Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (2 cột)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (2 cột)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

2. Kĩ năng:

- Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng.

- Kể chuyện tưởng tượng.

3. Thái độ: Bình tĩnh, tự tin.

- Lồng ghép giáo dục môi trường.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

2. Học sinh: Chuẩn bị dàn bài sgk.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới:

- Kiểm tra bài tập.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT

Hoạt động 1

- HS nhắc lại đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

Hoạt động 2

- Giáo viên ghi đề bài luyện tập lên bảng.

- Chủ đề của đề bài là gì? Các sự kiện em kể có thực tế không? Thuộc kiểu bài nào?

- Nhân vật kể là ai? Ngôi thứ mấy?

* Lập dàn ý:

+ Em dự định viết phần mở bài có những ý gì? Khi chuẩn bị đến thăm trường tâm trạng của em ra sao?

+ Về lại trường em thấy có gì thay đổi? Tưởng tượng ngôi trường thay đổi như thế nào? Thầy cô, ban bè lúc đó ra sao?

- Dựa vào dàn ý đã lập lần lượt giáo viên cho học sinh chuẩn bị (2 – 3 phút) phần mở bài sau đó gọi một số học sinh nói trước lớp phần mở bài.

- Tiếp tục cho học sinh chuẩn bị và nói từng đoạn trong phần thân bài và phần kết bài.

- Sau mỗi bài nói, giáo viên cho học sinh nhận xét ưu, khuyết điểm.

- HS có thể chọn đề 1, đề 2

Cuối cùng giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.

 I. LÍ THUYẾT

II. LUYỆN TẬP

ĐỀ 1:

 Kể chuyện mười năm sau em về thăm trường. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.

1. Tìm hiểu đề:

- Chủ đề: Chuyến thăm trường sau mười năm xa cách.

- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.

- Nhân vật kể: em (Ngôi thứ nhất)

2. Lập dàn ý:

* Mở bài: Lí do về thăm trường, nhân dịp nào?

* Thân bài:

- Chuẩn bị đến thăm trường tâm trạng: Bồn chồn, náo nức.

- Đế thăm trường:

+ Quang cảnh có gì thay đổi. Những gì còn lưu lại.

+ Gặp lại thầy cô, bạn bè cũ, trò chuyện, hỏi han, nhắc lại kỉ niệm.

* Kết bài: Chia tay với trường, thầy cô, bạn bè, cảm xúc.

3. Luyện nói theo dàn bài.

- Yêu cầu:

+ HS nói: ngôn ngữ biểu cảm, ngữ điệu và điệu bộ phù hợp.

+ HS còn lại: lắng nghe, nhận xét ưu, nhược điểm và những hạn chế, những điểm cần khắc phục trong phần kể của bạn.

Đề 2: Em hãy tưởng tượng vào năm 2020 môi trường, khí hậu ở nước ta thay đổi như thế nào. Và tập kể theo dàn ý đó.

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2011
Tuần 15
Tiết 57: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Văn bản: CON HỔ CÓ NGHĨA
 VŨ TRINH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS có hiểu biết bước đầu về thể loại truyện trung đại.
- Hiểu ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa.
- Nét đặc sắc của truyện: Kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu truyện trung đại.
- Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng “Con hổ có nghĩa”
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ: 
- Đề cao đạo lí, sống có nghĩa tình.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh ảnh.
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
- Kết thúc phần truyện dân gian chúng ta bước vào giai đoạn văn học trung đại, để nắm được đặc điểm thể loại truyện trung đại chúng ta cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học.
+ Tác giả của câu chuyện là ai?
- GV giới thiệu thêm về tg.
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- Học sinh đọc chú thích *
+ Em hiểu truyện trung đại là gì?
- Giáo viên giới thiệu một vài nét khác nhau giữa truyện trung đại và truyện hiện đại.
+ Tìm bố cục của truyện?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc. Chú ý giọng đọc, kể gợi không khí li kì, cảm động
- 2 học sinh đọc 2 lần. Học sinh đọc xong, giáo viên nhận xét, uốn nắn, sửa sai cho học sinh.
- Yêu cầu 1 học sinh kể lại câu chuyện.
+ Chuyện gì xảy ra giữa bà đỡ Trần với con hổ? Cái nghĩa của con hổ đối với bà như thế nào? Ngoài ra còn đối với hổ cái và con của nó như thế nào?
 - Tặng bạc. 
 - Lưu luyến chia tay . 
 - Hết lòng vì hổ cái. 
+ Tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
+ Chuyện gì xảy ra đối với con hổ thứ 2 và Bác Tiều. Cái nghĩa của nó đối với Bác như thế nào?
- Biếu 1 con nai.
- Đến bên quan tài. 
- Ngày giỗ mang dê, lợn đến.
+Ở con hổ thứ 2 có thêm ý nghĩa gì? 
- Sự chung thuỷ
+ Con hổ nào sâu sắc hơn?
+ Truyện này đề cao khuyến khích điều gì trong cuộc sống con người?
- Thảo luận nhóm (3’) HS trình bày 1 phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
Con hổ như con người, biết đền ơn đáp nghĩa.
+ Truyện sử dụng nghệ thuật gì đặc sắc?
+ Rút ra ý nghĩa của truyện.
+ Qua câu chuyện em rút ra bài học gì?
- Thể hiện lòng biết ơn với những người đã cưu mang, giúp đỡ mình.
Hoạt động 3: 
- Học sinh đọc thêm truyện “Bia con vá”, kể một câu chuyện về một con chó có nghĩa.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. TÁC GIẢ VÀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC:
a. Tác giả: 
- Vũ Trinh (1759 – 1828), người trấn Kinh Bắc, làm quan dưới thời nhà Lê, nhà Nguyễn.
b. Hoàn cảnh sáng tác
- Thời trung đại (thế kỉ X – XIX)
2. THỂ LOẠI:
- Truyện trung đại: (chú thích * sgk/143)
3. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT:
- Tự sự
4. BỐ CỤC: 2 phần.
- Phần 1: Con hổ với bà đỡ Trần.
- Phần 2: Con hổ với bác Tiều.
1. HƯỚNG DẪN ĐỌC
2. HIỂU VĂN BẢN
a. Nội dung:
- Truyện thể hiện cái nghĩa và mức độ thể hiện cái nghĩa của hai con hổ đối với bà đỡ Trần và bác tiểu phu.
b. Nghệ thuật:
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, mang tính giáo huấn.
- Kết cấu truyện có sự nâng cấp, khi nói về cái nghĩa của 2 con hổ nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
c. Ý nghĩa:
- Truyện đề cao giá trị đạo làm người: con vật còn có nghĩa huống chi là con người.
IV. LUYỆN TẬP
1. Em hãy kể về một con chó có nghĩa với chủ.
4. Củng cố:
- HS cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về hành động trả ơn của con hổ.
- Giá trị của sự đền ơn, đáp nghĩa.
5. Dặn dò:
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Viết đoạn văn phát biểu suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện.
- Chuẩn bị bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng, chuẩn bị đề 1 sgk. 
- Lập dàn ý cho đề bài kể chuyện tưởng tượng sau: Em hãy tưởng tượng vào năm 2020 môi trường, khí hậu ở nước ta thay đổi như thế nào. Và tập kể theo dàn ý đó.
Ngày soạn: 15/11/2011
Tiết 58: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng: 
- Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng.
- Kể chuyện tưởng tượng.
3. Thái độ: Bình tĩnh, tự tin.
- Lồng ghép giáo dục môi trường.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: Chuẩn bị dàn bài sgk.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
- Kiểm tra bài tập.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
- HS nhắc lại đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
Hoạt động 2
- Giáo viên ghi đề bài luyện tập lên bảng.
- Chủ đề của đề bài là gì? Các sự kiện em kể có thực tế không? Thuộc kiểu bài nào?
- Nhân vật kể là ai? Ngôi thứ mấy?
* Lập dàn ý:
+ Em dự định viết phần mở bài có những ý gì? Khi chuẩn bị đến thăm trường tâm trạng của em ra sao?
+ Về lại trường em thấy có gì thay đổi? Tưởng tượng ngôi trường thay đổi như thế nào? Thầy cô, ban bè lúc đó ra sao?
- Dựa vào dàn ý đã lập lần lượt giáo viên cho học sinh chuẩn bị (2 – 3 phút) phần mở bài sau đó gọi một số học sinh nói trước lớp phần mở bài.
- Tiếp tục cho học sinh chuẩn bị và nói từng đoạn trong phần thân bài và phần kết bài.
- Sau mỗi bài nói, giáo viên cho học sinh nhận xét ưu, khuyết điểm.
- HS có thể chọn đề 1, đề 2 
Cuối cùng giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
I. LÍ THUYẾT
II. LUYỆN TẬP
ĐỀ 1: 
 Kể chuyện mười năm sau em về thăm trường. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
1. Tìm hiểu đề:
- Chủ đề: Chuyến thăm trường sau mười năm xa cách.
- Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng.
- Nhân vật kể: em (Ngôi thứ nhất)
2. Lập dàn ý:
* Mở bài: Lí do về thăm trường, nhân dịp nào?
* Thân bài: 
- Chuẩn bị đến thăm trường tâm trạng: Bồn chồn, náo nức.
- Đế thăm trường:
+ Quang cảnh có gì thay đổi. Những gì còn lưu lại.
+ Gặp lại thầy cô, bạn bè cũ, trò chuyện, hỏi han, nhắc lại kỉ niệm.
* Kết bài: Chia tay với trường, thầy cô, bạn bè, cảm xúc.
3. Luyện nói theo dàn bài.
- Yêu cầu:
+ HS nói: ngôn ngữ biểu cảm, ngữ điệu và điệu bộ phù hợp.
+ HS còn lại: lắng nghe, nhận xét ưu, nhược điểm và những hạn chế, những điểm cần khắc phục trong phần kể của bạn.
Đề 2: Em hãy tưởng tượng vào năm 2020 môi trường, khí hậu ở nước ta thay đổi như thế nào. Và tập kể theo dàn ý đó.
4. Củng cố:
- Vai trò của yếu tố tưởng tượng trong đề văn trên.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài Động từ: Tìm hiểu đặc điểm của động từ đã học ở tiểu học, xem trước phần tìm hiểu bài và nhận diện động từ trong câu.
Ngày soạn: 15/11/2011
Tiết 59: ĐỘNG TỪ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm động từ: Ý nghĩa khái quát của động từ; đặc điểm ngữ pháp của động từ.
- Các loại động từ.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng động từ để đặt câu.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
+ Xác định chỉ từ trong câu văn sau, cho biết ý nghĩa và chức vụ ngữ pháp.
 Chú thỏ con từ trong khu rừng ấy bước ra.
+ Chỉ từ là gì?
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
- Tìm hiểu đặc điểm của động từ.
- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 1.(bảng phụ)
- Tìm các động từ trong ví dụ 1.
- Học sinh tìm ra các động từ. Nêu ý nghĩa của các động từ vừa tìm. Chỉ cái gì?
* Phân biệt, so sánh giữa động từ và danh từ.
- Khả năng kết hợp với một số từ ngữ khác.
- Học sinh lấy vị dụ minh họa.
+ Động từ có những đặc điểm như thế nào? 
- HS trả lời rút ra Ghi nhớ1: sgk/146
Hoạt động 2
- Phân loại động từ.
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1.
- Giáo viên kẻ bảng phân loại, hướng dẫn.
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng điền các động từ vào bảng cho thích hợp.
- Cho học sinh nhận xét, bổ sung.
- Học sinh rút ra được có mấy loại động từ? 
→ Ghi nhớ2:sgk/146
Hoạt động 3
- Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1.
- Giáo viên phát phiếu học tập có kẻ bảng 3 cột, 3 loại động từ gọi học sinh điền vào theo nhóm (hành động, trạng thái, tình thái).
- HS trình bày, bổ sung.
- HS đọc bài tập 2 suy nghĩ trả lời.
- Bài tập 3: Giáo viên đọc, học sinh viết, giáo viên thu 3 – 5 bài chấm, sửa lỗi chính tả.
Còn lại học sinh xem sách sửa các từ viết sai.
I. TÌM HIỂU BÀI
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ.
* Ví dụ sgk/145:
a. Đi, đến, ra, hỏi.
b. Lấy, làm, lễ.
c. Treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.
→ Chỉ hành động, trạng thái.
* So sánh với danh từ.
- Danh từ: Không kết hợp với (đã, sẽ, đang) thường làm chủ ngữ, làm vị ngữ kết hợp với từ (là).
- Động từ: Có khả năng kết hợp (đã ) làm vị ngữ, khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp (đã, sẽ, đang )
VD: Học tập là nhiệm vụ của học sinh.
*. Ghi nhớ 1: sgk / 146
2. CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ CHÍNH.
a. Bảng phân loại. 
* Ví dụ: sgk/146
Đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau.
(tình thái )
Không đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau.
(hành động, trạng thái)
Trả lời câu hỏi làm gì?
Hành động
Chạy, cười, đi, đọc, đứng ngồi, hỏi.
Làm sao? Thế nào?
Dám, toan, định
Trạng thái
Buồn, đau, ghét, vui,yêu, nhức, nứt
 Động từ tình thái.
Có 2 loại ĐT hành động
 Động từ HĐ, trạng thái.
	 ĐT trạng thái
II. LUYỆN TẬP 
1. Tìm động từ trong truyện “Lợn cưới, áo mới”.
2. Sự đối lập về nghĩa giữa 2 động từ “đưa”, “cầm” → Sự tham lam, keo kiệt.
3. Chính tả (nghe - viết)
Chú ý phân biệt: ăn – ăng, s/x.
4. Củng cố:
- Nêu đặc điểm của động từ?
- Động từ phân ra làm mấy loại?
5. Dặn dò:
- Về nhà tập đặt câu và xác định chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu.
- Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học.
- Thống kê các động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái trong bài chính tả.
- Chuẩn bị bài Cụm động từ. Tìm hiểu đặc điểm và cấu tạo của cụm động từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 6 TUAN 15.doc