I. MỤC TIÊU :
* Giúp HS
- Nhận biết , nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ tư .
- Biết cách dùng chỉ từ khi nói , viết .
II . KIẾN THỨC CHUẨN :
1. Kiến thức :
Khái niệm chỉ từ :
- Nghĩa khái quát của chỉ từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ.
+ Khả năng kết hợp của chỉ từ
+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
2. Kĩ năng :
- Nhận diện được chỉ từ.
- Sử dụng được chỉ từ trong khi nói viết.
CHỈ TỪ Tiếng Việt Tuần : 15 Ngày soạn : 09 /11 /2010 Tiết : 57 Ngày dạy : 16/11 / 2010 I. MỤC TIÊU : * Giúp HS - Nhận biết , nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ tư ø. - Biết cách dùng chỉ từ khi nói , viết . II . KIẾN THỨC CHUẨN : 1. Kiến thức : Khái niệm chỉ từ : - Nghĩa khái quát của chỉ từ. - Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ. + Khả năng kết hợp của chỉ từ + Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ. 2. Kĩ năng : - Nhận diện được chỉ từ. - Sử dụng được chỉ từ trong khi nói viết. III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung hoạt động +Hoạt động 1 : Khởi động - Ổn định lớp . - Kiểm tra bài cũ. * Câu hỏi : - Số từ là gì ? Cho ví dụ ? - Giới thiệu bài mới - Các em đã học về số từ , số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật , còn chỉ tử là gì thì chúng ta đi vào tìm hiểu trong giờ học hôm nay . - Giáo viên ghi tựa bài. - Báo cáo sỉ số. - HS trả bài . - HS chú ý - HS ghi tựa bài . +Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm - Treo bảng phụ ( ví dụ mục 1 SGK ) . - Gọi HS đọc ví dụ trên bảng phụ . Hỏi: Các từ in đậm trong những câu trên bổ sung ý nghĩa cho từ nào ? - Treo bảng phụ ( ví dụ mục 2 SGK ) như sau: - Gọi HS đọc ví dụ trên bảng phụ . + Ông vua / ông vua nọ ; + Viên quan / viên quan ấy ; + Làng / làng kia ; + Nhà / nhà nọ . Hỏi : So sánh các từ và cụm từ trên , từ đó rút ra ý nghĩa của những từ in đậm ? Chốt : Ta thấy nghĩa của từ ông vua nọ ; viên quan ấy ; làng kia ; nhà nọ , đã được cụ thể hóa , được xác định vị trí một cách rõ ràng trong không gian . Trong khi đó các danh từ như : oÂng vua , viên quan , làng , nhà còn chỉ chung chung chưa cụ thể . Như vậy những từ in đậm này dùng để trỏ vào sự vật , xác định vị trí của sự vật , người ta gọi là “ chỉ từ ” và “ chỉ từ ” được dùng để xác định vị trí của sự vật trong phạm vi nào , ta tìm hiểu tiếp ví dụ sau : - Gọi HS đọc ví dụ mục 3 SGK . - Làng nọ / đêm nọ - Viên quan ấy / hồi ấy Hỏi : Nghĩa của các từ “ ấy , nọ” trong hai câu trên có những điểm nào giống và điểm nào khác nhau ? Hỏi : Như vậy , qua việc phân tích 3 ví dụ trên , em hãy cho biết chỉ từ là những từ dùng để làm gì ? - Giáo viên liên hệ thực tế : Chỉ từ dùng trong giao tiếp hằng ngày của HS : Quyển sách đó là của tôi Chuyển ý : Các em đã hiểu thế nào là chỉ từ rồi . Song còn hoạt động của chỉ từ như thế nào chúng ta đi vào tìm hiểu mục II . - Treo bảng phụ cho HS đọc và thảo luận . Câu Hỏi thảo luận : Trong ví dụ sau : Viên quan ấy đã đi nhiều nơi , chỉ từ “ ấy ” đảm nhiệm chức vụ gì ? ( 2 phút ) - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . - Giáo viên nhận xét tinh thần thảo luận của các nhóm . - Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận và đưa ra đáp án đúng . - Treo bảng phụ đáp án . + Viên quan ấy đã đi nhiều nơi -> Chỉ từ “ ấy” phụ ngữ của cụm danh từ . Chốt : Cacù chỉ từ : “ Nọ , kia ” trong đoạn văn “ Em bé thông minh” ( mục 1 ) SGK cũng làm phụ ngữ cho các cụm danh từ . Hỏi : Vậy chỉ từ trên đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp gì ? - Yêu cầu : HS đọc ví dụ 2 mục II SGK . Hỏi : Tìm chỉ từ trong những câu vừa đọc ? Hỏi : Xác định chức vụ ngữ pháp của chỉ từ “ đó , đấy” trong câu ? Hỏi : Vậy chỉ từ còn đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp gì nữa ? - HS quan sát . - HS đọc . Trả lời - Từ “ nọ” bổ sung ý nghĩa cho từ “ ông vua” - Từ “ ấy” bổ sung ý nghĩa cho từ “ viên quan ” - Từ “ kia ” bổ sung ý nghĩa cho từ “ làng ” - Từ “ nọ ” bổ sung ý nghĩa cho từ “ nhà ” - HS quan sát . - HS đọc thông tin bảng phụ . - HS so sánh và rút ra ý nghĩa . - HS chú ý lắng nghe . - HS đọc SGK . - HS trả lời . * Giống : Từ dùng để trỏ vào sự vật . * Khác : - “ Làng nọ , Viên quan ấy ” . Định vị sự vật trong không gian . - “ Hồi ấy , hồi ấy ” . Định vị sự vật trong thời gian . - HS dựa vào ghi nhớ SGK trả lới . - HS chú ý lắng nghe . - HS đọc thông tin và chia tổ thảo luận . - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . - HS chú ý lắng nghe . - HS quan sát kết quả . - HS theo dõi - Làm phụ ngữ trong cụm danh từ . - HS đọc ví dụ 2 mục II SGK . - HS tìm chỉ từ . a) Từ đó b) Từ đấy - HS trả lời : a) Từ đó -> chủ ngữ b) Từ đấy -> trạng ngữ - Làm chủ ngữ , trạng ngữ trong câu . I. CHỈ TỪ LÀ GÌ ? Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật , nhăm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian . Ví dụ : - Ông vua nọ . - Hồi ấy . II. HOẠT ĐỘNG CỦA CHỈ TỪ TRONG CÂU : - Làm phụ ngữ s2 ở sau trung tâm cụm danh từ. Ví dụ : Viên quan ấy đã đi nhiều nơi . - Làm chủ ngữ trong câu . Ví dụ : Đó là một điều chắc chắn . - Làm trạng ngữ trong câu . Ví dụ : Từ đấy nước ta chăm nghề trồng trọt , chăn nuôi +Hoạt động 3 : Luyện tập : - Yêu cầu HS đọc và làm bài tập 1 SGK . Hỏi : Tìm chỉ từ và xác định ý nghĩa , chức vụ ngữ pháp của các chỉ từ ấy ? - Gọi 4 HS lên bảng làm theo thứ tự a , b ,c , d - Yêu cầu Hs nhận xét -> GV nhận xét . - Yêu cầu HS đọc và làm bài tập 2 SGK . Hỏi : Thay các cụm từ in đậm bằng những chỉ từ thích hợp và giải thích vì sao cần thay như vậy ? - Gọi HS trình bày . - Yêu cầu HS nhận xét . -> GV nhận xét. - Yêu cầu HS đọc và làm bài tập 3 SGK . Hỏi : Có thể thay các chỉ từ trong đoạn văn vừa đọc bằng những từ hoặc cụm từ nào không ? Rút ra nhận xét về tác dụng của chỉ từ ? - Gọi HS trình bày . - GV nhận xét . - HS đọc bài tập 1 SGK . - 4 HS lên bảng trình bày . -> Lớp nhận xét. - HS theo dõi và ghi nhận - HS đọc bài tập 2 SGK . - HS lên bảng trình bày . -> Lớp nhận xét. - HS theo dõi và ghi nhận - HS đọc bài tập 3 SGK . - HS trình bày . - HS theo dõi và ghi nhận III–- LUYỆN TẬP 1. Chỉ từ . Ý nghĩa . Chức vụ của chỉ từ ø. a. Ấy . - Định vị sự vật trong không gian - Làm phụ ngữ sau trong cụm danh tư ø. b. Đấy , đây. - Định vị sự vật trong không gian . - Làm chủ ngư õ. c. Nay . - Định vị sự vật trong thời gian . -Làm trạng ngữ. d. Đo ù. - Định vị sự vật trong thời gian . - Làm trạng ngữ . 2. Thay các cụm từ in đậm bằng những chỉ từ thích hợp . Có thể thay như sau: a) đến chân núi Sóc -> đến đấy , đó => Định vị về không gian . b) làng bị lửa thiêu cháy -> làng ấy , làng đó => Định vị về không gian . Giải thích : Cần viết như vậy để trách lỗi lặp từ . 3. Các chỉ từ “ ấy , đó” có thể đổi chỗ cho nhau hoặc thay bằng từ “ đấy” nhưng không thể thay bằng bất kỳ một từ hoặc cụm từ nào khác . Vì trong truyện cổ dân gian , ta không thể xác định được cụ thể thời gian : Năm ấy , Chiều hôm đó là : Năm nào , chiều hôm nào ?! - Kết luận : Chỉ từ rất quan trọng trong câu : Vì chúng có thể chỉ ra những sự vật , những thời điểm khó gọi thành tên , giúp người nghe , người đọc định vị được các sự vật , thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô tận . +Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò Hỏi: Em hiểu chỉ từ là gì ? Đặt 1 câu có dùng chỉ từ ? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Yêu cầu HS : Học bài . - Chuẩn bị : Luyện tập kể chuyện tưởng tượng (soạn phần đề bài luyện tập ) . - HS trả lời cá nhân . - Học sinh nghe , làm theo
Tài liệu đính kèm: