Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

 1. Kiến thức: - Nhận rõ ưu, khuyết điểm bài làm của mình rồi biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài làm tiếp theo .

 2. Kĩ năng: - Luyện kỹ năng chữa bài viết của bản thân .

3. Thái độ: - Nghiêm túc sửa chữa các nhược điểm ,phát huy ưu điểm.

B. CHUẨN BỊ :

 - Tích hợp với các bài Tiếng Việt, bài Tập làm văn đã học .

 - GV: Bài làm, đáp án, nhận xét

 - HS: Xem lại các câu hỏi đề kiểm tra

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

 1. ổn định :

 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp tiết trả bài

 3. Bài mới:

 GV : Phát bài cho HS theo dõi và sửa.

D. TỰ NHẬN XÉT BÀI LÀM, THẢO LUẬN

E. NHẬN XÉT CHUNG:

 * Ưu điểm.

 - Hiểu cách làm bài :

 - Phần trắc nghiệm một số bài làm tốt

 - Phần tự luận : Trình bày bài sạch sẽ có một số bài

 - Một số bài trình bày sạch sẽ, đạt điểm tối đa.

 * Khuyết điểm

 - Nhiều em chưa hiểu đề bài và chưa đọc kỹ đề

 - Một số bài còn tẩy xóa nhiều

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11	
TIẾT 41 
Ngày soạn:23/10/2011
Ngày dạy : 26/10/ 2011 
 Văn bản HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
 - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
 - Nét đặc sắc của truyện : cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
 2. Kĩ năng :
a. Kỹ năng chuyên môn
 - Đọc - hiểu truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại
 - Phân tích, hiểu ngụ ý truyện ngụ ngôn.
 - Kể lại được truyện.
b. Kĩ năng sống :
- Tự nhận thức giá trị của của tinh thần trách nhiệm, sự đoàn kết tương thân tương ái trong cuộc sống.
- Ứng xử có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái 
- Giao tiếp : Phản hồi, lắng nghe, tích cực Trình bàỳ suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về bài học trong truyện .
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc trong giờ học.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 - Vấn đáp, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. ổn định :
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi
 Câu 1. Thế nào là truyện Ngụ ngôn ? (2điểm)
 Câu 2. Nêu nghệ thuật và ý nghĩa của truyện ''Thầy bói xem voi( 8 điểm)
 Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
Loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
2 đ
Câu 2
 1.Nghệ thuật.
 - Cách nói ngụ ngôn,giáo huấn tự nhiên, sâu sắc
 - Dựng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước, kín đáo
 - Lặp lại các sự việc.
 - Nghệ thuật phóng đại .
4đ
 2. Ý nghĩa văn bản.
 Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xé chúng một cách toàn diện.
4đ
3. Bài mới : Giới thiệu bài: Chân, tay, tai, mắt, miệng là những bộ phận của cơ thể con người. Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể. Dân gian đã dựa vào đó để xây dựng một truyện ngụ ngôn. Vậy ý nghĩa của truyện là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ . 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm hiểu thể loại.
 Giáo viên : Ôn lại thể loại cho học sinh
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu văn bản.
 GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ khó ở mục chú thích . 
 GV Cùng HS tóm tắt truyện
 Đại ý. Chân, Tay, Tai, Mắt, miệng là những bộ phận khác nhau của cơ thể , mỗi bộ phận có nhiệmvụ riêng, nhưng có mục đích chung là đảm bảo sự sống cho cơ thể. Chân, Tay, Tai, Mắt đình công đòi bình đẳng trong việc hưởng thụ với miệng. Kết quả là họ phải chịu hậu quả đáng buồn, nhưng cũng may là kịp thời cứu được.
? Truyện có mấy nhân vật? Cách xây dựng nhân vật có gì độc đáo ? 
 GV: Giảng: là những bộ phận của cơ thể con người được nhân hoá
? Các nhân vật trên đang sống hòa thuận thì bỗng xảy ra điều gì?
GV: Hướng dẫn cụ thể
HS: Suy nghĩ, trả lới dựa vào sgk
? Ai là người đưa ra vấn đề đầu tiên?
? Ý kiến của cụ mắt có được mọi người đồng tình không?
? Quyết định chống lại lão Miệng được thể hiện qua hành động nào của chân, tay, tai, mắt ? 
? Những chuyện gì đã xảy ra khi cả bọn quyết định không làm cho lão Miệng ăn ? 
? Theo em, vì sao cả bọn phải chịu hậu quả đó ? 
GV: Cả bọn đều có tính suy bì, tị nạnh, chia rẽ. Nếu không biết đoàn kết hợp tác thì một tập thể cũng sẽ bị suy yếu 
? Ai là người tìm ra nguyên nhân ? 
? Bác Tai đó giải thích về vấn đề như thế nào ? 
? Lời khuyên của bác Tai đã được cả bọn hưởng ứng như thế nào ?
GV: Hướng dẫn cụ thể
HS: Thảo luận (2p) trả lời, trả lới dựa vào sgk
? Và chuyện gì đã xảy ra với cả bọn? . 
Đồng tâm hiệp lực sẽ làm thành sức mạnh của mỗi cá nhân và của tập thể .
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
 ? Ý nghĩa của truyện ? 
 HS: Thảo luận 
 HS: Đọc mục ghi nhớ 
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
 * Thể loại: Truyện ngụ ngôn.
 - Định nghĩa : sgk/100
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 
 1. Đọc, tóm tắt, tìm hiểu từ khó.
 * Từ khó:SGK
 2.Tìm hiểu văn bản.
 a. Bố cục. 
 - Đoạn 1 : Từ đầu => “ cả bọn kéo nhau về ”
 ( Nguyên nhân, tình huống truyện)
 - Đoạn 2 : Tiếp  “ đi không ”
 ( Hành động và kết quả )
 - Đoạn 3 : Còn lại . 
 ( Bài học rút ra )
 b. Phân tích.
* Nguyên nhân và tình huống truyện
 - Truyện gồm 5 nhân vật (5 bộ phận trên cơ thể con người):
 - Đang sống hòa thuận thì 4 người lại so bì với lão miệng
 - Cô mắt là người đưa ra ý kiến
 - Cả bốn người đều đồng tình, nhất trí
 => Tình huống truyện bắt đầu mở.
*. Hành động và hậu quả việc làm của chân, tay, tai, mắt .
- Chống lại lão miệng: kéo đến, nói thẳng, đoạn tuyệt
 - Hậu quả: Cả bọn và lão Miệng mệt rã rời, uể oải, gần như sắp chết. 
=> Suy nghĩ nhỏ nhen, ganh tị, hành động
nông nổi
*. Cách sửa chữa hậu quả .
- Bác Tai giải thích, cả bọn hiểu ra vấn đề . 
- Họ nhận ra sai lầm của mình. Từ đó cả bọn hoà thuận, mỗi người một việc . 
=> Sự đoàn kết, gắn bó giữa cá nhân và tập thể 
* Bài học rút ra 
 - Đóng góp của cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản thân .
 - Hành động, ứng xử của bản thân không những ảnh hưởng đến bản thân mà cò ảnh hưởng cả tập thể.
 III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
 Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ( mượn các bộ phân cơ thể con gnười để nói chuyện con người)
2.Ý nghĩa văn bản
 Trong một tập thể, cộng đồng mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà phải đoàn kết, gắn bó không so bì tị nạnh.
 * Ghi nhớ/sgk
E . HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 * Bài học :
 - Đọc và kể lại truyện theo trình tự
 - Ôn lại ý nghĩa những truyện ngụ ngôn đã học.
 * Bài soạn:
 Chuẩn bị bài, tiết sau Trả bài KT Văn , kiểm tra tiếng việt.
F. RÚT KINH NGHIỆM :
 ******************************************
TUẦN 11	
TIẾT 42 
Ngày soạn:23/10/2011
Ngày dạy :26/10/2011 
 Tậplàm văn: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
 HƯỚNG DẪN BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
 1. Kiến thức: - Nhận rõ ưu, khuyết điểm bài làm của mình rồi biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài làm tiếp theo .
 2. Kĩ năng: - Luyện kỹ năng chữa bài viết của bản thân . 
3. Thái độ: - Nghiêm túc sửa chữa các nhược điểm ,phát huy ưu điểm.
B. CHUẨN BỊ :
 - Tích hợp với các bài Tiếng Việt, bài Tập làm văn đã học . 
 - GV: Bài làm, đáp án, nhận xét
 - HS: Xem lại các câu hỏi đề kiểm tra
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
 1. ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp tiết trả bài
 3. Bài mới:
 GV : Phát bài cho HS theo dõi và sửa.
D. TỰ NHẬN XÉT BÀI LÀM, THẢO LUẬN
E. NHẬN XÉT CHUNG:
 * Ưu điểm.
 - Hiểu cách làm bài :
 - Phần trắc nghiệm một số bài làm tốt 
 - Phần tự luận : Trình bày bài sạch sẽ có một số bài
 - Một số bài trình bày sạch sẽ, đạt điểm tối đa.
 * Khuyết điểm
 - Nhiều em chưa hiểu đề bài và chưa đọc kỹ đề
 - Một số bài còn tẩy xóa nhiều
 - Một số bài làm chưa tốt, còn sai lỗi chính tả nhiều.
F.TRẢ BÀI MA TRẬN VÀ ĐÁP ÁN
Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng số câu số điểm
Cấp độ thấp
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
TL
Truyện Thánh Gióng
Số câu
Số điểm... 
Tỉ lệ %
Nhớ lại tác phẩm đã học
1
0,5
5
1
0,5đ
5
Truyện Sơn TinhVà Thủy Tinh 
Ý nghĩa của truyện
Ý nghĩa của truyện
Sự viêc liên quan đến nhân vật
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
0,5
5
1(II)
2.
20
1
0.5
5
3
3đ
30
Truyện “Thạch Sanh”
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
-Nhận biết về thể loại
1
0,5
5
Khái niệm về thể loại
1(II)
2
20
Nhận xét, đánh giá nhân vật
1
0,5
5
trình bày cảm nhận chi tiết thần
1(II)
3
30
4
6
60
Truyện Em bé thông minh
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Kiểu nhân vật
1
0.5
5
1
0,5
5
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 6
Số điểm: 6
60
Số câu : 2
Số điểm: 1
10
Số câu :1
Sđ; 3
30
Số câu :9
Số điểm:10
100
 ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
A
C
B
B
Phần tự luận (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2đ)
Truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
 0,5 đ
Nhân vật bất hạnh( người mồ côi,con riêng...)
Nhân vật dũng sĩ có tài năng kì lạ
Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.
Nhân vật là động vật
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường , thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0.5đ
Câu 2
(2đ)
 - Tài năng của Sơn Tinh: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi 
 vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi 
 0,5đ
 - Tài năng của Thủy Tinh: gọi gió, gió đến ; hô mưa, mưa về 
0,5đ
 - Ý nghĩa hình tượng của mỗi nhân vật
 +Thủy Tinh: hiện tượng mưa to , bão lụt ghê gớm hàng năm đã được hình tượng hóa 
 + Sơn Tinh: lực lượng cư dân đắp đê chống lũ lụt , là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa đã được hình tượng hóa. 
0,5đ
0,5đ
Câu 3 (3đ)
 - Hs viết đúng hình thức một đoạn văn như yêu cầu 
 - Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ý mạch lạc 
 - Đoạn văn phải nêu được những cảm nhận sau:
 + Tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu, công lí, nhân đạo, hòa bình ; khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ 
 + Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái ước vọng đoàn kết ,tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta 
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
H HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 - Ôn lại những kiến thức đã học.
 - GV nhận xét tiết kiểm tra của HS –thu bài 
 - Về nhà học bài xem lại các kiến thức đã học
 - Chuẩn bị tiết sau KT TV
A. Trắc nghiệm : ( 3 đ) 
 Ôn : Từ, từ mượn, cụm danh từ, chữa lỗi dùng từ, danh từ.
 B. Tự luận : ( 7 đ) 
Câu 1 ( 2 đ) : Danh từ là gì: có mấy loại danh từ ? 
Câu 2 (2đ) : Đặt 1 câu có DT làm CN, Đặt 1 câu có DT làm VN, 
Câu 3 ( 3 đ) : cụm danh từ là gì? cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ gồm có mấy phần ND từng phần?
I. RÚT KINH NGHIỆM :
 ***************************************************
Tiết 43	 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Ngày soạn:23/10/2011
Ngày dạy :27/10/2011 
I – MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Kiểm tra được những kiến thức về Tiếng việt đã học ở học kì một
 2. Kỹ năng:
 - Có kĩ năng nhận biết về Từ, Từ láy, Danh từ, Cụm danh từ, ....
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài làm cụ thể.
- Kĩ năng thực hành.
 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài
II – HÌNH THỨC:
- Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài tại lớp 45 phút.
III. MA TRẬN
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng mức độ thấp
Vận dụng mức độ Cao
TN
TL
TN
TL
TL
TL
Từ tiếng Việt 
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
Đơn vị cấu tạo nên từ tiếng Việt
1
0,5
5
1
0,5
5
Nghĩa của từ
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
hãy chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất nghĩa của từ
1
0,5
 5
1
0,5
5
Từ nhiều nghĩa
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
Từ “chân” (trong“chân đồi”) được dùng với nghĩa nào 
1
0,5
 5
1
0,5
5
Từ láy
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy
1
0,5
5
1
0,5
5
Danh từ 
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
Khái niệm DT
1
0,5
5
1
0,5
5
Cụm Danh từ
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
Cấu tạo đầy đủ Cụm Danh từ
1
0,5
5
Cụm danh từ là gì ?
1/2
1
10
Cho ví dụ minh họa
1/2
1
10
Gạch chân cụm danh từ trong câu
1
3
30
3
5,5
55
Sửa lỗi chính tả 
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
Sửa lỗi chính tả theo nguyên tắc viết hoa các danh từ riêng 
 1
2
20
1
2
20
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ %
4
2
20
1/2
1
10
2
1
10
1/2
1
10
1
3
30
1
2
20
9
10
100
Tổng số điểm các mức độ nhận thức
3
2
3
2
10
IV. ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm(3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
c
b
b
d
c
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2 đ)
CDT là loại tổ hợp từ do DT kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành
Những Học Sinh ấy
2đ
Câu 2 (3 đ)
làng ấy
ba thúng gạo nếp
ba con trâu đực.."
3đ
Câu 3
(2 đ)
 Đây Hồ Gươm, Hồng Hà ,Hồ Tây
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm
 Đây Thăng Long, đây ....mến yêu.."
2đ
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học kỹ bài.
- Chuẩn bị bài LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN TỰ SỰ KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG 
 HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3
V.RÚT KINH NGHIỆM:
*****************************************************
Trường THCS Lê Hồng Phong KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 6
Họ và tên:.................... 
Lớp.......... Thời gian 45 phút Không kể phát đề
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO
Phần A:Trắc nghiệm : 3 điểm (mỗi ý đúng được 0,5 đ) 
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1. Đơn vị cấu tạo nên từ tiếng Việt là gì ?
Tiếng 	b. Từ 	c. Ngữ 	c. Câu
Câu 2. Em hãy chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất nghĩa của từ: 
a. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị b. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
c. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
d. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Câu 3. Từ “chân” (trong “chân đồi”) được dùng với nghĩa nào ?
a. Nghĩa gốc 	b. Nghĩa chuyển
Câu 4. Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy ?
a. Kinh kỳ 	b. Xinh xinh	c. Trồng trọt	d. Ruộng rẫy
Câu 5. Danh từ là?
 a. Từ chỉ người b. Từ chỉ vật 
 c. Từ chỉ người, vật d. Từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm... 
Câu 6. Cụm Danh từ có cấu tạo đầy đủ gồm có mấy phần ?
 a. Một phần b. Hai phần c. Ba phần d. Bốn phần
Phần B:Tự luận ( 7điểm)
Câu 7: Cụm danh từ là gì ? Cho ví dụ minh họa ? ( 2đ )
Câu 8: Gạch chân cụm danh từ trong câu văn sau :( 3đ )
 ...'' vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực.."
Câu 9: Sửa lỗi chính tả theo nguyên tắc viết hoa các danh từ riêng trong đoạn thơ dưới đây:(2đ)
"...Đây hồ gươm, hồng hà ,hồ tây
 Đây lắng hồn núi sông ngàn năm
 Đây thăng long, đây ....mến yêu.."
 ☺Chúc các em làm bài tốt
	Lưu ý: Học sinh làm phần tự luận vào tờ giấy riêng
Tiết: 44 
Ngày soạn:23/10/2011
Ngày dạy :27/10/2011 
	 Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI VĂN TỰ SỰ
 KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG 
 HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu được yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường : nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường ; chủ đề, dàn bài , ngôi kể ,lời kể trong kể chuyện đời thường.
- Nhận diện dược đề văn kể chuyện đời thường 
- Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Nhân vật và sự việc được kể trong truyện đời thường
 - Chủ đề ,dàn bài, ngôi kể, lời kể trong truyện đời thường
 2. Kĩ năng :
a. Kỹ năng chuyên môn
- Làm bài văn kể chuyện đời thường
3. Thái độ:
 - Nghiêm túc trong giờ học.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 - Vấn đáp, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. ổn định :
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới: 
 * Giới thiệu bài : Các em đã nắm được phương pháp làm bài văn tự sự kể chuyện đời thường. Đó là nội dung bài luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường mà chúng ta tìm hiểu.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I : Củng cố kiến thức : 
-Nhắc lại những kiến thức đã học về bài văn kể chuyện.
Chuyện đời thường là gì?
+ Gọi HS đọc đề SGK .
+ Nội dung yêu cầu của từng đề là gì? Xác định yêu cầu của mỗi đề, phạm vi đề ra .
-> Dựa vào các đề ra , HS ra đề tương tự -> giáo viên nhận xét, sửa chữa
GV đưa ra một số đề HS tham khảo :
Kể chuyện một buổi chiểu thứ bảy ở gia đình em .
Một chiều chủ nhật hè năm ngoái thật đáng nhớ.
Một lần đi đón hoặc tiễn người thân của em ở xa về (hoặc đi xa) .
GV yêu cầu HS đọc lại đề bài .
 Hoạt động II: Nhận xét tiến trình thực hiện một đề tự sự.
Đề yêu cầu gì? 
Yêu cầu HS tập làm bài. 
Theo em, khi lập dàn bài ta sẽ làm gì? 
Phần mở bài?
 Phần thân bài gồm mấy ý lớn, ngoài ý lớn SGK, em còn có đề xuất gì? 
Người ông của em có nét tính như thế nào? Có giống người trong bài tham khảo SGK không ?
Hãy trình bày? 
 Em lựa chọn ngôi kể nào ?( ngôi thứ nhất )
Thứ tự kể như thế nào ?( từ sở thích ,hành động ,việc làm ,...)
Chọn lời văn kể phù hợp với lứa tuổi HS.
GV cho HS đọc 2 bài tham khảo SGK .
Bài làm có sát với đề ra không? 
Các sự việc nêu trên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, có sát với đề không? 
Khi kể về một nhân vật cần chú ý những gì? 
(Đặc điểm nhân vật, có cá tính, sở thích, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa )
Hoạt động III:Luyện tập .
Mỗi HS đều phải làm dàn bài sơ lược.
Viết một đoạn văn kể chuyện đời thường.
Gv thu bài và cho nhận xét, biểu dương những dàn bài khá, giỏi.
 I . Một số đề văn kể chuyện đời thường 
- Chuyện đời thường là những câu chuyện hàng ngày từng trải qua . 
Nhân vật không bịa đặt . 
1) Một số đề SGK
Dựa vào 7 đề sgk.
2) HS tập ra đề tương tự với yêu cầu 
Đúng thể loại tự sự .
Đề cụ thể, rõ ràng .
II. Nhận xét tiến trình thực hiện một đề tự sự 
Ú Đề: Kể về ông (hay bà ) của em .
j Tìm hiểu đề : (SGK)
k Dàn bài :(SGK)
III.Luyện tập : Lập dàn bài cho một đề văn kể chuyện đời thường : "Kể về một người bạn mới quen của em ".
HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 3
	- HS chọn một trong bảy đề ở Bài luyện tập để viết bài.
	- Học sinh viết được bài văn tự sự hoàn chỉnh .
	 - Học sinh xác định đúng ngôi kể .
	 - Bài viết có bố cục cân đối . 
	 - Các sự việc kể theo trình tự hợp lí . 
	 - Lời kể lưu loát, trôi chảy .
	 - Trình bày sạch đẹp . 
E. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- GV nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà viết hoàn chỉnh bài văn kể chuyện đời thường đã lập dàn bài ở lớp. Chuẩn bị bài : 
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
F. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................................................................................
 *********************************************\

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA V6 TUAN 11 MOI NHAT.doc