Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 61 đến tiết 72

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 61 đến tiết 72

Tiết 61

CỤM ĐỘNG TỪ

A/ MỤC TIÊU :

I. Chuẩn

1. Kiến thức:

- Nghĩa của cụm động từ.

- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.

- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.

- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ.

2. Kĩ năng:

 Sử dụng cụm động từ.

 3. Thái độ:

 Tích cực, tự giác, nghiêm túc

 

doc 25 trang Người đăng thu10 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 61 đến tiết 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 61
CỤM ĐỘNG TỪ
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
- Nghĩa của cụm động từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ.
2. Kĩ năng:
	Sử dụng cụm động từ.
	3. Thái độ:
	Tích cực, tự giác, nghiêm túc
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP :
 Nêu vấn đề, thảo luận.
C/ CHUẨN BỊ :
1. GV: Giáo án, bảng phụ
2. HS: Nghiên cứu bài:
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là động từ? Cho ví dụ minh hoạ?
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
 HS đọc ví dụ Sgk
? Tìm ĐT trong câu?
- đi, ra, hỏi.
? Các từ in đậm ( phụ ngữ) trong câu văn bổ sung ý nghĩa cho động từ nào?
? Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?
? Tìm một cụm động từ, đặt câu với cụm động từ ấy rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?
Hoạt động 2
? Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ?
Củng giống cụm danh từ có cấu tạo PT PTT PS.
? Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm động từ. Cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho động từ trung tâm những ý nghĩa gì?
Hoạt động 3
BT1 HS làm độc lập -> gọi lên bảng làm, lớp nhận xét , GV sửa
BT 2 HS thảo luận nhóm 4p
BT4 HS tự làm, GV hướng dẫn.
I. Đặc điểm của động từ
1 Ví dụ ( Sgk)
2 Nhận xét
* VD1 
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ
* VD2
- Bỏ các từ ngữ in đậm thì các từ bổ nghĩa trên bơ vơ, thừa -> câu vô nghĩa
* VD3
- “Nga đang đọc sách” 
-> ĐT làm vị ngữ trong câu
-> Cụm động từ hoạt động trong câu như một động từ
II. Cấu tạo của cụm động từ
Phần trước
Phần TT
Phần sau
đã
cũng
đi
ra
nhiều nơi
những câu 
- Phần trung tâm:
+ bổ sung cho động từ các ý nghĩa quan hệ thời gian: đã, đang, sẽ
+ sự tiếp diễn tương tự: củng, vẫn
+ sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động
- Phụ sau:
+ bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện
* Ghi nhớ ( Sgk)
III. Luyện tập
BT1 Các cụm động từ:
a, đang còn đùa nghịch ở sau nhà
b, yêu thương Mỵ Nương hết mực
c, đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán
 để có thì giờ
 đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ
BT2 Hướng dẫn HS
3. Củng cố : 
	Đọc phần ghi nhớ.
4. Hướng dẫn học bài : 
- Học nắm chắc ghi nhớ
- Làm các bài tập 3,4
- Chuẩn bị bài “ Mẹ hiền dạy con”
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
**********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 62
MẸ HIỀN DẠY CON 
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử.
- Những sự việc chính trong truyện.
- Ý nghĩa của truyện.
- Cách viết truyện gần với viết kí ( ghi chép sự việc), viết sử ( ghi chép chuyện thật) ở thời trung đại.
2. Kĩ năng:
	- Đọc -hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con
	- Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện.
	- Kể lại được truyện.
	3. Thái độ:
	Biết vâng lời cha mẹ, môi trường giáo dục dạy ta làm người.
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP :
 Gợi mở, đọc, nêu vấn đề.
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV: Giáo án, bảng phụ, tranh ảnh
2- HS: Soạn bài
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ :
? Truyện “Con hổ có nghĩa” đề cao vấn đề gì?
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV hướng dẫn đọc. Đọc mẫu một lần -> gọi HS đọc.
- Gọi 1-2 HS tóm tắt
? Văn bản thuộc thể loại nào?
- Chuyện tưởng tượng
? Truyện kể theo mạch nào? 
- Thời gian
? Truyện có mấy sự việc chính?
Hoạt động 2
? Hai lần bà mẹ quyết định dời nhà đến nơi khác là những lần nào?
? Tại sao hai lần dời nhà đó người mẹ thầy Mạnh Tử đều nói: “ Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”?
? Tại sao khi dọn nhà đến gần trường học người mẹ ấy lại vui lòng nói: “ Chỗ này là chỗ con ta ở được đấy”
? Bà mẹ hai lần quyết định dời nhà và một lần định cư đó là vì chỗ ở hay là vì Mạnh Tử?
? Việc này tương ứng với câu tục ngữ dân gian nào?
- “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
- “ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
? Lần thứ tư bà mẹ thầy Mạnh Tử đã làm điều gì không phải?
? Tại sao sau khi nói đùa, người mẹ lại đi mua thịt cho con ăn?
? Bà sửa sai lầm bằng cách nào?
? Ý nghĩa giáo dục của sự việc thứ tư là gì?
? Sự việc gì xảy ra trog lần cuối?
? Hành động và lời nói của bà mẹ đã thể hiện động cơ, thái độ, tình cảm gì khi bà dạy con? Cha mẹ là tấm gương và là người thầy đầu tiên của con cái.
? Tác dụng của hành động và lời nói đó là gì?
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc và giải thích từ khó 
 sgk
2. Tóm tắt văn bản
3. Bố cục
- Có năm sự việc chính liên quan đến hai mẹ con -> kết thành cốt truyện.
II. Tìm hiểu văn bản
1 Bà mẹ chọn môi trường sống tốt đẹp cho con thơ
- Dọn nhà ra gần chợ
- Dọn nhà đến cạnh trường học
-> Môi trường này ảnh hưởng đến Mạnh Tử, dễ bắt chước thói hư, tật xấu.
-> Cuộc sống trường học đã hưởng tốt đến tính nết Mạnh Tử.
=> Vì muốn con thành người tốt.
2. Bà mẹ dạy thầy Mạnh Tử
- Bà mẹ nói đùa: “ để con ăn đấy”
- Bà ân hận: “ Ta nói lỡ mồm rồi”
-> mua thịt lợn cho con ăn
-> không dược dạy con nói dối, phải giữ được chữ tín với mọi người, sống phải thành thật.
3. Thái độ bà mẹ khi dạy con
- Mạnh Tử bỏ học
- mẹ cầm dao cắt tấm vải đang dệt
=> Động cơ tốt đẹp, dạy con nên người. Hướng thầy Mạnh Tử vào việc học tập chuyên cần.
3. Củng cố : 
	Nêu ý nghĩa của truyện?
4. Hướng dẫn học bài : 
- Nắm chắc cốt truyện
- Học ghi nhớ
- Chuẩn bị bài: Tính từ và cụm tính từ
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
**********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 63
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
- Khái niệm tính từ.
+ Ý nghĩa khái quát của tính từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của tính từ ( khả năng kết hợp của tính từ, chức vụ ngữ pháp của tính từ).
- Các loại tính từ.
- Cụm tính từ.
+ Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm tính từ.
+ Nghĩa của cụm tính từ.
+ Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ.
+ cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
2. Kĩ năng:
	- Nhận biết tính từ trong văn bản.
- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối và tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
- Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói và viết..
	3. Thái độ:
	Nghiêm túc, tích cực.
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP :
Đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận. .
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV : Nghiên cứu bài, soạn giáo án chu đáo .
2- HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là cụm động từ ? cho ví dụ ?
? Nêu cấu tạo của cụm động từ ?
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1
GV : Cho HS đọc ví dụ SGK.
? Tìm tính từ trong 2câu a, b.
? Tìm thêm một số tính từ mà em biết ?
 ? Qua phân tích tìm hiểu ví dụ ,em hiểu tính từ là gì ?
GV : cho hs thảo luận : so sánh tính từ với động từ.
? Khả năng kết hợp của TT? hãy, đừng chớ rất hạn chế.
“Đừng xanh như lá, đừng bạc như vôi”.? Cho 1 ví dụ câu có tính từ và nhận xét chức vụ c- v trong câu.
VD: Thông minh/là vốn quý của con người
 TT - CV 
Hoạt động 2
? Trong số tính từ tìm được ở mục 1 từ nào có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ ?
? Những từ nào không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ ?
 ? Qua phân tích tìm hiểu , tính từ chia thành mấy loại ?
Hoạt động 3
? Vẽ mô hình cấu tạo của cụm TT
láy cụm TT bên để điền vào mô hình.
? Cụm TT chia làm mấy phần ?
Hoạt động 4
Hướng dẫn HS luyện tập.
? Tìm các cụm tính từ trong bài tập 1 SGK 
GV: Cho HS thảo luận : Việc dùng TT và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng gì?
I. Đặc điểm của tính từ.
1. Ví dụ : SGK – trang 135.
 a. Bé , oai.
 b. Vàng hoe , vàng lịm , vàng ối , vàng tươi.
 - Màu sắc: đỏ , trắng, đen, to, nhỏ,..
 - Mùi vị: chua, cay, ngọt ,bùi, mặn chát, đắng,
 - Hìmh dáng: lệch , nghiêng, ngay , thẳng, xiêu vẹo,
2. Ghi nhớ : Tính từ là những từ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
II. Các loại tính từ.
1. Ví dụ ( Sgk)
2. Nhận xét
a. Bé quá , rất bé , oai lắm , rất oai.
- > Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm ).
b. Vàng hoe , vàng lịm , vàng ối.
- > Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ: rất, hơi, lắm).
3. Ghi nhớ
III. Cụm tính từ .
1. Ví dụ ( Sgk)
 2. Nhận xét
Vốn đã rất yên tĩnh này.
Nhỏ lại , sáng vằng vặc ở trên không.
 Mô hình cấu tạo cụm tính từ.
Phần trước
P trung tâm
Phần sau
vốn đã rất
yên tĩnh
này
nhỏ 
sáng
lại
vằng vặc ở...
3. Ghi nhớ : Cụm tính từ chia làm ba phần:
phần trước, phần trung tâm, phần sau.
IV. Luyện tập .
 Bài tập 1 : Tìm các tính từ.
 a. Sun sun như con đỉa.
 b. Chần chẫn như cái đòn càn.
 c. Bè bè như cái quạt thóc.
 d. Sừng sững như cái cột đình.
 đ .Tun tủn như cái chổi sể cùn.
 Bài tập 2 : 
 - Các tính từ đều là từ láy có tác dụng gợi hình gợi cảm
 - Hình ảnh mà tính từ gợi ra là sự vật tầm thường, không giúp cho việc nhận thức một s ... ộng của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
Các nhóm thảo luận về các vấn đề: sưu tầm các truyện dân gian, truyện cười, bài hát đồng dao
- Gv giới thiệu thêm
Truyền thuyết ở Quảng Trị phong phú, những truyền thuyết về tên đất, tên làng, và kể lại sự nghiệp của những người có công khai sinh ra làng xã là khá phổ biến trong dân gian. “Nguồn gốc Câu Nhi”, “ Nguồn gốc Như Lệ” là hai truyền thuyết tiêu biểu giải thích làng xã Quảng Trị.
Các truyền thuyết về đền- tháp- miếu- chùa  như “Sự tích tháp Dương Lệ và tháp Trung Đan”, “ Đề Tương Hầu”, “ Miếu Tương Nghè”.. Qua các truyền thuyết đó, ta thấy được lòng tôn trọng văn hoá, biết ơn những vị có công với đất nước, quê hương
Truyện cổ tích lại mang một nội dung khác. Đó là những chuyện phản ánh tâm tư, nguyện vọng của con người, đề cập đến những tình cảm riêng tư trong sinh hoạt cá nhân, gia đình và xã hội. Hệ tư tưởng nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong các truyện cổ. Nhiều truyện nêu bật các đức tính chung thủy, hiền hậu, đảm đang, cần kiệm. Truyện” Vác mía tìm dâu”, “Tình mẹ con” có mục đích khuyến dụ thanh niên nam nữ giữ gìn và phát triển những đức tính ấy để bảo vệ tình cảm, đạo đức trong cuộc sống gia đình. Truyện” Vợ làm quan cho chồng” đề cao người vợ khôn ngoan cũng là truyện có khuynh hướng đạo lý Có thể nói các truyện cổ tích dân tộc kinh tại  vùng đất Quảng trị dù phương thức diễn đạt khác nhau, có truyện mang tính thần kỳ, có truyện mang tính khôi hài nhưng nhìn chung xu hướng trong các truyện cổ là đe cao đạo lý làm người.
So với truyện cổ dân tộc kinh thì truyện cổ miền núi Quảng Trị phong phú hơn. Một số truyện cổ tích có tính suy nguyên luận như “ Sự tích sao hôm sao mai” (taôi), “ Tình nghĩa gà vịt” (Vân kiều)phản ánh sinh hoạt xã hội, có mục đích khuyến giáo đạo lý làm người, đề cao sự chung thuỷ, phê phán những hạng xảo trá, lừa đảo trong quan hệ gia đình, xã hội. Truyện cổ tích thần kỳ miền núi khá hấp dẫn ở những yếu tố người thần, vật thần. Truyện “Con voi thần” hấp dẫn ở nội dung độc đáo, thể hiện sự chất phác cùng sự dung dị trong nếp sống, nếp nghĩ của dân tộc miền núi. 
Tư tưởng bao trùm lên các truyện cổ là điều thiện thắng điều ác, tình yêu chung thuỷ luôn được đề cao, những kẻ thống trị tàn bạo luôn bị lên án, cuối cùng bị trừng phạt. Nghệ thuật xây dựng truyện được cấu trúc trên hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện, từ đó chủ đề truyện được bộc lộ.
Trong kho tàng truyện kể Quảng Trị, truyện cười cũng chiếm số lượng lớn và vô cùng phong phú. Đặc biệt vùng đất Như Lệ khô cằn lại tập hợp một khối lượng truyện cười đáng kể. Đáng chú ý hơn cả là truyện Trạng Vĩnh Hoàng. Nghệ thuật kể truyện Trạng Vĩnh Hoàng tuy cũng dùng biện pháp khoa trương, phóng đại, nhưng dựa trên cơ sở  hiện thực như chuyện "Trâu đen trâu bạc" là để phóng đại dưa hấu ở Vĩnh Hoàng, chuyện "Mắc cọp mà cày" là để phóng đại việc người Vĩnh Hoàng ngày trước đi cày rất sớm và vùng này cũng nổi tiếng có nhiều cọp như ở Thuỷ Ba. Về phương thức phóng đại, người Vĩnh Hoàng không dùng lối trực tiếp mà diễn tả bằng lối gián tiếp. Để chỉ quả dưa khổng lồ, họ không so sánh quả dưa đó với vật thể nào mà diễn đạt một cách thông minh hơn: dưa mà đạn bắn vào mắc kẹt không ra được, cả đàn quạ chui vào ruột khoét dưa ăn, rồi mang cả dưa lẫn quạ bay lên cao. 
Truyện Trạng Vĩnh Hoàng đã nêu bật được bản sắc độc đáo của con người Việt Nam ở Vĩnh Hoàng. Tuy là truyện Trạng nhưng vẫn có một giá trị hiện thực. Đây không phải là những truyện bông lơn, nói láo một cách hời hợt dễ dãi mà xây  dựng từ những thành quả lao động và chiến đấu. Giá trị ấy cần phải được khẳng định khi xét đến mối tương quan của nó với các loại truyện khác như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn... 
Hoạt động 2
- Đọc văn bản đã sưu tầm 
- HS giới thiệu một số trò chơi, và một số hình thức sinh hoạt văn hoá nơi cộng đồng dân cư.
- GV giới thiệu một số lễ hội khác
I . Trao đổi nhóm về các nội dung đã chuẩn bị
- Ca dao, dân ca: 
1 Một trứng ung, hai trứng ung
2 Cực như tôi
3 Thương em anh củng muốn vô
Sợ chuông nhà Hồ sợ phá Tam Giang
4 Thằng tạo ăn cháo mẻ răng
5 Chiều chiều quạ méc với diều
- Truyện cười:
+ Truyện Ông Tuynh- Cam Lộ
+ Truyện trạng Vĩnh Hoàng: Đào địa đạo, 
II Tìm hiểu một số truyền thống văn hoá của dân tộc 
1. Hát ta oản
2. Trò chơi dân gian
- Rồng rắn lên mây
- Kéo co
- Ô ăn quan
3. Lễ hội
- Đua thuyền, ...
3. Củng cố : 
	Kể một số truyện dân gian mà em đã được nghe hoặc đọc huye , giamphaich 6g: 6h:
 .
4. Hướng dẫn học bài : 
- Sưu tầm văn học địa phương: các trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ
 - Chuẩn bị bài Bài học đường đời đầu tiên 
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
******************************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 71
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
Giúp HS phát huy được khả năng kể chuyện của mình.
2. Kĩ năng:
	 Rèn kĩ năng tư học, tự rèn của mình.
	3. Thái độ:
Tập tính mạnh dạn, nghiêm túc, hứng thú trong học tập.
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP :
 Thực hành
C/ CHUẨN BỊ :
1- - GV : Chuẩn bị nội dung câu chuyện.
2- HS : tập kể chuyện
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : ( không) 
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV : phân công công việc 
- Người dẫn chương trình
- Ban giám khảo
- Các đội văn nghệ
- Các nhóm thảo luận chọn ra câu chuyện hay và tự tập kể trong nhóm.
Hoạt động 2
GV : sau khi phân công xong các tổ cử đại diện lên trình bày câu chuyện của mình.
Lớp chú ý nghe và nhận xét.
- GV hướng dẫn: giới thiệu phải nhập vai các nhân vật, thể hiện giọng điệu, nét, mặt, cử chỉ
GV: Đưa ra biểu điểm chấm cho ban giám khảo
I. Chuẩn bị tổ chức
1. Phân công công việc
- Bạn Sa (6g) dẫn chương trình.
- Ban giám khảo : Mậu, Bằng , Ngươi , Nhừn. 
2. Chuẩn bị văn nghệ .
- Văn nghệ xen kẻ: Xan, Hồng , Hà .
II. Tiến hành thi kể chuyện.
- Bốn tổ chọn đại diện lần lượt lên kể
- Lớp theo dõi nhận xét.
* Biểu điểm chấm.
- Nội dung truyện : 4 điểm
- Giọng kể , tư thế , điệu bộ kể : 3 điểm
- Giới thiệu lời mở , lời kết : 3 điểm
- Ưu tiên cho kể minh hoạ ( nếu có ).
* Chú ý : ưu tiên nhóm nào có sắm vai
3. Củng cố : 
	- Ban giám khảo tổng kết , công bố điểm.
 - GV : nhận xét chung tiết học : có được nhiều câu chuyện hay và bổ ích .
 - Trao thương cho tổ nhất , nhì ( bánh kẹo ).
 - Tiếp tục sưu tầm những câu chuyện hay hơn để kể vào dịp khác.
4. Hướng dẫn học bài : 
- Tập kể chuyện
- Sưu tầm văn học địa phương: các trò chơi dân gian, ca dao, tục ngữ
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
**********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 72 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
Giúp học sinh phát hiện các lỗi sai trong bài làm, củng cố lại kiến thức về văn tự sự và nắm chác kiến thức về văn học dân gian.
2. Kĩ năng:
	Biết phát hiện lỗi và sữa chữa
	3. Thái độ:
Nghiêm túc, có thái độ cầu tiến
II. Mở rộng và nâng cao:
.........................................................................................................................................
B/ PHƯƠNG PHÁP :
 Thực hành, đánh giá
C/ CHUẨN BỊ :
1- Giáo viên: Chấm trả bài
2. Học sinh
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : ( không) 
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV dựa vào bài làm của HS đã chấm nhận xét:
- Ưu điểm:
+ Đa sơ học sinh làm được câu 1, nêu được ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Tuỷ Tinh.
+ Đa số học sinh xác định được cụm động từ
+ Một số HS kể mach lạc, đầy đủ chi tiết, có tưởng tượng.
- Tồn tại:
+ Một số nêu chưa đầy đủ ý nghĩa của văn bản
Một số lạc đề, kể tóm tắt ban bản hoặc nêu tài năng của Sơn Tinh
+ Trình bày cẩu thả, lỗi chính tả quá nhiều.
+ Đề tập làm văn một số bạn sắp xếp ý lộn xộn, bố cục không rõ ràng, dùng từ đặt câu còn vụng về. Kể còn thiếu các chi tiết chính và chưa tưởng tượng lời thoại khi hai người từ biệt.
Hoạt động 2
GV: Treo đáp án ở bảng phụ và chữa bài cho HS
Câu 2.
Câu 3. Lập dàn bài
? Đề yêu cầu gì về thể loại?
? Phạm vi? Bám vào văn bản nào? Sáng tạo như thế nào?
* Sửa lỗi:
I. Nhận xét chung
1. Ưu điểm
2. Tồn tại
II Sửa lỗi, đọc bài mẫu
 1. Lỗi về bố cục
- Không rõ ràng
- Chưa đầy đủ ba phần
- Gạch đầu dòng
 2. Lỗi diễn đạt
3. Lỗi về chính tả
- Sai về dấu thanh
- Dùng dấu câu chưa hợp lí.
4. Đọc bài văn tốt: 
 Bảng thống kê điểm 
3. Củng cố : 
- Nhắc lại các lỗi cần sửa rút kinh nghiệm cho học kỳ II
- Tự ôn tập và bổ sung kiến thức còn mơ hồ
4. Hướng dẫn học bài : 
- Sửa lỗi
- Chuẩn bị sách học kỳ II
 - Chuẩn bị bài: Bài học đường đời đầu tiên
5. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6(43).doc