Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 66, 67: Ôn tập văn học truyện dân gian và văn học trung đại

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 66, 67: Ôn tập văn học truyện dân gian và văn học trung đại

ÔN TẬP VĂN HỌC

TRUYỆN DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Một lần nữa hệ thống hóa, củng cố kiến thức văn học qua các văn bản đã học ở lớp 6

kỳ I: Truyện dân gian và văn học trung đại.

- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa, so sánh, trình bày, nhận xét, kết luận.

- GDHS ý thức yêu văn học và tinh thần tự học.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng, bảng phụ

- Học sinh: đọc, soạn bài theo hướng dẫn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: - Kết hợp tiết ôn tập.

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 66, 67: Ôn tập văn học truyện dân gian và văn học trung đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / /2008 Tuần 17
Ngày dạy : / /2008 Tiết 66 - 67
ÔN TẬP VĂN HỌC
TRUYỆN DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Một lần nữa hệ thống hóa, củng cố kiến thức văn học qua các văn bản đã học ở lớp 6 
kỳ I: Truyện dân gian và văn học trung đại.
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa, so sánh, trình bày, nhận xét, kết luận.
- GDHS ý thức yêu văn học và tinh thần tự học.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: đọc, soạn bài theo hướng dẫn.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: 	- Kết hợp tiết ôn tập. 
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
14’
14’
 HOẠT ĐỘNG 1: GVHDHS CỦNG CỐ KIẾN THỨC VĂN HỌC DÂN GIAN:
H. Cho HS nêu lại khái niệm truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười?
H .Từ những định nghĩa, em hãy nêu từng truyện theo từng định nghĩa (thể loại)?
VD: Truyện cười – Treo biển
 - Lợn cưới áo mới 
H. Em hãy nêu và minh họa một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại?
H. Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và truyện cổ tích?
Truyện ngụ ngôn và truyện cười?
HS nêu GV nhận xét bổ sung
GVHDHS tóm tắt một trong các truyện đã học.
HS tóm tắt. GV nhận xét
HOẠT ĐỘNG 2. GVHDHS CỦNG CỐ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
H .Em hãy nêu định nghĩa truyện trung đại là gì?
HS. Dựa vào chú thích (*) SGK/143
H. Các truyện trung đại em đã được học: (3)
H. Đặc điểm chung các truyện trung đại?
HS. Nội dung phong phú, mang tính chất giáo huấn , cốt truyện đơn giản, nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể.
H. .Em hãy tóm tắt một trong các truyện đã học
GVHDHS tóm tắt, nêu được chủ đề, nội dung truyện.
HS tóm tắt, GV nhận xét.
I. TRUYỆN DÂN GIAN
1. Thể loại + định nghĩa
Truyện truyền thuyết
- Truyện cổ tích
- Truyện ngụ ngôn
- Truyện cười
2. Đặc điểm tiêu biểu
3. So sánh
4. Tóm tắt
II. TRUYỆN TRUNG ĐẠI
1. Định nghĩa
- Truyện trung đại
2. Các truyện
- Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
3. Đặc điểm. (Sgk/143)
4. Tóm tắt
HOẠT ĐỘNG 3. (10’) GVHDHS LÀM BÀI TẬP LUYỆN TẬP.
Câu 1: Các truyện( Cây bút thần, Sọ Dừa, Oââng lão đánh cá và con cá vàng, Thạch Sanh) thuộc loại truyện nào?
A. Truyền thuuyết	B. Cổ tích 	C. Truyện ngụ ngôn	D. Truyện cười
Câu 2: Trong các nhóm truyện sau đây nhóm nào có cách kết thúc có hậu?
A. Thạch Sanh - Sọ Dừa
B. Con rồng cháu Tiên – Sơn Tinh Thủy Tinh – Sự Tích Hồ Gươm
C. Ông lão đánh cá và con cá vàng – Treo biển – Thánh Gióng
D. Đeo nhạc cho mèo, Lợn cưới áo mới.
Câu 3: Nhận xét nào đúng nhất về mục đích truyện con hổ có nghĩa?
A. Đề cao tình cảm thủy chung giữa con người với nhau.
B. Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người.
C. Đề cao ân nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng ân nghĩa.
D. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật.
Câu 4: Cách hiểu nào đúng nhất về hai chữ mẹ hiền trong truyện mẹ hiền dạy con?
A. Người mẹ sắc sảo và ghê gớm đối với con.
B. Người mẹ tần tảo và vô cùng nghiêm khắc với con.
C. Người mẹ thương yêu và chiều chuộng con hết mực.
D. Người mẹ yêu thương con đúng mực và biết dạy con nên người.
Câu 5: Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự công tâm đối với người bệnh của Thái y lệnh họ Phạm trong tư cách một người thầy thuốc?
A. Không ngại chữa những bệnh dầm dề máu mủ.
B. Thường đem hết của cải trong nhà mua thuốc tốt, thóc gạo để chữa chạy, cấp dưỡng 
 cho người bệnh.
C. Năm đói dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát ở , chữa chạy cho họ.
D. Ưu tiên chữa chạy cho người bị bệnh nặng trước, bất kể họ có địa vị cao hay thấp trong xã hội.
4. CỦNG CỐ: (4’)
- Các thể loại truyện dân gian, đặc điểm tiêu biểu của từng truyện?
- Truyện trung đại? Đặc điểm truyện trung đại?
5. DẶN DÒ: (2’)
- Học bài, học ghi nhớ, tóm tắt truyện.
- Nắm được nội dung chính của từng truyện. Sưu tầm thêm một số truyện khác.
- Chuẩn bị bài: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 66-67.doc