Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Phát

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Phát

1. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức:

- Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

- Nội dung, ý nghĩa và đạc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.

 1.2. Kĩ năng:

- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các truyện dân gian.

- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.

- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.

 1.3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quý văn học dân gian. Nhận ra tinh thần dân tộc và truyền thống cao đẹp.

 2. TRỌNG TÂM:

- Hệ thống hóa về truyện dân gian.

- Luyện tập.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. GV: Giáo án, bảng phụ, SGK

3.2. HS: Dụng cụ học tập

 

doc 15 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Tập làm văn.
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
Tiết 53 
Ngày dạy: 22/11/2010
1. MỤC TIÊU:
 1.1. Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
- Vai trị của tưởng tượng trong tự sự.
 1.2. Kĩ năng: 
 Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
 1.3. Thái độ: Ý thức về cái thật trong cuộc sống là nền tảng để tưởng tượng. Hướng HS tưởng tượng theo hướng tích cực.
 2. TRỌNG TÂM:
 Kể chuyện tưởng tượng.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: Bảng phụ.
3.2. HS: Tóm tắt truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” và đọc 2 câu truyện ở SGK (từ 130 – 133), vở, vở bài tập, SGK.
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện, cán sự bộ môn báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.
 4.2. Kiểm tra bài cũ: Không
 4.3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài.
- GV: Trong thể loại văn kể chuyện em đã học và thực hành được: Kể chuyện bằng lời văn của mình, kể chuyện đời thường hàng ngày . Vậy kể chuyện tưởng tượng là kể như thế nào? Kể ra sao để phù hợp và đúng yêu cầu “tưởng tượng”. Giờ học hôm nay các em sẽ có dịp làm quen (GV ghi tựa bài)
- HS nghe.
Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
 ? Kể chuyện đời thường và kể chuyện sáng tạo giống và khác nhau ở những điểm nào?
è Giống: Đều là câu chuyện do người kể.
 Khác: Kể chuyện đời thường là người thực việc thực, còn kể chuyện tưởng tượng là kể ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở . hư cấu .
? Truyện kể sáng tạo đòi hỏi những yêu cầu gì?
è- HS không sao chép
 - HS phải biết thế nào là tưởng tượng sáng tạo và nhận ra điều đó.
 - HS thể hiện được năng lực sáng tạo bằng trí tưởng tượng phong phú của mình.
? Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
 è Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng sống với nhau rất thân thiết. Nhưng một hôm, Mắt, Chân, Tay, Tai bỗng nảy ra ý ghen tị với lão Miệng vì lão chẳng làm việc vất vả. Lão Miệng có giải thích nhưng cả bọn không nghe, bỏ mặc lão, không nuôi nữa. Kết quả là chỉ sau vài ngày, cả bọn thất mệt mỏi, rả rời. Lúc đó họ mới thấy được vai trò của lão Miệng. Cả bọn làm lành và từ đó sống hoà thuận với nhau.
- GV nhận xét – bổ sung (cả HS nhận xét)
? Tìm chi tiết tưởng tượng trong truyện?
è Các nhân vật nhân hóa có tên riêng: Bác, Cô, cậu , lão 
 Mỗi nhân vật có nhà riêng 
 Các bộ phận lại ganh tị chống nhau và sau đó sống hòa thuận.
? Những chi tiết này có được là do đâu?
è Do bịa đặt, tưởng tượng ra.
? Tìm những chi tiết có thật trong truyện?
è Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là bộ phận trên cơ thể. Các bộ phận nhìn bên ngoài đều làm việc: Mắt:nhìn, Tay: làm việc như cầm,nấm,Tai: nghe ngóng, Chân: để đi, chỉ có Miệng là ăn. Miệng không ăn các bộ phận bị tê liệt.
? Nếu có chi tiết tưởng tượng “Lão Miệng vẫn khỏe, vui vẻ trong khi các bộ phận khác phải tê liệt vì không làm việc”, em có chấp nhận chi tiết này không? Vì sao?
è Không chấp nhận vì chi tiết tưởng tượng không đúng thật, Miệng không thể khỏe nếu không có cái ăn.
? Vậy khi kể chuyện tưởng tượng các chi tiết tưởng tượng phải như thế nào?
è Được xây dựng dựa vào cơ sở thật.
? Theo em ý nghĩa của truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là gì?
è Các bộ phận trên cơ thể là một thể thống nhất. Con người cũng vậy, sống không tách rời với cộng đồng 
? Trong truyện, chi tiết tưởng tượng được xây dựng có tác dụng gì? (nhằm mục đích gì?)
è Nhằm nêu một ý nghĩa, bài học nào đó.
* GV: Treo bảng phụ ghi tóm tắt chi tiết thật, tưởng tượng, ý nghĩa để củng cố lại kể chuyện tưởng tượng.
- GV: Kể chuyện tưởng tượng đòi hỏi người kể phải sáng tạo, từ quan sát cuộc sống, nhân hóa sự vật, sự tưởng tượng luôn có một ý nghĩa nào đó
Hoạt động 4ù:
- GV cho HS đọc truyện “Lục súc tranh công”; “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” :(SGK/130,132)
 ® Chia câu hỏi cho nhóm, vài nhóm làm vào bảng phụ, các nhóm khác ghi vào vở soạn.
 + Nhóm 1,2,4,3: Tóm tắt truyện
è * Lục súc tranh công
 Sáu con vật: Trâu, Chó, Dê, Ngựa, Gà, Lợn kể công làm việc vất vả nhưng ăn uống không được đầy đủ. Con nào cũng đưa lý lẽ hợp lý. Nhưng thật sự con nào cũng rất cần, rất có ích cho con người.
 * Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu
 Tết năm nào nhà em cũng gói và nấu bánh chưng. Năm ấy, vào đêm 29 tháng chạp, em mơ gặp Lang Liêu. Chàng đi thăm dân tình nấu bánh chưng. Em hỏi chuyện với Lang Liêu vì sao làm ra bánh ngon có phải vì nghèo không có điều kiện mới nghĩ ra được bánh và có phải nhờ thần linh mách bảogiúp cho chàng không và em được Lang Liêu trả lời không phải vì nghèo mà phải có tình cảm gắn bó với đồng ruộng, với sản vật nước nhà; không chỉ thần giúp mà bản thân phải lao tâm khổ tứ thì thần mới mách bảo.
 + Nhóm5,6,7,8: Tìm chi tiết tưởng tượng.
è* Lục súc tranh công: Sáu con gia súc nói được tiếng người, kể khổ, suy bì, ganh tị, chê bai kẻ khác. 6 con gia súc kể công và kể khổ
 * Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu: Giấc mơ được trò chuyện với Lang Liêu được trực tiếp hỏi những thắc mắc và được Lang Liêu trả lời.
 + Nhóm9,10: Tìm chi tiết thật
è * Lục súc tranh công: Sự thật là cuộc sống của mỗi con vật. Sự làm việc và công sức của chúng. Sự đóng góp của từng con vật trong cuộc sống.
* Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu: câu chuyện Sự tích Bánh chưng, bánh giầy – nhân vật Lang Liêu – phong tục gói bánh ngày Tết.
 Người kể chuyện tự xưng là em và việc nấu bánh chưng.
 + Nhóm 11, 12: Nêu ý nghĩa câu chuyện.
è* Lục súc tranh công: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người.Mượn súc vật để nói con người trong không nên so bì,ganh tị nhau trong cuộc sống. 
 * Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu: giúp hiểu sâu về nhân vật Lang Liêu, về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy của dân tộc Việt.
 - GV kiểm tra 2 tập của nhóm không có bảng phụ.
® Treo bảng phụ và nhận xét bổ sung 
- HS đọc ghi nhớ SGK/133
- GV: Trong cuộc sống, đôi lúc gặp khó khăn con người có những tưởng tượng, chính sự mơ ước về tương lai, hy vọng về cuộc sống cũng tạo cho chúng ta trí tưởng tượng. Tưởng tượng đóng vai trò không kém phần quan trọng, có những thành tựu khoa học ngày nay hình thành từ trí tưởng tượng.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Hãy đóng vai trò là mụ vợ ông lão đánh cá kể lại tâm trạng và hành động của mụ vợ sau khi bị cá vàng trừng trị.
 ® Có thể gọi 2 HS tự kể
 ® GV nhận xét – hướng dẫn cho HS thấy sự sáng tạo nhằm thể hiện ý nghĩa nào đó.
 ? Hãy nêu tên một truyện, phim được xây dựng bằng trí tưởng tượng và nêu ý nghĩa?
 Các nhóm thảo luận, xây dựng câu chuyện các loại xe tranh cãi so bì nhau (Dựa vào chuyện lục súc tranh công)
 - GV gợi ý cho HS lập luận từng đồ vật, kể công, sự hưởng thụ kém.
I.Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng:
- Dựa trên sự thật cuộc sống.
 - Truyện phải có ý nghĩa 
* Ghi nhớ (SGK/133)
II. Luyện tập:
BT1: 
a. Mở bài: Trận lũ lụt khủng khiếp năm 2000 ở Đồng Bằng sông Cửu Long, Sơn Tinh lại đại chiến trên chiến trường mới này.
b. Thân bài:
- Thuỷ Tinh khiêu chiến, vũ khí cũ mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội.
- Sơn Tinh: huy động sức mạnh tổng hợp đất, đá, xe ben, xe ka-max, tàu hoả, trực thăng, ca nô, xe lội nước, cát, sỏi, bê tông...
 + Phương tiện thông tin: vô tuyến, điện thoại..ứng cứu kịp thời.
 + Bộ đội, công an giúp dân chông lũ.
 + Cả nước quyên góp lá lành đùm lá rách.
 + Những người dân, những chiến sĩ hi sinh...
c. Kết bài: Cuối cùng Thuỷ Tinh chịu thua những chàng Sơn Tinh thế kỉ XXI.
BT2:
a. Mở bài: Giới thiệu cuộc gặp Thánh Gióng: Trong trường hợp nào?
b. Thân bài:
- Tưởng tượng 1: nói về chiến tích anh hùng.
- Tưởng tượng 2: về việc vươn vai một cái trở thành tráng sĩ.
- Tưởng tượng 3:về bí quyết làm được như vậy.
- Thánh Gióng nói ra bí mật ấy.
c. Kết bài: Em giật mình thức giấc nhớ lời khuyên của Thánh Gióng. 
BT4:
a. Mở bài: giới thiệu ba phương tiện giao thông. Trong trường hợp nào chúg cãi nhau.
b. Thân bài:
- Xe đạp than thở cực nhọc của mình( ì ạch, nặng nhọc, ...) và so bì với xe máy.
- Xe máy cãi lại nói lên nỗi khổ của mình( chở người, vật...) và so bì với xe hơi.
- Xe hơi giải thích nỗi cực nhọc của mình( chở người đi thật xa...)
c. Kết bài: Em đứng ra dàn xếp.
BT5:
a. Mở bài: Giới thiệu nguyên nhân về thăm trường.
b. Thân bài: Cảnh trường thay đổi như thế nào?
 Thầy cô cũ còn ai?
c. Kết bài: Cảm ngĩh khi ra về?
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
1. Ý nào trong các câu sau không cần có trong định nghĩa kể chuyện về truyện tưởng tượng?
A – Được nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của người kể.
B – Truyện tuy không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
C – Truyện được kể một phần dựa trên những điều có thật rồi tưởng tượng thêm.
D – Các chi tiết tượng tượng cần phải hoang đường, li kì mới thú vị.
2. Thực hành các bài tập.
1. C – Truyện được kể một phần dựa trên những điều có thật rồi tưởng tượng thêm.
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
- Học bài: Học ghi nhớ, bài ghi, làm bài tập hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng xem và chuẩn bị trước các đề sau SGK/ 140:
1. Kể mười năm sau về thăm mái trường.
2. Mượn lời đồ vật kể lại.
3. Thay ngôi kể một truyện em thích.
4. Tưởng tượng đoạn kết một truyện cổ tích.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................. ... ..................................................................................................
Tuần 14 Văn
Tiết 54, 55	
 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
Ngày dạy: 
 25/11/2010
1. MỤC TIÊU:
 1.1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyện truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngơn.
- Nội dung, ý nghĩa và đạc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
 1.2. Kĩ năng: 
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các truyện dân gian.
- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.
 1.3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quí văn học dân gian. Nhận ra tinh thần dân tộc và truyền thống cao đẹp.
 2. TRỌNG TÂM:
- Hệ thống hĩa về truyện dân gian.
- Luyện tập.
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV: Giáo án, bảng phụ, SGK
3.2. HS: Dụng cụ học tập.
 4. TIẾN TRÌNH :
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 
 4.2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm việc chuẩn bị của HS
- Kết hợp với nội dung ôn tập để kiểm tra
 4.3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài.
- GV: Từ tuần 1 đến nay, các em đã học được nhiều tác phẩm dân gian. Hôm nay, các em hệ thống lại các bài đã học và rút ra đặc điểm của văn học dân gian (GV ghi tựa bài)
- HS nghe.
Hoạt động 2: HDHS ơn tập nội dung.
- GV chia câu hỏi cho nhóm làm
® Sau đó GV thống kê lại bài ôn
? Trình bày lược đồ các thể loại dân gian đã học
è HS làm vào bảng phụ
VĂN HỌÏC DÂN GIAN
?
TRUYỆN DÂN GIAN
?
CƯỜI
NGỤ NGÔN
CỔ TÍCH
TRUYỀN THUYẾT
Nhận xét, góp ý, bổ sung
 Hoạt động 2: HDHS kẻ bảng thống kê
? Nhắc lại định nghĩa về những thể loại truyện dân gian đã học?
è Truyện truyền thuyết: là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và các sự kiện lịch sử được kể.
 Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh và nhân vật mồ côi, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật ngốc nghếch và nhân vật là động vật. Truyện thường có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
 Truyện ngự ngôn: là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. 
 Truyện cười: là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội
 ? Kể tên các truyện đã học thuộc thể loại truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cừơi đưa vào bảng thống kê theo những nội dung: nhân vật, chi tiết kì ảo, nghệ thuật, ý nghĩa.
 ® Nhận xét và hình thành vào bảng thống kê sau:
1. Nội dung:
Thể loại
Yếu tố kì ảo
Cốt truyện
Tác phẩm
Nhân vật
Ý nghĩa
Truyền thuyết
Hoang đường
Phi thường tràn ngập
Đơn giản, gây hứng thú
Con Rồng, Cháu Tiên
Thần tiên
Giải thích nguồn gốc dân tộc
Thánh Gióng
Thánh
Mơ ước chiến thắng ngoại xâm
Sơn Tinh – Thủy Tinh
Thần
Mơ ước chinh phục thiên nhiên. Giải thích hiện tượng lũ lụt
Bánh chưng bánh giầy
Người
Tập tục, tập quán của dân tộc Việt Nam: làm bánh
Sự tích Hồ Gươm
Người, nhân vật lịch sử
Giải thích tên Hồ Gươm. Thể hiện khát vọng hòa bình. Ca ngợi tính chất chính nghĩa, anh hùng.
Cổ tích
Yếu tố li kì vẫn còn phổ biến
Phức tạp hơn, gây nhiều hứng thú
Sọ Dừa
Người mang lốt vật
Đề cao giá trị chân chính, tình thương đối với người bất hạnh.
Thạch Sanh
Người dũng sĩ
Ước mơ công lý, tư tưởng nhân đạo, yêu hòa bình.
Em bé thông minh
Người thông minh
Đề cao sự thông minh và trí khôn trong nhân dân.
Cây bút thần
Người 
có tài năng kì lạ
Quan niệm về công lý và ước mơ về khả năng kì diệu của con người.
Ông lão đánh cá và con cá vàng
Người tham lam, bội bạc
Ca ngợi lòng biết ơn, lên án kẻ tham lam, bội bạc.
Ngụ ngôn
Không có
Ngắn gọn, triết lý sâu xa
Ếch ngồi đáy giềng
Con vật
Phê phán kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang.
Thầy bói xem voi
Người
Phải xem xét, đánh giá sự vật, sự việc một cách toàn diện.
Đeo nhạc cho mèo
Con vật
Phải cân nhắc khả năng điều kiện khi thực hiện công việc. Tránh nói mà không làm.
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Bộ phận cơ thể
Không sống tách biệt cộng đồng. Tránh ghen ghét, đố kị.
Truyện cười
Không có
Ngắn gọn, tình huống bất ngờ, gây cười
Treo biển
Người
Cần có chủ kiến khi được góp ý.
Lợn cưới – Aùo mới
Người
Phê phán tính khoe của.
? So sánh điểm gióng nhau và khác nhau của truyền thuyết cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười?
 - HS dựa vào bảng thống kê trả lời.
Hoạt động 3: HDHS Luyện tập: 
- GV chia nhóm thảo luận à Các nhóm cử đại diện trình bày.
 - Kể lại câu chuyện em thích
- GV tổ chức cho HS thi kể chuyện sáng tạo:
 1. Thay đổi ngôi kể cho hai truyền thuyết: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Bánh chưng, bánh giầy.
 2. Viết tiếp (theo hướng ngược lại truyện cổ tích hay truyện ngụ ngôn.
 3. Nghĩ các kết truyện mới theo ý em cho hai truyện: Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng.
 4. Chuyển thành kịch để diễn một trong các truyện đã học.
* So sánh truyền thuyết, cổ tích:
 Giống nhau:
 - Đều có chi tiết tưởng tượng, kì ảo
 - Nhân vật có sự ra đời kì lạ, tài năng phi thường.
 Khác nhau
Truyền thuyết
Cổ tích
- Nhân vật, sự kiện lịch sử .
- Thể hiện cách đánh giá của nhân dân . 
- Được tin là có thật . 
- Nhân vật trong xã hội.
- Quan niệm ước mơ của nhân dân, đấu tranh thiện – ác.
- Không tin là có thật.
 * So sánh truyện ngụ ngôn – truyện cười
 - Giống nhau:
 + Phê phán những điều sai, khuyên răn mọi người.
 + Có tính gây cười.
 - Khác nhau:
 + Mục đích truyện cười là gây cười, mua vui.
 + Mục đích ngụ ngôn là răn dạy, đưa bài học trong cuộc sống.
2. Luyện tập:
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
? Nhóm truyện nào sau đây không cùng thể loại?
A – Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
B – Thầy bói xem voi; Ếch ngồi đáy giếng; Chân, Tay, Tai, Mắt Miệng.
C – Cây bút thần; Sọ Dừa; Ông lão đánh cá và con cá vàng.
D – Sự tích Hồ Gươm; Em bé thông minh; Đeo nhạc cho mèo.
* D – Sự tích Hồ Gươm; Em bé thông
 4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học bài: học thuộc bài ghi, định nghĩa, làm bài tập hoàn chỉnh, kể lại truyện.
- Chuẩn bị: Ôn tập truyện dân gian (Tiếp)
 + Học thuộc các định nghĩa về các thể loại: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, tuyện cười.
 + Kể lại các truyện theo hai ngôi kể.
 + Kể tên những truyện đã học.
 + Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết- cổ tích, ngụ ngôn –truyện cười.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 14
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Tiết 56	 
Ngày dạy: 25/11/2010
1. MỤC TIÊU:
 1.1. Kiến thức: Kiến thức đã học về môn Tiếng Việt từ tuần 1 đến tuần 11 về : từ và cấu tạo từ của Tiếng Việt, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ mượn, danh từ, cụm danh từ.
 1.2. Kĩ năng: Biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài làm tiết theo.
 1.3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự sửa sai.
2. TRỌNG TÂM: 
 - Sửa sai sĩt.
 - Nhận định, đánh giá về kiến thức được học.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. GV: Chấm xong bài, sửa bài.
 3.2. HS: Xem lại bài.
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
 4.2. Kiểm tra miệng: Khơng.
 4.3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Vào bài.
- GV nêu yêu cầu.
- HS chuẩn bị sửa bài.
Hoạt động 2: GV ghi đề lên bảng.
- GV cho HS nhắc lại đề bài.
- HS ghi lại đề.
- GV cho HS xác định lại yêu cầu của đề.
- GV chốt.
Hoạt động 2: Nhận xét bài làm
- GV nhận xét chung.
- HS nghe, ghi nhận.
Hoạt động 3: Sửa bài.
- GV nêu những sai sĩt.
- HS: sửa bài.
Hoạt động 4: Phát bài.
- GV phát bài.
- HS xem và ý kiến (nếu cĩ)
- GV ghi điểm.
 * Đề bài:
 1. Xác định từ ghép trong đoạn thơ sau:
 Đất nước là nơi dân mình hội tụ.
 Đất là nơi chim về
 Nước là nơi Rồng ở.
 Lạc Long quân và Âu Cơ.
 Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
 2. Em hiểu thế nào là nghĩa của từ? Nêu các cách giải thích nghĩa của từ.
 3. Vân dụng quy tắc viết hoa hãy viết hoa tên người, tên đất của Việt Nam, nước ngồi mà em biết.
 4. Hãy nêu ví dụ về ba danh từ và phát triển nĩ thành ba cụm danh từ.
 5. Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề tự chọn cĩ dùng từ nhiều nghĩa và gach chân từ nhiều nghĩa đĩ. (đoạn văn từ 5- 6 dịng)
*Đáp án: 
 1. Các từ ghép: đất nước, hội tụ, đồng bào. Lạc Long Quân, Âu Cơ, bọc trứng.
 2. HS tự làm theo yêu cầu.
 3. HS tự làm.
 4. HS tự làm.
 5. HS tự làm.
.
 4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
 HS nhắc lại yêu cầu về kiến thức được kiểm tra.
 4.5. Hướng dẫn HS tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này:
 HS xem lại bài.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 Chuẩn bị bài: Động từ..
 + Em hiểu thế nào là động từ?
 + Tìm ví dụ về động từ.
 5. RÚT KINH NGHIỆM:
Đề thi học kì I
Môn: Ngữ văn Khối 6
Thời gian 90’

Tài liệu đính kèm:

  • docKe chuyen.doc