Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Đặng Thị Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Đặng Thị Thu

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh:

 + Hiểu được ý nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

 + Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết bánh trưng bánh giầy.

 + Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.

 + Kể được truyện.

II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

Kể tóm tắt truyện? Cho biết ý nghĩa của truyện “Con Rồng cháu Tiên”.

2. Bài mới:

A- Giới thiệu bài :

Hằng năm mỗi khi xuân về Tết đến, nhân dân ta con cháu Vua Hùng - từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh làm chúng ta thêm yêu quý tự hào về nền văn hoá cổ truyền, độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng bánh giầy vào ngày Tết, đề cao sự thờ kính Trời Đất và Tổ tiên của nhân dân đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của ông cha ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hoá đậm đà màu sắc phong vị dân tộc.

 

doc 14 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 1 - Năm học 2010-2011 - Đặng Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày 14 tháng 8 năm 2010 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2010 
tuần 1 : Bài 1 
Tiết 1: Con rồng cháu tiên
 (Truyện Truyền thuyết)
I- Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
+ Hiểu được ý nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
+ Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
+ Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
+ Kể được truyện.
II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của học sinh.
Bài mới
A. Giới thiệu bài:
	Truyền thuyết là một loại truyện dân gian được nhân dân ta sáng tác trí tưởng tượng vô cùng phong phú của mình và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đọc những câu chuyện truyền thuyết ta không chỉ bắt gặp những tên người, tên núi tên sông như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Núi Sóc Sơn, thành Cổ Loa.... mà còn tìm thấy trong đó một pho sử hào hùng về thời kì dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Với những cốt lõi là sự thật lịch sử, cùng với trí tưởng tượng phong phú, nhân dân ta đã thể hiện thái độ và cách đánh giá của mình về những sự kiện và nhân vật lịch sử. Chính vì vậy người đọc không nhầm lẫn trang truyền thuyết đầy chất thơ với những trang sử kí mà bao đời nay ông cha ta đã viết lên. Đúng như Chủ tịch Phạm Văn Đồng đã nhận định:
" Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình với thơ và chấp cánh của sức tưởng tượng nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người yêu thích". Hôm nay cô trò mình cùng đọc và tìm hiểu những trang truyền thuyết như thế.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
+ Các thiết bị tài liệu cần thiết cho giờ học:
- Bức tranh đẹp, kì ảo về Lạc Long Quân - Âu Cơ cùng 100 người con chia nhau lên rừng xuống biển.
- Tranh ảnh về Đền Hùng và đất Phong Châu
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh đọc - chú thích
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Đọc - chú thích
GV đọc một đoạn trong truyện
Gọi hai đến ba em đọc cho đến hết?
? Truyện có thể chia thành mấy đoạn, nội dung của từng đoạn?
? Tóm tắt những sự việc chính do các nhân vật thực hiện?
? Kể lại truyện bằng lời của mình?
1. Đọc
+ Chia đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu......Long trang
- Đoạn 2: Tiếp......lên đường
- Đoạn 3: Phần còn lại
* Gọi một HS đọc phần chú thích trong SGK.
H. Trong đoạn văn này tác giả đã giới thiệu về truyền thuyết là một loại truyện như thế nào? Em hãy nêu những ý chính trong lời giới thiệu này?
2. Chú thích :
 * Khái niệm : Truyền thuyết:
- Là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ của nhân dân ta đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử.
Giao cho HS tự đọc chú thích. Chú ý những chú thích 1,3,4,7,8.
* Từ khó :
GV: Để hiểu rõ hơn về loại truyện này, chúng ta đi vào tìm hiểu một trong những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu của lịch sử VN ?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
II. Tìm hiểu văn bản :
? Truyện gồm mấy nhân vật?
? Theo em, ai là nhân vật chính?
? Nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ là những nhân vật liên quan đến lịch sử thời quá khứ như thế nào?
HS có thể trả lời: Lạc Long Quân và Âu Cơ là những người có công trong công việc thành lập nhà nước Văn Lang và tổ tiên của người Việt Cổ.
1. Nhân vật :
Nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ
GV- Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ gợi ta liên tưởng đến một sự thật lịch sử là sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt là nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt. Ngày đó, con người sống thành những bộ lạc ở rải rác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi cao phương Bắc. Người dân lúc bấy giờ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước và săn bắn. Cuộc sống của họ cần phải chinh phục thiên nhiên để làm thuỷ lợi và chống giặc dữ. Những công việc lớn lao ấy đồi hỏi một sức mạnh lớn. Vì vậy, mới có sự kết hợp giữa các bộ lạc để tạo nên sức mạnh của sự đoàn kết.
Đây chính là cốt lõi sự thật lịch sử của câu chuyện. Nhưng cốt lõi LS này chỉ là làm nền cho tác phẩm. Người đọc không coi đây là bài học lịch sử bởi chất thơ của câu chuyện. Làm nên chất thơ đó chính là yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Chúng ta sẽ tìm hiểu yếu tố đó ở phần tiếp theo của bài học.
2- Tìm hiểu truyện:
? Qua việc đọc truyện trên lớp và soạn bài ở nhà, em hãy tìm những chi tiết kể về Lạc Long Quân và Âu Cơ?
? Trong những chi tiết ấy, chi tiết nào kể về sự lạ lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ ?
Sự kì lạ
Lạc Long Quân
+ Về nguồn gốc và hình dáng
- Vị thần thuộc nòi Rống, con trai thần Long nữ
- Thần mình Rồng, thương ở dưới nước
- Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở
Âu Cơ:
 - ở vùng núi cao phương Bắc, nàng Âu cơ thuộc họ thàn nông, xinh đẹp tuyệt trần.
? Chi tiết nào kể về sự nghiệp mở nước của Lạc Long Quân?
+ Về sự nghiệp mở nước
- Giúp dân giệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh
Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở
? Chi tiết nào kể về cuộc kết duyên kì lạ của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
+ Về sự kết duyên, sinh nở, chia con
- Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ
- Sinh một bọc trăm trứng nở 100 người con trai, hồng hào đẹp đẽ, lớn nhan như thổi, mặt mũi khôi ngôi, khoẻ mạnh như thần.
? Kì lạ như thế nào? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì?
- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con: 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên rừng.
- Người con trưởng theo Âu Cơ tôn làm Vua, hiệu là Vua Hùng.
- Triều đình có tướng văn tướng võ, ngôi truyền cho con trưởng, mười mấy đời đều lấy hiệu là Vua Hùng.
G- Giáo viên cho hai tổ thảo luận về câu hỏi này:
 Trên cơ sở những ý kiến thảo luận của các em, giáo viên định hướng các em đi tới ý nghĩa đầy đủ nhất và nhấn mạnh thêm những ý nghĩa các em đi tới ý nghĩa đầy đủ, và nhấn mạnh thêm, những ý nghĩa ấy không chỉ tạo nên một câu truyện truyền thuyết sâu sắc mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc. 
? Qua những chi tiết các em vừa tìm được kể về Lạc Long Quân và Âu Cơ, em hiểu thế nào là những chi tiết kì lạ ? 
Những chi tiết tưởng tượng, kì ảo
- Tưởng tượng, kì ảo, không có thật
? Những chi tiết tưởng tượng kì ảo này giúp người nghe có tâm trạng như thế nào khi theo dõi câu chuyện?
- Không chỉ làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, những chi tiết tưởng tượng kì ảo còn có ý nghĩa sâu sắc.
GV: Giúp HS tìm hiểu ý nghĩa những chi tiết tưởng tượng kì ảo bằng những câu hỏi sau:
? Những chi tiết kì lạ giải thích như thế nào về nguồn gốc của người Việt?
ý nghĩa những chi tiết kì lạ:
- Tô đậm tính chất lớn lao, kì lạ đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
- Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để tăng thêm niềm tự hào, tôn kính tổ tiên dân tộc mình.
- Làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện.
? Những chi tiết kì lạ ấy còn thể hiện thái độ như thế nào của nhân dân ta trong việc giải thích nguồn gốc của dân tộc mình?
Những câu hỏi trên TH kiến thức về khái niệm truyền thuyết.
? Với những chi tiết tưởng tượng, kì ảo ấy, truyền thuyết " Con Rồng cháu Tiên" có ý nghĩa gì?
ý nghĩa truyện:
Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt với niềm tự hào về nguồn gốc cao quý linh thiêng của mình.
Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
Hoạt động 3 : Tổng kết
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Trước khi đọc học sinh đọc phần ghi nhớ, giáo viên khái quát lại nội dung bài học bằng những câu hỏi sau:
III.Tổng kết :
? Truỵện Con Rồng cháu Tiên kể về nhân vật và sự kiện nào? Có liên quan đến lịch sử thời qúa khứ như thế nào?
 ? Hình thức diễn đạt của truyện là gì? ( Hoặc yếu tố quan trọng trong truyền thuyết là gì?) Truyện Con Rồng cháu Tiên thể hiện cách đánh giá và thái độ của ND về các nhân vật và sự kiện lịch sử như thế nào?
? Đọc phần ghi nhớ về đề tài, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện.
* Định nghĩa truyền thuyết : là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
* Truyện Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (Như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng...) nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
Hoạt động 4: Luyện tập:
Tùy vào thời gian còn lại của tiết học.
? Em biết những truyện nào các DT khác của VN cũng giải thích nguồn gốc DT tương tự như truyện CRCT ? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
? Hãy kể lại diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên ?
HS kể lại truyện Cong Rồng cháu Tiên với các yêu cầu sau: (- Đúng cốt truyện, chi tiết chính. - Diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình. - Kể diễn cảm)
Trả lời: Một số các DT khác ở VN cũng có truyện giải thích nguồn gốc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên như người Mường có truyện: Quả trứng to nở ra con người, người Khơ Mú có truyện Quả bầu mẹ ....Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các DT trên đất nước ta.
Hoạt động 6: Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Nắm chắc nội dung ghi nhớ .
- Tìm hiểu trước văn bản : Bánh chưng bánh giầy
Ngày soạn: Ngày 15 tháng 8 năm 2010 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2010 
Tuần 1- Bài 1: 
Tiết 2: Bánh chưng bánh giầy 
 (Truyện truyền thuyết)
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: 
	+ Hiểu được ý nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
	+ Hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết bánh trưng bánh giầy.
	+ Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
	+ Kể được truyện.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kể tóm tắt truyện? Cho biết ý nghĩa của truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
2. Bài mới:
A- Giới thiệu bài : 
Hằng năm mỗi khi xuân về Tết đến, nhân dân ta con cháu Vua Hùng - từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh làm chúng ta thêm yêu quý tự hào về nền văn hoá cổ truyền, độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết bánh chưng bánh giầy. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng bánh giầy vào ngày Tết, đề cao sự thờ kính Trời Đất và Tổ tiên của nhân dân đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của ông cha ta trong vi ... g bánh giày: Đề cao nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời đất Tổ tiên của ND ta. Cha ông ta đã xây dựng những phong tục tập quán đẹp của mình từ những điều giản dị nhưng cũng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Quang cảnh ngày Tết, ND ta gói hai loại bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc DT và làm sống lại câu chuyện bánh chưng bánh giầy trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.
 * Những chi tiết:
 - Lang Liêu nằm mộng thấy Thần đế khuyên bảo. Đây là chi tiết thần kì làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện. Trong các con vua chỉ có Lang Liêu mới được Thần giúp đỡ. Chi tiết này còn nêu bật giá trị hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông và gạo là lương thực chính, đồng thời chi tiết này còn thể hiện một cách sâu sắc cái đáng quý, đáng trân trọng sản phẩm do con người tạo ra.
 - Lời nói của Vua với mọi người về hai loại bánh. Đây là cách đọc, cách thưởng thức về văn hoá. Những cái bình thường giản dị lại chứa trong nó nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhận xét của vua về bánh chưng bánh giầy cũng chính là ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh này nói riêng về phong tục làm bánh chưng bánh giầy vào ngày Tết nói chung.
Hoạt động 6: Hướng dẫn học bài ở nhà:
Kể sáng tạo truyện. Học ghi nhớ.
Sưu tầm các lọai đơn, bài văn, truyện thơ, xã luận ... phục vụ cho tiết học sau.
- Xem trước ngữ liệu bài “Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt".
Ngày soạn: Ngày 16 tháng 8 năm 2010 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2010 
Bài 1 : Tiết 3
Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
I- Mục tiêu cần đạt:
*Học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ Tiếng Việt cụ thể là:
- Khái niệm về từ
- Đơn vị cấu tạo của từ
- Các kiểu cấu tạo từ ( Từ đơn, từ phức: từ ghép, từ láy)
II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của học sinh.
Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Lập danh sách các từ và tiếng trong câu:
GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu nêu trong câu hỏi1 mục " Từ là gì ?", SGK đã có những gạch chéo để tách các từ. GV giúp HS phân loại bằng cách:
? Hãy cho biết trong câu văn trên có bao nhiêu từ?
Từ nào trong số đó do một tiếng tạo thành?
Hoạt động 2: Phân tích đặc điểm của từ:
? Qua việc chỉ ra số từ và số tiếng trong câu văn trên, em hãy cho biết từ và tiếng có gì khác nhau? Từ được dùng để làm gì? Tiếng dùng để làm gì?
Khi nào thì tiếng trở thành từ?
( Từ dùng để đặt câu, tiếng dùng để tạo từ, khi một tiếng có thể tạo câu thì tiếng ấy trở thành từ) Vậy theo em từ là gì?
Hoạt động 3: Phân loại từ
? Dựa vào những kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy điền các từ trong câu sau vào bảng phân loại?
(Câu hỏi này giáo viên có thể sử dụng bảng phụ, cho học sinh điền vào theo yêu cầu)
Hoạt động 4: Phân tích đặc điểm của từ và xác định đơn vị cấu tạo từ:
? Qua bảng phân loại em hãy cho biết từ đơn và từ phức khác nhau như thế nào? Từ láy và từ ghép có điểm nào giống và khác?
Hoạt động 5: Hệ thống hoá kiến thức:
? Tóm lại tiếng là gì? Từ là gì?
? Thế nào là từ đơn, từ phức?
? Có mấy cách tạo ra từ phức? Đó là những cách nào?
- Một học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK
Từ là gì:
Phân tích mẫu:
Thần/ dạy / dân cách/ trồng trọt , chăn nuôi/ và / cách/ ăn ở.
- Tiếng dùng để tạo từ
- Từ dùng để tạo câu
- Khi một tiếng có thể dùng tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.
Ghi nhớ 1:
 Từ là đơn vị ngôn ngữ dùng để đặt câu
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ:
Từ đơn
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày
Từ láy
Trồng trọt
Từ đơn và từ phức:
Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn
Từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức
Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
Hoạt động 6: Luyện tập:
Bài 1:
a- Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.
b- Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác.
c- Từ ghép chỉ quan hệ thân thuôc: Cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em...
Bài 2: Nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong những từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:
- Theo giới tính: Ông bà, anh chị, vợ chồng, cậu mợ.
- Theo bậc trên dưới: Bác cháu, chị em, dì cháu...
Bài 3: Các tiếng đứng sau tiếng bánh nêu những đặc điểm sau:
- Cách chế biến: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng.
- Tính chất của bánh: bánh dẻo, bánh phồng.
- Nguyên liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh sắn, bánh đậu xanh.
- Hình dáng của bánh: bánh gối, bánh quấn thừng, bánh tai voi...
Bài 4: Những từ láy in đậm trong bài: - Miêu tả tiếng khóc của người.
 Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả đó: nức nở, sụt sùi, rưng rức...
Bài 5: Các từ láy:
- Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch...
- Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu...
- Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh...
Hoạt động 7: Hướng dẫn học bài ở nhà:
Học bài. Làm BT 4,5. Viết đọan văn sử dụng từ ghép, từ láy.
Chuẩn bị bài : Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. Ngày soạn: Ngày 16 tháng 8 năm 2010 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2010 
Bài 1: Tiết 4
Giao tiếp, văn bản
và phương thức biểu đạt
I- Mục tiêu cần đạt:
Huy động kiến thức của học sinh về các loại văn bản mà học sinh đã biết.
Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.
II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: Vở của học sinh.
Bài mới:
A. Phương tiện dạy học:
Cần chuẩn bị các loại văn bản khác nhau dùng làm giáo cụ trực quan. Có thể tìm một văn bản thồng báo, từ đơn, giấy mời, hoá đơn, hoặc một bài văn ngắn.
B. Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống, giao tiếp, chúng ta htường xuyên tiếp xúc với văn bản ví dụ như một tờ thiếp mời, một thông báo, hoá đơn bài báo..... Vậy văn bản là gì, mục đích giao tiếp như thế nào. Để hiểu được điều đó, chúng ta tiến hành hiểu bài học hôm nay.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
? Trong cuộc sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho người khác biết thì em làm ntn?
? Em hãy cho một ví dụ cụ thể? Trong trường hợp này em sẽ viết ntn?
( Một câu hay nhiều câu)
? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn em làm ntn?
GV: Việc em truyền đạt những tư tưởng tình cảm và bạn em làm người tiếp nhận những tư tưởng tình cảm ấy gọi là giao tiếp.
? Theo em thế nào là giao tiếp?
HS rút ra kết luận thứ nhất.
GV: chọn một đoạn văn của HS để phân tích:
? Nội dung chính của đoạn văn ấy liên kết với nhau ntn ( về nội dung) ?
? Vậy em hãy đọc câu ca dao sau và cho biết:
? Câu ca dao này sáng tác ra để làm gì?
? Nó muốn nói về vấn đề gì ? ( Chủ đề gì)
? Câu 6 và câu 8 liên kết với nhau ntn về ý ? Về luật thơ?
? Như vậy câu ca dao trên là một văn bản, em có những nhận xét gì về đặc điểm của văn bản?
(+ Là một chuỗi lời nói hay viết
 + Có chủ đề thống nhất
 + Có liên kết, mạch lạc)
Hoạt động 2: Mở rộng
? Dựa vào những đặc điểm trên, em hãy cho biết lời phát biểu của thầy hiệu trưởng trong ngày khai giảng có phải là văn bản không? Taị sao?
Ngoài những ví dụ trên, em hãy cho thêm vài ví dụ về văn bản nữa?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
 Như vậy chỉ trong thời gian ngắn, các em đã lấy rất nhiều ví dụ về văn bản hay nói một cách khác là có rất nhiều loại văn bản. Vậy mỗi văn bản được sử dụng phương thức biểu đạt như thế nào cho phù hợp, chúng ta sang phần 2 để tìm hiểu về những phương thức biểu đạt của văn bản.
GV- Trong SGK có giới thiệu các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của chúng.
? Một em hãy đọc ND được ghi trong bảng?
? Trong bảng ấy vẫn trống một mục đó là ví dụ các văn bản cụ thể. Em hãy đọc phần bài tập và điền những tình huống trong bài tập vào cột ví dụ sao cho phù hợp với kiểu văn bản, phương thức biểu đạt, mục đích giao tiếp?
Ngoài ra, GV cần cho HS làm thêm bài tập:
? Những văn bản sau thuộc kiểu văn bản nào, có phương thức biểu đạt như thế nào?
Câu tục ngữ, đơn xin nghỉ học, bài thơ, truyện cổ tích, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, bức thư...
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS rút ra ghi nhớ
 Qua bảng và các ví dụ , em hãy cho biết có bao nhiêu kiể văn bản cùng với những phương thức biểu đạt tương ứng?
? Vậy qua phần tìm hiểu, em hãy nhắc lại thế nào là giao tiếp? Thế nào là văn bản ? Có mấy kiểu văn bản cùng với những phương thức biểu đạt tương ứng?
* GV cho HS đọc và ghi phần ghi nhớ.
1- Văn bản, mục đích giao tiếp:
- Nói hoặc viết cho người ta biết
- Có thể bằng một câu hay nhiều câu
VD: Tôi muốn đi tham quan
Hoặc: Hè này tôi rất muốn đi tham quan. Những chuyến đi như thế rất cần thiết đối với tôi. Nó giúp tôi thoải mái, sáng khoái đầu óc để chuẩn bị bước vào năm học mới. Hơn nữa...sau mỗi chuyến đi tham quan tôi mở mang được rất nhiều về thế giới xung quanh.
Ghi nhớ 1:
* Giao tiếp là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng ngôn từ
Mục đích giao tiếp:
+ Trình bày diễn biến sự việc
+ Tái hiện trạng thái sự vật, con người.
+ Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
+ Nêu ý kiến đánh giá.
+ Giới thiệu đặc điểm, tính chất.
+ Trình bày ý muốn quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn trách nhiệm giữa người với người.
Văn bản:
+ Là một chuỗi lời nói hay viết
+ Có chủ đề thống nhất.
+ Có liên kết, mạch lạc.
2- Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
STT
Kiểu VB-PT biểu đạt
Mục đích giao tiếp
1
Tự sự
+ Trình bày diễn biến sự việc
2
Miêu tả
+ Tái hiện trạng thái sự vật, con người
3
Biểu cảm
+ Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
4
Nghị luận
+ Nêu ý kiến đánh giá
5
Thuyết minh
+ Giới thiệu đặc điểm, tính chất
6
Hành chính công vụ
+ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn trách nhiệm giữa người với người.
* Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
* Có sáu kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng:
+ Tự sự
+ Miêu tả
+ Biểu cảm
+ Nghị luận
+ Thuyết minh
+ Hành chính, công vụ.
Hoạt động 5: Luyện tập
Bài 1: Các đoạn văn sau thuộc loại văn bản nào:
A- Tự sự.
B- Miêu tả.
C- Biểu cảm.
D- Nghị luận.
Đ- Thuyết minh.
Bài 2:
	Truyền thuyết " Con Rồng cháu Tiên" thuộc loại văn bản tự sự vì mục đích giao tiếp của văn bản là trình bày diễn biến sự việc hình thành nhà nước Văn Lang.
Hoạt động 6: Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Nắm chắc nội dung ghi nhớ .
- Tìm hiểu trước văn bản : “Thánh Gióng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 1.doc