Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 98: Đêm nay Bác không ngủ

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 98: Đêm nay Bác không ngủ

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự

 chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, thấy được tình yêu quý, kính trọng của người

 chiến sĩ đối với Bác Hồ.

 - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện biểu hiện xúc

 tâm trạng, những chi tiết giản dị tự nhiên mà giàu sức truyền cảm.

 - Thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng.

- Học sinh: Học bài, sọan bài tiếp theo.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4) - Đọc thuộc 11 khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.

3. Bài mới: GV giảng củng cố tiết 1 tiết 2

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 98: Đêm nay Bác không ngủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/2/ 2009 Tuần 25
Ngày dạy : 25/2/ 2009 Tiết 98 
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
 (Minh Huệ)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự 
 chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, thấy được tình yêu quý, kính trọng của người 
 chiến sĩ đối với Bác Hồ. 
 - Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện biểu hiện xúc 
 tâm trạng, những chi tiết giản dị tự nhiên mà giàu sức truyền cảm. 
 - Thể thơ 5 chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện. 
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng. 
- Học sinh: Học bài, sọan bài tiếp theo. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’) - Đọc thuộc 11 khổ thơ đầu bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. 
3. Bài mới: GV giảng củng cố tiết 1 à tiết 2
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
24’
5’
5’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG BÁC HỒ. 
H. Qua cảm nghỉ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ 
 và tấm lòng của Bác được khắc họa như thế nào? 
HS. Thảo luận, trả lời. 
GV gợi ý về:
 + Hình dáng, tư thế? 
 + Cử chỉ, hành động? 
 + Lời nói? 
HS. Tìm dẫn chứng trong bài thơ để minh họa. 
 Bài thơ đã thể hiện một cách cảm động, tự nhiên và 
 sâu sắc tấm lòng yêu thương mênh mông sâu nặng, 
 sự chăm lo ân cần chu đáo của Bác Hồ với chiến sĩ, 
 đồng bào. 
 - Bác ơi, tim Bác mênh mông kiếp người. 
 Ôâm cả non sông mọi kiếp người. 
 -Nâng niu tất cả chỉ quên mình. 
H. Theo em, hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong bài thơ 
 này như thế nào? 
HS. Trả lời. GV nhận xét, kết luận. 
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS TÌM HIỂU KHỔ THƠ CUỐI.
HS. Đọc khổ thơ cuối. 
H. Theo em ý nghĩa của khổ thơ cuối là gì? 
HS. Trả lời.
 GV nhận xét, bình giảng: Khổ thơ cuối là lời giải 
 thích vì nhân dân không ngủ được của Bác. Là chân 
 lí sâu xa nhưng giản dị mà anh đội viên đã giác ngộ
 sau đêm không ngủ cùng Bác. 
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS TỔNG KẾT. 
H. Bài thơ làm theo thể thơ gì? 
 Ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt? 
GV gợi ý: 
 + Thể thơ 5 chữ. 
 + Sử dụng nhiều từ láy. 
H. Tác dụng của việc dùng từ trong bài thơ này là gì? 
H. Bài thơ giúp em hiểu gì về tình cảm của Bác đối 
 với nhân dân ta, tình cảm của nhân dân đối với Bác. 
HS. Trả lời.
 GV. Nhận xét kết luận. 
HS. Đọc ghi nhớ SGK/67.
GV nhấn mạnh một số ý cơ bản. 
2. Hình tượng Bác Hồ. 
a. Hình dáng, tư thế: 
 + Ngồi lặng yên bên bếp lửa. 
 + Vẻ mặt Bác trầm ngâm. 
 + Ngồi đinh ninh. 
 + Chòm râu im phăng phắc. 
à Từ láy gợi hình à Biểu hiện 
 chiều sâu tâm trạng. 
b. Cử chỉ và hành động: 
 + Nhón chân nhẹ nhàng. 
 + Dém chăn cho từng người. 
à Lòng yêu thương, tôn trọng 
 các chiến sĩ giống như người
 cha nâng niu đứa con nhỏ. 
c.Lời nói: 
Lần 1: 
 + Chú cứ việc ngủ ngon. 
 + Bác thức thì mặc Bác. 
Lần 2: 
 + Bác thương đoàn dân công..
à Sự lo lắng của Bác đối với 
 bộ đội nhân dân. 
= > Hình ảnh Bác hiện lên thật
 giản dị, gần gũi, chân thực 
 mà hết sức lớn lao. 
3. Ý nghĩa khổ thơ cuối. 
 Lý giải việc Bác không ngủ:
 Vì lo cho dân, cho nước .
è Lẽ thường tình của cuộc đời
 Bác – Vị lãnh tụ vĩ đại. 
III. TỔNG KẾT. 
- Thể thơ năm chữ : 5 tiếng /1 
 câu. 4 câu /1khổ. 
- Ngôn ngữ: Dùng nhiều từ láy:
 trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, 
 phăng phắc, lồng lộng, mơ
 màng
è Tăng giá trị miêu tả, biểu 
 cảm. 
* GHI NHỚ: SGK/67.
4. CỦNG CỐ: (4’)
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuâït của bài thơ? 
- Bảng phụ. 
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
Lo cho dân
Lo cho nước
Thương dân công
Thương bộ đội
- Lẽ thường tình của cuộc đời Bác. 
- Vị lãnh tụ vĩ đại. 
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Học thuộc lòng bài thơ + Ghi nhớ. 
 - Viết bài văn đóng vai người chiến sĩ kể về kỉ niệm gặp Bác Hồ. 
 - Chuẩn bị bài “ẨN DỤ”. 
 + Đọc bài, trả lời các câu hỏi SGK. 
 + Tìm một số câu văn, thơ, ca dao có sử dụng biện pháp ẩn dụ. 
 + Đọc tham khảo ghi nhớ + Luyện tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 94.DOC.doc