
So sánh, tìm hiểu, giải thích 
VDà khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm, khá
? Trong các tính từ tìm được ở phần I. những từ nào có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ ?
?Bé quá, rất bé, tính từ chỉ đặc điểm ở mức độ nào 
? Vàng là tính từ chỉ tính chất tuyệt đối vậy nó có thể kết hợp được với những từ chỉ mức độ không ?
Vậy có mấy loại tính từ ?
HS đọc ghi nhớ 2/154
HS tìm một số tính từ tuyệt đối, tính từ tương đối.
HS làm việc cá nhân.
H/s trình bày miệng.
 4,Củng cố:
-Nêu kiến thức cần nhớ về tính từ.
-So sánh chức năng ngữ pháp của tính từ với danh từ,động từ đã học.
 5,Hướng dẫn về nhà:
 Hoàn thành bài tập.
 -Soạn bài :Cụm tính từ"
nội dung cần đạt
I. Đặc điểm của tính từ.
1.Ví dụ:
a. bé, oai
b. nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
- Kết hợp được với từ: đang, đã
- Quả ổi/ đã chín
- Quả me/ không chua
- Chị ấy/ chăm làm
2. Nhận xét
- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫnđể tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.
- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
* Ghi nhớ: SGK
II. Các loại tính từ
1. Ví dụ:
a. béà bé quá à rất bé
oai à oai lắm à rất oai
b. vàngà (rất) vàng hoe à không được
2. Nhận xét
 Có 2 loại tính từ
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối kết hợp được với từ chỉ mức độ.
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối không kết hợp với từ chỉ mức độ.
Ghi nhớ 2:
III,Luyện tập:
-Bài tập 1:
H/s xác định các tính từ trong văn bản "Thầy bói xem voi.
-sun sun,chần chẫn,bè bè,sừng sững,tun tủn.
III. Cụm tính từ
1. Ví dụ
2. Nhận xét
Phần trước
Trung tâm
Phần sau
vốn đã rất
yên tĩnh
nhỏ
sáng
lại
vằng vặc ở trên không
? Các phụ ngữ đứng trước chỉ cái gì ? tìm thêm VD ?
còn nhỏ quá
- còn: phụ ngữ chỉ sự tiếp diễn
- quá: phụ ngữ chỉ mức độ rrát nhỏ
- rất: mức độ
* Các phụ ngữ phần sau biểu thỉ ? tìm thêm ví dụ
Sun sun như con đỉa
Chần chẩn như cái đòn càn
à sự so sánh bằng những từ láy tượng hình có tính gợi cảm cao.
- Phụ trước:
+ Chỉ quan hệ thời gian
+ Sự tiếp diễn
+ Mức độ của đặc điểm, tính chất.
+ Sự khẳng định hay phủ định
- Phụ ngữ phần sau 
+ Hiển thị vị trí
+ Sự so sánh
+ Mức độ
+ Phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm tính chất.
* Ghi nhớ 3:
IV. Luyện tập
HS xác định yêu cầu của bài tập 1
- HS lên bảng làm Bt1
- HS dưới lớp làm vào vở bài tập
- Tìm các tính từ trung tâm trong 5 cụm tính từ trên ?
- Xét về cấu tạo tính từ trên thuộc kiểu cấu tạo nào ?
- Cấu tạo như vậy có tác dụng gì ?
- Hình ảnh mà các tính từ gợi ra có lớn lao không ?
* Điều đó nói lên đặc điểm gì của năm ông thầy bói ?
- Tìm động từ - tính từ diễn tả 5 lần ông lao ra biển
- So sánh cách sử dụng những tính từ trên
- Sự khác biệt đó nói lên điều gì ?
* Bài tâp1: Cụm tính từ:
bỏ từ "nó' đi ta có 5 cụm tính từ với phụ ngữ so sánh
* Bài 2:
Tính từ: chần chẩn, bè bè, sừng sững, tủn mủn
à các tính từ đều là từ láy à tác dụng gợi hình, gợi cảm
à hình ảnh tính từ gợi ra tầm thường không giúp cho việc nhận thức sự việc to lớn, mơi smẻ như con voi
à các ông thầy bói nhận thức hạn hẹp, chủ quan.
* Bà tập 3: GV hướng dẫn HS làm
4. Củng cố :
? Thế nào là T? Có mấy loại T? Cấu tạo cụm T?
5. Hướng dẫn: 
- Nắm nội dung bài,làm bài tập
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Xem lại bài kể chuyện số 3.
......................................................................................................................................................
Tiết 66: Ngày soạn: 10 - 12 - 2011.
 Ngày dạy: 17 - 12 - 2011.
 Trả bài Tập làm văn số 3
A. Mục tiêu bài học :
1.Kiến thức:
 HS nhận rõ ưu khuyết điểm của mình và của bạn.
- Rút kinh nghiệm cho bài sau đạt kết quả 
2.Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng thành thạo hơn khi làm bài văn tự sự 
3.Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức tự học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân.
B .Chuẩn bị : 
- Gv : giáo án ,thống kê lỗi 
- HS: Xem lại đề TLV số3 
Tiến trình Dạy – Học: 
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới 
I. Đề bài : Hãy kể về thầy giáo hoặc cô giáo của em. 
àYêu cầu chung:
 - Văn kể chuyện , kể về thầy hoặc cô giáo
 - Chữ viết rõ ràng, chính xác không sai chính tả, bố cục rõ ràng
 - Học sinh xác định đúng ngôi kể : ngôi thứ 3
à Dàn ý 
a.Mở bài:(1,5 điểm) 
- Giới thiệu chung về cô giáo của em và tình cảm của em.
b.Thân bài: ( 6 điểm ) 
- Kể diễn biến sự việc 
- Kể về ngoại hình, tuổi tác cô giáo em 
- Đối với em: Cô quan tâm, lo lắng, nhắc nhở em trong học tập 
+ Cô động viên, khích lệ mỗi khi em tiến bộ 
+ Cô uốn nắn dạy bảo tỉ mỉ, kịp thời 
+Cô giúp em lấy lại những kiến thức bị hổng, theo dõi sát sao việc học tập hằng ngày của em 
+ Đối với các bạn bè trong lớp và với đồng nghiệp cũng quan tâm, lo lắng, động viên, giúp đỡ 
c.Kết bài: (1,5 điểm) 
- Trình bày cảm nghĩ của bản thân về thầy (cô) giáo
- Lòng biết ơn của em đối với thầy (cô) giáo 
- Lời hứa
II. Nhận xét chung, đánh giá bài viết của HS 
a.Ưu điểm: 
- Về hình thức: đảm bảo yêu cầu của một bài văn. 
- Biết kể về những kỉ niệm đối với thầy (cô )giáo của mình.
b.Nhược điểm:
Phần trọng tâm về cô sơ sài, viết số rất nhiều trong bài làm
Một số tả về thầy ( cô) dài dòng, gây cảm giác nhàm chán 
Một số ít chấm câu tuỳ tiện, hoặc không chấm câu cả đoạn văn dài. 
Một số ít dùng từ không chính xác, lỗi chính tả, lỗi lặp từ. 
Trình bày bẩn, gạch tẩy bừa bãi, không viết hoa danh từ riêng hoặc sau dấu chấm không viết hoa. 
à Chữa lỗi cụ thể:
- Lỗi diễn đạt: Lủng củng, chưa gãy gọn (Hồi cấp 1 em có rất nhiều cô, cô ấy đã dậy cho em vào lớp 5 và cô cho em nhiều hiểu biết hơn ) => Ở cấp một, em đã được học rất nhiều thầy cô, nhưng người đó để lại ấn tượng nhiều nhất trong em là cô Nhung 
- Lỗi dùng từ: 
Cô rất hiền những cũng có lúc cô rất ác
Quần áo cô khắc kiểu, cô hay mặc
Mỗi khi em mắc khuyết điểm, cô không hay chửi bới 
=>Cô rất nghiêm khắc với chúng em; cô thường nhẹ nhàng khuyên giải
- Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu. 
 - Chính tả: - Sai nhiều lỗi chính tả như bài của em Thường,Hà,Hùng,Cầm....
 (dậy em, trăm sóc, chữ sấu, công nao, bận dộn..) => dạy em, chăm sóc, chữ xấu, công lao, bận rộn .. 
 - Viết số, viết tắt đặc biệt là viết số trong bài làm
 - Nhiều bài chưa viết được, làm đối phó: Tuấn,Khoẻ,Vui..
4. Trả bài :
- GV trả bài, giải quyết thắc mắc, nếu có.
5. Hướng dẫn : 
? Thế nào là một bài văn tự sự ? Bố cục ?
- Học bài nắm chắc kiến thức văn tự sự 
- Chuẩn bị cho kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
 Soạn : Văn bản: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
* Thống kê điểm:
Lớp
Sĩ số
Điểm
8 -10
Điểm 
5 - 7
Điểm < TB
6B
33
5
25
3

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc