Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1+2 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Hiền

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1+2 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Hiền

BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY (TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN)

 (Truyền thuyết)

1. Mục tiêu cần đạt:

a. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết

- Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.

- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt,

b. Kỹ năng:

- Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.

- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.

- Rèn kĩ năng sống : Tự nhận thức được truyền thống, tục lệ của nhân dân ta trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.

c. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh tình yêu lao động, sự tôn kính với tổ tiên.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

a. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Đọc văn bản, tham khảo SGK, SGV; sưu tầm tranh vẽ về việc dân gian gói bánh chưng, bánh giầy

b. Chuẩn bị của học sinh:

 - Đọc văn bản, soạn bài theo câu hỏi SGK.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

1. Câu hỏi: Em hãy kể diễn cảm truyện “Con Rồng, cháu Tiên” và nêu ý nghĩa của truyện?

2. Yc Trả lời:

 Học sinh kể lại đúng nội dung cốt truyện, đủ các chi tiết cơ bản, kể diễn cảm. (4 điểm)

Ý nghĩa: Truyện nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.(6 điểm)

*Giới thiệu bài: (1 phút) Hằng năm, mỗi khi tết đến xuân về, nhân dân khắp nơi trên đất nước lại nô nức hồ hởi rửa lá , xay đỗ, giã gạo, gói bánh. Việc làm đó đã trở thành một phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam. Vậy phong tục ấy có từ đâu, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.

(Giáo viên ghi đầu bài lên bảng)

b. Dạy nội dung bài mới:

GV

HS

GV

HS

?Tb

?Tb

?Tb

?K

?K

HS

?K

?G

?K

?Tb

?G

GV

HS

?Y

?K

?K

?Tb

HS

?K

?Tb

GV

 Hướng dẫn cách đọc văn bản: Văn bản cần đọc với giọng trần thuật, chú ý đọc đúng lời thoại của nhân vật: giọng của vua trầm ấm, giọng của các nhân vật khác gọn rõ.

Đọc mẫu từ đầu đến “ chứng giám”

Đọc tiếp đến hết.

Nhận xét, sửa lỗi sai cho HS.

Đọc chú thích SGK Tr11

Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy phần? vai trò và nội dung của từng phần?

Văn bản chia làm ba phần:

Phần 1: từ đầu đến “ chứng giám”: phần mở đầu câu chuyện: Vua Hùng chọn người nối ngôi

Phần 2: Tiếp đến “ hình tròn”: phần diễn biến câu chuyện: cuộc thi tài kỳ lạ giữa các ông Lang: Lang Liêu được thần mách bảo.

Phần 3: Đoạn còn lại: Phần kết câu chuyện

Đọc lại phần 1 của truyện, nội dung chính của phần này là gì?

Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?

giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được ấm no, vua đã già muốn truyền ngôi.

Ý định của vua Hùng ra sao khi chọn người nối ngôi? Và chọn người bằng hình thức nào?

( ) người nối ngôi ta phải nối được chí ta ( ) nhận lễ tiên vương ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho ( )

Em có nhận xét gì về hình thức chọn người nối ngôi của vua Hùng?

Đây là một nghệ thuật gây tình huống, buộc người nghe phải suy nghĩ tạo sự hấp dẫn người nghe. Vậy là tình huống ngặt nghèo của truyện đã được xác lập: Người nối ngôi phải là người nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng. Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài. Trong truyện cổ dân gian, giải đố là một hình thức thử thách khó khăn đói với các nhân vật.

Đọc văn bản “ các ông lang nặn hình tròn”

Đứng trước bài toán khó ấy, các ông lang đã làm gì?

 Đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về tế lễ tiên vương.

Riêng Lang Liêu có suy nghĩ như thế nào? tại sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

- Người buồn nhất là Lang Liêu

- Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì trong các Lang chỉ có chàng là người thật thà và thiệt thòi nhất. Tuy là lang nhưng từ nhỏ chàng ra ở riêng chỉ chăm lo đồng áng trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu thân là con vua nhưng chàng được thần giúp đỡ và gần gũi dân thường.

Lang Liêu được thần giúp đỡ như thế nào? Em có suy nghĩ gì về lời mách bảo đó?

Thần mách bảo trong giấc mơ, trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo Đây là lời mách bảo khôn ngoan, nó tạo điều kiện cho Lang Liêu đoán ra được ý của vua cha. Chàng là người lao động, quanh năm lo việc đồng áng, trực tiếp làm ra hạt gạo nên hiểu thấu đáo lời dạy của thần.

Nghe lời mách bảo ấy, Lang Liêu đã làm gì? tại sao thần lại không mách cụ thể hoặc giúp Lang Liêu?

Lang Liêu chọn gạo nếp, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân bánh, dùng lá dong gói thành hình vuông. Nấu thật nhừ, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn.

Thần mách bảo như vậy, giúp Lang Liêu bộc lộ trí tuệ, khả năng giành lấy quyền vị thật xứng đáng.

Cách làm ra hai loại bánh đó chứng tỏ Lang Liêu là người như thế nào?

Lang Liêu đã hiểu được ý thần, mà thần ở đây là nhân dân. Ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc, trân trọng hạt gạo của trời đất và cũng là kết quả giọt mồ hôi công sức của con người như nhân dân. Nhân dân coi trọng cái nuôi sống con người. Đó chính là sự thông minh tháo vát của Lang Liêu.

Vậy hai loại bánh mà Lang Liêu làm có hợp ý của vua không? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần kết của truyện.

Đọc phần cuối của truyện

Câu chuyện kết thúc như thế nào?

Vua cha .chọn hai thứ bánh ấy đem tế trời đất cùng tiên vương.

Bánh hình tròn tượng trời ta đặt tên là bánh giầy

Bánh hình vuông tượng đất ta đặt tên là bánh trưng (chưng)

Lang Liêu sẽ nối ngôi cha.

Tại sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua chọn để tế trời đất, tiên vương? Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế, quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và do con người tạo ra. Hai thứ bánh có ý nghĩa sâu xa, tượng trời, tượng đất, muôn loài.

Hai thứ bánh đó hợp với ý vua. Chứng tỏ tài đức của con người có thể nối ý vua. Lang Liêu đã đem cái quý nhất của đồng ruộng, do tay mình làm ra để cúng tế tiên vương, dâng lên cha. Chứng tỏ Lang Liêu là người con có tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.

Qua phân tích, em hiểu ý nghĩa của truyện “Bánh chưng, bánh giầy” như thế nào?

Truyện nhằm giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy và phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với tốc độ đề cao nông nghiệp, đề cao nhà nông. Thể hiện sự tôn trọng, thờ kính trời đất tổ tiên của nhân dân ta.

Em hãy nêu khái quát nghệ thuật, nội dung của truyện?

Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện cổ dân gian (Lang Liêu trải qua cuộc thử tài, được thần giúp đỡ, được nối ngôi vua)

Truyện giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy; đề cao lao động, đề cao nông nghiệp. Thể hiện sự thờ kính trời đất, tổ tiên.

Đọc ghi nhớ SGK Tr 12

Ngày nay, tết đến xuân về, nhân dân ta thường làm hai loại bánh này, em hãy nêu ý nghĩa của phong tục ấy?

Giữ gìn truyền thống văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc.

Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

( Giáo viên định hướng 2 chi tiết sau)

Lang Liêu mộng thấy thần đến khuyên bảo “trong trời đất không có gì quý bằng .” Là chi tiết thần bí, tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Nhận xét của vua “Bánh hình tròn tượng trời .Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin tiên vương chứng giám”

Hướng dẫn Học sinh làm bài tâp sau:

1.Hãy nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lang Liêu ?

2.Hãy viết một đoạn văn trong đó bánh chưng, bánh giầy tự kể về sự tích của mình?

- Yêu cầu Học sinh làm bài và sẽ kiểm tra ở tiết sau. I. Đọc và tìm hiểu chung (5 phút)

II. Phân tích văn bản

1.Mở đầu câu chuyện: Vua Hùng chọn người nối ngôi. (7 phút)

Vua hùng chọn người nối ngôi để lo cho dân ấm no, hạnh phúc.

2.Diễn biến câu chuyện

(12 phút)

Lang Liêu lấy gạo làm bánh để lễ tiên vương. Đó là ý của nhân dân, nhân dân quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được.

3. Kết thúc truyện (5 phút)

Lang Liêu là người con tài năng, thông minh,hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình và xứng đáng được nối ngôi vua.

III.Tổng kết (5 phút)

-Truyện có nhiều chi tiết tiêu biểu cho truyện cổ dân gian (nhân vật chính – Lang Liêu- trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua,.)

-Truyện giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông. Và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

*Ghi nhớ: (SGK – T12)

IV. Luyện tập (4 phút)

 

doc 91 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1+2 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 - BÀI 1
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện “Con Rồng cháu Tiên”và “Bánh chưng, bánh giầy” trong bài học, kể được hai truyện này.
Nắm được định nghĩa về Từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ tiếng việt đã học ở bậc tiểu học.
Nắm được mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản.
Ngày soạn:./08/2011
Ngày dạy :
6A:./08/2011
6B:./08/2011
TIẾT 1 VĂN BẢN:
CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
1. Mục tiêu cần đạt: 
a. Kiến thức:
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.
b. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.
- Rèn kĩ năng sống: Nhận thức được nguồn gốc của dân tộc.
c. Thái độ: 
	- Bồi dưỡng lòng yêu nước, và tinh thần tự hào dân tộc cho học sinh.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của của giáo viên: 
	- Đọc văn bản, hướng dẫn SGK, SGV; sưu tầm tranh vẽ về Đền Hùng.
b. Chuẩn bị của học sinh: 
	- Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ:(2 phút)
	- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị SGK, vở ghi và sự chuẩn bị bài của học sinh.
	- Đánh giá và nhắc nhở những quy định chung của môn học.
*Giới thiệu bài:(1 phút) Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là một truyện truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết nói chung. Vậy nội dung câu chuyện kể về vấn đề gì? Ý nghĩa của câu chuyện ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về vấn đề đó. 
(Giáo viên ghi đầu bài lên bảng)
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Học sinh ghi
HS
?Tb
GV
GV
?Tb
?K
?Tb
?Tb
?K
?G
?Tb
?K
?Tb
?Tb
?K
?Tb
?Tb
?K
?Y
HS
?K
?G
?Tb
?K
G
?Tb
HS
?K
?K
Đọc chú thích sao (SGK Tr7)
Em hiểu thế nào là Truyền thuyết?
Truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là một trong những truyện truyền thuyết về thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu của lịch sử Việt Nam.
Yêu cầu đọc rõ ràng, thong thả, mạch lạc, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự kỳ lạ, phi thường của Lạc Long Quân và Âu Cơ, đoạn cuối đọc nghiêm trang.
Đọc 1 đoạn, HS đọc tiếp đến hết.
Nhận xét, sửa lỗi đọc cho HS.
Đọc chú thích (SGK) - lưu ý chú thích 2,3,5.
Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn?
Văn bản chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến Long trang - Phần mở đầu câu chuyện: Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đoạn 2: Tiếp  lên đường - Phần diễn biến câu chuyện: Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đoạn 3: Còn lại - Phần kết thúc câu chuyện: Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đọc thầm đoạn 1; và nêu nội dung chính của của đoạn vừa đọc?
Em hãy tìm những chi tiết miêu tả Lạc Long Quân và Âu Cơ?
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt() có một vị thần thuộc nòi Rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân, thần mình Rồng, thường ở dưới nước() sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ tinh, mộc tinh () Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở.
() ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.
Nêu nhận xét của em về cách giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ của tác giả dân gian?
Hai nhân vật được giới thiệu với nhiều nét kỳ lạ lớn lao, đẹp đẽ khác thường.
Cảm nhận của em về hai nhân vật này?
Lạc Long Quân là một vị thần có nguồn gốc cao quý, tài đức vẹn toàn, có công mở nước. Đó là việc thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh những loài yêu quái bấy lâu nay đã hại dân lành. Một mình thần đã giúp dân diệt trừ ba loài yêu quái, đó là một kỳ tích của tài năng phi thường và một tấm lòng thương dân sâu sắc, không chỉ có thế, thần còn dạy dân ăn ở
Âu Cơ dòng dõi cao sang, sắc đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên, cây cỏ.
Tiếp theo, câu chuyện kể về chi tiết nào?
Âu Cơ và Lạc Long Quân đem lòng yêu thương nhau, rồi trở thành vợ chồng chung sống ở cung điện Long Trang.
Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết này?
Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ là sự kết hợp vẻ đẹp cao quý của thần tiên - người xưa gợi cho ta thấy dân tộc ta có nòi giống cao quý, thiêng liêng.
Đọc tiếp đoạn 2, nhắc lại nội dung chính của đoạn?
Việc Âu Cơ sinh con có gì kỳ lạ?
()Âu Cơ có mang () nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
Em hiểu ý nghĩa của chi tiết này như thế nào?
Chi tiết có ý nghĩa sâu xa: toàn thể dân tộc ta cùng sinh ra từ cái bọc trăm trứng, cùng chung nòi giống Con Rồng cháu Tiên.
Cuộc sống đang hạnh phúc, thì điều gì sảy ra với gia đình Lạc Long Quân và Âu Cơ? Lạc Long Quân đã giải quyết như thế nào?
Lạc Long Quân vốn quen ở nước, nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về thuỷ cung. Âu Cơ một mình nuôi con, buồn tủi, than thở. Lạc Long Quân trở về và chia con.
Lạc Long Quân chia con như thế nào? Chia con để làm gì?
Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Sự việc trên được người xưa kể nhằm thể hiện điều gì?
Đó là ý nguyện phát triển dân tộc làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai. Đó là ý nguyện đoàn kết thống nhất dân tộc. Mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh.
Chia con để cai quản các phương, thực hiện sự nghiệp mở nước vĩ đại.
Vậy , từ việc tìm hiểu trên em hiểu người Việt Nam là con cháu của ai?
Đọc phần cuối câu chuyện
Phần kết thúc câu chuyện có gì đáng chú ý?
Người con trưởng () lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương() đặt tên nước là Văn Lang.
Câu chuyện nhấn mạnh sự thật nào trong lịch sử?
Các con cháu Tiên, Rồng lập nước Văn Lang dựng thời đại Vua Hùng.
Nhà nước đầu tiên là Văn Lang vua Hùng Vương lập kinh đô ở Phong Châu.
Bên cạnh đó chuyện có nhiều chi tiết kỳ ảo, tưởng tượng. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện?
Trong truyện cổ dân gian, các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo có nhiều ý nghĩa nhưng ở đây được hiểu là những chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định - về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu thấu đáo hơn ở bài tập làm văn kể chuyện tưởng tượng.
Trong truyện “con Rồng, cháu Tiên”, các chi tiết kỳ ảo, hoang đường có ý nghĩa tô đậm tính chất kỳ lạ lớn lao đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc, để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên dân tộc mình, làm tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Qua tìm hiểu, em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của cộng đồng người Việt, tin vào vào tính chất xác thực của những điều “truyền thuyết” và sự tích tổ tiên, tự hào về nguồn gốc dòng giống Tiên, Rổng rất đẹp và rất cao quý linh thiêng của mình.
Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý chí, ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam dù ờ ở mọi miền đất nước đều chung cội nguồn, là con của mẹ Âu Cơ. Vì vậy phải luôn yêu thương, đoàn kết.
Sau khi học xong văn bản này chúng ta lại bồi hồi nhớ lại Bác Hồ - người cha già của dân tộc luôn đề cao truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em và Bác luôn nhắc nhở chúng ta phải luôn tự hào vì nguồn gốc của chúng ta là con rồng cháu tiên. Bác từng nói :
 " Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
 Thành công, thành công, đại thành công."
Chân lý đó ngày nay vẫn luôn đúng.
Em hãy nêu tóm tắt nghệ thuật, nội dung cơ bản của truyện?
Truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo, tưởng tượng( như hình tượng của các nhân vật thần nhiều phép lạ và hiện tượng bọc trăm trứng) nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc nòi giống và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
Đọc ghi nhớ (SGK)
Em hãy kể một câu chuyện khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc của dân tộc tương tự như truyện “ Con Rồng, cháu Tiên”? Sự giống nhau đó khẳng định điều gì?
Truyện “Quả bầu mẹ” (dân tộc khơ Mú)
Sự giống nhau đó khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc người trên đất nước ta.
Truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” gợi cho em suy nghĩ gì?
Lòng tự hào dân tộc, yêu quý truyền thống của dân tộc; đoàn kết thân ái với mọi người.
Hãy kể lại diễn cảm câu chuyện này?
I. Đọc và tìm hiểu chung 
(8 phút)
1. Khái niệm truyền thuyết
 Truyền thuyết là là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tuợng kỳ ảo. 
Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể.
2. Đọc và kể chuyện
II.Phân tích văn bản
1.Mở đầu câu chuyện: 
Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ. (6 phút)
- Lạc Long Quân tài đức vẹn toàn, làm nên kỳ tích, được mọi người yêu quý.
- Âu Cơ là cô gái xinh đẹp và yêu thiên nhiên.
Hai nhân vật kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ, có nguồn gốc cao quý, cùng sự nghiệp mở nước.
2.Diễn biến câu chuyện: việc Âu Cơ sinh con và chia con. (10 phút)
- Âu Cơ sinh nở kỳ lạ, hoang đường, giàu ý nghĩa.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con để cai quản các phương, thực hiện sự nghiệp mở nước vĩ đại.
 Người Việt Nam là con cháu của cha Rồng, mẹ Tiên, là anh em một nhà.
3.Kết thúc câu chuyện (6 phút)
 Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của cộng đồng người Việt và biểu hiện ý chí, ý nguyện đoàn kết, thống nhất của dân tộc.
III. Tổng kết (6 phút)
- Truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo, hoang đường. 
- Qua đó truyện nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của người Việt cổ.
*Ghi nhớ:SGK- Tr8)
IV.Luyện tập(4 phút)
c. Củng cố, luyện tập: (2 phút)
	- Giáo viên yêu cầu Học sinh nắm chắc cốt truyện, kể lại nội dung câu chuyện này.
d. Hướng dẫn HS học ở nhà:
 - Học thuộc lòng phần ghi nhớ (SGK)
 - Soạn bài “ Bánh chưng, bánh giầy”
Ngày soạn:./08/2011
Ngày dạy :
6A:./08/2011
6B:./08/2011
TIẾT 2 VĂN BẢN:
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY (TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN)
 (Truyền thuyết)
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết
- Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt,
b. Kỹ năng:
- Đọc hiểu một văn bản thuộc thể loại truyề ...  hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh hoạ:
 a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: 
 Cái cưa → Cưa gỗ.
 b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
 Gánh củi → một gánh củi.
Chính tả (nghe - viết): Sọ Dừa (Từ một hôm cô Út mang cơm đến giấu đem cho chàng).
- Lưu ý HS viết đúng chính tả, phân biệt: s – x, l – b, 
t – th.
- Đọc cho học sinh nghe - viết sau đó thu một số bài → nhận xét, đánh giá, cho điểm bài viết của học sinh.
I. Từ nhiều nghĩa.
 (15 phút).
 *. Ví dụ:
*. Bài học:
 Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
*Ghi nhớ: 
 (SGK, T.56).
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. (8 phút)
 *. Ví dụ:
*. Bài học:
- Chuyển Nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có: 
 + Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
 + Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩ gốc.
- Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
* Ghi nhớ:
(SGK, T.56)
II. Luyện tập:(15')
 1. Bài tập 1.
 (SGK, T.56)
a) Từ đầu: Bộ phận cơ thể chứa não bộ: Đau đầu, cái đầu người.
- Chuyển nghĩa: 
 + Ở trên cùng, đầu tiên: Đầu bảng, đầu danh sách.
 + Bộ phận quan trọng nhất: Đầu đàn, đầu đảng, thủ lĩnh.
b) Từ Tay: Bộ phận hoạt động: Vung tay, khoát tay, nắm tay.
- Chuyển nghĩa:
 + Nơi tay người tiếp xúc với sự vật: Tay ghế, tay ngai, tay vịn cầu thang.
 + Bộ phận tác động hành động: Tay súng, tay cày, tay vợt bóng bàn.
c) Từ cổ: bộ phận giữa đầu và thân, thắt lại: Cổ cò, cổ kiêu ba ngấn.
 + Bộ phận của sự vật: Cổ chai, lọ.
 + Chỉ sự sợ hãi: So vai rụt cổ, rụt cổ rùa.
 + Chỉ sự mong đợi: Nghển cổ ngóng trông.
 2. Bài tập 2. 
 (SGK, T.56)
Dùng từ chỉ bộ phận cây cối để chỉ bộ phận của cơ thể người:
- Lá: Lá phổi, lá gan, lá lách, lá mỡ.
- Quả Quả tim, quả thận.
- Búp: Búp ngón tay.
- Hoa Hoa cái (đầu lâu).
- Lá liễu, lá răm: Mắt lá liễu, lá răm
 3. Bài tập 3. 
 (SGK, T.57).
a) Sự vật → hành động: 
Cái cưa → cưa gỗ, cái hái → hái rau, Cái bào → bào gỗ, cân muối → muối dưa, cân thịt →Thịt con gà, ...
b) Hành động → đơn vị: Gánh củi → một gánh củi, Đang bó lúa → gánh ba bó lúa, đang nắm cơm → một nắm cơm, cuộn bức tranh → ba cuộn tranh, đang gói bánh → ba gói bánh, ...
 4. Bài tập 5: 
 (SGK, T.57).
c. củng cố: GV KQ nội dung bài học.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
 - Xem lại nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ (SGK, T.56).
 - Làm bài tập 4(Vở bài tập, T.57).
	- Đọc thêm Về từ ngọt (SGK, T.57, 58)
 - Đọc kĩ và chuẩn bị bài Lời văn, đoạn văn tự sự theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
Ngày soạn:./09/2011
Ngày dạy :
6A:./09/2011
6B:./09/2011
 Tiết 20. Tập làm văn:
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
 a. Kiến thức
- Lời văn tự sự: dùng để kể người và kể việc.
- Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
 b. Kỹ năng:
- Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiẻu văn bản tự sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự.
- Rèn kĩ năng sống : Chủ động, tích cực, sáng tạo khi viết lời văn, đoạn văn tự sự.
 c. Thái độ: 
	- Ý thức học tập phân môn.
2. Chuẩn bị của Gv và Hs:
 a. Chuẩn bị của giáo viên: 
	- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của học sinh: 
	- Đọc kĩ bài ở nhà, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên (trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa).
3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 *Câu hỏi: Nêu cách làm một bài văn tự sự?
* Đáp án - biểu điểm: (5 điểm- mỗi ý 1 điểm)
- Làm một bài văn tự sự, cần đảm bảo các bước: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết thành văn.
- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
- Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 - Trong văn bản tự sự, sự việc và nhân vật là những yếu tố quan trọng để tạo nên cốt truyện. Vậy lời văn, đoạn văn trong văn bản tự sự giữ vai trò gì? tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
Hs
?Tb
 Hs
?K
?Tb
Hs
Gv
Hs
?Tb
 Hs
?Tb
?K
?Tb
Hs
Gv
Hs
?Tb
?K
Hs
?Tb
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv
?
HS
? 
Hs
Gv
Đọc ví dụ trong sách giáo khoa (T. 58).
Đoạn văn (1) và (2) giới thiệu những nhân vật nào? Mỗi đoạn gồm có mấy câu, mỗi câu giới thiệu nội dung gì?
- 2 đoạn văn giới thiệu về các nhân vật: Vua Hùng, Mỵ Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Đoạn 1 gồm hai câu, mỗi câu giới thiệu 2 ý:
a) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.(Một ý giới thiệu về Hùng Vương, một ý giới thiệu về Mỵ Nương).
b) Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.(Một ý về tình cảm, một ý về nguyện vọng).
- Đoạn văn 2 gồm 6 câu. Câu 1 giới thiệu chung, câu 2,3 giới thiệu một người, câu 4,5 giới thiệu một người, câu 6 kết lại, 
Cách giới thiệu ở 2 đoạn văn có gì đáng chú ý? (Câu văn, cách sử dụng từ ngữ, kiểu câu).
- Cách giới thiệu ở hai đoạn văn rất ngắn gọn nhưng đầy đủ, cân đối, không thừa cũng không thiếu.
- Sử dụng từ ngữ có tính chất giới thiệu về họ tên, lai lịch, tính tình, tâm hồn, tài năng,...như: có một người con gái, tên là, người ta gọi chàng là. Trong các câu giới thiệu đó thường chứa những từ là, có.
- Kiểu câu giới thiệu nhân vật thường theo kiểu: C có V (Hùng Vương có một người con gái tên là Mỵ Nương) hoặc có V (có hai chàng trai đến cầu hôn).
Em có nhận xét gì về lời văn giới thiệu nhân vật trong văn tự sự?
- Trình bày nhận xét.
- Khái quát lại và chốt nội dung.
- Đọc đoạn văn 3 (SGK, T.59).
Trong đoạn văn 3, nhân vật có những hành động gì?
 Hành động của Thuỷ Tinh:
+ Đến sau, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mỵ Nương.
+ Hô mưa, gọi gió, làm giông bão....dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.
Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì?
- Các hành động được kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân - kết quả, thời gian.
- Hành động ấy mang lại kết quả: Lụt lớn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một bển nước.
Theo em, lời kể trùng điệp Nước ngập,...Nước ngập,... nước dâng gây ấn tượng gì cho người đọc? 
- Lời kể như vậy có tác dụng gây sự hồi hộp, chú ý cho người đọc; tạo tình huống hấp dần cho câu chuyện.
Vậy lời văn kể về sự việc thường kể về những gì?
- Trình bày.
- Chốt nội dung.
- Đọc các đoạn văn (1), (2), (3) (T.58, 59).
Cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Gạch dưới câu biểu đạt ý chính đó? Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề?
- Đoạn 1: Hùng Vương muốn kén rể - Câu 2.
- Đoạn 2: Hai thần đến cầu hôn - Câu 6.
- Đoạn 3: Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh – câu 1.
→ Gọi là câu chủ đề vì câu đó thể hiện ý chính, ý cơ bản của cả đoạn.
Để dẫn đến ý chính, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và các mối quan hệ của chúng?
- Để dẫn đến ý chính, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ, cụ thể:
+ Đoạn 1: biểu đạt ý: Vua Hùng kén rể. Muốn kén rể thì trước hết phải nói vua có con gái đẹp, sau đó mới có lòng yêu thương, và có ý kén rể tài giỏi.
+ Đoạn 2: biểu đạt ý: Có hai người đến cầu hôn, đều có tài lạ như nhau, đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Muốn nói được ý này thì phải giới thiệu từng người, phải dẫn dắt. Họ đều có tài nhưng họ không giống nhau.
+ Đoạn 3: biểu đạt ý: Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh Muốn nói được ý này, người kể phải kể trận đánh theo thứ tự trước sau, từ nguyên nhân đến trận đánh.
- Mối quan hệ giữa các ý rất chặt chẽ. Câu sau tiếp câu trước, hoặc làm rõ ý, hoặc nối tiếp hành động, hoặc nêu kết quả của hành động.
Em có nhận xét gì về đoạn văn tự sự?
- Trình bày.
- Nhận xét và chốt nội dung.
- Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.59).
- Làm bài tập theo nhóm - trả lời câu hỏi bài tập 1 (SGK, T.60) sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả (có nhận xét bổ sung) 
- Khái quát và ghi kết quả lên bảng.
Đọc hai câu văn, theo em, câu nào đúng, câu nào sai? 
- Đọc và suy nghĩ cá nhân → trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung).
Viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh?
- Suy nghĩ cá nhân sau đó trình bày kết quả 
- Nhận xét sửa lỗi.
 Ví dụ: 
- Thánh Gióng vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ - tổ tiên của dân tộc ta, có nguồn gốc cao quý.
- Tuệ Tĩnh - một danh y nổi tiếng trong ngành y học dân tộc Việt Nam.
I. Lời văn, đoạn văn văn tự sự. (23 phút)
 1. Lời văn giới thiệu nhân vật:
Lời văn giới thiệu nhân vật thường sử dụng những từ ngữ có tác dụng giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
 2. Lời văn kể sự việc:
 Khi kể việc thì kể các hành động. Việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
 3. Đoạn văn:
 Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi bật.
 * Ghi nhớ: 
(SGK, T.59)
II. Luyện tập. 
 (15 phút)
 1. Bài tập 1:
 (SGK, T.60).
* Đoạn a: Kể về Sọ Dừa làm thuê trong nhà Phú ông.
 - Câu chủ chốt: Câu 2: Cậu chăn bò rất giỏi.
 - Mạch lạc của đoạn văn:
+ Câu 1: Hành động bắt đầu.
+ Câu 2: Nhận xét chung về hành động.
+ Câu 3, 4: Hành động cụ thể.
+ Câu 5: Kết quả, ảnh hưởng của hành động.
* Đoạn b: Thái độ của các con gái Phú ông đối với Sọ Dừa.
 - Câu chốt: Câu 2: Hai cô chị ác nghiệt...
 - Mạch lạc của đoạn văn:
+ Câu 1 và 2: quan hệ nối tiếp.
+ Câu 3,4: Đối xứng.
+ Câu 2 và 3,4: Quan hệ giải thích.
+ Câu 5 và câu 4: Quan hệ đối xứng.
 2. Bài tập 2.
 (SGK, T.60). 
- Câu b, đúng vì đúng mạch lạc. 
Câu a sai vì sai mạch lạc (lộn xộn): Không thể cưỡi ngựa mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới bắt đầu đóng chắc yên ngựa.
3. Bài tập 3:
 (SGK, T.60). 
c. Củng cố: GV KQ kiến thức bài học.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
- Về nhà xem lại bài, học thuộc và nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.59).
	- Làm bài tập 4 (SGK, T.60) 
	- Đọc và soạn bài Thạch Sanh theo câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu trong sách giáo khoa (T.61).

Tài liệu đính kèm:

  • docvan6 2010-2011 tuan 1+2.doc