ÔN TẬP TỔNG HỢP
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Sự vận dụng theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ văn.
- Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt ( kể, tả) trong một bài viết và kĩ năng
viết bài văn nói chung.
- GDHS ý thức tự học, hệ thống hóa kiến thức.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng
- Học sinh: Soạn bài + Bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1)
2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, xen kẽ tiết kiểm tra.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Ngày soạn : /5/2010 Tuần 35 Ngày dạy : /5/2010 Tiết 137 ÔN TẬP TỔNG HỢP I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Sự vận dụng theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của môn học Ngữ văn. - Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt ( kểâ, tả) trong một bài viết và kĩ năng viết bài văn nói chung. - GDHS ý thức tự học, hệ thống hóa kiến thức. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng - Học sinh: Soạn bài + Bảng phụ III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: (1’) 2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, xen kẽ tiết kiểm tra. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG 1.( 10’) HDHS NHỮNG NỘI DUNG CẦN CHÚ Ý : ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. ĐỌC VĂN BẢN: Trọng tâm chương trình. * Học kì I : Truyện dân gian Truyện trung đại * Học kì II: Truyện , kí, thơ tự sự, trữ tình hiện đại. Văn bản nhật dụng. Cần nắm : a.Nắm được đặc điểm thể loại văn bản đã học. b.Nắm được nội dung và hình thức cụ thể của các tác phẩm đã học trong chương trình: Nhân vật, cốt truyện , một số chi tiết tiêu biểu, vẻ đẹp của các trang văn bản miêu tả, bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả, cách dùng và tác dụng của biện pháp tu từ cũng như ý nghĩa của văn bản. c. Nắm được những biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại ở những văn bản đã học. d. Nắm được nội dung , ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng. - Nội dung, ý nghĩa, chủ đề của văn bản. - Đặc sắc nghệ thuật thể loại. - Lưu ý đến tính thời sự của từng văn bản. HOẠT ĐỘNG 2: ( 12’) HDHS PHẦN TIẾNG VIỆT * Học kì I: - Từ mượn, Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. - DT và CDT ; ĐT và CĐT ; TT và CTT ; Số từ, lượng từ và chỉ từ. * Học kì II: - Các thành phần chính của câu. - Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn. - Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ. - Các biện pháp tu từ : So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. HOẠT ĐỘNG 3 : (12’) HD PHẦN TẬP LÀM VĂN * Học kì I : Tự sự kể chuyện. - Kể lại truyện dân gian. - Kể chuyện đời thường. - Kể chuyện ssangs tạo, tưởng tượng. * Học kì II: - Miêu tả : Nắm được một số vấn đề chung về văn miêu tả: + Thế nào là văn miêu tả. + Phương pháp tả cảnh. + Phương pháp tả người. - Biết cách viết đơn và nắm được các lỗi thường mắc hay viết đơn. + Theo mẫu. + Không theo mẫu. 4. CỦNG CỐ: (3’) - Nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm. - Học bài xem bài theo 3 phần: Đọc hiểu văn bản, phần tieengs Việt, phần tập làm văn. 5. DẶN DÒ: (2’) - Học bài , xem bài. - Chuẩn bị bài : NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG: ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ.
Tài liệu đính kèm: