Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Phạm Văn Hải

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Phạm Văn Hải

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs hiểu thái độ, tích cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử.

- Nắm được cách viết truyện gắn với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại.

- Hs hiểu được công lao của cha mẹ đối với sự khôn lớn và trưởng thành của con cái.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích truyện.

3. Giáo dục:

- GD đạo làm người, biết ơn cha mẹ – người sinh thành, dưỡng dục ra ta. GD ý thức tự rèn luyện trở thành người có ích .

II. CHUẨN BỊ

GV: Tham khảo tài liệu

- Hs: Chuẩn bị bài theo hd sgk

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp, phân tích, tổng hợp, thuyết trình.

IV. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

Nêu những hiểu biết của em về truyện trung đại? Kể tên những truyện trung đại mà em biết?

? Nêu cảm nhận của em về câu truyện “Con hổ có nghĩa”.

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng bài làm cho học sinh.

- Phương pháp: Thuyết trình.

 Là người mẹ ai cũng yêu thương con và mong muốn con thành đạt, giỏi giang. Nhưng điều quan trọng là cần biết cách dạy con, giáo dục con sao có hiệu quả. Mạnh Tử sở dĩ trở thành bậc thánh hiền là nhờ công lao dạy dỗ của người mẹ

* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.

- Mục tiêu: Tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của văn bản.

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

 

doc 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 - Phạm Văn Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16
Ngày soạn: 28 / 11 / 2010
Tiết: 61
Ngày dạy: 06 / 12/ 2010
Cụm động từ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Nắm vững khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và cấu tạo của cụm ĐT.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng cụm ĐT.
3. Giáo dục:
- GD ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
II. Chuẩn bị 
- GV :tham khảo tài liệu + Bảng phụ 
- Hs : Xem trước bài, ôn lại kt động từ ở cấp 1
III. Phương pháp:
- Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, thống kê, hoạt động nhóm.
IV. tiến trình các Hoạt động dạy và học 
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra 
? Thế nào là động từ ? Khả năng kết hợp của động từ và chức năng ngữ pháp của động từ ?
? Kẻ sơ đồ phân loại động từ & và nêu đặc điểm chính về các loại động từ? Cho ví dụ?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng bài làm cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Tìm hiểu cụm động từ là gì, đặc điểm của cụm động từ (khả năng kết hợp của động từ với các từ khác tạo thành cụm động từ)
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, nêu vấn đề.
Hoạt động dạy - học
Nội dung
- GV dùng bảng phụ, cho HS đọc VD – 147
? Các từ ngữ in đậm trong VD bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
? Những từ được bổ sung ý nghĩa đó thuộc từ loại gì?
? Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm và rút ra nhận xét về vai trò của chúng?
(Nghĩa không đầy đủ, trọn vẹn.)
=> Các từ in đậm, động từ => Cụm ĐT.
? Trong VD trên cụm ĐT có chức vụ ngữ pháp là gì?
- Em hãy cho biết thế nào là cụm ĐT & chức năng ngữ pháp của cụm ĐT trong câu?
GV cho HS đọc ghi nhớ/ SGK
Bài tập nhanh.
- Cho động từ “ ăn ”, phát triển thành cụm ĐT rồi thành câu.
- HS tự làm.
- GV dùng bảng phụ, cho HS đọc VD 
- Nhắc lại cấu tạo cụm danh từ?
? Cấu tạo của cụm động từ có giống cụm danh từ không? Thử điền cụm động từ ở phần I vào mô hình.
? Tìm các cụm động từ trong các câu sau và điền vào mô hình cụm động từ.
- Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
- Đi đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm.
- Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
- Bạn đừng làm việc xấu đó.
- Tôi chưa tìm được quyển sách.
- Tôi không đi vì trời mưa.
- Bạn ấy đi bằng xe đạp.
? Phần phụ trước bổ sung cho động từ về điều gì. Phần phụ sau bổ sung cho động từ về điều gì ?
? Ngoài các từ ngữ phụ trước trên em tìm thêm các từ phụ trước khác của động từ.
? Em hãy nhắc lại mô hình cụm động từ và cho biết ý nghĩa thường gặp của phần phụ trước, phụ sau trong các cụm động từ.
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập thực hành, khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
? Yêu cầu của BT 1,2 là gì?
?Tìm các cụm động từ và điền vào mô hình cấu tạo trong các câu sau:
- GV chia lớp làm 4 nhóm thực hiện các câu a, b, c.
- GV cho HS thảo luận nhóm trong vòng 5 phút.
- Cử một đại diện nhóm lên trình bày.
- GV cho các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận lại.
 GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 3 SGK.
- GV cho HS thảo luận nhóm trong vòng 3 phút.
- Cử một đại diện nhóm lên trình bày.
- GV cho các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận lại.
- GV hướng dẫn HS tự viết rồi trình bày.
- HS nhận xét. sửa lại nếu cần.
I. Cụm động từ là gì ?
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét: 
- Các từ in đậm: Bổ sung ý nghĩa cho từ:
+ Đã, nhiều nơi -> Đi
+ Cũng, những 
câu... mọi người. -> Ra
- Bổ sung ý nghĩa cho động từ.
=> Cụm ĐT.
3. Kết luận: Ghi nhớ 1: sgk
Ii. Cấu tạo của cụm động từ:
1. Ví dụ: BT1, 2 ( 148, 149 )
2. Nhận xét: 
Mô hình cấu tạo.
PT
TT
PS
Đã
đi
nhiều nơi
Cũng
ra
những câu đố
PT
TT
PS
Còn đang (tiếp diễn)
đùa nghịch
ở sau nhà
(địa điểm)
cũng
(tiếp diễn)
ra
Những câu đố oái oăm
(đối tượng)
Hãy
(khuyến khích)
Lấy
Gạo mà lễ TV (mục đích)
đừng
(ngăn cản)
Làm
Việc xấu đó (hướng)
Không
(phủ định)
đi
Vì trời mưa
(ng.nhân)
đi 
Bằng xe đạp(phương tiện)
- sẽ, chớ  
3. Kết luận: 
Ghi nhớ: sgk 
III. luyện tập :
Bài tập 1,2:
N1: Đang đùa nghịch ở sau nhà
 PT TT PS
(Sự tiếp diễn) (địa điểm)
N2: Yêu thương Mỵ Nương hết mực
 PTT PS1 PS2
 (Đối tượng) (Cách thức)
N3: Muốn kén cho con một người chồng 
 PTT1 PTT2 PS1 PS2
thật xứng đáng
 PS3
N4đành tìm cách; giữ sứ thần ở Công quán
 PT TT PS TT PS
đi hỏi ý kiến
 TT PS
Bài tập 3.
- Hai phụ ngữ chưa và không đều có ý nghĩa phủ định.
+ chưa: phủ định tương đối
+ không: phủ định tuyệt đối
-> sự thông minh của em bé: cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã đáp lại bằng 1 câu mà viên quan không thể trả lời được.
Bài tập 4
Viết đoạn văn có sử dụng cụm động từ.
GV hướng dẫn HS viết.
4. Hoạt đông củng cố : 
- Mục tiêu : Hệ thống hóa kiến thức.
- Phương pháp : Vấn đáp, khái quát.
? Thế nào là cụm động từ? Cụm động từ có đặc điểm gì? Cho ví dụ và phân tích?
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà 
- Nắm chắc nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thành các BT. 
- Tự tìm ĐT phát triển thành cụm ĐT và đặt câu. 
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Mẹ hiền dạy con.
- Hs yếu: xem lại các VD, làm lại các BT. 
Tuần: 16
Ngày soạn: 29 / 11 / 2010
Tiết: 62
Ngày dạy: 07 / 12/ 2010
Mẹ hiền dạy con
 ( Trích liệt nữ truyện )
i. mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hs hiểu thái độ, tích cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
- Nắm được cách viết truyện gắn với cách viết kí, viết sử ở thời trung đại.
- Hs hiểu được công lao của cha mẹ đối với sự khôn lớn và trưởng thành của con cái.
 2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích truyện.
3. Giáo dục: 
- GD đạo làm người, biết ơn cha mẹ – người sinh thành, dưỡng dục ra ta. GD ý thức tự rèn luyện trở thành người có ích .
II. Chuẩn bị 
GV: Tham khảo tài liệu 
- Hs: Chuẩn bị bài theo hd sgk 
III. phương pháp:
- Vấn đáp, phân tích, tổng hợp, thuyết trình.
IV. tiến trình các Hoạt động dạy và học 
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
Nêu những hiểu biết của em về truyện trung đại? Kể tên những truyện trung đại mà em biết?
? Nêu cảm nhận của em về câu truyện “Con hổ có nghĩa”.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng bài làm cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình.
 Là người mẹ ai cũng yêu thương con và mong muốn con thành đạt, giỏi giang. Nhưng điều quan trọng là cần biết cách dạy con, giáo dục con sao có hiệu quả. Mạnh Tử sở dĩ trở thành bậc thánh hiền là nhờ công lao dạy dỗ của người mẹ
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
- Mục tiêu: Tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của văn bản.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
Hoạt động dạy - học
Nội dung
? Theo dõi phần cuối truyện, hãy nêu xuất xứ của truyện này?
? Em hiểu “Liệt nữ” là gì?
(Những người phụ nữ tài giỏi)
I. tìm hiểu chung:
- Là truyện trung đại, trích “Liệt nữ truyện” theo “Cổ học tinh hoa” quyển nhất. ôn Như Nguyễn Văn Ngọc & Tử An Trần Lê Nhân biên dịch.
* Hoạt động 3:Tìm hiểu chi tiết truyện.
- Mục tiêu: Đọc, kể, tìm hiểu chú thích và bố cục của văn bản; phân tích nội dung của để tìm hiểu ý nghĩa của truyện.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, thống kê, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
Hoạt động dạy - học
Nội dung
- Gv hướng dẫn Hs đọc.
- GV đọc mẫu rồi cho HS đọc tiếp.
- Đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, chú ý những lời độc
 thoại của nhân vật và lời thoại giữa hai mẹ con
 Mạnh Tử.
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu một số chú thích khó.
? Đọc, tìm hiểu truyện em thấy truện có mấy sự việc chính?
Hs đọc các sự việc có trong truyện
Gv nhận xét, chốt.
? Tóm tắt lại hai sự việc đầu.
? Hai lần bà mẹ quyết định rời nhà đến nơi ở khác. Hãy nêu lại các địa điểm ấy?
? Vì sao ở đâu thầy Mạnh Tử hay bắt chước các việc ở đó.
? Tại sao 2 lần chuyển nơi ở đó, người mẹ của Mạnh Tử lại nói “chỗ này không phải chỗ con ta ở được”? - Đó là những thói hư, tật xấu nên kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến tính cách của thầy MT. 
? Biết được con hay bắt chước như vậy bà mẹ đã có quyết định gì? vì sao?
? Khi chuyển nhà đến gần trường học bà nhận thấy điều gì?
? Thái độ của bà mẹ ntn khi thấy con như vậy.
? Câu nói của bà “ Chỗ này con ta ở được ” có ý nghĩa gì ? - Bà nhận thấy trường học là môi trường sống tốt có lợi cho sự phát triển nhân cách của con.
? Bài học đầu tiên rút ra trong việc dạy con của bà mẹ là gì ?
? Em có thể nói cụ thể “môi trường sống” ấy là những gì ?
(Q/hệ T/c trong gia đình, trong xóm phố).
? Đặt giả sử: Nếu nhà nào đó ở gần trường học, còn bố mẹ lại hay cãi nhau thì môi trường nào sẽ ảnh hưởng đến con cái nhiều hơn?
? Và qua SV trên, em nhớ đến câu tục ngữ nào?
- Tóm tắt sv thứ 4.
? Lần thứ tư, bà mẹ đã làm gì đối với con.
? Làm xong bà tự nghĩ về việc làm của mình ntn.
? Không chỉ nghĩ mà bà còn sửa chữa việc làm của mình bằng cách nào.
? Bà mẹ đã dạy con điều gì qua sv thứ tư này.
- Gv cho Hs quan sát tranh sgk/ 151
? Bức tranh minh hoạ cho sv gì.
 ? Em có nhận xét gì về hành động này của bà mẹ.
? Cùng với hành động đó người mẹ đã nói với con ntn.
? Lời nói và hành động đó tác động ntn tới thầy MT.
? Qua sv thứ 5 này bà mẹ muốn dạy con điều gì.
? Ta học được gì trong cách GD con của bà mẹ.
? Em nhận xét gì về bà mẹ thầy MT.
? Vậy truyện có ý nghĩa như thế nào?
? Ngoài ý nghĩa sâu sắc trên truyện còn để lại trong em ấn tượng gì?
? Đọc câu chuyện em nhớ tới những câu ca dao, câu thơ, bài hát nào nói về công cha, nghĩa mẹ?
? Nêu nội dung, NT của bài?
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập thực hành, khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
- Học sinh thảo luận nhóm:
- Nêu suy nghĩ về đạo làm con của mình.
Ii. Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc, kể tóm tắt.
2. Tìm hiểu chú thích: sgk.
3. Các sự việc chính: Có 5 sự việc.
4. Phân tích:
a. Dạy con bằng cách chuyển nơi ở:
- Nhà gần nghĩa địa: đào, chôn, lăn, khóc...
- Nhà gần chợ: buôn bán điên đảo.
- Mạnh Tử còn bé nên dễ bắt chước.
-> Môi trường sống ảnh hưởng đến tính cách.
- Chuyển nhà gần trường học: Lễ phép, bắt chước học hành
-> Bà mẹ thấy vui lòng.
=> Muốn con thành người tốt, trước hết phải tạo cho con môi trường sống tốt, trong sạch.
“Gần mực 
“ở bầu thì tròn”
b, Hai sự việc sau:
- Bà mẹ nói đùa-> hối hận vì đã nói dối con.
-> Mua thịt lợn cho con ăn.
- Người lớn nói dối thì trẻ con cũng bắt chước nói dối theo.
=> Không được nói dối, phải giữ chữ tín và đứ tính thành thật.
- Sv thứ 5: thầy MT bỏ học về nhà chơi, bà mẹ liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt.
-> Hành động nghiêm khắc, kiên quyết.
- Thầy MT chuyên cần học tập -> bậc đại hiền.
=> Dạy con phải có chí học hành.
=> Thương con nhưng không nuông chiều ngược lại rất kiên quyết, dứt khoát.
=> Bà mẹ yêu thương con hết mực, dạy con rất nghiêm khắc, có phương pháp.
* ý nghĩa truyện:
Đề cao tấm lòng người mẹ trong cách dạy con lên người: Khẳng định sự thành đạt của con cái là có công dạy dỗ chu đáo của cha, mẹ.
- Cốt truyện đơn giản nhưng gây xúc động bởi những chi tiết giàu ý nghĩa.
5.Tổng kết: Ghi nhớ: sgk. 
III. luyện tập :
Bài tập 1:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm
Bài tập 2:
4. Hoạt đông củng cố : 
- Mục tiêu : Hệ thống hóa kiến thức.
- Phương pháp : Vấn đáp, khái quát.
? Bà mẹ của thầy Mạnh Tử dạy con bằng cách nào? Qua đó em thấy môi trường sống có tác động như thế nào đến việc học tập và hình thành nhân cách của con người ?
? Ta học được điều gì qua cách giáo dục của bà mẹ Mạnh Tử ?
? Hãy tóm tắt nội dung truyện ?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà :
- HS học bài, nắm được nội dung cơ bản của bài học.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
- HSY: Nắm được các cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử & tóm tắt lại theo cốt truyện.
- Hoàn thành các bài tập 1&2.
- Chuẩn bị bài tiếp theo:” Tính từ và cụm tính từ”
Tuần: 16
Ngày soạn: 01 / 12 / 2010
Tiết: 63
Ngày dạy: 08 / 12/ 2010
Tính từ và cụm tính từ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Hs nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản. 
- Nắm được cấu tạo của cụm tính từ.
2. Kĩ năng:
- Luyện kỹ năng nhận biết, phân loại, phân tích tính từ và cụm tính từ cũng như khả năng sử dụng chúng.
3. Giáo dục:
- GD ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 
II. Chuẩn bị 
- GV :tham khảo tài liệu + Bảng phụ 
- Hs : Xem trước bài, ôn lại kt tính từ ở cấp 1
III. Phương pháp:
- Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, thống kê, hoạt động nhóm.
IV. tiến trình các Hoạt động dạy và học 
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra 
? Thế nào là cụm động từ ? Chức năng ngữ pháp của động từ ?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng bài làm cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Chúng ta đã học về DT, cụm DT; ĐT, cụm ĐT mỗi loại cụm đều bổ sung ý nghĩa cho từ loại mà nó đi cùng. Vậy tính từ và cụm tính từ là gì, nó có những đặc điểm nổi bật nào, khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp của tính từ và cụm tính từ là gì? tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều này.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Tìm hiểu tính từ và cụm tính từ là gì, đặc điểm của tính từ và cụm tính từ (khả năng kết hợp của tính từ với các từ khác tạo thành cụm tính từ)
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, nêu vấn đề.
Hoạt động dạy - học
Nội dung
- Đọc VD trên bảng phụ.
? Xác định các tính từ trong VD?
? Nêu ý nghĩa khái quát của những tính từ đó?
? Hãy nêu thêm các tính từ khác với những ý nghĩa vừa nêu?
? Trong các VD trên tính từ có khả năng kết hợp như thế nào? Chức vụ ngữ pháp trong câu ra sao?
? Em có nhận xét gì về k/n trên?
Lưu ý:
- ĐT kết hợp với hãy, đừng, chớ nhiều hơn, còn tính từ kết hợp với các từ trên rất hạn chế.
- Tính từ kết hợp với: Rất, hơi, quá, 
- Nêu ghi nhớ:
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
? Trong số các tính từ ở phần I. Em hãy tìm tính từ nào có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ & tính từ nào không có khả năng đó?
? Vậy có những loại tính từ nào?
? Xác định các cụm tính từ trong ví dụ?
? Vẽ mô hình các cụm tính từ đó.
? Nêu ý nghĩa, khái quát của các phần trước & phần sau trong các cụm tính từ?
? Nêu ghi nhớ về mô hình cấu tạo cụm tính từ?
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức làm bài tập thực hành, khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 rồi hướng dẫn cho HS làm bài
* Tác dụng: 
- Các tính từ trong mỗi cụm trên đều là từ láy tượng hình nhằm gợi hình ảnh sự việc. Song chúng thường được dùng để miêu tả những SV tầm thường, nhỏ bé mà không gợi ra được hình ảnh có tác dụng lớn lao, khoáng đạt là con voi. Chính vì vậy việc sử dụng các tính từ miêu tả ấy đã nói lên nhận thức hạn hẹp, chủ quan của cả 5 ông thầy bói => phê bình và gây cười.
- Viết đoạn văn có sử dụng tính từ gợi tả.
- Cảm nhận về việc sử dụng tính từ trong đoạn thơ.
I. Đặc điểm của tính từ:
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
a, bé, oai.
b, nhạt, vàng hoe, 
-> Tính từ: chỉ tính chất, hình dáng, kích thước, mùi vị, màu sắc.
- K/n kết hợp và chức năng ngữ pháp gần giống với động từ (Hạn chế hơn động từ).
+ Kết hợp với “Đã, sẽ, đang ” tạo thành cụm tính từ.
+ Có thể làm CN, VN trong câu.
3. Kết luận: SGK.
II. Các loại tính từ:
 Tính Từ
Chỉ đ2 tương đối Chỉ đ2tuyệt đối
(kết hợp với từ	(không kết hợp 
 chỉ mức độ) với từ chỉ mức độ)
VD: Rất hay	 Vàng tươi
- VD: A: “Xanh”.
 B: Tương đối.
 B: "Tuyệt vời”; “đỏ tươi”.
 A: Tuyệt đối.
IIi. cụm tính từ:
- Vốn đã rất yên tĩnh
(tiếp diễn)PT1 PT2(mức độ) PTT
- Nhỏ lại
PTT PS (sự so sánh).
- Sáng vằng vặc ở trên không.
 PTT PS1 PS2 
 (mức độ) (phạm vi).
 * Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện Tập:
Bài tập 2:
=> Giá trị biểu cảm của việc sử dụng tính từ là rất cao. Chính vì vậy, cần phải hiểu về tính từ để biết cách sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất nhằm tạo nên những hình ảnh sinh động, gợi cảm, tạo
ấn tượng nhất là các tính từ – từ 
Bài tập vận dụng:
“ Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa trắng rụng tơi bời”
4. Hoạt đông củng cố : 
- Mục tiêu : Hệ thống hóa kiến thức.
- Phương pháp : Vấn đáp, khái quát.
? Thế nào là tính từ, cụm tính từ? Cụm tính từ có đặc điểm gì? Cho ví dụ và phân tích?
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà 
- HS học bài, hiểu bài và nắm được yêu cầu của bài học.
- So sánh khả năng kết hợp và chức vụ ngữ pháp của động từ, tính từ với danh từ..
- HSY: Chú ý về Tính từ và cụm TT
- Hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. Trả bài:Tập làm văn số 3. 
Tuần: 16
Ngày soạn: 01 / 12 / 2010
Tiết: 64
Ngày dạy: 08 / 12/ 2010
Trả bài Tập làm văn số 3
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Nhận rõ được năng lực làm bài văn kể chuyện đời thường của mình; thấy được những ưu điểm, khuyết điểm của mình trong bài viết này. 
- Đánh giá được mức độ bám sát yêu cầu của đề kể chuyện đời thườngvừa chân thật, vừa sáng tạo. Từ đó học sinh tự sửa được những chỗ chưa đạt trong bài viết.
2. Kĩ năng:
- Rút kinh nghiệm để bài sau làm tốt hơn, đặc biệt là trong bài kiểm tra học kì sắp tới.
3. Giáo dục:
- Gd ý thức chủ động tự giác khi làm bài.
II. Chuẩn bị 
- GV: chuẩn bị đề bài và đáp án, những bài có nhiều lỗi về: dùng từ, diễn đạt... 
- Hs: Ôn tập văn tự sự, cách kể chuyện đời thường. 
III. phương pháp:
- Nêu vấn đề, tổng hợp thống kê, vấn đáp.
IV. tiến trình các Hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra bài cũ.
- Nhắc lại đề bài và xác định yêu cầu của đề.
2. Giới thiệu bài.
3. Bài mới: 
A. Đề bài:
1. Lớp 6A: Kể về một người thân.
2. Lớp 6B: Kể về một kỷ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, rủi ro & bị hiểu lầm)
b. Yêu cầu 
1, Hình thức
- Thể loại: Văn tự sự, sử dụng ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất)
- Bố cục: 3 phần, biết ngắt đoạn theo hệ thống sự việc. 
- Trình bày sạch sẽ, không tẩy xóa, biết sử dụng dấu câu, không mắc lỗi chính tả 
- Biết sử dụng đúng ngôi kể, thứ tự kể.
2, Nội dung
Đây là bài kể chuyện đời thường về người thật việc thật.
Lớp 6A:
a, Mở bài
 - Giới thiệu chung về người thân mà em kể.
b, Thân bài 
- Kể về ngoại hình của người thân: hình dáng, nước da, khuôn mặt...
- Những công việc thường làm.
- Kể về một vài kỉ niệm đặc biệt với người thân (tính cách):
+ Là người hài hước.
+ Là người nghiêm khắc.
+ Là người quan tâm đến con cái và gia đình.
+ Niềm tự hào về người thân của em.
c, Kết bài
 - Suy nghĩ, tình cảm của em đối với người thân đó. 
Lớp 6B
a. Mở bài
- Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ của em.
b. Thân bài:
- Kể diễn biến của kỉ niệm đó:
+ Diễn ra khi nào, ở đâu? Đó là kỉ niệm vui hay buồn?
+ Kết quả của kỉ niệm.
+ Thái độ của mọi người? Suy nghĩ của bản thân về việc làm đó.
+ Liên hệ thực tế.
c. Kết bài:
- Những cảm xúc, suy nghĩ của em về kỉ niệm đó, bài học rút ra.
c. Biểu điểm 
- Điểm 9-10: Đảm bảo cốt truyện, rõ bố cục, bài viết sạch sẽ. Diễn đạt lưu loát, chân thật, giàu cảm xúc. Cách kể linh hoạt, giọng văn nhỏ nhẹ.
- Biết lựa chọn thứ tự kể.
- Không mắc các lỗi: chính tả, diễn đạt, dùng từ, viết câu.
- Điểm 7 - 8: Trình bày rõ bố cục, bài viết sạch sẽ, có thể mắc một số nỗi nhỏ.
- Điểm 5- 6: Trình bày rõ bố cục, đảm bảo tương đối tốt các yêu cầu của đề, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm dưới 5: Bố cục chưa rõ ràng, chưa làm rõ yêu cầu của đề, cốt truyện không đảm bảo, thứ tự sự việc còn lộn xộn, diễn đạt không rõ nghĩa. 
IV. Nhận xét:
1. Học sinh tự nhận xét bài làm của mình.
2. Gv nhận xét:
* Ưu điểm:
- Đa số các em trình bày sạch sẽ, rõ ràng. Một số bài chữ viết khá đẹp.
- Thái độ, tình cảm của người kể khá chân thực.
- Một số bài viết đảm bảo nội dung, chuỗi sự việc chính của câu chuyện kể.
- Bố cục bài viết đảm bảo.
* Nhược điểm:
- Lạc sang văn miêu tả: tả về hình dáng. ( HS lớp 6B )
- Một số bài viết nội dung còn sơ sài.
- Còn mắc nhiều lỗi chính tả.
- Còn Hs mắc lỗi diễn đạt.
V. Sửa lỗi:
1. Lỗi diễn đạt: 
2. Lỗi dùng từ: 
3. Lỗi chính tả: 
VI. Kết quả:
Lớp
Sĩ số
Điểm 0 – 4,9
Điểm 5 – 6,4
Điểm 6.5 – 7.9
Điểm 8-10
>=5
6A
31
6B
33
4. Nhận xét:
- Biểu dương những học sinh làm bài tốt, trình bày sạch đẹp,
- Phê bình, nhắc nhở những học sinh làm bài chưa nghiêm túc, trình bày dập xóa thiếu khoa học, chưa tập trung nhận xét, lắng nghe những tồn tại của bài viết.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học lại phần lí thuyết và tiếp tục ôn tập theo thể loại tự sự.
- Tập kể 1 câu chuyện khác như đi du lịch biển hay một thắng cảnh nào đó.
- Chuẩn bị bài: Soạn: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
- Hs yếu: xem lại bài và tự sửa lỗi trong bài của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16 CHUAN.doc