Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thùy Trang

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thùy Trang

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu được nội dung ,ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng bánh chưng, bánh giầy.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG , THÁI ĐỘ.

 1. Kiến thức .

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.

- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước cuả dân tộc tatrong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì hùng vương.

 - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và niệm đề cao lao động , đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt

 2. Kĩ năng.

 - Đọc – hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.

 - Nhận ra những sự việc chính trong truyện.

 3. Thái độ.

 -Biết ơn biết quý trọng nghề nông, tự hào về trí tuệ dân tộc về phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam.

C. PHƯƠNG PHÁP :

 Phát vấn , thảo luận , phân tích, bình giảng

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1 .Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số lớp:

2. Bài cu. -Kể lại truyện Con rồng, cháu tiên?-Nêu ý nghĩa của truyện ?

3. Bài mới. Bánh chưng bánh giầy là hai thứ bánh ngon , không thể thiếu trong mâm cổ tết của dân tộc Việt Nam mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa

 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú chung.

Bánh chưng , bánh giầy thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước.

Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh đọcvà tóm tắt truyện.

*GV giải thích một số từ khó:phúc ấm, ghẻ lạnh, quần thần

GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc và tóm tắt truyện.

*ruyện có thể chia thành mấy phần? ( 3 phần)

yêu cầu mỗi học sinh đọc một đoạn.

+Đoạn 1 đọc từ đầu đến chứng giám.

+Đoạn 2 Tiếp theo đến hình tròn.

+Đoạn 3 Phần còn lại

* Nêu đại ý của truyện? Câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.

GV hướng dẫn học sinh phân tích.

*Hoàn cảnh triều đại vua Hùng thời bấy giờ được giới thiệu như thế nào? Khi về già vua có nguyện vọng gì?

-Thiên hạ được hưởng thái bình, về già vua cha muốn nhường ngôi cho con là một tất yếu .

*Vua cha làm cách nào để chọn người nối ngôi?(đưa ra câu đố)

*Vì sao lại gọi đây là câu đố?Em có nhận xét gì về câu đố này? HS Thảo luận:

*Theo em tại sao vua không nói rõ ý của mình là gì để các con làm theo, ai làm tốt hơn thì được kế ngôi mà lại bí ẩn như vậy?

*Các ông lang có đoán được ý nhà vua không? Vì sao?

*Các lễ vật của họ làm ra ngoài giá trị vật chất còn mang ý nghĩa tinh thần nào không ?

*Mục đích của họ là gì? Họ là những con người như thế nào?

*Lúc này tâm trạng Lang Liêu ra sao?

Buồn vì nghèo, không có của ngon vật lạ để tế lễ tiên vương

*Vậy em thấy Lang Liêu là người như thế nào? Vì sao LL được thần giúp đỡ.

*Thần đã giúp LLiêu như thế nào? Trong lời mách bảo ý nào sâu sắc nhất?

*Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể cho LLiêu phải làm gì hoặc làm bánh cho LLiêu mang đi cúng tế?

 Phát huy sự tháo vát thông minh của mình.

*Lang Liêu có hiểu ý thần không? Chàng sẽ làm gì?

Học sinh quan sát van bản và phát biểu ý kiến.

*Vì sao vua không chú ý đến lễ vật của các ông lang?

Phân tích các từ: sơn hào hải vị, nem công chả phượng về mặt cấu tạo và nêu ý nghĩa của các từ đó? (tích hợp ngang)

*Vì sao Vua ngẫm nghĩ rất lâu trước lễ vật của Lliêu? (lạ mắt, giản dị, gần gũi với đời sống )

*Nguyên liệu chính của bánh là gạo nếp, lại có hình vuông, hình tròn vì sao? Ai đã được chọn nối ngôi?

Lang Liêu được nối ngôi tức là nối được chí vua.

*Ý nghĩa của truyện là gì? Câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.

 Gv chốt nội dung HS đọc ghi nhớ SGK.

GV hướng dẫn học sinh tự học

 Soạn bài :Từ và cấu tạo từ tiếng việt

 GV hướng dẫn học sinh soạn bài. NỘI DUNG BÀI DẠY

I. Giới thiệu chung.

 Bánh chưng , bánh giầy thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước.

II. Đọc – hiểu văn bản.

1. Đọc, tìm hiểu từ khó.

 -Tóm tắt truyện.

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Bố cục : 3 phần

b. Phương thức biểu đạt: Tự sự

c. Đại ý:

d. Phân tích.

d1.Hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước.

* Vua Hùng

-Triều đại thái bình thịnh trị, giặc ngoài dẹp yên, dân tình no ấm.

-Người kế vị phải nối được chí và làm vừa ý vua.

=> Câu đố thông minh và đầy thử thách

-> Thể hiện sự sáng suốt tinh thần bình đẳng, chú trọng tài năng của Vua Hùng.

-Các ông lang cố làm cỗ vật cao sang vì có nhiều tiền của.

=> Tham ngôi báu.

*Lang Liêu:

 Nghèo, buồn vì không thể có của ngon vật lạ cúng Tiên vương.

=> Không tham danh vọng có lòng thành kính tổ tiên.

-Lang Liêu được thần mách bảo: “Quý nhất là hạt gạo .”

=>Lời mách bảo rất khôn ngoan để Lang Liêu tự suy nghĩ.

- Dâng lên vua Hùng sản vật của nghề nông.

=> Tưởng tượng, lối kể theo trình tự thời gian.

d2. Thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước

- Lang Liêu được nối ngôi vua

-> Sản vật lúa gạolà phong tục và quan niệm đề cao lao động làm hình thành nét đẹp trong đời sống văn hoá người Việt.

d. 3. Ý nghĩa văn bản. Câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.

3. Tổng kết: Ghi nhớ

III. Hướng dẫn tự học

- Đọc kĩ để nhơ những sự việc chính trong truyện.

- Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong truyền thuyết bánh chưng bánh giầy.

 -Nêu ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

-Soạn bài :Từ và cấu tạo từ tiếng việt

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thùy Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
 Tiết: 01
Ngàysoạn:14/ 8/011
Ngàydạy:15/8/011
CON RỒNG, CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
-Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết.
-Hiểu được quan niệm của người Việt Cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên. 
-Hiểu được những nét chính của truyện..
-Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KĨ NĂNG , THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức.
- Khái niệm thể loại truyền thuyết.
- Nhân vật sự kiện , cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.
2. Kĩ năng.
- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
- Nhận ra sự việc chính của truyện
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
3. Thái độ.
- Tự hào dân tộc, biết tôn vinh nòi giống rồng tiên.
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Nêu vấn đề, thảo luận phân tích
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1)Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2)Bài cũ: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3)Bài mới:
 Khoa học đã chứng minh rằng con người có nguồn gốc từ vượn người. Nhưng với trí tưởng tượng vô cùng phong phú và kỳ diệu của nhân dân ta có nòi giống là con cháu của Tiên Rồng. Điều này thật thú vị khiến chúng ta cảm thấy hãnh diện bởi nguồn gốc ấy 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
*Giáo viên gọi học sinh đọc chú thích trong SGK.
*Văn bản “Con Rồng cháu Tiên” thuộc thể loại truyền thuyết. Vậy em hiểu truyền thuyết là gì?
 HS phát biểu ngắn gọn khái niệm truyền thuyết và truyện Con Rồng Cháu Tiên thuộc nhóm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên đọc mẫu một đoạn cho học sinh đọc. (giọng đọc cần thong thả, rõ ràng nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả về sự kỳ lạ phi thường của hình ảnh LLQ và ÂC. Đoạn cuối cần đọc với giọng trang nghiêm)
* Tìm hiểu chú thích: đóng đô: từ dùng dưới thời triều đình có vua chúa đứng đầu kinh đô. Nước ta từng đóng đô ở Hoa Lư Thăng Long, Huế và nay kinh đô được gọi là thủ đô Hà Nội.
*Giáo viên gọi học sinh đọc tóm tắt ngắn gọn truyện. 
*Để phân tích em chia bố cục của truyện làm mấy phần ? HS nêu nội dung chính của mỗi phần (2 phần) 
* Phương thức biểu đạt ? Tự sự
* Nêu đại ý của truyện ? Truyện kể về nguồn gốc dân tộc con Rồng cháu Tiên, Ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết.
 * Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
 *Truyện có mấy nhân vật chính? Các nhân vật đó được giới thiệu như thế nào? (xuất thân, hình dáng, tài phép công việc)
 HS giới thiệu về hai nhân vật cụ thể các chi tiết như GV gợi ý
 - Lạc Long Quân  - Âu Cơ
* Em có nhận xét gì về những chi tiết trên?
Chi tiết kì lạ , xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh ( sự xuất thân và hình dáng đặc biệt)
*Em có nhận xét gì về nguồn gốc xuất thân của LLQ và ÂC?
 Họ xuất thân từ dòng dôi cao quý cả hai đều có tài có sắc vẹn toàn
*Như duyên tiền định LLQ và ÂC đã gặp nhau và cuộc hôn nhân của họ có điều gì không bình thường? Việc sinh nở những đứa trẻ có điều gì khác thường không? HS Thảo luận
- Cả hai đều là thần, LLQ sinh ra ở miền đất Lạc Việt,ÂCsinh ra ở vùng núi cao phương bắc.
*Tại sao tác giả dân gian sáng tạo ra chi tiết sinh ra bọc trăm trứng rồi mới nở ra trăm con? 
Thể hiện ý nguyện của dân tộc về sự yêu thương, đoàn kết của người Việt Nam.
*Em có nhận xét gì về các chi tiết trên? Qua đó tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
*LLQ chia con như thế nào? Chia con như vậy nhằm mục đích gì? Người Việt Nam là con cháu của ai?
Chia nhau cai quản các phương nhưng khi có việc cần thì hết sức giúp đỡ lẫn nhau. Lập ra nhà nước Văn Lang tiến bộ hơn thời thị tộc, bộ lạc.
* Từ phân tích em hãy nêu ý ngĩa của văn bản? 
Truyện kể về nguồn gốc dân tộc con Rồng cháu Tiên, Ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
GV chốt nội dung, nghệ thuật HS đọc ghi nhớ SGK
*-Truyện “Qủa bầu mẹ”của dân tộc Khơ mú.
-Truyện “Qủa trứng to nở ra con người ”của người Mường.
* Kể diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên”
Gv: Hướng dẫn học sinh soạn bài
 NỘI DUNG BÀI DẠY 
I.Giới thiệu chung 
 - Khái niệm truyền thuyết (sgk)
II.Đọc hiểu văn bản.
1.Đọc- tìm hiểu từ khó.
-Tóm tắt truyện
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bố cục: 2 phần
b. Phương thức biểu đạt:tự sự
c. Đại ý
d.Phân tích 
d1. Nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ
 -Lạc Long Quân: Nòi Rồng, con trai thần Long Nữ, sức khoẻ vô địch, giúp dân trồng trọt.
 -Âu Cơ: Giống Tiên con gái Thần Nông, xinh đẹp.
 àChi tiết tưởng tượng kỳ lạ .
->Họ xuất thân từ dòng dõi cao quý, tài sắc vẹn toàn.
=> Giải thích ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc.
* Cuộc hôn nhân của hai người 
 -Đẻ ra một bọc trứng.
 -Nở ra 100 con.
 -Con không cần bú mớm.
 -Lớn nhanh đẹp đẽ.
àChi tiết kỳ lạ, hoang đường
=>Sự sinh nở đặc biệt và quan niệm người Việt có chung một nguồn gốc tổ tiên.
 d2: Việc chia con của Lạc Long Quân và Âu cơ.
-Năm mươi con lên núi 
-Năm mươi con xuống biển.
-Mở mang bờ cõi, gây dựng đất nước.
- Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân
-> Ngợi ca công lao của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
-> Ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta.
d 3: Ý nghĩa văn bản
3.Tổng kết
 Ghi nhớ: SGK/ 8
III. Hướng dẫn tự học.
-Đọc kĩ để nhớ một số chi tiết , sự việc chính trong truyện
-Kể lại truyện
-Liên hệ câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người việt.
 - Soạn bài:Bánhchưng,bánh giầy
E.RUT KINH NGHIỆM
Tuần1
Tiết 2
NS:15/8/2011 ND:17/8/2011
Hướng dẫn đọc thêm: BÁNH CHƯNG,BÁNH GIẦY
 (Truyền thuyết)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Hiểu được nội dung ,ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng bánh chưng, bánh giầy.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG , THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức .
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước cuả dân tộc tatrong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì hùng vương.
 - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và niệm đề cao lao động , đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt
 2. Kĩ năng.
 - Đọc – hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết.
 - Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
 3. Thái độ.
 -Biết ơn biết quý trọng nghề nông, tự hào về trí tuệ dân tộc về phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam.
C. PHƯƠNG PHÁP :
 Phát vấn , thảo luận , phân tích, bình giảng
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1 .Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số lớp:
2. Bài cu. -Kể lại truyện Con rồng, cháu tiên?-Nêu ý nghĩa của truyện ?
3. Bài mới. Bánh chưng bánh giầy là hai thứ bánh ngon , không thể thiếu trong mâm cổ tết của dân tộc Việt Nam mà còn mang bao ý nghĩa sâu xa
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú chung. 
Bánh chưng , bánh giầy thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước.
Giáo viên đọc mẫu, cho học sinh đọcvà tóm tắt truyện.
*GV giải thích một số từ khó:phúc ấm, ghẻ lạnh, quần thần
GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc và tóm tắt truyện.
*ruyện có thể chia thành mấy phần? ( 3 phần)
yêu cầu mỗi học sinh đọc một đoạn.
+Đoạn 1 đọc từ đầu đến chứng giám.
+Đoạn 2 Tiếp theo đến hình tròn.
+Đoạn 3 Phần còn lại
* Nêu đại ý của truyện? Câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
GV hướng dẫn học sinh phân tích.
*Hoàn cảnh triều đại vua Hùng thời bấy giờ được giới thiệu như thế nào? Khi về già vua có nguyện vọng gì?
-Thiên hạ được hưởng thái bình, về già vua cha muốn nhường ngôi cho con là một tất yếu..
*Vua cha làm cách nào để chọn người nối ngôi?(đưa ra câu đố)
*Vì sao lại gọi đây là câu đố?Em có nhận xét gì về câu đố này? HS Thảo luận:
*Theo em tại sao vua không nói rõ ý của mình là gì để các con làm theo, ai làm tốt hơn thì được kế ngôi mà lại bí ẩn như vậy?
*Các ông lang có đoán được ý nhà vua không? Vì sao?
*Các lễ vật của họ làm ra ngoài giá trị vật chất còn mang ý nghĩa tinh thần nào không ?
*Mục đích của họ là gì? Họ là những con người như thế nào? 
*Lúc này tâm trạng Lang Liêu ra sao?
Buồn vì nghèo, không có của ngon vật lạ để tế lễ tiên vương
*Vậy em thấy Lang Liêu là người như thế nào? Vì sao LL được thần giúp đỡ.
*Thần đã giúp LLiêu như thế nào? Trong lời mách bảo ý nào sâu sắc nhất?
*Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể cho LLiêu phải làm gì hoặc làm bánh cho LLiêu mang đi cúng tế?
 Phát huy sự tháo vát thông minh của mình.
*Lang Liêu có hiểu ý thần không? Chàng sẽ làm gì?
Học sinh quan sát van bản và phát biểu ý kiến.
*Vì sao vua không chú ý đến lễ vật của các ông lang?
Phân tích các từ: sơn hào hải vị, nem công chả phượng về mặt cấu tạo và nêu ý nghĩa của các từ đó? (tích hợp ngang)
*Vì sao Vua ngẫm nghĩ rất lâu trước lễ vật của Lliêu? (lạ mắt, giản dị, gần gũi với đời sống)
*Nguyên liệu chính của bánh là gạo nếp, lại có hình vuông, hình tròn vì sao? Ai đã được chọn nối ngôi?
Lang Liêu được nối ngôi tức là nối được chí vua. 
*Ý nghĩa của truyện là gì? Câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
 Gv chốt nội dung HS đọc ghi nhớ SGK.
GV hướng dẫn học sinh tự học
 Soạn bài :Từ và cấu tạo từ tiếng việt
 GV hướng dẫn học sinh soạn bài.
 NỘI DUNG BÀI DẠY
I. Giới thiệu chung.
 Bánh chưng , bánh giầy thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước. 
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Đọc, tìm hiểu từ khó.
 -Tóm tắt truyện.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bố cục : 3 phần
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự
c. Đại ý: 
d. Phân tích.
d1.Hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước.
* Vua Hùng
-Triều đại thái bình thịnh trị, giặc ngoài dẹp yên, dân tình no ấm.
-Người kế vị phải nối được chí và làm vừa ý vua.
=> Câu đố thông minh và đầy thử thách 
-> Thể hiện sự sáng suốt tinh thần bình đẳng, chú trọng tài năng của Vua Hùng.
-Các ông lang cố làm cỗ vật cao sang vì có nhiều tiền của.
=> Tham ngôi báu.
*Lang Liêu:
 Nghèo, buồn vì không thể có của ngon vật lạ cúng Tiên vương.
=> Không tham danh vọng có lòng thành kính tổ tiên.
-Lang Liêu được thần mách bảo: “Quý nhất là hạt gạo.”
=>Lời mách bảo rất khôn ngoan để Lang Liêu tự suy nghĩ.
- Dâng lên vua Hùng sản vật của nghề nông.
=> Tưởng tượng, lối kể theo trình tự thời gian.
d2. Thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước
- Lang Liêu được nối ngôi vua
-> Sản vật lúa gạolà phong tục và quan niệm đề cao lao động làm hình thành nét đẹp trong đời sống văn hoá người Việt.
d. 3. Ý nghĩa văn bản. Câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
3. Tổng kết: Ghi nhớ
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc kĩ để nhơ những sự việc chính trong truyện.
- Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong truyền thuyết bánh chưng bánh giầy.
 -Nêu ý nghĩa của phong tục ngày tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.
-Soạn bài :Từ và cấu tạo từ tiếng việt
E. RÚT KINH NGHIỆM.
Tuần 1 
Tiết 3
NS:16/8/2011 ND:17/ 8 /2011
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo từ.
 - Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KĨ NĂNG .
 1. Kiến thức
 - Định nghĩa về từ , từ đơn , từ phức, các loại từ phức. 
 - Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt
 2. Kĩ năng.
 - Nhận diện , phân biệt được :
 + Từ và tiếng.
 + Từ đơn và từ phức.
 + Từ ghép và từ láy.
 -Phân tích cấu tạo của từ.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 - Đàm thoại, phân tích , thuyết trình.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1.Ổn định lớp Kiểm tra sĩ số: Lớp:
 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
 3.Bài mới: ở bậc tiểu học các em đã học về từ và cấu tạo từ , để nắm chắc hơn về kiến thức đó ta tìm hiểu vào tiết học hôm nay.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ và cấu tạo từ.
-Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ được treo ở bảng phụ
Giáo viên chia bảng ra làm 2. Học sinh trả lời câu hỏi và giáo viên điền vào.
*Ở ví dụ trên có mấy tiếng? Từ? Hãy phân tích các từ trong ví dụ trên theo yêu cầu.
-Từ 1 tiếng
-Từ 2 tiếng trở lên.
*Tại sao các từ : trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở phải gồm 2 tiếng, trong khi các từ thần dạy, dân  chỉ có 1 tiếng?
*Vậy tiếng dùng để làm gì?(tạo từ) từ dùng để làm gì? 
 (tạo câu )
* Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu tiếng ấy gọi là gì? (từ)
*Em hiểu từ là gì? Hãy lấy ví dụ về từ (từ có 1 tiếng, từ có 2 tiếng) ví dụ: Từ có một tiếng : Ăn , ngủ
 Từ có hai tiếng :trồng trọt, chăn nuôi
Chuyển:Từ kiến thức ở cấp I cho biết từ có một tiếng gọi là từ gì? Từ có 2 tiếng gọi là từ gì?
* -Giáo viên cho học sinh quan sát ví dụ và điền vào bảng cách làm.
+Bước 1: Học sinh chọn lọc các từ 1 tiếng à từ đơn.
+Bước 2: Học sinh chọn từ có 2 tiếngà từ phức trong các từ phức đó từ nào có quan hệ với nhau về nghĩa, từ nào có quan hệ(với nhau) láy âm giữa các tiếng.
HS nêu khái niệm về từ phức :từ ghép, từ láy
* Em có nhận xét gì về cấu tạo của từ? Từ đơn từ phức là những từ như thế nào? 
GV chốt ý học sinh đọc ghi nhớ SGK/14
GVhướng dẫn HS làm phần luyện tập
-Bài 1 Học sinh làm tại lớp.
a/ Gọi học sinh yếu trả lời vì sao em biết.
b/Gọi học sinh khá trả lời.
c/Gọi học sinh trung bình trả lời.
Bài 2 học sinh làm bài tại lớp
Làm theo mẫu SGK
Theo giới tính, theo bậc.
Bài 3: Giáo viên giảng từng cách kết hợp của từ bánh 
Bài 4: học sinh tự làm
B Bài 5/14
+Tiếng cười: ha ha, hì hì..
+Tiếng nói: lầm rầm, thì thầm
+Dáng điệu: dịu dàng, yểu điệu,học sinh lấy mẩu giấy nhỏ làm, thi làm nhanh.
Hướng dẫn học sinh học bài, soạn bài
 NỘI DUNG BÀI DẠY
I.Tìm hiểu chung.
1. Từ .
a.Ví dụ: SGK
Tiếng
Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở
Tư
Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở.
->Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ
=>Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
b.Ghi nhớ ( sgk t13)
2. Từ đơn .
a. Ví dụ (sgk)
Từ, đấy, nước, ta, chăm ,nghề, va, có, tục , ngày, tết, làm -.> Từ chỉ có một tiếng
b. Ghi nhớ ( Sgk)-.> Từ chỉ có một tiếng.
 3. Từ phức
 a. Ví dụ: Sgk
 Từphức 
 Từ ghép Từ láy
 Chăn nuôi Trồng trọt
 Bánh chưng
 Bánh giầy
=>Từ có hai tiếng trở lên.
b.Ghi nhớ: SGK/14
II. Luyện tập
Bài 1/14
a.Nguồn gốc: con cháu thuộc kiểu từ ghép.
b. Đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội rễ, tổ tiên
c.TG chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì
Bài 2/14
Nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc
-Theo giới tính: anh em, cha mẹ..
-Theo bậc: anh em, bác cháu
Bài3/ 14
-Cách chế biến bánh: bánh rán, bánh ướt, bánh hấp.
-Chất liệu làm bánh: bánh dẻo, bánh nướng, 
-Hình dáng của bánh: bánh tai heo, bánh cuốn thừng
Bài 4/ 14
-Thút thít: tiếng khóc của người thường là trẻ em, âm thanh nhỏ thể hiện sự nghẹn ngào tủi thân và sắp ngừng khóc.
III.Hướng dẫn tự học
-Tìm các từ láy miêu tả tiếng nói, dáng điệu của con người.
-Tìm từ ghép miêu tảm mức độ kích thước của một đồ vật.
- Soạn bài: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
E. RÚT KINH NGHIỆM.
.
Tuần1
 Tiết 4
NS:18/8/011 ND:20/8/011
GIAO TIẾP VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
A. MƯC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. 
 - Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức.
 - sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng , tình cảm bằng phương tiện ngôn từ :giao tiếp ,văn bản , phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
 - Sự chi phối cuả mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản .
 - Các kiểu văn bản tự sự , miêu tả , biểu cảm, lập luận , thuyết minh và hành chính công vụ.
2. Kĩ năng.
- bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp . - Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể. 
C. PHƯƠNG PHÁP.
- Nêu vấn đề , thảo luận , thuyết trình.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
 2. Bài cũ: Ở cấp I trong phân môn TLV em đã học những kiểu bài nào?
 3. Bài mới: Trong cuộc sống hằng ngày để đạt mục đích giao tiếp ta sử dụng ngôn từ hoặc chuỗi lời nói bài viết bằng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau để hiểu rõ hơn về các khái niệm đó ta vào bài học hôm nay.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu giao tiếp , văn bản và các kiểu văn bản.
* Khi được điểm 10, về nhà em sẽ khoe với ba mẹ như thế nào? 
*Bạn của em chuyển trường vì nhớ bạn nhưng em không có điều kiện để đến thăm, em sẽ làm gì?
*Vậy khi nói chuyện với mẹ hoặc viết thư cho bạn, ta gọi đó là hoạt động giao tiếp. Vậy giao tiếp nhằm mục đích gì?
(truyền đạt, tư tưởng tình cảm giữa người nói với người nghe). 
*Phương tiện quan trọng nhất trong giao tiếp là gì? (ngôn từ)
*Vậy em hiểu giao tiếp là gì? Cho ví dụ.
Học sinh lấy ví dụ, giáo viên nhận xét và chốt lại khái niệm giao tiếp.
*Trong ví dụ 1 phương tiện giao tiếp ngôn từ là chuỗi lời nói, chuỗi lời nói ấy đã làm cho người nghe hiểu đầy đủ trọn vẹn chưa?
*Trong ví dụ 1, 2, đảm bảo yêu cầu của một văn bản. Vậy văn bản là gì?
*Cho học sinh đọc ví dụ trong SGK 
*Câu ca dao sáng tác nhằm mục đích gì?
 Khuyên con người cần có bản lĩnh sống, giữ vững lập trường của mình.
-Chủ đề câu ca dao: giữ chí cho bền.
-Liên kết về nội dung: câu 8 làm rõ nghĩa câu 6.
-Liên kết về luật thơ: thơ lục bát.
-Các câu ca dao sau cũng là một văn bản.
-Chuẩn bị một số thiệp mời, câu đối minh hoạ để phần văn bản thêm sinh động về từng kiểu văn bản.
* từ tìm hiểu ví dụ học sinh rút ra khái niệm văn bản
*Có bao nhiêu kiểu văn bản? Mục đích giao tiếp của chúng như thế nào? 
GV yêu cầu học sinh chỉ ra các kiểu văn bản và mục đích giao tiếp của từng văn bản. => mỗi kiểu văn bản phải vận dụng phương thứ biểu đạt phù hợp để thực hiện tốt mục đích giao tiếp.
* Gvchốt nội dung bài học, học sinh đọc ghi nhớ sgk
*Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1:Xác định phương thức biểu đạt với mỗi đoạn văn đoạn thơ 
Bài 3: Bài làm thêm
-Viết một văn khoảng 5 dòng miêu tả giờ học văn lớp em . ( về nhà)
Hướng dẫn học sinh học bài cũ và soạn bài mới.
 NỘI DUNG BÀI DẠY
I. Tìm hiểu chung.
 1. Giao tiếp:
 a.Ví dụ:Sgk
-> Là hoạt động tiếp nhận truyền đạt tư tưởng tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.
.
.Ví dụ: 
-Quân: cho Lan mượn vở toán của bạn nhé!
-Hiền: Ừ, cậu lấy đi.
à Giao tiếp
b. Ghi nhớ (Sgk)
2. Văn bản:
a.Ví dụ :( Sgk)
-> Là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
b. Ghi nhớ (Sgk)
3. Các kiểu văn bản. 
a. Ví dụ: Sgk
-Tự sự: 
-Miêu tả
-Biểu cảm
-Nghị luận
-Thuyết minh
-Hành chính
b. Ghi nhớ: SGK/ 17
II . Luyện tập:
Bài 1/17,18.
a Tự sự bMiêu tả cNghịluận dBiểu cảm eThuyết minh
Bài 2/18: Học sinh về nhà làm.
-Văn bản Con Rồng, cháu Tiên là văn bản tự sự vì truyện trình bày chuỗi sự việc có liên kết chặt chẽ thể hiện ý nghĩa nhất định.
III. Hướng dẫn tự học.
- Tìm ví dụ cho mỗi phương thức biểu đạt , kiểu văn bản.
- Xác định phương thức biểu đạt của mỗi văn bản.
- Soạn bài “ Thánh Gióng”
E. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docga6(1).doc