Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột)

A. Mục tiêu cần đạt:

 - HS biết kể chuỵên đời thường có ý nghĩa.

 - Biết viết bài theo bố cục đúng văn phạm.

B. Trên lớp:

 * Ổn định lớp.

 * GV: chép đề bài và căn dăn HS trước khi làm bài.

 Đề bài: Hãy kể mội người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị )

 * Yêu cầu:

 + MB: 1,5 điểm.

 Giới thiệu chung về người được kể: làm gì? ở đau, tính cách, hình dáng, tuổi tác

 + TB: 6 điểm.

- Sở thích người được kể.

- Công việc cụ thể hàng ngày.

- Tình cảm đối với em.

- Trách nhiệm đối với gia đình.

- Vv .

KB: 1,5 điểm.

 Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với người được kể.

Hình thức: 1 điểm.

 * GV: Thu bài đúng thời gian.

 * Dặn dò: HS soạn tiết 51: Treo biển.

 Lợn cưới, áo mới.

 

doc 4 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 49, 50: viết bài tập làm văn số 3
A. Mục tiêu cần đạt: 
	- HS biết kể chuỵên đời thường có ý nghĩa.
	- Biết viết bài theo bố cục đúng văn phạm.
B. Trên lớp: 
	* ổn định lớp.
	* GV: chép đề bài và căn dăn HS trước khi làm bài.
	Đề bài: Hãy kể mội người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị )
	* Yêu cầu:
	+ MB: 1,5 điểm.
	Giới thiệu chung về người được kể: làm gì? ở đau, tính cách, hình dáng, tuổi tác 
	+ TB: 6 điểm.
Sở thích người được kể.
Công việc cụ thể hàng ngày.
Tình cảm đối với em.
Trách nhiệm đối với gia đình.
Vv.
KB: 1,5 điểm.
	Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với người được kể.
Hình thức: 1 điểm.
	* GV: Thu bài đúng thời gian.
	* Dặn dò: HS soạn tiết 51: Treo biển.
	 Lợn cưới, áo mới.
********************************************************
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 51. Đọc thêm: treo biển.
 Lợn cưới, áo mới.
A. Mục tiêu cần đạt: 
	- HS hiểu được thế nào là truyện cười.
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa, NT gây cười trong hai truyện “ Treo biển” và “ Lợn cưới, áo mới”.
B. Chuẩn bị: 
	HS: Đọc, kể, tìm hiểu chú thích, trả lời các câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản.
C. Kiểm tra bài cũ:
	GV: Kiểm tra HS chuẩn bị ở nhà.
	H: Kể và nêu ý nghĩa, bài học của một trong 3 truyện “ ếch ngồi đáy giếng”, “thầy bói xem voi”, “đeo nhạc cho mèo”.
D. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung cần đạt 
HS: Đọc chú thích (*) SGK.
H: Em hiểu thế nào là truyện cười?
GV: Giảng, mở rộng ý trên.
GV: Đọc mẫu.
HS: Đọc, kể, tìm hiểu chú thích.
HS: Nêu bố cục (3 phần).
H: Truyện có đáng cười không? Cười ở chố nào?
H: Mầm móng gây cười ấy bắt đầu từ đâu? (Sự việc nào? Tại sao đó là mầm mong gây cười?)
H: Nội dung tấm biển gồm mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố ntn?
HS: Tìm hiểu từng yếu tố.
H: Tấm biển đã đầy đủ cho việc quảng cáo chưa?
H: Em thấy từng ý kiến góp ý của khách ntn? Em có nhận xét gì về từng ý kiến đó?
H: Khi nào cái cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
H: Em cười vì cái gì?
H: Truyện có ý nghĩa gì?
H: Qua truyện, em rút ra bài học gì?
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Đọc mẫu và hướng dẫn hs đọc.
HS: Đọc, tìm hiểu chú thích và kể lại truyện.
HS: Tìm hiểu các yếu tố gây cười trong truyện
HS: Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện.
GV: Phân tích các yếu tố tiêu biểu.
I/. Thế nào là truyện cười.
II/. Văn bản “Treo biển”.
1). Tìm hiểu chung.
- Đọc, kể.
- Chú thích.
- Bố cục.
2). Tìm hiểu văn bản.
a) Mần móng cái đáng cười: Nhà hàng treo biển đề sáu chữ: “ở đây có bán cá tươi” -> làm mọi người phải chú ý.
- Tấm biển gồm 4 yếu tố:
+ ở đây: Thông báo địa điểm của nhà hàng.
+ Có bán: Thông báo hoạt động của nhà hàng 
+ Cá: Thông báo loại mặt hàng
+ Tươi: Thông báo chất lượng hàng.
=> Bốn yếu tố, bốn nội dung trên là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ.
b) Cái cười nảy sinh và sắp bộc lộ:
Khách góp ý về các yếu tố -> nhà hàng lần lượt bỏ đi.
Thoạt nghe ý kiến của từng người đều có lí, nhưng xét kĩ những góp ý của họ không nghĩ đến các chức năng các yếu tố, không thấy ý nghĩa của từng thành phần.
c) Cái cười bộc lộ:
- Mỗi lần có người góp ý, nhà hàng không suy nghĩ “nghe nói bỏ ngay” ta đều cười. Cười vì chủ nhà không suy nghĩ, không hiểu những điều viết trên biển.
- Cái cười bộc lộ nhất ở cuối truyện khi nhà hàng cất biển đi. Cười từ cái ngược đời của hiện tượng, vì sự mất hết chủ kiến của nhà hàng.
3). ý nghĩa của truyện.
- Phê phán những người thiếu chủ kiến, không suy xét khi người khác góp ý.
- Bài học: Khi người khác góp ý không nên hành động ngay mà phải suy xét kĩ, biết tiếp thu chon lọc ý kiến người khác.
III/. Văn bản “Lợn cưới, áo mới”.
* Phê phán tính khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. Tính xấu ấy biến những nhân vật thành trò cười cho mọi người.
* Ghi nhớ (SGK).
	* Củng cố: GV khái quát nội dung bài học.
	* Dặn dò: HS soạn tiết 52: Số từ và lượng từ.
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 52: số từ và lượng từ
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Giúp HS: 
Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.
Biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói, khi viết.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: Bảng phụ phần I.
	- HS: Soạn bài trước ở nhà.
C. Kiểm tra bài cũ:
	- Bài tập về nhà.
	- H: Có mấy loại danh từ? Thế nào là DT chung? Thế nào là DT riêng?
D. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Đọc và quan sát.
H: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào trong câu? Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì?
HS: Thảo luận và phát biểu.
GV: Nhận xét , bổ sung.
H: Từ “đôi” trong câu (a) có phải là số từ không? Vì sao?
HS: Trả lời mục 3.
HS: Rút ra bài học như phần ghi nhớ.
HS: Đọc ví dụ và quan sát.
H: Nghĩa của các từ in đậm có gì giống và khác với số từ?
HS: Thảo luận và phát biểu.
HS: Xếp các từ in đậm vào mô hình cụm Danh từ.
HS: Kẻ bảng phân loại và sắp xệp.
GV: Treo bảng phụ cho HS điền.
H: Có mấy loại lượng từ?
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
HS: Xác định số từ và nêu ý nghĩa.
H: Xác định ý nghĩa các từ in đậm.
HS: So sánh sự giống nhau và khác nhau của từ “từng” và “mỗi” ở các ví dụ trong SGK.
HS khác nhận xét và bổ sung.
GV: Đọc cho hs chép.
GV: Thu bài của hs để đánh giá.
I/. Số từ.
1). Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa số lượng cho Danh từ: hai (chàng); một trăm (ván cơm nếp); một trăm (nệp bánh chưng); chín (ngà); chín (cựa); chín (hồng mao); một (đôi).
2). Từ “đôi” trong “một đôi” không phải là số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí danh từ chỉ đơn vị.
=> Số từ đứng trước Danh từ và bổ sung ý nghĩa về số lượng cho Danh từ.
* Ghi nhớ (SGK).
II/. Lượng từ.
1). Các từ in đậm trong SGK.
- Giống với số từ: đều đứng trước Danh từ.
- Khác với số từ: Số từ chỉ lượng hoặc thứ tự sự vật. Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
2). Phân loại lượng từ: có 2 loại.
- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy.
- Lượng từ chỉ tập hợp hay phân phối: các, chừng, mỗi, mọi, từng
* Ghi nhớ (SGK).
III/. Luyện tập:
1). Các số từ: 
+ Một (canh), hai (canh), ba (canh), năm (canh): là số từ chỉ lượng.
+ (canh) bốn, (canh) năm: là số từ chỉ số thứ tự.
2). Các từ “trăm”, “ngàn”, “muôn” được dùng để chỉ số lượng nhiều, rất nhiều.
3). Từ “từng” và “mỗi”:
+ Giống nhau: tách ra từng sự vật, từng cá thể.
+ Khác nhau: 
- từng: mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự hét cá thể này đến cá thể khác.
- mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt.
4). Chính tả: Nghe – viết.
 Văn bản: Lợn cưới, áo mới.
	* Củng cố: GV: Hệ thống nội dung bài học.
	* Dăn dò: HS soạn tiết 53: Kể chuyện tưởng tượng.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
******************Hết*********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc