Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 133: Tổng kết phần văn V tập làm văn

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 133: Tổng kết phần văn V tập làm văn

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

* Phần văn

 - Bước đầu làm quen với loại hình bài học tổng kết chương trình của năm học. Ở đây là hiểu biết

 hệ thống hóa văn bản; nắm được nhân vật chính trong truyện , các đặc trưng thể loại của VB.

 - Củng cố nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ được một số vẻ đẹp của hình tượng văn học

 tiêu biểu, nhận thức 2 chủ đề chính : Truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái trong hệ

 thống văn bản đã học ở Ngữ văn .

 - GDHS truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái .

* Phần tập làm văn.

 - Củng cố những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học, đã biết và đã tập làm.

 - Nắm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp, bố cục cơ bản của

 bài văn gồm 3 phần với các yêu cầu và nội dung của chúng.

 - GDHS ý thức làm bài văn đảm bảo về nội dung và hình thức.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng

- Học sinh: Soạn bài

 

doc 6 trang Người đăng thu10 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 133: Tổng kết phần văn V tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :25/4/2010 Tuần 35
Ngày dạy :27/4/2010 Tiết 133
TỔNG KẾT PHẦN VĂN 
VÀ TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
* Phần văn
 - Bước đầu làm quen với loại hình bài học tổng kết chương trình của năm học. Ở đây là hiểu biết
 hệ thống hóa văn bản; nắm được nhân vật chính trong truyện , các đặc trưng thể loại của VB. 
 - Củng cố nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ được một số vẻ đẹp của hình tượng văn học
 tiêu biểu, nhận thức 2 chủ đề chính : Truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái trong hệ 
 thống văn bản đã học ở Ngữ văn .
 - GDHS truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái .
* Phần tập làm văn.
 - Củng cố những kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học, đã biết và đã tập làm.
 - Nắm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp, bố cục cơ bản của 
 bài văn gồm 3 phần với các yêu cầu và nội dung của chúng.
 - GDHS ý thức làm bài văn đảm bảo về nội dung và hình thức.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng 
- Học sinh: Soạn bài 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: 
2. KTBC:	 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, xen kẽ tiết kiểm tra.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
PHẦN VĂN HỌC
HOẠT ĐỘNG 1.(15’)GIÁO VIÊN HDHS ÔN LẠI TÊN CÁC VĂN BẢN ĐÃ ĐỌC, HIỂU.
Bài tập 1/154. Nhớ và ghi lại tất cả tên các văn bản đã được đọc hiểu trong cả năm học.
 HS. Liệt kê theo số thứ tự .GV. Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2/ 154. HS đọc và chép lại các khái niệm: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ 
 ngôn, truyện cười, truyện hiện đai, văn bản nhật dụng.
 Bài tập 3 / 154. Riêng các văn bản truyện , lập bảng kê theo mẫu SGK /154.
STT
Tên văn bản
Nhân vật chính
Tính cách, vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính
1
Con Rồng cháu Tiên
Lạc Long Quân và Aâu Cơ
- Cha Rồng LLQ, mẹ Tiên Aâu Cơ là những người xinh 
 đẹp, tài giỏi, thiêng liêng, cao quý.
- Giải thích nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam, 
 đề cao lòng tự hào dân tộc.
2
Bánh chưng, bánh giầy
Lang Liêu
- Chàng trai hiền lành ,chăm chỉ lao động sáng tạo, có 
 tấm lòng thành kính đối với trời đất, tổ tiên.
- Ca ngợi kì tích văn hóa, đề cao nghề trồng lúa.
3
Thánh Gióng
Thánh Gióng
- Người anh hùng chống giặc giữ nước của dân tộc, sự 
 ra đời kì lạ và dáng vóc kì lạ.
- Phản ánh sức mạnh, ước mơ của dân tộc trong cuộc 
 chiến đấu chống ngoại xâm.
4
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Là những vị thần tài giỏi, một ở núi , một ở biển.
- Qua cuộc chiến giữa TT và ST người xưa muốn giải
 thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chinh phục thiên 
 nhiên.
5
Sự tích Hồ Gươm
Lê Lợi
- Người anh hùng tài giỏi được LLQ cho mượn gươm 
 thần.
- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tinh thần yêu nước , 
 yêu chuộng hòa bình của dân tộc, giải thích tên hồ.
6
Sọ Dừa
Sọ Dừa
- Kiểu truyện “người mang lốt xấu xí” nhưng tài giỏi
- Thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc : niềm tin, tình 
 thương đối với những con người bất hạnh.
7
Thạch Sanh
Thạch Sanh
- Kiểu truyện người mồ côi, nhân vật dũng sĩ.
- Thể hiện ước mơ về công lí , đạo đức và triết lí ở 
 hiền gặp lành.
8
Em bé thông minh
Em bé
- Kiểu truyện về nhân vật thông minh.
- Khẳng định giá trị trí tuệ và ước mơ có người tài giỏi
 gánh vác việc nước.
9
Cây bút thần
Mã Lương
- Hành động nghĩa hiệp cứu giúp người nghèo, tiêu 
 diệt bọn độc ác.
- Quan niệm của nhân dân về công lí , về mục đích
 nghệ thuật và khả năng kì diệu của con người.
10
Ơng lão đánh cá và con cá vàng
Mụ vợ cá vàng
- Mụ vợ độc ác tham lam, cá vàng biết ơn, nhân hậu.
- Ngợi ca lòng biết ơn, nêu cao bài học đích đáng cho
 những kẻ tham lam bội bạc.
11
Ếch ngồi đáy giếng
Ếch
- Ếch hiểu biết hạn hẹp mà lại hênh hoang.
- Khuyên con người không được chủ quan kiêu ngạo.
2
Thầy bói xem voi
Năm ông thầy bói
- Giễu cách xem voi và phán về voi của 5 ông thầybói.
- Khuyên con người muốn hiểu biết sự việc phải xem 
 xét một cách toàn diện.
13
Chân ,Tay, Tai, Mắt, Miệng
Chân ,Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Dùng các bộ phận của cơ thể người để ẩn dụ về mối 
 quan hệ tương hổ giữa các thành viên trong cộng
 đồng
14
Treo biển
Nhà hàng bán cá
- Chuyện về nhà hàng bán cá nghe ai góp ý về tên 
 biển cũng vội vàng làm theo.
- Phê phán những người không có chính kiến.
15
Lợn cưới, áo mới
Hai anh chàng
- Người khoe lợn cưới, người khoe áo mới.
- Phê phán những người huênh hoang,có tính khoe của.
16
Con hổ có nghĩa
Hai con hổ
- Bà Trần giúp hổ sinh đe,Bác Tiều giúp hổ lấy xương.
- Đề cao ân nghĩa trong đạo làm người
17
Mẹ hiền dạy con
Mẹ, Mạnh Tử
- Mẹ của Mạnh Tử chuyển nhà 3 lần để dạy con.
- Ngợi ca gương dạy concủa bà Mạnh tử, vừa yêu 
 thương, vừa nghiêm khắc.
18
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Thái y lệnh
- Bản lĩnh của thầy thuốc họ Phạm.
- Truyện ca ngợi đức độ của Thái y lệnh đã ra sức giúp 
 đỡ người bệnh bằng cả tài năng, tấm lòng, của cải, 
 đặc biệt là đối với người nghèo.
19
Bài học đường đời đầu tiên
Dế Mèn
- Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng kiêu căng, 
 xốc nổi.
- Bài học về đường đời của tuổi trẻ “Ở đời mà có thói 
 hung hăng bậy bạ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào 
 mình.”
20
Bức tranh của em gái tôi
Người anh
- Nỗi bực tức và sự ân hận của người anh.
- Ngợi ca tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng vị tha
 củangười em gái đã giúp cho người anh nhận ra sự 
 hạn chế của mình.
21
Vượt thác
Dượng Hương Thư
- Sự dũng cảm của Dượng Hương Thư trên con thuyền 
 vượt thác.
- Ngợi ca tư thế hào hùng của con người trước thiên 
 nhiên.
22
Buổi học cuối cùng
Thầy Hamen
- Sự tận tâm tận lực của thầy giáo Hamen trong buổi 
 học cuối cùng và sự nổ lực của cậu bé Prăng.
- Ngợi ca lòng yêu nước, yêu tiếng nói dân tộc.
Bài tập 4/ 154. HS tự làm. GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 5/ 154. HS. Thảo luận nhóm trình bày. GV theo dõi, nhận xét, bổ sung.
 * Giống nhau :
 - Đều có bố cục 3 phần.
 - Đều là phương thức tự sự.
 - Đều có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc.
 - Đều có bài học giáo dục con người.
Bài tập 6/ 154.
 a. Những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước :Con Rồng, cháu Tiên; Thánh Gióng; 
 Sự tích Hồ Gươm; Thạch Sanh; Lượm; Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử; Cây tre việt Nam.
 b. Những câu chuyện thể hiện tinh thần nhân ái của dân tộc : Sọ Dừa; Thạch Sanh; Con hổ 
 có nghĩa; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Bức tranh của em gái tôi; Đêm nay Bác không
 ngủ. 
PHẦN TẬP LÀM VĂN
HOẠT ĐỘNG 1.( 10’) HDHS TÌM HIỂU MỤC I SGK/ 155: CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ NHỮNG PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT ĐÃ HỌC.( BẢNG PHỤ SGV / 181)
Bài tập 1/ 155.
HS đọc yêu cầu câu hỏi bài tập 1.
GV HD HS làm bài kẻ bảng. GV theo dõi nhận xét. 
STT
Các phương thức biểu đạt
 Thể hiện qua một số văn bản đã học
 1
Tự sự
Con Rồng cháuTiên 
Thạch Sanh
Con hổ có nghĩa
Bức tranh của em gái tôi
 2
Miêu tả
Bài học đường đời dầu tiên
Sông nước Cà Mau
 3
Biểu cảm
Lượm
Đêm nay Bác không ngủ
Cây tre Việt Nam
 4
Nghị luận
Lòng yêu nước
Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử
Cây tre Việt Nam
5
Thuyết minh
Động Phong Nha
6
Hành chính công vụ
Đơn từ
Bài tập 2/ 155
HS. Đọc yêu cầu bài tập 2.
H. Xác định và ghi ra vở phương thức biểu đạt chính trong các văn bản sau .
HS làm. GV theo dõi, nhận xét.
STT
Tên văn bản
Phương thức biểu đạt chính
1
Thạch Sanh
Tự sự
2
Lượm
Tự sự, biểu cảm, miêu tả
3
Mưa
Miêu tả
4
Bài học đường đời đầu tiên
Miêu tả, tự sự
5
Cây tre Việt Nam
Nghị luận
Bài tập 3/ 155.
HS. Đọc yêu cầu bài tập 3. Trong SGK Ngữ văn 6 em đã được luyện tập các loại văn bản theo những phương thức nào ? Thống kể ra vở theo bảng sau :
STT
Phương thức biểu đạt
 Đã tập làm
1
Tự sự
- Kể lại một truyên đã biết ( truyền thuyêt, cổ tích) 
 bằng bài văn của em – Bài viết TLV số 1.
- Kể một việc tốt đã làm về sự mắc lỗi, kỉ niệm thơ 
 ấu, thầy cô giáo, gương tốt – Bài viết TLV số 2.
- Kể về kỉ niệm đáng nhớ, người bạn mới quen, ông
 bà, cha, mẹ – Bài viết TLV số 3, 4 .
2
Miêu tả
-Tả lại hình ảnh cây đào , cây mai, hàng phượng vĩ, 
 cảnh bão lụt, khu phố hàng xóm - bài viết TLV
 số 5.
- Tả người : Tả người thân yêu ,gần gũi: ông, bà, cha
 mẹ, lực sĩ cử tạ - Bài viết TLV số 6, 7.( Xem bài) 
3
Biểu cảm
Tập làm thơ năm chữ, bốn chữ.
4
Nghị luận
Các em chưa làm bài viết loại này, nhưng đang tập 
 dần qua phần đọc hiểu văn bản.
HOẠT ĐỘNG 2: (10’) HDHS TÌM HIỂU MỤC II: ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM.
Bài tập 1/ 156.
 HS. Đọc yêu cầu bài tập 1 và làm vào vở, trình bày. GV. Theo dõi, nhận xét .
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận thức
Nhân vật, sự việc, thời gian, điễn biến, kết quả
Văn xuôi tự do
Miêu tả
Cho hình dung cảm nhận
Tính chất thuộc tính, trạng thái của sự vật, cảnh vật, con người
Văn xuôi tự do
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lí do và yêu cầu
Theo mẫu với đầy đủ các yếu tố của nó
Bài tập 2/ 156
 HS. Đọc yều cầu bài tập 2 và làm vào bảng phụ.GV. Theo dõi , tổng kết .
STT
Các phần
Tự sự
Miêu tả
1
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc
Giới thiệu đối tượng, miêu tả
2
Thân bài
Diễn biến tình tiết : A, B, C
Miêu tả đối tượng:
- Tả sự vật chi tiết theo thứ tự từ xa
 đến gần, khái quát đến cụ thể, 
 từ trên xuống dưới.
- Tả người : Ngoại hình, cử chỉ, 
 lời nói, hành động.
3
Kết bài
Kết quả sự việc, suy nghĩ
Cảm xúc, suy ngĩ, cảm tưởng.
Bài tập 3/ 156. HS làm, GV nhận xét.
 - Giữa sự vật, nhân vật, chủ đề có mối quan hệ tương trợ cho nhau.
 - Các sự việc liên kết với nhau tạo thành đặc điểm tính cách nhân vật qua số phận đặc điểm
 nhân vật thể hiện chủ đề của tác phẩm và ngược lại.
Ví dụ : Qua các sự việc như : Thái độ đối với Prăng , cách trang phục, những lời giảng trong buổi
 học cuối cùng, thái độ kết thúc buổi học - > Tạo nên đặc điểm tính cách riêng của thầy giáo 
 Hamen . Qua nhân vật thầy giáo Hamen bộc lộ chủ đề của tác phẩm : Ngợi ca lòng yêu nước.
Bài tâp 4/ 156.
 HS đọc yêu cầu bài tập và làm. GV. Theo dõi, nhận xét:
 - Nhân vật tự sự được kể và miêu tả qua những yếu tố sau :
 + Ngoại hình (Khuôn mặt, hình dáng, ánh mắt, nụ cười, mái tóc, trang phục, đồ dùng ) lai lịch.
 + Lời nói, hành động, sở thích .
 + Suy nghĩ, nội tâm bên trong .
Ví dụ : Nhân vật thầy giáo Ha men
 Ngoại hình , trang phục : Mặc chiếc áo rơ đanh gót màu xanh lục, cái mũ tròn bằng lụa đen .
 Hành động, lời nói : Bảo tôi dịu dàng, bước lên bục nói với chúng tôi: Các con ơi đây là lần cuối
 cùng thầy dạy các con 
 Suy nghĩ : Như muốn truyền toàn bộ tri thức cho học sinh.
Bài tập 5/ 157. HS làm và GV nhận xét về thứ tự kểvà ngôi kể có tác dụng:
 - Thứ tự kể :( trước sau, xa, gần) làm cho câu chuyện rành mạch, rõ ràng, giúp người đọc đễ 
 tiếp nhận.
 - Ngôi kể :
 + Ngôi thứ nhất : Giúp nhân vật thể hiện mình một cách trực tiếp , tạo sự thuyết phục 
 ( Bức tranh của em gái tôi )
 + Ngôi kể thứ 3 : Người kể ẩn mình đi, tạo cho câu chuyện mang tính khách quan 
 ( Con hổ có nghĩa, Thánh Gióng ) .
Bài tập 6/ 157.
 Có 2 phương thức miêu tả đã học: Phương pháp miêu tả cảnh và phương pháp miêu tả người. 
 Về cơ bản là giống nhau
 * Phương pháp tả cảnh: Muốn tả cảnh cần :
 - Xác định đối tượng miêu tả.
 - Quan sát lựa chọn hình ảnh tiêu biểu.
 - Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
 * Phương pháp tả người: Muốn tả người cần :
 - Xác định đối tượng cần tả ( Tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc).
 - Quan sát lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
 - Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
HOẠT ĐỘNG 3: (10’) HDHS LUYỆN TÂP.
Bài tập 1 / 157. HS đọc văn bản và làm bài tập.
 HDHS dựa vào nội dung bài thơ.
 - Lí do viết đơn.
 - Yêu cầu đề nghị của người viết đơn.
 HS. Làm bài tập , GV nhận xét bổ sung.
Bài tập 2 / 157.
 - Bám sát nội dung bài thơ.
 - Kể sáng tạo theo tưởng tượng riêng của mỗi người.
 GV .Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3/ 157. HS làm, GV bổ sung:
 - Quốc hiệu và tiêu ngữ
 - Nơi làm đơn và ngày  tháng  năm 
 - Tên đơn
 - Nơi gửi
 - Họï tên, nơi công tác hoặc nơi ở của người viết đơn
 - Cam đoan và cảm ơn
 - Kí tên.
 * Nội dung tờ đơn trên còn thiếu mục : Trình bày lí do viết đơn, nguyện vọng đề đạt .
 = > Đây là mục quan trọng nhất của tờ đơn, vì vậy không thể thiếu được.
4. CỦNG CỐ: (3’)	
 - GV nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm phần văn và tập làm văn.
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Học bài, học các ghi nhớ SGK.
 - Cách làm bài văn miêu tả : Tả cảnh, tả người.
 - Chuẩn bị bài : TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT.
 Đọc và trả lời các câu hỏi SGK
 Làm các bài tập phần luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 133.DOC.doc