Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2002-2003 - Nguyễn Thị Thu Hương

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2002-2003 - Nguyễn Thị Thu Hương

1-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp học sinh thấy trong tự sự có thể kể xuôi, có thể kể ngược tuỳ theo nhu cầu thể hiện

Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôi và kể ngược , biết được muốn kể ngược phải có diều kiện

Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại

 II-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1-GIỚI THIỆU BÀI:

Trong học kì 1,chúng ta đã học các văn bản văn học dân gian có thứ tự kể theo trình tự tự nhiên của sự việc (Thao trình tự thưòi gian, và diẽn biến sự việc).TRong văn tự sự hiện đại, người ta có thể kể đảo ngược lại thứ tự sự việc.Vậy thế nào là kể xuôi, kể ngược.chúng ta tìm hiểu bài “thứ tự kể trong văn tự sự”

 

doc 48 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Năm học 2002-2003 - Nguyễn Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : ....../9/2002
Ngày dạy : ......./9/2002
Tuần 9
 Bài 8:Tiết 32 từ ngữ
Danh từ
1-Mục tiêu cần đạt :
Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học, giúp học sinh nắm được:
Đặc điểm của danh từ
Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật
II-các bước lên lớp
1-Kiểm tra bài cũ
2-Giới thiệu bài mới
3-tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1:
Tìm danh từ trong câu:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
?Các em đã được tìm hiểu danh từ ở lớp 5, một bạn hãy nhắc lại khái niệm thế nào là danh từ?
?Dựa vào những hiểu biết ấy , em hãy gạch chân những danh từ trong cụm danh từ in đậm có trong câu văn ?
 ba con trâu ấy 
?Xung quanh danh từ trong cụm danh từ vừa xác định, còn có những từ nào?
?Những từ ấy thuộc từ loại nào?
(Trước là số từ , sau là chỉ từ)
?Em hãy tìm thêm trong câu văn ấy xem còn danh từ nào nữa không?
Tìm danh từ trong câu:
ba // con trâu // ấy 
 ST DT CT(Chỉ từ)
vua, làng, thúng, gạo nếp.
 Hoạt động 2:Tìm hiểu đặc điểm của danh từ:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Qua việc tìm những danh từ trong câu, em hãy cho biết danh từ biểu thị những gì?
(Danh từ là những từ chỉ người, vật....)
?Hãy thử kết hợp số từ và chỉ từ đằng trước hoặc sau mỗi danh từ ấy?
Danh từ có thể kết hợp với từ nào đằng trước nó và sau nó?
Rút ra kết luận thứ nhất về danh từ?
?Hãy đặt câu với các danh từ mà em vừa tìm hiểu?
?Nhận xét gì về chức vụ ngữ pháp của các danh từ ấy trong câu?
Rút ra kết luận thứ hai về danh từ?
1-Đặc điểm của danh từ +Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tương, khái niệm.
+Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước,các từ này, ấy , đó ...ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ)
+Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ.Khi là vị ngữ , danh từ cần có từ là ở phía trước
 Hoạt động 3:Phân loại danh từ:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
?Đọc những cụm danh từ trong ví dụ?
?Những danh từ nào dùng để gọi tên sự vật ..?
?Những danh từ nào chỉ đơn vị để tính đếm người hoặc vật?
Rút ra kết luận thứ nhất 
Sau khi rút ra kết luận thứ nhất, giáo viên cho học sinh làm nhanh bài tập sau để phân biệt danh từ chỉ loại và chỉ từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm.
BT 1 : Trong những danh từ sau, chỉ rõ đâu là danh từ chỉ loại của sự vật, danh từ nào chỉ cá thể người, vật, hiện tượng...?
Cơn, mưa, ngọn, núi, mớ , rau, ....
BT2:
a-Cho nhóm loại từ :
Ông, anh, gã, thằng, tay, viên.
Hãy kết hợp những danh từ chỉ loại trên với danh từ thư kí và nhận xét nghĩa và sắc thái biểu cảm của những từ kết hợp ấy như thế nào ?
b-Cho nhóm loại từ :
Bức, phong, cái, chiếc, lá...
Kết hợp với danh từ thư và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của từng tổ hợp?
?Từ đó rút ra nhận xét về ý nghĩa của danh từ chỉ loại?(Không chỉ cho ta biết hình dáng, chủng loaị, mà còn thể hiện sắc thái biểu cảm )
GV chuyển sang loại khác của danh từ .
?Học sinh chú ý vào những danh từ chỉ đơn vị?
Giáo viên thay những danh từ đơn vị vào các ví dụ như sau:
Ba chú trâu
Một vị quan
 Ba rá gạo
Sáu tấn thóc
?Nhận xét xem trường hợp nào đơn vị tính đếm không thay đổi, trường hợp nào đơn vị tính đếm đã thay đổi?Thay đổi như thế nào?
?Những danh từ đơn vị thay vào mà đơn vị đo đếm không thay đổi thuộc nhóm danh từ đơn vị nào?Những danh từ đơn vị thay vào mà đơn vị tính đếm đã thay đổi thuộc nhóm danh từ đơn vị nào?
Rút ra kết luận thứ hai:
?Học sinh đọc ví dụ sau:
ba thúng thóc đầy 
ba tạ thóc nặng
?Chỉ ra danh từ chỉ đơn vị?Thuộc nhóm nào?
?Chỉ ra số thóc ở ví dụ nào được đo lườnh một cách chính xác?Số thóc ở ví dụ nào chỉ đo lượng một cách ước chừng?Nhờ đâu mà em biết điều đó?
?Vậy tại sao không thể nói “nhà tôi có ba tạ thóc rất nặng”?
?Rút ra kết luận về danh từ đơn vị quy ước?
(+Danh từ đơn vị quy ước có hai loại :
Danh từ chỉ đơn vị chính xác
Danh từ chỉ đơn vị ước chừng)
GV cho học sinh nhắc lại những nội dung chính của bài học bằng phần ghi nhớ.
2-Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
 KL1 Danh từ tiếng Việt chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật .Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm.
KL2
Danh từ đơn vị gồm hai nhóm là :
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
Danh từ chỉ đơn vị quy ước.
+Danh từ đơn vị quy ước có hai loại :
Danh từ chỉ đơn vị chính xác
Danh từ chỉ đơn vị ước chừng
Luyện tập:
Bài tập 1:Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật:
nhà , bàn ,ghế, san, bếp, xe, ...
Bài tập 2:
Liệt kê những loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người:ngài, viên, vị, em, cô, chú, bác, ông, ...
Liệt kê những loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật:cái, bức , tấm,tờ , quyển, pho, chiếc ...
Bài 3:Liệt kê các danh tà 
+Chỉ đơn vị quy ước chính xác:mét, ki-lô-mét, tấn tạ , yến...
+Chỉ đơn vị quy ước ước chừng:nắm, mớ, đàn, bó, ...
Bài 4:Chính tả :Cây bút thần (từ đầu...dày đặc các hình vẽ)
Viết đúng các chữ s, d và các vần uông, ương...
Bài tập 5:
Một số các danh từ đơn vị và sự vật trong bài chính tả trên:
Chỉ đơn vị :em, que, con , bức
Chỉ sự vật:Mã lương, cha mẹ, củi, cỏ , chim...
Ngày soạn : ....../9/2002
Ngày dạy : ......./9/2002
Bài 9:Tiết 35 tập làm văn
Thứ tự kể trong văn tự sự
1-Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh thấy trong tự sự có thể kể xuôi, có thể kể ngược tuỳ theo nhu cầu thể hiện
Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôi và kể ngược , biết được muốn kể ngược phải có diều kiện
Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại 
 II-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài:
Trong học kì 1,chúng ta đã học các văn bản văn học dân gian có thứ tự kể theo trình tự tự nhiên của sự việc (Thao trình tự thưòi gian, và diẽn biến sự việc).TRong văn tự sự hiện đại, người ta có thể kể đảo ngược lại thứ tự sự việc.Vậy thế nào là kể xuôi, kể ngược...chúng ta tìm hiểu bài “thứ tự kể trong văn tự sự”
2_Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:
?Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện ông lão đánh cá và con cá vàng”
G ghi các sự việc lân bảng, sắp xếp theo đúng thứ tự của truyện.
?Sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?
(+Thứ tự gia tăng của lòng tham ngày càng táo tợn của mụ vợ ông lão)
?Sắp xếp theo thứ tự này tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
+(Người đọc thấy được lòng tham của mụ vợ ngày càng tăng và cuối cùng phải trả giá)
?Theo em, những sự việc trong truyện này còn được sắp xếp theo một trình từ nào nữa, tác dụng?
(Theo trình tự thời gian.Sắp xếp theo cách này làm cho cốt truyện mạch lạc sáng tỏ)
?Nếu thay đổi thứ tự này, ý nghĩa của câu chuyện có nổi bật dược không?
Qua ví dụ này, em hãy cho biết khi kể chuyện , người ta có thể kể theo một trình tự như thế nào?
(+Khi kể chuyện,có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên: việc gì xảy ra trước kẻ trước,việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.)
Hoạt động 2:Học sinh đọc văn bản phụ và trả lời:
?Thứ tự của các sự việc trong bài văn tự sự này diễn ra như thế nào?
(+Thứ tự từ hậu quả rồi mới dẫn đến nguyên nhân)
?Việc nêu hậu quả trước , rồi mới nên nguyên nhân, người kể muốn nhấn mạnh điều gì?Từ đó câu chuyện đưa ra ý nghĩa gì?
?Phần nêu nguyên nhân , người kể sắp xếp các sự việc như thế nào?
?Qua đây em rút ra kết luận gì về thay đổi thứ tự trong bài văn tự sự?
(+Để gây bất ngờ chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trớc đó theo trình tự tự nhiên.)
1-Tìm hiểu thứ tự kể trong văn kể chuyện:
“Ông lão đánh cá và con cá vàng”:
-Giới thiệu ông lão đánh cá 
-Ông lão bắt đước cá vàng,thả các vàng nhận lời hứa của cá vàng
-Ông lão ra biển gặp cá vàng.(5 lân)
-Thứ tự tự nhiên(Việc gì xảy ra trước, kể trước)
Văn bản phụ :
-Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp trở nên lêu lổng, hư hỏng bị mọi người xa lánh
-Ngỗ tìm cách trêu chọc đánh lừa mọi người làm họ mất lòng tin
-Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật , kêu cứu thì không có ai đến cứu
-Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại
 +Thứ tự ngược:Hậu quả (hoặc kết quả )rồi mới nêu nguyên nhân.
Ghi nhớ:
+Khi kể chuyện,có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên: việc gì xảy ra trước kẻ trước,việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
+Để gây bất ngờ chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trớc đó theo trình tự tự nhiên.
 Luyện tập :
Bài tập 1:
Đọc câu chuyện sau đây và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện được kể theo thứ tự nào?
(+Câu chuyện được kể theo thứ tự ngược , theo dòng hồi tường)
Chuyện được kể theo ngôi theo ngôi thứ nhất 
Yếu tố hồi tường đóng vai trò là cơ sở cho việc kẻ ngược.Trong dòng hồi tưởng, các sự việc lại được kể theo thư tự tự nhiên.
Bài tập 2:
Cho đề văn :”Kể chuyện lần đầu em được đi chơi xa”
Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý?
Cho học sinh về nhà chuẩn bị theo dàn bài trong sách giáo khoa.
Ngày soạn : ....../9/2002
Ngày dạy : ......./9/2002
Bài 9:Tiết 36 tập làm văn
Viết bài tập làm văn số 2
Văn kể chuyện
1-Mục tiêu cần đạt :
Học sinh biết kể một câu chuyện có ý nghĩa 
Học sinh biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí
 II-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
G chọn 1 trong 5 đề cho HS làm
Có thể cho HS biết trước định hướng để HS chuẩn bị theo mục tiêu ,yêu cầu trên đây.
Ngày soạn : ....../9/2002
Ngày dạy : ......./11/2002
Tuần 10
 Bài 9:Tiết 37-38 
Kết quả cần đạt:
+Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc trong truyện. Kể lại được truyện này.
+Nắm được cách kể chuyện theo một thứ tự nào đó.
 văn bản 
Ông lão đánh cá và con cá vàng
1-Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh hiểu nội dung ý nghĩa truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
Nắm được biện pháp nghệ thuạt chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc trong truyện.
Kể lại được truyện.
 II_Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1-Giới thiệu bài:
“Ông lão đánh cá và con cá vàng”là một truyện cổ tích dân gian Nga,Đức được Puskin (Đại thi hào Nga,”Mặt trời của thi ca Nga”)viết lại bằng 205 câu thơ (tiếng Nga)và Vũ Đ9ình Liên , Lê Trí Viễn dịch qua văn bản tiếng Pháp .Câu chuyện vừa giữ được nét chát phác dung dị với những biện pháp nghệ thuật rất quen thuộc của truyện cổ tích dân gian, vừa  ... , hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết việc làm đáng nhớ ,có ý nghĩa)
?Cách mở bài đã giới thiệu về người ông như thế nào?Đã giới thiệu cụ thể chưa Cách kết bài có hợp lí không?
Hoạt động 3:Lập dàn bài cho một đề tập làm văn kể chuyện đời thường:GV chọn 1 trong 5 đề trên
Mỗi HS đều phải ;àm dàn bài sơ lược, GV thu bài và nhạn xét , biểu dương những dàn bài khá giỏi.
1-Tìm hiểu đề tập làm văn kể chuyện đời thường:
Yêu cầu của đề 
Phạm vi:
Ví dụ:
2-Tham khảo quá trình làm bài
3-Lập dàn bài
Giáo án dự giờ 
ếch ngồi đáy giếng
 (Truyện ngụ ngôn)
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên đưa ra bảng tổng kết về hai thể loại:Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.Cho học sinh điền thông tin thiếu.
+ HS nhận xét phần trình bày của bạn.
+ GV nhận xét, bổ sung và chốt lại những điều cần nhớ về hai thể loại truyện dân gian vừa học.
Hoạt động 2:Giới thiệu bài mới 
ở những giờ ngữ văn trước, chúng ta đã tìm hiểu những văn bản thuộc hai thể loại truyền thuyết và cổ tích..Tuy có những đặc điểm khác nhau về hình thức, nội dung và ý nghĩa những cả hai loại truyện này đều thiên về phản ánh cuộc sống: Đó là cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là cuộc sống của những người dân lao động bình thường với bao ước mơ khát vọng sống cao đẹp.
Có một loại truyện cũng có hình thức tự sự như truyền thuyết và cổ tích nhưng mục đích không chỉ là trình bày diễn biến sự việc mà thông qua diễn biến sự việc ấy nhằm khuyên người ta nên hành động, ứng xử như thế nào trong cuộc sống. Đó chính là truyện ngụ ngôn.
Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một văn bản thuộc thể loại ấy.
GV ghi bảng:
Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích.
?Trước khi đọc, mời một bạn đọc chú thích * trong SGK?
?Chú thích này giới thiệu những đặc điểm nào của truyện ngụ ngôn?
+ GV tháo phần truyền thuyết ở bảng tổng kết.
?Em hãy lên bảng điền những phần câu cần thiết vào bảng sao cho phù hợp?
? HS nhận xét.
G chốt lại.
?Nhìn vào bảng, em hãy so sánh cổ tích và truyện ngụ ngôn?
? Chỉ ra điểm khác nhau giữa cổ tích và truyện ngụ ngôn?
(Hình thức :Cổ tích thường là văn xuôi, còn ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi, văn vần)
(Nội dung: Cổ tích Kể về cuộc đời và số phận của một số kiểu nhân vật...., Ngụ ngôn là những câu chuyện kể về loại vật, cây cối, đôi khi là con người.)
(ý nghĩa: Cổ tích: Thể hiện mơ ước về lẽ công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác. Truyện ngụ ngôn: Nhằm khuyên nhủ, răn dậy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.)
?Ngoài những điểm khác nhau, giữa hai loại truyện này có một điểm giống nhau nào?
(Gợi ý : Nhờ vào sự giống nhau này mà người ta xếp vào cùng một nhóm văn bản mà chúng ta tìm hiểu- nhóm truyện dân gian?)-Trí tưởng tượng.
GV bình: Cũng như bao loại truyện khác, trí tưởng tượng bay bổng của người xưa đã thêu dệt nên những chi tiết tưởng tượng kì ảo, những chi tiết này không chỉ tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn đối với người đọc mà còn dệt nên những ước mơ về lẽ công bằng của người xưa trong truyện cổ tích, rút ra những bài học, những kinh nghiệm một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc trong truyện ngụ ngôn.
GV chuyển sang truyện “ếch ngồi đáy giếng”.
GV đọc trước một lần.
Gọi từ hai đến ba học sinh đọc lại.
Tóm tắt truyện
Trong quá trình tóm tắt, giải nghĩa từ “chúa tể” và từ “nhâng nháo”.
Hoạt động 4:Tìm hiểu sơ bộ về tác phẩm.
?Truyện kể dưới hình thức nào?(Văn xuôi)
?Kể về nhân vật nào?(Kể về nhân vật ếch)
?Nêu đặc điểm chung của nhân vật được kể trong truyện ngụ ngôn này?
Có những sự việc nào liên quan đến nhân vật này?Mỗi sự việc tương ứng với đoạn truyện nào?(ếch sống trong giếng và ếch ra khỏi giếng)
?ở mỗi đoạn truyện có một câu trần thuật nòng cốt, em hãy chỉ rõ đó là câu văn nào?
HS nêu hai câu văn.
(ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể
Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời , chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp)
GV chuyển sang phân thích nội dung truyện.
Hoạt động 5:tìm hiểu nội dung văn bản.
Ghi bảng nội dung thứ nhất: Cuộc sống của ếch khi ở trong giếng.
?Khi ở trong người giếng, cuộc sông của ếch diến ra như thế nào?
(Xunh quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ.Hàng ngày , nó cất tiếng kêu ồm ộp khiến các con vật kia rất hoảng sợ.)
?Giếng là một không gian như thế nào?
(Chật , hẹp và không thay đổi)
Qua đó , em có nhận xét gì về cuộc sống của ếch khi ở trong giếng?
(Chật hẹp, đơn giản, trì trệ)
?Trong cuộc sống ấy, ếch ta tự cảm thấy mình như thế nào?
(Oai như một vị chúa tể, coi bầu trời chỉ bằng cái vung)
?Điều đó cho em thấy đặc điểm gì trong tính cách của ếch?
(Hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang)
?Nhận xét của em về cách kể về cuộc sống của ếch?
(Hấp dẫn, lôi cuốn)
Hấp dẫn, lôi cuốn bằng cách nào?
G;Nhân hoá tức là biến vật không phải là người có hành động tính cách như con người.Nhưng không phải vì thế mà làm mất đi những đặc điểm vốn có của loài ếch, em hãy chỉ rõ đó là những đặc điểm nào?
 (ếch thích sống ở môi trường nước, hoặc ẩm thấp, những loài vật xung quanh ếch thường là cóc, nhái,ếch sẽ lạ lẫm khi sống trên cạn...) 
?Cách kể sử dụng nghệ thuật nhân hoá mà vẫn có những đặc điểm phù hợp với loại ếch và mối liên qua với những loài khác như vậy có tác dụng như thế nào?
(Làm cho câu chuyện trở nên sinh động, lôi cuốn người đọc)
?Không chỉ có tác dụng như vậy, cách kể về cuộc sống của ếch như vậy, nhằm ám chỉ điều gì trong cuộc sống con người?
(Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất của mình)
?Nêu sự việc tiếp theo của câu chuyện?
ếch ra khỏi giếng
?HS đọc đoạn 2 của văn bản?
?ếch ra khỏi giếng bằng cách nào?
(Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài)
?Cái cách ra ngoài ấy thuộc về khách quan , hay ý muốn chủ quan của ếch?
(Do khách quan, không do ý định của ếch)
?Lúc này có gì thay đổi trong hoàn cảnh sống của ếch?
(Không gian mở rộng với bầu trời khiến ếch ta có thể “đi lại khắp nơi”
?Nhưng ếch ta đã không nhận ra sự thay đổi đó.Những cử chỉ nào của ếch chứng tỏ điều đó?
(Nhâng nháo nhìn bầu trời , chả thèm để ý xung quanh)
?Tại sao ếch có thái độ nhâng nháo và chả thèm để ý đến ai như thế?
(Vì ếch cứ tưởng bầu trời là “bầu trời giếng “ của mình, xunh quanh là “không gian xung quanh giếng” của mình với cua ốc nhỏ nhoi, tầm thường.ếch ta cứ tưởng mình là chúa tể của bầu trời và không gian ấy.
?Kết cục, chuyện gì đã xảy ra với ếch?
(Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp)
?Theo em, vì sao ếch bị giẫm bẹp.?
(Cứ tưởng mình oai như ở trong giếng, còn mọi thứ xunh quanh như trong giếng. Do sống lâu trong môi trường chật hẹp, không có kiến thức về thế giới rộng lớn.)
?Mượn sự việc này, dân gian muốn khuyên con người điều gì?
(Không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại)
Hoạt động 5:Tìm hiểu ý nghĩa văn bản.
?Theo em, truyện “ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán điều gì, khuyên răn điều gì?
(-Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huênh hoang)
 -Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết , không chủ quan kiêu ngạo)
?Để giúp người đọc rút ra bài học ấy, tác giả dân gian đã có nghệ thuật kể chuyện như thế nào?
(Nhân hoá, trí tưởng tượng...)
?Tại sao khi kể truyện ngụ ngôn, tác giả dân gian phải dùng nghệ thuật nhân hoá?
(Nhân vật của truyện ngụ ngôn là loài vật , đồ vật đôi khi mới là con người.Sử dụng nghệ thuật nhân hoá không những biến những nhân vật không phải là người có hoạt động và tính cách như con người mà còn làm cho câu chuyện trở nên sinh động, lôi cuốn người nghe.)
?Ngoài nghệ thuật nhân hoá và trí tưởng tượng vô cùng phong phú , nhân dân ta còn sử dụng nghệ thuật nào ?
GV gợi ý:Như chúng ta đã biết, khi kể về cuộc sống của ếch, tác giả đã lựa chọn những chi tiết rất phù hợp với đặc điểm sống của sinh vật này: Không gian ếch sống, những con vật xung quanh ếch, hoạt động của ếch...Nhưng tại sao tác giả không lựa chọn không gian là ao mà lại chọn không gian là giếng mặc dù ao cũng là nơi ếch sống?
HS:Không gian là giếng mới thể hiện được cuộc sống chật hẹp, hạn hẹp của ếch cũng như của con người. Chính không gian như thế mới khiến ếch tưởng mình là giỏi, rồi sự lầm tưởng ấy mới gây tai hoạ cho ếch.Vậy, khi kể, tác giả đã lựa chọn những chi tiết về nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm sống đồng thời giúp cho người đọc nhận ra sự tương đồng với hiện tượng, hay lớp người, loại người nào đó trong xã hội.Đó là nghệ thuật gì?
(So sánh?ẩn dụ?)
GV bình:Cùng với trí tưởng tượng phong phú, trong truyện ngụ ngôn, tác giả dân gian đã kết hợp hài hoà biện pháp nghệ thuật nhân hoá và ẩn dụ. Sự kết hợp này giúp chúng ta mỗi khi đọc những trang truyện ngụ ngôn dễ dàng nhận thấy ngay bài học, kinh nghiệm sống , kinh nghiệm ứng xử trong cuộc sống mà vẫn đầy ăm ắp chất thơ của trí tưởng tượng bay bổng.Điều đó càng giúp chúng ta khẳng định một điều bài học càng có ý nghĩa sâu xa thi câu chuyện mới có sức hấp dẫn, ngược lại câu chuyện có đậm đà duyên dáng thì bài học mới có sức thuyết phục., dễ làm cho người ta thấm thía.Đây chính là đặc điểm về nội dung và nghệ thuật giúp ta phân biệt truyện ngụ ngôn với truyện truyền thuyết và truyện cổ tích.
Tóm lại một bạn nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn?
?Em hãy kể tên một số truyện ngụ ngôn mà em biết.
Hoạt động 6: Luyện tập:
Hãy tìm một thành ngữ tương ứng với câu chuyện?
? Những hiện tượng nào trong những hiện tượng dưới đây có thể ứng với thành ngữ này?
Giáo viên cho những hiện tượng vào giấy, HS chọn và dán lên bảng.
- Có nhiều người tự cho là mình giỏi, không chịu học hỏi nên cứ tưởng mình nhất thiên hạ.
- Những kẻ ít giao tiếp, học hỏi nên thiếu hiểu biết khi tiếp xúc với những người hiểu biết , khi tới những nơi lạ mới bộc lộ ra sự yếu kém của bản thân.
- Nhiều người do thiếu thông tin, nên hiểu biết thiếu đầy đủ các vấn đề cuộc sống , không theo kịp sự phát triển của xã hội đã trở thành lạc hậu hoặc không thể hoà nhập tốt với cộng đồng.
- Người ở môi trường này thấy chưa hài lòng, luôn có ý định chuyển sang môi trường khác thuận lợi hơn mà không biết khả năng mình có phù hợp không?
- Những người ở hoạt động ở lĩnh vực nhỏ hẹp, thấy mình làm được việc cho là giỏi, đòi chuyển sang lĩnh vực khác rộng lớn hơn.
Đặt câu:
Em hãy đặt câu có thành ngữ”ếch ngồi đáy giếng” để diễn đạt một trong những hiện tượng trên?
Nếu chỉ ngắm mình thôi, khác nào cứ như “ếch ngồi đáy giếng".
Mình cứ như ếch ngồi đáy giếng chẳng trông ra gì.
Mình ếch ngồi đáy giếng, chỉ biết việc xó nhà nơi quê hương mình, không có địa vị nhìn cao xa rộng khắp cả nước, ngộ nhỡ làm hỏng việc thiên hạ thì mang hận suốt đời.

Tài liệu đính kèm:

  • docV6(3).doc