Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 105: Hoán dụ

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 105: Hoán dụ

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Nắm được khái niệm hoán dụ, phân biệt hoán dụ với ẩn dụ.

- Bước đầu biết phân tích giá trị biểu cảm của hoán dụ.

- GDHS ý thức tự học vận dụng hoán dụ vào bài viết.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ

- Học sinh: Học bài, soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: ( 1)

2. KTBC: ( 4)

 1. An dụ là gì ? Có những kiểu ẩn dụ nào ? Cho ví dụ minh họa.

 2. Tìm các sự vật được nhân hóa và các từ ngữ có tác dụng nhân hóa trong bài thơ sau:

TRONG MƯA (Cao Xuân Sơn)

Góc sân cây phượng phất cờ.

Cây chuối gõ trống reo hò say sưa.

Thương sao đọt bí măng tơ

Tay run chới với trong mưa tím giàn.

Đáp án:

+ Sự vật nhân hóa: Cây phượng, cây chuối, bí.

+ Từ ngữ có tác dụng nhân hóa: phất cờ, reo hò, gõ trống, tay, run, chới với, tím.

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

 Biện pháp so sánh,ẩn dụ là dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa một sự vật hiên tượng . Vậy biện pháp hoán dụ được dựa trên mối quan hệ gì giữa các sự vật hiện tượng ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều này .

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 105: Hoán dụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/3/2009 Tuần 27
Ngày dạy :11/3/2009 Tiết 105
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm hoán dụ, phân biệt hoán dụ với ẩn dụ. 
- Bước đầu biết phân tích giá trị biểu cảm của hoán dụ. 
- GDHS ý thức tự học vận dụng hoán dụ vào bài viết. 
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ
- Học sinh: Học bài, soạn bài. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: ( 1’)
2. KTBC:	( 4’) 
 1. Aån dụ là gì ? Có những kiểu ẩn dụ nào ? Cho ví dụ minh họa.
 2. Tìm các sự vật được nhân hóa và các từ ngữ có tác dụng nhân hóa trong bài thơ sau: 
TRONG MƯA (Cao Xuân Sơn)
Góc sân cây phượng phất cờ. 
Cây chuối gõ trống reo hò say sưa. 
Thương sao đọt bí măng tơ
Tay run chới với trong mưa tím giàn. 
Đáp án: 
+ Sự vật nhân hóa: Cây phượng, cây chuối, bí. 
+ Từ ngữ có tác dụng nhân hóa: phất cờ, reo hò, gõ trống, tay, run, chới với, tím. 
3. Bài mới: GV giới thiệu bài. 
	Biện pháp so sánh,ẩn dụ là dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa một sự vật hiên tượng . Vậy biện pháp hoán dụ được dựa trên mối quan hệ gì giữa các sự vật hiện tượng ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều này .
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
10’
10’
15’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM HÓAN DỤ. 
HS. Đọc ví dụ SGK/82. 
H. Các từ “áo nâu, áo xanh” gợi liên tưởng đến
 những ai ? ( nông dân ,công nhân ) .
H. “Nông thôn ,thành thị ”chỉ ai ?
H.Giữa “Aùo nâu,áo xanh,nông thôn, thị thành” 
 với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế 
 nào?
HS.- Aùo nâu – nông dân ;áo xanh – công nhân
 ( Quan hệ đi đôi về đặc điểm,tính chất giữa
 dấu hiệu với sự vật có dấu hiệu) .
 - Nông thôn – Người dân ở nông thôn ;
 Thị thành – Người dân ở thị thành ( Quan 
 hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng).
H. Sử dụng cách nói như vật có tác dụng gì ?
HS. Câu văn ngắn gọn,tăng tính hình ảnh,câu 
 văn hàm súc,nêu bật được đặc điểm của đối 
 tượng được nói đến .
GV nhận xét chung :
Giữa áo nâu và nông thôn có mối quan hệ đi 
 đôi với nhau. Nói đến áo nâu ( X) là nghĩ đến
 nông thôn (Y) . Mối quan hệ đi đôi này là 
 mối quan hệ khách quan (tất yếu ) . Đây là 
 điểm khác biệt cơ bản với mối quan hệ trong 
 phép ẩn dụ . Aån dụ là mối quan hệ chủ quan 
 dựa trên sự tương đồng (không tất yếu ) .
H. Cách diễn đạt trên người ta gọi là biện pháp
 gì ? Vậy em hiểu thế nào là hoán dụ? 
HS. Đọc ghi nhớ SGK. 
HOẠT ĐỘNG 2: HDHS TÌM HIỂU CÁC KIỂU HOÁN DỤ. 
GV. Treo bảng phụ ghi các ví dụ SGK/83. 
H. Em hiểu các từ “bàn tay ta”, “Một, ba”, 
 “đổ máu” trong các ví dụ trên dùng để chỉ sự 
 vật nào? 
H. Giữa “bàn tay” với sự vật mà nó biểu thị 
 trong ví dụ (a) và “ba”, “một” trong ví dụ (b) 
 “đổ máu” với hiện tượng mà nó biểu thị trong
 ví dụ (c) có quan hệ với nhau như thế nào? 
HS. Thảo luận câu hỏi trên, trả lời. 
GV. Nhận xét, kết luận, giảng giải. 
H. Thông qua các ví dụ vừa phân tích ở mục I 
 và II, em hãy cho biết có mấy kiểu hoán dụ? 
 Đó là những kiểu nào? 
HS. Trả lời. GV nhận xét kết luận. 
HS. Đọc ghi nhớ SGK. 
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS LUYỆN TẬP. 
HS. Đọc bài tập 1.
2HS. Lên bảng thực hiện BT1. Tập thể làm vào 
 vở. 
GV. Theo dõi, sửa chữa. 
BÀI TẬP BỔ TRỢ: Xác định và chỉ rõ MQH 
 của phép hoán dụ trong khổ thơ sau :
 Em đã sống vì em đã thắng
 Cả nứơc bên em,quanh giường nền trắng.
 Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
 Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa ...
Gợi ý : - Quan hệ : Vật chứa (cả nước)
 - Và vật được chứa ( nhân dân Việt 
 Nam) sống trên đất nước Việt Nam.
Bài tập 2: Yêu cầu HS so sánh sự giống nhau 
 và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. 
 Cho ví dụ minh họa .
HS. Lên bảng làm vào bảng phụ.
GV. Theo dõi, sửa chữa. 
I. HOÁN DỤ LÀ GÌ? 
1. Ví dụ: SGK/82. 
* Nhận xét: Các từ. 
- Aùo nâu, áo xanh: Chỉ những người 
 nông dân và công nhân.Vì người 
 nông dân thường mặc áo nâu , người 
 công nhân mặc áo xanh khi làm 
 việc. 
à Quan hệ đi đôi về đặc điểm,tính 
 chất giữa dấu hiệu với sự vật có dấu 
 hiệu .
- Nông thôn, thành thị: Chỉ những 
 người sống ở nông thôn và những 
 người sống ở thành thị. 
à Quan hệ giữa vật chứa đựng và vật
 bị chứa đựng. 
2. Khái niệm: Ghi nhớ SGK/83.
II. CÁC KIỂU HOÁN DỤ: 
1. Ví dụ: SGK/83 (bảng phụ). 
a. Bàn tay ta: Một bộ phận của con 
 người được dùng thay cho một người
 lao động nói chung. 
à Quan hệ bộ phận – toàn thể. 
b. Một: số ít ; ba: số nhiều : 
à Quan hệ giữa cái cụ thể – trừu 
 tượng. 
c. Đổ máu: chiến tranh,chiến sự . 
 Dấu hiệu thường được dùng thay cho
 sự hy sinh mất mát. 
à Quan hệ giữa dấu hiệu của 
 sự vật- sự vật .
2. Các kiểu hoán dụ: 
 GHI NHỚ SGK/83.
III. LUYỆN TẬP. 
Bài tập 1. Chỉ ra các phép hoán dụ và cho biết mối quan hệ giữa chúng. 
a. Làng xóm – người nông dân : Quan
 hệ giữa vật chứa đựng và vật bị 
 chứa đựng. 
b. Mười năm: Thời gian trước mắt. 
 Trăm năm: Thời gian lâu dài. 
+ Trồng cây :(xây dựng kinh tế) – xây 
 dựng xã hội phát triển 
+ Trồng người : giáo dục (xây dựng 
 con người) – xây dựng xã hội mới.
=> Hồ Chủ tịch Nói : Muốn xây dựng 
 CNXH thì phải có con người XHCN.
- > Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu 
 tượng.
c. Aùo chàm : Hoán dụ kép.
- Aùo chàm (y phục) – người Việt Bắc 
 thường mặc áo màu chàm : Quan hệ 
 giữa dấu hiệu đặc trưng của sự vật 
 với sự vật. 
- Aùo chàm : Chỉ quần chúng cách 
 mạng người dân tộc ở Việt Bắc ,chỉ 
 tình cảm của quần chúng cách mạng 
 nói chung đối với Đảng,Bác Hồ : 
 Quan hệ bộ phận – Toàn thể .
 d. Trái đất – nhân dân : Quan hệ 
 giữa vật chứa đựng và vật bị chứa 
 đựng. 
Bài tập 2: So sánh hoán dụ và ẩn dụ. 
ẨN DỤ
HOÁN DỤ
Giống
Gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên sự vật, hiện tượng khác.
Khác
- Dựa vào sự tương đồng. 
+ Hình thức. 
+ Cách thức thực hiện. 
+ Phẩm chất. 
+ Cảm giác. 
- Dựa vào quan hệ tương cận ( gần gũi), cụ thể là: 
+ Bộ phận- toàn thể. 
+ Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng. 
+ Dấu hiệu của sự vật – sự vật. 
+ Cụ thể – trừu tượng. 
* Ví dụ minh họa về hoán dụ:
a. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể : “Đầu xanh có tội tình gì?
 Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi !” ( Nguyễn Du )
 - > Đầu xanh,má hồng đều là chỉ nàng Kiều .
b. Lấy vật chứa đựng để chỉ sự vật được chứa đựng :
 “ Cả làng quê đường phố
Cả lớn nhỏ gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi” ( Tố Hữu )
 - > Lấy Làng quê,đường phố để chỉ đồng ào nông thôn và đồng bào thành thị .
c. Lấy cái cụ thể để chỉ số nhiều ,số tổng quát :
 	“ Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng” ( Tố Hữu )
 - > Trăm ,nghìn đều là những số cụ thể được dùng để thay thế cho số nhiều .
d. Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu trượng :
 	“Một cây làm chẳng nên non
	Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ”
4. CỦNG CỐ: ( 3’)
 - Nêu khái niệm và tác dụng của hoán dụ? 
 - Có mấy kiểu hoán dụ? 
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Học thuộc ghi nhớ – tìm thêm ví dụ bổ sung vào bài học. 
 - Hoàn thành các bài tập. 
 - Chuẩn bị bài: “TẬP LÀM THƠ 4 CHỮ” theo yêu cầu SGK. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 101.DOC.doc