Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Huỳnh Thị Điền

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Huỳnh Thị Điền

A/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức :

-Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.

- Khái niệm chỉ từ :

+ Nghĩa khái quát của chỉ từ .

+ Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ :

 - Khả năng kết hợp của chỉ từ .

 - Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ .

-Biết cách dùng chỉ từ trong khí nói khi viết .

2. Kĩ năng :

 - Nhận diện được chỉ từ .

 - Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết .

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.

B/ Chuẩn bị: - GV: Bài giảng, bảng phụ, tìm thêm một số ví dụ - HS: Soạn bài theo SGK

C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HĐ1: Bài cũ: 1/Tìm số từ và lượng từ trong các câu sau : - Hai cặp vịt này rất mập.

 - Mỗi truyện ngụ ngôn đem đến cho tất cả chúng ta một bài học thấm thía về cách xử thế trong cuộc sống ; 2/ Dùng bảng phụ kiểm tra trắc nghiệm điền từ:

 Ở gần chẳng bén duyên cho .năm bia đá thì mòn

 Xa xôi cách .lần đò cũng đi . .năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

HĐ2:Giới thiệu bài:Từ cụm danh từ - Cho HS nhận xét vị trí S2 trong phần phụ sau của cụm danh từ =>Chỉ từ.

 

doc 7 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Huỳnh Thị Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:15
Tiết:57
Tiếng Việt: CHỈ TỪ
S:20/11/2011
G:25/11/2011
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
-Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
- Khái niệm chỉ từ :
+ Nghĩa khái quát của chỉ từ .
+ Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ :
 - Khả năng kết hợp của chỉ từ .
 - Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ .
-Biết cách dùng chỉ từ trong khí nói khi viết .
2. Kĩ năng :
 - Nhận diện được chỉ từ .
 - Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết .
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
B/ Chuẩn bị: - GV: Bài giảng, bảng phụ, tìm thêm một số ví dụ - HS: Soạn bài theo SGK
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: 1/Tìm số từ và lượng từ trong các câu sau : - Hai cặp vịt này rất mập.
 - Mỗi truyện ngụ ngôn đem đến cho tất cả chúng ta một bài học thấm thía về cách xử thế trong cuộc sống ; 2/ Dùng bảng phụ kiểm tra trắc nghiệm điền từ: 
 Ở gần chẳng bén duyên cho ....năm bia đá thì mòn
 Xa xôi cách .....lần đò cũng đi . ......năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
HĐ2:Giới thiệu bài:Từ cụm danh từ - Cho HS nhận xét vị trí S2 trong phần phụ sau của cụm danh từ =>Chỉ từ.
HĐ3:Bài học:
B1: Tìm hiểu chung.
*MT: HS nắm nghĩa khái quát; đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ; khả năng kết hợp của chỉ từ; chức vụ ngữ pháp của chỉ từ .
B1.1: Tìm hiểu nghĩa khái quát của chỉ từ. 
* GV treo bảng phụ - gọi HS đọc đoạn văn 
H: Các từ in đậm trong đoạn văn ở những câu đó bổ sung ý nghĩa cho những câu nào,HS tìm và giải thích
H: So sánh các từ và cụm từ sau (giáo viên ghi bảng phụ ) từ đó rút ra ý nghĩa của những từ in đậm. 
Ông vua/ ông vua nọ ; viên quan/viên quan ấy 
Làng/ làng kia; nhà/nhà nọ
H: ý nghĩa của các từ này nọ, kia, ấy trong câu sau có điểm gì giống và khác với các trường hợp đã phân tích.
H: Những từ đó gọi là chỉ từ.vậy chỉ từ là gì?cho VD
B1.2: Tìm hiểu hoạt động của chỉ từ trong câu 
H: Trong các câu ở trên, chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì?
Tìm hiểu chỉ từ trong các câu dưới đây. Xác định chức vụ của chúng trong câu 
GV ghi bảng phụ 
HS xác định – HS khác bổ sung –GV nhận xét 
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK-GV tóm ý chính
B2:HS thực hiện phần luyện tập 
*MT:HS nhận diện được chỉ từ và biết sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết .
Bài tập 1,2:
2/ Thay các cụm từ bằng các từ thích hợp.Giải thích
a/ Chân núi sóc, đó, đấy:- Định vị không gian
 b/ ấy, đó, đấy:- Định vị về khộng gian
I/Tìm hiểu chung:
1/ Chỉ từ là gì?: Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí(định vị)của sự vật trong không gian hoặc thời gian
VD: Những HS lớp 6/2 này 
* Bài tập nhanh : Xác định chỉ từ 
Cô kia đi đàng ấy với ai
Trồng dưa dưa héo, trồng khoai khoai hà
Cô kia đi đàng này với ta
Trồng khoai khoai tốt, trồng cà cà sai
2/ Hoạt động của chỉ từ trong câu:
-Làm phụ ngữ s2 ở sau trung tâm cụm danh từ. 
-Có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu 
VD: + Chiếc thuyền kia nói có
 Chiếc giã nọ nói không ..
 Phải chi miễu ở gần sông
 Em thề một tiếng kẻo lòng anh nghi..
 + Đấy em như tượng mới tô
Đây anh như ngọc hoạ đồ trong tranh.
 + Nay anh đem lợn cưới em
 Nếu không đồng ý thì anh đem về.
III/ Luyện tập: 
1/ Xác định chỉ từ trong các đoạn a,b,c,d và chức vụ
a/ Hai thứ bánh ấy -Định vị sự vật trong không gian
 - Làm phụ ngữ của cụm danh từ
b/ Đấy vàng đây cũng .. đấy hoa.... đây sen...
Định vị sự vật trong không gian -Làm CN trong câu 
c/ Nay ta... - Định vị trong thời gian 
d/ Từ đó:- làm trạng ngữ 
HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:-Học bài, nắm nội dung ghi nhớ - Làm các bài tập còn lại;- Tìm các chỉ từ trong truyện dân gian đã học .
- Đặt câu có sử dụng chỉ từ .
-Tìm hiểu bài “Động từ” -Đọc bài: “Con hổ có nghĩa”. - Chuẩn bị ôn lại các kiến thức Văn bản và Tập làm văn để tiết sau ôn tập cho thi HKI 
Chuẩn bị bài mới :
Luyện tập kể chuỵên tưởng tượng/139,sgk.
+Đọc kĩ đề, phần gợi ý tìm hiểu đề và lập ý rồi từ đó lập thành một dàn bài cụ thể.
+Tập kể chuyện theo dàn bài trước ở nhà.
Tuần: 15
Tiết :58
Tập làm văn: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
S:08/12/2010
G:15/12/2010
A/Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức : - Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự .
2. Kĩ năng :-Tập giải quyết một số đề bài tư sự tưởng tượng sáng tạo.
 - Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng .
 - Kể chuyện tưởng tượng .
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
B/ Chuẩn bị : GV: Đề bài luyện tập- đề bài bổ sung-HS: Chuẩn bị bài.
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: Thế nào là kể chuyện tưởng tượng? Nêu yêu cầu của chuyện tưởng tượng?
Dùng bảng phụ kiểm tra trắc nghiệm.Nhận xét nào đúng về kể chuyện tưởng tượng?
A, Dựa vào một câu chuyện cổ tích rồi kể lại. B.Kể lại một câu chuyện được học trong sách vở.
C. Nhớ và kể lại một câu chuyện có thật. D.Tưởng tượng và kể lại một câu chuyện có lô gíc tự nhiên và có ý nghĩa.
HĐ2:Giới thiệu bài:Từ câu chuyện :" Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng "=> đi vào bài mới.
HĐ3:Bài học:
 B1: Củng cố kiến thức.
*MT:Cho HS nhắc lại các đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
- GV chốt kiến thức.
 B2:HD HS luyện tập.
@B2.1:Gọi HS đọc đề bài luyện tập trang 139. * GV chép đề lên bảng.- GV gợi ý hướng đẫn HS tìm hiểu đề bài.
H: Em hãy cho biết chủ đề của truyện sẽ kể?
H: Nếu lấy mốc thời gian hiện tại với yêu cầu của đềthì việc kể lại chuyện của emcó thực hay không thực tế?
H: Vậy kể lại chuyện này thuộc kiểu bài nào?
H: Nhân vật kể trong truyện là ai? Người kể có ngôi thứ mấy?
* GV gợi ý hướng dẫn HS lập dàn ý.
H: Theo em phần mở bài giới thiệu gì?
H: Em hãy tưởng tượng trong phần thân bài sẽ kể những ý gì?
- Khi chuẩn bị đến thăm trường tâm trạng của em ra sao? Gặp lài trường cũ em thấy những gì thay đổi( Cây cối, phòng học, sân trường,thầy cô giáo như thế nào? Bạn bè ra sao? Tâm trạng của mọi người...
H: Kết bài nêu ý gì:
 @B2.2: Tìm hiểu đề bài bổ sung- Gọi HS đọc đề( a) trang 140- GV gợi ý HS tìm hiểu đề.
H: Chủ đề của đề bài sẽ kể là gì?Em chọn con vật hay đồ vật gì để kể? Cho HS thảo luận lập dàn ý- Gọi đại diện nhóm trình bày- HS khác bổ sung- GV bổ sung và treo bảng phụ cho HS tham khảo.
I/Củng cố kiến thức:
Các đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
II/Luyện tập:
1.Đề bài :
Kể chuyện 10 năm sau, em về lại mái trường hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
A.Tìm hiểu đề bài:
Chủ đề: Chuyến thăm trường sau 10 năm xa cách.
Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng- Nhân vật kể:Em.
B. Dàn bài:
1. Mở bài : Lý do về thăm trường Sau 10 năm.
2. Thân bài: 
- Chuẩn bị thăm trường: tâm trạng bồn chồn, náo nức.
- Đến thăm trường: Quang cảnh chung của trường có gì đổi thay, những gì còn lưu lại.
- Gặp lại thầy cô bạn bè cũ: hỏi han, tâm sự, nhắc lại kỉ niệm cũ.
3. Kết bài: Chia tay với ngôi trường, thầy cô, bạn bè-Cảm xúc của em.
2.Đề bài bổ sung: Mượn lời đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật nào đó.
Dàn ý:
a/ Mở bài: Đồ vật( con vật) tự giới thiệu về mình- giới thiệu về mình với người chủ.
b/ Thân bài:
 - Lý do đồ vật, con vật trở thành sỡ hữu của người chủ.
- Tình cảm ban đầu giữa đồ vật và người chủ.
- Kỉ niệm vui buồn khó quên của 2 bên.
- Tình cảm về sau.( Có thể thay đổi)
c/ Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật.
HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:Nắm nội dung, yêu cầu của từng đề bài.- Nắm vững phương pháp kể chuyện- Tự lập dàn ý . - Làm các bài tập còn lại: b,c trang 140- Tập kể chuyện theo đề bài đã cho. Chuẩn bị cho ôn tập HKI. 
Tuần:15
Tiết: 59
Văn bản: CON HỔ CÓ NGHĨA 
 ( Hướng dẫn đọc thêm)
S:10/12/2010
G:17/12/2010
A/. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức :
-Đặc điểm thể loại truyện Trung đại: Nét đặc sắc của truyện: kết cấu đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa .
-Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện “Con hổ có nghĩa”
-Ý nghĩa đề cao đạo lý, nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa .
2. Kĩ năng :-Sơ bộ được trình độ viết văn và cách hư cấu trong viết truyện ở thời trung đại.
 - Đọc-hiểu văn bản truyện Trung đại .
 - Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng “Con hổ có nghĩa” .
 - Kể lại được truyện .
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
B/. Chuẩn bị: GV: Hệ thống câu hỏi hướng dẫn- bảng phụ. - HS: Đọc, tìm hiểu bài theo hướng dẫn SGK
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
HĐ2:Giới thiệu bài:Dựa vào đặc điểm truyện trung đại -> dẫn vào bài -> Ghi tựa.
HĐ3:Bài học:
B1:Tìm hiểu chung.
*MT:Hiểu đặc điểm thể loại truyện Trung đại.
-Truyện trung đại là khái niệm dùng để chỉ những truyện được các tác giả sáng tác trong thời kì XHPK ở Việt Nam từ thế kỉ XàXIX bằng chữ Hán Nôm...tiêu biểu là truyện :Con hổ có nghĩa
- Hướng dẫn tìm hiểu chú thích khái niệm về Văn học Trung đại và tác giả Vũ Trinh. GV dựa vào chú thích dấu « giới thiệu cho HS biết truyện Trung đại và truyện Trung đại Việt Nam- Giới thiệu vài nét về tác giả Vũ Trinh.
B2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản.
*MT:Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện “Con hổ có nghĩa”.
- GV hướng dẫn cách đọc- đọc mẫu và gọi HS đọc, chú ý sửa sai.
H: Truyện này thuộc thể văn gì?Có mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn? -HS trả lời GV chốt ý
H:Biện pháp nghệ thuật bao trùm được sử dụng trong văn bản này là gì?Tại sao tác giả lại dựng lên chuyện con hổ có nghĩa mà không phải là" con người có nghĩa" ?
HS : Biện pháp nghệ thuật nhân hoá. Mượn truyện loài vật để nói về con người.
*Cho HS tóm tắt lại câu chuyện xãy ra với con hổ thứ nhất và bà đỡ Trần?
H: Điều đó đã đem lại ý nghĩa gì?
HS trả lời GV nhận xét chốt ý
*Cho HS tóm tắt sự việc diễn ra giữa con hổ thứ hai với bác tiều.
H: Ở tình huống hai con hổ đền đáp ơn nghĩa có gì khác so với con hổ thứ nhất? HS trả lời GV chốt ý
H: Chi tiết nào trong truyện làm cho em thích thú nhất?Vì sao?
H: Qua hai mẫu chuyện về con hổ tác giả muốn đề cao khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người? Cho HS thảo luận nhóm Gọi đại diện trả lời 
HS khác nhận xét GV chốt ý – Cho HS đọc ghi nhớ 
H: Tại sao khi nói về sự đền ơn đáp nghĩa người ta thường chọn hình ảnh con hổ? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về việc đền ơn đáp nghĩa?
B3: Hướng dẫn HS tổng kểt: 
* GV tổng kết về nghệ thuật, ý nghĩa văn bản và chốt lại phần ghi nhớ SGK.
B4:Hướng dẫn HS luyện tập.	
- Viết đoạn văn phát biểu suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện .
I/ Đọc -hiểu chú thích:
1.Truyện Trung đại( Xem SGK)
2. Tác giả::Vũ Trinh (1759-1828) người trấn Kinh Bắc, làm quan dưới thời Lê, nhà Nguyễn .
II/ Đọc hiểu văn bản:
1. Chuyện bà đỡ Trần với con hổ thứ I :
 - Cách mời bà đỡ Trần đến đỡ đẻ: xông đến cõng bà vào rừng sâu.
- Hành động, cử chỉ hổ đực : Bảo vệ, giữ gìn bà đỡ Trần .
 - Bà đỡ giúp hổ cái sinh con.
 -Cách đền ơn đáp nghĩa của hổ: Cung kính đền ơn một cục bạc để sống qua năm mất mùa đói kém và lưu luyến tiễn bà ra về.
 * Chi tiết thú vị, giàu cảm xúc : “Hổ đực cầm tay bà đỡ nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt”
-> Thương vợ, yêu con.
 2. Chuyện giữa bác Tiều với con hổ thứ II :
 - Hổ gặp nạn(hóc xương), bác Tiều giúp hổ lấy xương.
 - Hổ đã đền ơn bác Tiều: 
+Khi bác còn sông hổ tạ ơn một con nai.
 +Khi bác chết : Hổ tỏ lòng thương xót.
 + Hổ đến dụi đầu vào quan tài.
 + Ngày giỗ, đem dê, lợn đến cúng tế.
-> Lòng thuỷ chung bền vững của hổ với ân nhân.
III/ Tổng kểt: 
1.Nghệ thuật : 
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, xây dựng hình tượng mang ý nghĩa giáo huấn .
- Kết cấu truyện có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng và chủ đề của văn bản 
2.Ý nghĩa truyện:
Truyện đề cao giá trị đạo làm người: con vật còn có nghĩa huống chi là con người.
IV/ Luyện tâp:Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em cau khi học xong truyện.
HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:- Nắm nôi dung - Làm bài tập - Đọc kỹ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc ;Tìm hiểu bài: Mẹ hiền dạy con 
Chuẩn bị bài mới :
Động từ, trang 145
-Tìm hiểu đặc điểm động từ và các loại động từ (thông qua các ví dụ và phần ghi nhớ)
-Xem trước phần Luyện tập
*RKN:
Tuần : 15
Tiết :60
Tiếng Việt : ĐỘNG TỪ
S:12/12/2010
G:17/12/2010
A/ Mục tiêu cần đạt : 
1.Kiến thức :Giúp HS nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng.
-Khái niệm động từ :
+ Ý nghĩa khái quát của động từ .
+ Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ) .
- Các loại động từ .
2.Kĩ năng :
 - Nhận biết động từ trong câu .
 - Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hoạt động, trạng thái .
 - Sử dụng động từ đề đặt câu .
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
B/ Chuẩn bị: GV Bảng phụ một số bài tập - HS soạn bài theo yêu cầu
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: Chỉ từ là gì? -Nêu hoạt động của chỉ từ trong câu? Và cho ví dụ.
HĐ2:Giới thiệu bài:GV giới thiệu bài mới: Tiếng Việt rất đa dạng và phong phú về từ loai. Bên cạnh Danh từ-Chúng ta còn tiếp xúc với rất nhiều từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật
HĐ3:Bài học:
 B1:HD HS tìm hiểu chung.
*MT:HS nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng.
@B1.1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của động từ
 H:Em hiểy động từ là gì?Cho ví dụ -GV treo bảng phụ có các câu trong bài tập mục1 
H:Tìm động từ trong các câua,b,c ?
H: động từ có đặc điểm gìkhác với danh từ?
-Về những từ đứng xung quanh nó trong cụm từ 
-về khả năng làm vị ngữ. HS trả lời ( GV có thể kẻ lên bảng phụ về sự khác nhau)-GV chốt lạí ý -HS đọc phần ghi nhớ- Gọi HS cho ví dụ. GV nhận xét ghi bảng vài ví dụ.
@B1.2: : Hướng dẫn tìm hiểu các loại động từ chính
-GV kẻ sẵn bảng phụ.
H: Sắp xếp cácđộng từ sau vào bảng phân loại: buồn, chạy, cười , dám ., đau, đi, định, đọc, đứng, gãy, ghét, hỏi,, ngồi,nhức, nứt, toan ,vui ,yêu
Gọi HS lên bảng ghi-HS khác nhận xét-GV nhận xét bổ sung
H:Em hãy tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên? - HS tìm , GV nhận xét bổ sung và xếp vào bảng
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
B2: Hướng dẫn luyện tập SGK
*MT:Nhận biết động từ trong câu, phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hoạt động, trạng thái, sử dụng động từ để đặt câu .
-GV hướng dẫn cho HS làm bài tập 1,2 tại lớp.Hướng dẫn các em về nhà làm bài tập 3
I/ Tìm hiểu chung:
1.Đặc điểm của động từ:
-Động từ là những từ chỉ hành động, trang thái của sự vật. Ví dụ: đi, đứng, chạy, ăn, uống
-Động từ thường kết hợp với : đã, đang, sẽ,... và :hãy đừng,chớ,... ở phía trước để tạo thành cụm động từ 
 Ví dụ: Nó đang học bài.
-Chức vụ điển hình của động từ trong câu thường làm vị ngữ. Động từ cũng có thể được dùng với chức vụ chủ ngữ(Trong trường hợp này, động từ thường mất hết khả năng kết hợp với những từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ,...
Ví dụ:+ Ba tôi/ đã đi Đà Nẵng. + Hoa hồng/ nở.
* Ghi nhớ SGK/146
2. Các loại động từ chính:
Xếp các động từ sau vào bảng phân loại ở bên dưới : buồn ,chạy,cười, đau, đi, định, đọc,toan,gây, ghét. ...
Bảng phân loại:
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi làm gì?
Đi ,chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi,đứng
Trả lời các câu hỏi làm sao? thế nào?
dám , toan, định
buồn,gây,ghét nứt,đau,yêu,nhức, vui. 
*Ghi nhớ: SGK/146
II/Luyện Tập:
Bài tập1:Các động từ trong truyện “ Lợn cưới – Áo mới 
a) Các động từ: Có ,khoe, đem, may, ra mặc, đứng hóng, đợi,thấy , qua, khen, thấy, hỏi ,tức, tức tưởi, chạy , giơ ,bảo, mặc...
b) Phân loại:
- Động từ chỉ hành động, trạng thái:mặc, may,khen,thấy,bảo,giơ,tức, tức tối, chạy, đứng,khen, đợi...
- Động từ tình thái : có, chả, chợt,...
Bài tập2: Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi
HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập: 
- Đặt câu và xác định chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu .
- Tự luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học (hai em gần nhà) ; sau đó thống kê các động từ tình thái, hành động , trạng thái 
HĐ5: Hướng dẫn tự học: -GV cho bài tập trắc nghiệm để củng cố.
-Học bài- Tìm thêm các ví dụ- Làm các bài tập 
-Chuẩn bị bài mới :
Cụm động từ, trang 147,sgk
+Tìm hiểu cụm động từ là gì?
+Cấu tạo của cụm động từ.
+Xem trước phần Luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 6 tuan 15 chuan KTKN.doc