I .MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức đã học ở bậc tiểu học 2 thành phần chính .
- Nắm vững khái niệm,đặc biệt là vai trò CN ,VN – Thành phần chính của câu.
- Kĩ năng nhận diện chính xác và phan tích được 2 thành phần CN,Vn trong câu trần thuật đơn. Có ý thức dùng câu trần thuật đơn tong khi nói và viết .
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ .
- Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới+ Bảng phụ .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1)
2. KTBC: (4) – Hóan dụ là gì ?
- Có những kiểu hoán dụ nào ? Cho ví dụ .
3. Bài mới: - GV giới thiệu bài.
Hãy cho biết các thành phần chính của câu đã học ở bậc tiểu học ? ( CN ,VN ,TN ) .
- Trong câu có 2 thành phần chính là CN – VN .Vậy câu đon trần thuật là gì ? Bài học hôm nay
sẽ tìm hiểu .
Ngày soạn :19/3/ 2009 Tuần 28 Ngày dạy :20/3/ 2009 Tiết 111 CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU I .MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Củng cố kiến thức đã học ở bậc tiểu học 2 thành phần chính . - Nắm vững khái niệm,đặc biệt là vai trò CN ,VN – Thành phần chính của câu. - Kĩ năng nhận diện chính xác và phan tích được 2 thành phần CN,Vn trong câu trần thuật đơn. Có ý thức dùng câu trần thuật đơn tong khi nói và viết . II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ . - Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới+ Bảng phụ . III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: (1’) 2. KTBC: (4’) – Hóan dụ là gì ? - Có những kiểu hoán dụ nào ? Cho ví dụ . 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài. Hãy cho biết các thành phần chính của câu đã học ở bậc tiểu học ? ( CN ,VN ,TN ) . - Trong câu có 2 thành phần chính là CN – VN .Vậy câu đon trần thuật là gì ? Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu . TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 5’ 10’ 10’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU. GV. Treo bảng phụ ghi VD .SGK H. Bằng kiến thức đã học ở bậc tiểu học, cho biết các thành phần của câu ? HS. Lên bảng viết .Tập thể lớp làm vào bảng phụ. GV nhận xét . H.Em hãy phân tích cấu tạo của 2 câu trong VD? GV. Dùng dụng cụ trực quan lần lược bỏ các thành phần câu ( CN ,VN ,TN) . H. Khi bỏ thành phần TN thì ý nghĩa của câu có thay đổi không ? H. Bỏ thành phần CN hoặc VN thì ý nghĩa của câu có được hiểu một cách trọn vẹn không ? H. Vậy những thành phần nào phải có mặt trong câu và những thành phần nào bắt buột không phải có trong câu ? H. Vậy theo em thành phần nào là thành phần chính,thành phần nào là thành phần phụ ? HS. Đọc ghi nhớ SGK /92 . HOẠT ĐỘNG 3: HDHS TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA VỊ NGỮ. HS. Trở lại bảng phụ 1. H. Trước VN có từ nào ? (Phó từ “đã ” ) GV. Lần lượt thay các từ : đang,sẽ,cũng vẫn vào trước VN . HS. Nhận xét : Về khả năng kết hợp với các phó từ chỉ thời gian . HS. Lấy VD có VN với từ đang ? H. Vị ngữ này trả lời cho câu hỏi gì ? H. Đặt câu hỏi cho VN ? Ví dụ : Mùa hè sắp đến. - > Mùa hè như thế nào ? GV. Treo bảng phụ ghi VD a,b,c SGK /92. H. Ví dụ trong các câu trên là từ hay cụm từ ? Chúng thuộc cụm từ loại nào ? Mỗi câu có mấy vị ngữ ? GV nhận xét ,kết luận : Qua việc phân tích trên ta thấy : VN là ĐT ( CĐT, TT.CTT ,CDT . Một câu có thể có nhiều VN ) . H. Em đã được học văn bản CÔ TÔ của Nguyễn Tuân . Tìm một câu có từ 2 VN trở lên ? Ví dụ : Mặt trời nhú lên dần dần , rồi lên cho kì hết. CN VN (CĐT) (CĐT) HS. Đọc ghi nhớ SGK /93 . HOẠT ĐỘNG 3: HDHS TÌM HIỂU CHỦ NGỮ. HS. Quay lại phân tích VD ở bảng phụ 2. H. Chủ ngữ là tôi ,chợ Năm Căn , Cây tre có mối quan hệ với nhau như thế nào với VN ? HS. Quay lại VD. Đặt câu hỏi cho CN ? Cái gì nhú lên dần dần ? > Mặt trời nhú lên dần dần . GV kết luận : CN có thể trả lời cho câu hỏi : Ai? Cái gì ? Con gì ? HS. Quay lại VD bảng phụ 1 ,2 . H. CN trong các câu trên là những từ hay cụm từ ? Chúng thuộc từ loại nào ? H. Mỗi câu có thể có mấy CN ? GV. Nhận xét,kết luận > HS. Đọc ghi nhớ 3/ 93 . I . XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÂU . 1. Ví dụ : Bảng phụ . a. Chẳng bao lâu , tôi trở thành TN CN VN một chàng dế thanh niên cường tráng . b. Hôm nay em đi học rất sớm . TN CN BN VN 2. GHI NHỚ . SGK / 92. II. VỊ NGỮ . 1 Đặc điểm : - Có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ thời gian : đã ,đang ,sẽ ,cũng , vẫn Ví dụ : Em đang đọc sách . CN VN - > Em đang làm gì ? 2. Cấu tạo : Bảng phụ 2. a. Một buổi chiều , tôi ra đứng ở TN CN VN1 cửa hang như mọi khi , xem hoàng (CĐT) VN2 (CĐT) hôn xuống . b. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ CN VN 1 CĐT) sông , ồn ào , đông vui , VN2(TT) VN3 (TT) tấp nập . VN4 (TT) c. Cây tre là người bạn thân của CN VN (CDT) nông dân Việt Nam . * GHI NHỚ . SGK /93 . III. CHỦ NGỮ . Bảng phụ 2. 1. Đặc điểm : CN biểu thị sự vật,hiện tượng,có hành đông,đặc điểm,tính chất ,trạng thái nêu ở VN. Ví dụ : Cô giáo đang giảng bài . CN VN - > Ai đang giảng bài ? - CN trả lời cho câu hỏi : Ai? Cái gì ? Con gì ? 2. Cấu tạo : a. Tôi là học sinh . C ( Đại từ ) b. Tre , nứa ,mai, vầu giúp người C1 C2 C3 C4 trăm công nghìn việc . GHI NHỚ : SGK/ 93 HOẠT ĐỘNG 4: HDHS LUYỆN TẬP (10’) Bài tập 1 : Xác định CN ,VN và nêu cấu tạo . 1. Tôi đã trở thành một chàng dế .. C ( đại từ) V ( CĐT) 2. Đôi càng tôi mẫm bóng C (CDT) V (TT) 3. Những cái vuốt ở kheo , ở chân cứ cứng dần và nhọn hoắt. C (CDT) V (2 CTT) 4. Tôi co cẳng lên , đạp phanh phách C( đại từ ) V (2 CĐT) 5. Những ngọn cỏ gẫy rạp , y như . C ( CDT) V ( CĐT) Bài tập 2 + 3 : Đặt câu . a. Trong giờ kiểm tra , em cho bạn mượn bút . ( Em đã làm gì ? ) TN C V ( CĐT) b. Bạn Liên rất nhanh nhẹn. ( Bạn Liên như thế nào ? ) C (CDT) V (CTT) c. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều . ( Ai là người huyện Đông Triều ? ) C (CDT) V (CDT) 4. CỦNG CỐ: (3’) Bảng phụ. THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU Chủ ngữ Vị ngữ Không thể vắng mặt trong câu 5. DẶN DÒ : (2’) - Học thuộc ghinhows SGK/ 92- 93 . - Hoàn thành các bài tập/ 94. - Tìm 3 câu có từ 2 VN và 3 câu có từ 2 CN trở lên . - Chuẩn bị bài mới : THI LÀM THƠ NĂM CHỮ . + Đọc 3 đoạn thơ SGk /103 – 104 + Tìm hiểu đặc điểm thơ 5 chữ (vần ,nhịp ) + Sáng tác một số bài thơ 5 chữ để trình bày trước lớp ( Chủ đề tự chọn ) . 5. DẶN DÒ: (2’) - Đọc lại văn bản, học bài. - Xem nội dung của hai đoạn văn còn lại. + Tìm những chi tiết miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển và cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo. + Chú ý nghệ thuật đặc sắc miêu tả của tác giả?
Tài liệu đính kèm: