I. MỤC TIÊU Giúp học sinh:
- Nắm được đặc điểm của TT và một số loại TT cơ bản.
- Nắm được cấu tạo CTT
- Củng cố và phát triển kiến thức đã học ở bậc tiểu học về TT.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ
- Học sinh: Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1) KT Sĩ số
2. KTBC: (4) - CĐT là gì? Xác định CĐT trong các câu sau:
+ Tôi đã giải xong bài tập.
+ Ngày mai, tôi sẽ đi du lịch.
- Vẽ mô hình cấu tạo của CĐT tìm được.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Học sinh nhắc lại khái niệm tính từ đã học ở bậc tiểu học.
Ngày soạn :2/12/2010 Tuần 16 Ngày dạy :3/12/2010 Tiết 63 I. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Nắm được đặc điểm của TT và một số loại TT cơ bản. - Nắm được cấu tạo CTT - Củng cố và phát triển kiến thức đã học ở bậc tiểu học về TT. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ - Học sinh: Soạn bài III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: (1’) KT Sĩ số 2. KTBC: (4’) - CĐT là gì? Xác định CĐT trong các câu sau: + Tôi đã giải xong bài tập. + Ngày mai, tôi sẽ đi du lịch. - Vẽ mô hình cấu tạo của CĐT tìm được. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. Học sinh nhắc lại khái niệm tính từ đã học ở bậc tiểu học. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 8’ 8’ 8’ HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CỦA TT. GV. Treo bảng phụ ghi VD bài tập SGK/153 – 154 HS. Tìm tính từ. GV. Gợi ý HS tìm thêm một số TT mà em biết? + TT chỉ màu sắc + TT chỉ mùi vị + TT chỉ hình dáng HS. So sánh TT với ĐT. GV. HDHS kẻ bảng về khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, nhớ, đừng HS. Thảo luận, thực hiện. GV. HDHS tìm hiểu chức năng ngữ pháp của TT trong các câu ở cột bên phải. HS. Lên bảng làm bài và nhận xét. H. Từ bài tập trên, em hiểu TT là gì? Khả năng kết hợp của TT? Chức năng ngữ pháp của TT trong câu? HS . Thực hiện ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 2. CÁC LOẠI TÍNH TỪ HS. Lên bảng làm bài tập H. Trong những TT đã tìm được ở mục I, những từ nào có khả năng kết hợp với các từ mức độ (rất, hơi, lắm)? (câu a: TT “oai, bé”) H. Những từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ? HS. Những từ ở câu b GV. Những TT kết hợp được thì gọi là TT chỉ đặc điểm tương đối, những từ không kết hợp được gọi là TT chỉ đặc điểm tuyệt đối. H. Vậy có mấy loại TT ? HS. Thực hiện ghi nhớ HOẠT ĐỘNG 3. TÌM HIỂU CỤM TÍNH TỪ. HS. ĐoÏc VD SGK/155 Lên bảng làm HS. Đọc và lên bảng vẽ mô hình cụm GV. HDHS tìm hiểu cấu tạo của cụm TT I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ: 1. Ví dụ: SGK/153 – 154 (Bảng phụ) a. bé, oai b. nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi. 2. Ví dụ: - Màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, đen, xám, - Mùi vị: chua, cay,mặn, ngọt, thơm - Hình dáng: gầy gò, phốp pháp, ngay, thẳng, 3. TT có khả năng kết hợp với các từ “đã”, “đang”, “sẽ” nhưng khả năng kết hợp với “hãy”, “đừng”, “chớ” thì hạn chế. (1) Chăm chỉ là đức tính cần thiết của học sinh. (2) Từng chiếc lá mít vàng ối (3) Bé chăm. à Câu (3) mới là CDT, muốn thành câu phải thêm các chỉ định từ “này ,ấy”. * GHI NHỚ SGK/154 II. CÁC LOẠI TÍNH TỪ: a. Các tính từ “oai”, “bé” kết hợp được với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá) à TT tương đối. b. Các TT “vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi” không kết hợp với các chỉ từ chỉ mức độ à TT tuyệt đối. * GHI NHỚ SGK/154 III. CỤM TÍNH TỪ * Ví dụ: SGK/155 a. Tìm TT trong cụm từ in đậm: Tìm từ đứng trước hoặc sau bổ nghĩa cho các TT đó: + Vốn đã rất yên tĩnh + Nhỏ lại + Sáng vằng vặc ở trên không b. Vẽ mô hình: Phần trước Phần tính từ Phần sau Vốn, đã rất Vẫn, còn, đang yên tĩnh nhỏ sáng trẻ lại vằng vặc ở trên không như một thanh niên 12’ HS. Thực hiện ghi nhớ .SGK/155 HOẠT ĐỘNG 4. LUYỆN TẬP HS. Đọc yêu cầu bài tập 1/155 Tìm cụm TT HS. Làm miệng HS. Đọc yêu cầu của bài tập 2/156 H. TT trong bài tập 1 thuộc kiểu cấu tạo nào? H. Hình ảnh mà các TT gợi ra có lớn lao, khoáng đạt không? HS. Đọc yêu cầu bài tập 3/156 Trả lời HS. Đọc yêu cầu bài tập4/156 Trả lời GV. Theo dõi nhận xét, kết luận. * BÀI TẬP BỔ SUNG:(bảng phụ) a. Hoa móng rồng bụ bẫm / thơm / như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên (...) .Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn. b. Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn ,nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. - Trong các chữ in đậm trên,hãy chỉ ra đâu là TT,CTT.Thử tìm giá trị gợi cảm và biểu cảm của chúng ? GV nhấn mạnh: Khi viết CTT thường được cụ thể oá,tô đậm đặc điểm,tính chất của sự vật.Câu văn trở nên đậm đà,có màu sắc,gợi ý vị,gián tiếp biểu cảm,CTTđược tạo nên bằng so sánh làm cho câu thơ mang tính hình tượng và tính cụ thể. * GHI NHỚ SGK/155 IV. LUYỆN TẬP Bài tập 1/155: Các CTT a. Sun sun như con đỉa. b. Chần chẫn như cái đòn càn c. Bè bè như cái quạt thóc d. Sừng sững như cái cột đình. e. Tun tủn như cái chổi sể cùn. Bài tập 2/156: Các TT đều là từ láy, có tác dụng gợi hình, gợi cảm. - Các hình ảnh mà TT gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho sự việc nhận thức 1 sự việc to lớn, mới mẻ như coi voi. - Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: Nhận thức hạn hẹp chủ quan. Bài tập 3/156 ĐT và TT dùng trong những lần sau mang tính chất mạnh mẽ, dữ dội hơn trước, thể hiện sự thay đổi tháiđộ của con cá vàng trước những đòi hỏi mỗi lúc 1 quá quắt của vợ ông lão. Bài tập 4/156 - Sứt mẻ – mới – sứt mẻ. - Nát – đẹp –to lớn – nguy nga – nát. - TT dùng lần đầu: Phản ánh cuộc sống nghèo khó. - TT dùng tiếp theo :Phản ánh ngày càng tốt đẹp do sự đền ơn của cá vàng. - TT cuối cùng:Được lặp lại lần đầu - > cuộc sống trở lại như cũ - > sự trừng phạt của cá vàng với tội tham lam,bội bạc của mụ vợ. 4. CỦNG CỐ: (3’) - Tính từ là gì? - Nêu đặc điểm của TT? Phân loại TT? - Thế nào là CTT? Mô hình CTT? 5. DẶN DÒ: (2’) - Học thuộc 3 phần ghi nhớ. SGK/154/155 - Tìm VD CTT và về mô hình CTT - Hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/156 - Xem lại văn biểu cảm. - Tiết sau nhận xét, đánh giá cho TRẢ BÀI VIẾT TLV SỐ 3
Tài liệu đính kèm: