LUYỆN NÓI VỀ
QUAN SÁT,TƯỞNG TƯỢNG,SO SÁNH VÀ
NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể ( nhóm,lớp): Qua đố nắm vững hơn Kĩ năng quan sát,liên
tưởng,tưởng tượng,so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Tích hợp với phần văn,văn bản “Bức tranh của em gái tôi” trong văn miêu tả,kể chuyện.
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét cách nói của bạn.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1)
2. KTBC: (4) - Kiểm tra vở soạn của HS .
3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới .
GV nêu vắn tắt yêu cầu giờ tập nói,phương pháp chia các nhóm,chỉ định nhóm trưởng,thư kí từng nhóm,tiến trình giờ học,động viên khích lệ HS hào hứng chuẩn bị nói.
Ngày soạn 4/2/2009 Tuần 22 Ngày dạy 6/2/2009 Tiết 87 LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT,TƯỞNG TƯỢNG,SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ I.MỤC TIÊU: Giúp HS: - Rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể ( nhóm,lớp): Qua đố nắm vững hơn Kĩ năng quan sát,liên tưởng,tưởng tượng,so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tích hợp với phần văn,văn bản “Bức tranh của em gái tôi” trong văn miêu tả,kể chuyện. - Rèn luyện kĩ năng nhận xét cách nói của bạn. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ - Học sinh: Đọc bài, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: (1’) 2. KTBC: (4’) - Kiểm tra vở soạn của HS . 3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới . GV nêu vắn tắt yêu cầu giờ tập nói,phương pháp chia các nhóm,chỉ định nhóm trưởng,thư kí từng nhóm,tiến trình giờ học,động viên khích lệ HS hào hứng chuẩn bị nói. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 13’ 12’ 13’ HOẠT ĐỘNG 1:HD HS THỰC HIỆN BÀI TẬP 1 GV.Từ truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã học, làm dàn ý để nói ý kiến của mình trước nhóm theo yêu cầu của 2 câu hỏi sau : H. Theo em Kiều Phương là người như thế nào? Từ các chi tiết của nhân vật này trong truyện hãy miêu tả lại hình ảnh Kiều Phương theo trí tưởng tượng của em? H. Anh trai của Kiều Phương là người như thế nào? H. Hình ảnh người anh trong bức tranh có khác với trong đời sống thực hay không? HS. Trên cơ sở đã chuẩn bị trước ở nhà.Trao đổi ,thảo luận.Cử đại diện trình bày. Tập thể lớp theo dõi nhận xét,bổ sung. GV. Nhận xét,kết luận. HOẠT ĐÔNG 2 : HD HS THỰC HIỆN BÀI TẬP 2 GV.Nêu yêu cầu bài tập 2. Chú ý : Bằng quan sát,so sánh,liên tưởng tưởng tượng,nhận xét,làm nổi bật những đặc điểm chính,trung thực,không tô ẽ,làm dàn ý,không viết thành văn,nói chứ không đọc . - Mỗi nhóm chọn một đại diện nói trước lớp. - HS và GV theo dõi nhận xét,đánh giá. HOẠT ĐỘNG3:HDHS THỰC HIỆN BÀI TẬP 3 GV . Hướng dẫn cho HS lập dàn ýmiêu tả một đêmtrăng. HS .Dựa vào dàn ý, trình bày bằng lời nói tình cảm trước các bạn trong nhóm trong lớp. - GV cùng HS theo dõi,nhận xét,kết luận. Bài tập 1: Định hướng dàn bài. a. Nhân vật Kiều Phương: - Hình dáng : Gầy,thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh - Tính cách : Hồn nhiên,trong sáng, nhân hậu, độ lượng; có tài năng hội họa. b. Nhân vật người anh. - Hình dáng: Không tả rõ nhưng có Thể hình dung từ cô em gái: Gầy,cao,sáng sủa,đẹp trai. - Tính cách : Ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm,ân hận, ăn năn, hối lỗi chân thành. * Hình ảnh trong tranh và hình ảnh người anh thực xem kĩ thì không có gì khác nhau . Người anh trong bức tranh là bản chất ,tính cách người anh qua cái nhìn nhân hậu, trong sáng của cô em gái. Bài tập 2. Nói về anh,chị em của mình. Gợi ý : - Ngoại hình . - Tính cách. - Cử chỉ,hành đông Bài tập 3. Lập dàn ý cho bài văn tả một đêm trăng nơi em đang ở. Gợi ý: - Đó là một đêm trăng như thế nào? ( Đẹp ,đáng nhớ không thể quên). - Đêm trăng có gì đặc sắc? - Bầu trời đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đồng hoang - Những so sánh,liên tưởng,tưởng tượng. 4. CỦNG CỐ: ( 3’) - GV nhận xét,đánh giá tiết luyện nói.Nhấn mạnh kĩ năng quan sát,tưởng tượng,so sánh,nhận xét trong văn miêu tả. - Tuyên dương HS,nhóm làm bài tốt.Nhóm chuẩn bị rút kinh nghiệm cho tiết luyện nói sau. 5. DẶN DÒ:(2’) - Hoàn thành bài tập 1-2-3 vào vở bài tập. - Chuẩn bị bài tập 4-5-6 tiếp theo. Chuẩn bị dàn ý theo đề đã cho. Tập nói trước gương cho thêm dạng dĩ,tự tin.
Tài liệu đính kèm: