Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 93 đến 96 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 93 đến 96 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.

- Hiểu được tác dụng của ẩn dụ.

- Biết vận dụng kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức

- Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.

- Tác dụng của phép ẩn dụ.

2. Kỹ năng:

a. Kỹ năng chuyên môn

- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.

- Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và nói.

b. Kỹ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng phép tu từ ẩn dụ phù hợp với thực tiễn giao tiếp

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ,ý tưởng , thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tu từ ẩn dụ

3.Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ , yêu thích môn học .

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

- Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra phép tu từ ẩn dụ và giá trị tác dụng của việc sử dụng chúng

- Thực hành có hướng dẫn: viết câu, đoạn văn có sử dụng phép tu từ ẩn dụ theo những tình huống cụ thể.

- Động não: suy nghĩ, phân tích ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng ẩn dụ

IV.CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan

 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.

V.PHƯƠNG PHÁP- Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, .

VI.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ:

 2.Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Nhân hóa là gì ? ví dụ.

Câu 2 : Có mấy kiểu nhân hóa , đó là những kiểu nào?

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 93 đến 96 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Ngày soạn:19/02/2012 
 Ngày dạy : 22/02/2012 
TIẾT 93 + 94 : 
 Văn bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
 ( Minh Huệ )
I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tình yêu thương lớn lao của Bác Hồ dành cho bộ đội, dân công và tình cảm của người chiến sĩ đối với Người trong bài thơ.
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ.
- Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thế hệ cha anh.
II .TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG,THÁI ĐỘ
1. Kiến thức- Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.
- Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.
2. Kỹ năng:a. Kỹ năng chuyên môn- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động, lo lắng và niềm sung sướng, hạnh phúc của người chiến sĩ.
3.Thái độ: Cảm phục và có ý thức rèn luyện theo những đức tính quý báu của chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
III.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: 
 - Phương pháp : + động não:HS suy nghĩ và trình bày hiểu biết về tác giả, tìm hiểu văn bản.
 +Thảo luận nhóm : HS trao đổi, thảo luận về nội dung , nghệ thuật của văn bản.
 - Phương tiện dạy học : sử dụng SGK, SGV, tranh ảnh minh họa.
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà, tranh ảnh về HCM liên quan đến bài học.
IV. PHƯƠNG PHÁP- Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm.....
V. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 
- Ngợi ca vẻ đẹp lãnh tụ HCM: hi sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc , tình yêu thương của Bác đối với nhân dân( đoàn dân công, anh bộ đội)tinh thần đồng cam cộng khổ của Bác với nhân dân
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số.
 2.Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Em hãy nêu nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản ''Buổi học cuối cùng''
 Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
1. Nghệ thuật
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Miêu tả tâm lý nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình
- Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh.
5đ
2. Ý nghĩa:
- Tiếng nói là một giá trị văn hóa cao quý của dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hóa dân tộc. Tình yêu tiếng nói dân tộc là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh văn hóa , không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiến nói dân tộc mình.
- Văn bản cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc tiếng mẹ đẻ .
5 đ
 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Mùa đông 1951 bên bờ sông Lam – Nghệ An. Nghe một anh bạn chiến sĩ vệ quốc quân kể những chuyện được chứng kiến về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường người đi chiến dịch Biên giới – thu đông 1950. Minh Huệ vô cùng xúc động viết bài thơ này. Nội dung, nghệ thuật bài thơ như thế nào bài học này chúng ta sẽ rõ tấm lòng, tình cảm của Bác.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Giới thiệu chung
Gọi HS đọc về tác giả – tác phẩm ở chú thích * SGK 
GV chốt ý. 
Hoạt động II: Đọc – Hiểu văn bản
GV đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn HS cách đọc từng đoạn:
Đoạn 1: Nhịp chậm, giọng thấp
 2: Nhịp nhanh hơn, giọng lên cao.
? Bài thơ kể lại câu chuyện gì?
(Bài thơ kể về một đêm không của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch)
? Bài thơ đề cập đến mấy lần anh đội viên thức giấc? Đó là những lần nào?
Gọi HS đọc từ đầu đến  mà đi”
+ Lần thứ nhất thức dậy anh đội viên thấy cảnh vật như thế nào?
+ Chi tiết nào thể hiện điều đó?
? Tìm chi tiết miêu tả hình ảnh Bác Hồ trong khung cảnh tĩnh mịch đó?
? Nhận xét gì về dáng vẻ của Bác?
? Bác còn làm gì cho các chiến sĩ trong đêm người không ngủ? Chi tiết đó thể hiẽn cử chỉ gì của Bác? Cử chỉ ấy nói lên tình cảm gì của Bác đối với bộ đội?
=> GV chốt ý.
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả : Minh Huệ (1927-2003), tên khai sinh là: Nguyễn Đức Thái, quê ở Nghệ An.
- Làm thơ từ kháng chiến chống thực dân Pháp.
2.Tác phẩm: 
Bài thơ được viết vào năm 1951 dựa trên sự kiện có thật trong chiến dịch Biên giới cuối 1950, Bác trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.
II. ĐỌC HIỂU- VĂN BẢN:
1.Đọc – Chú thích:
2.Tìm hiểu chi tiết bài thơ :
a/ Khi anh đội viên thức dậy lần thứ nhất 
àCảnh: Trời mưa lâm thâm 
 Lêu tranh xơ xác 
-> Cảnh lạnh lẽo, im lặng, tĩnh mịch.
à Hình ảnh Bác Hồ:
Bác: Vẫn ngồi, lặng yên, trầm ngâm .
-> Dáng vẻ đăm chiêu suy nghĩ .
-Đốt lửa cho anh nằm,đi dém chăn cho từng người ,đi nhón chân nhẹ nhàng .
-> Chăm sóc ân cần, chu đáo như cha mẹ chăm sóc em nhỏ .
 Tấm lòng yêu thương bộ đội của Bác .
Em hiểu gì về hình ảnh “Bóng Bác cao lồng lộng, ấm hơn ngọn lửa hồng" ?
? Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? ( so sánh )
? Chi tiết nào thể hiện tâm trạng lời nói của anh đội viên đối với Bác. Đó là tâm trạng gì?
? Thổn thức, bồn chồn, bề bộn nghĩa là gì? Những từ láy nhằm diễn tả tâm trạng gì?
? Tâm trạng nôn nao, thấp thỏm đó diễn tả tình cảm gì của anh đội viên đối với Bác Hồ kính yêu?
* Gọi HS đọc phần 2: " lần thứ ba  cùng Bác ". 
? Tìm chi tiết trong đoạn thơ thể hiện hình ảnh Bác Hồ?
Ngồi đinh ninh là ngồi như thế nào?
Bác tâm sự với anh đội viên điều gì về nguyên nhân Bác không ngủ? 
? Đoàn dân công phục vụ kháng chiến trong hoàn cảnh như thế nào? Nguyên nhân ấy cho ta thấy tâm trạng gì của bác lúc này?
? Tâm trạng ấy thể hiện tình cảm gì của Bác đối với nhân dân?
Lần thứ ba thức dậy anh đội viên đã có cử chỉ, lời nói gì với Bác.?
 Nằng nặc nghĩa là gì? 
Tác giả dùng biên pháp nghệ thuật gì diễn tả tấm lòng của anh đội viên khi mời Bác ngủ ?
? Nghệ thuật ấy giúp em hiểu tâm trạng gì của anh đội viên ?
 Tâm trạng đó cũng là tình cảm của anh đối với Bác. Theo em đó là tình cảm như thế nào?
? Hiểu được lòng Bác, tình cảm của Bác dành cho nhân dân cùng anh đội viên đã làm gì? Đọc khổ thơ cuối? Nội dung khái quát của khổ thơ là gì? 
? Em hiểu gì về khổ thơ này? 
? Từ điều khẳng định đó em hiểu gì về Bác Hồ kính yêu? 
Bài thơ được làm theo thể thơ gì ? 
Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ không ?
Tìm những từ láy trong bài và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc ?( Từ láy : trầm ngâm, lâm thâm,lồng lộng, bồn chồn, đinh ninh, phăng phắc,...)
Em hãy nêu ý nghĩa văn bản ?
Hoạt động III: Tổng kết
? Hãy phân tích cái hay của nhan đề bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” 
? Bài học này cần ghi nhớ những gì? 
(HS đọc to ghi nhớ SGK)
Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
-> Tình cảm yêu thương bao la mà Bác dành cho bộ đội. Nó có tác dụng sưởi ấm tấm lòng chiến sĩ. Tình cảm ấy đã bao trùm lên cả lán đóng quân 
à Anh đội viên:
Thổn thức, thầm thì anh hỏi nhỏ
Bồn chồn, lo Bác ốm 
Lòng anh cứ bề bộn 
-> những từ láy thể hiện sự nôn nao, thấp thỏm không yên, lo lắng cho sức khỏe của Bác.
 Thương yêu, kính trọng Bác 
b) Khi anh đội viên thức dậy lần thứ 3
*Hình ảnh Bác Hồ:
Bác vẩn ngồi đinh ninh 
Chòm râu im phăng phắc 
 Tập trung cao độ, bất động .
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công.
 Bác không lo gì cho riêng mình Bác lo cho nhân dân .
 Tình cảm của Bác đối với nhân dân thật sâu sắc, mênh mông .
* Anh đội viên:
Hốt hoảng giật mình
Vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Bác ơi! Mời bác ngủ 
-> Điệp ngữ thể hiện sự lo lắng cao độ .
Tình cảm của anh đội viên tăng tiến dần .
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác 
-> Tình cảm trào dâng vô bờ bến .
c) Cảm nghĩ của tác giả (khổ thơ cuối) 
Đêm nay Bác không ngủ 
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
-> Bác không ngủ vì lo cho nước, thương dân. Đó là lẽ thường tình luôn thường trực trong cuộc đời Bác, là lẽ sống của Bác, cả cuộc đời Người dành trọn cho Tổ quốc.
III. TỔNG KẾT: 
1. Nghệ thuật :
-Lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.
-Lựa chọn, sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên ,chân thành.
-Sử dụng từ láy tạo giấ trị gợi hình và biểu cảm, khác họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.
2. Ý nghĩa văn bản : Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu cảm phục của bộ đội, của nhân dân đối với Bác.
(ghi nhớ) 
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
HỨỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA VĂN
Học sinh học và xem lại tất cả kiên thức về phần Văn học ở đầu học kỳ II này. Nội dung kiểm tra gồm 2 phần : trắc nghiệm và tự luận. Chú ý nắm nội dung ,nghệ thuật của bài, học thuộc thơ.
 GV nhấn mạnh những nội dung cơ bản của bài học, yêu cầu HS học thuộc bài thơ. Lưu ý bài học rút ra từ bài thơ: tình yêu thương của Bác với đồng bào chiến sĩ.
-Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
-Học thuộc bài thơ.
-Thấy được sự kết hợp độc đáo , phù hợp giữa thể thơ năm chữ và lối kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm.
-Sưu tầm một số bài thơ nói lên tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu.
 -Chuẩn bị bài "Ẩn dụ ".
VII. RÚT KINH NGHIỆM
.
 ********************************************************
TIẾT 95 : Tiếng Việt: ẨN DỤ
 Ngày soạn:20/02/2012
 Ngày dạy : 23/02/2012 
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Hiểu được tác dụng của ẩn dụ.
- Biết vận dụng kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Tác dụng của phép ẩn dụ.
2. Kỹ năng:
a. Kỹ năng chuyên môn
- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
- Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và nói.
b. Kỹ năng sống
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng phép tu từ ẩn dụ phù hợp với thực tiễn giao tiếp
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ,ý tưởng , thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tu từ ẩn dụ
3.Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ , yêu thích môn học .
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Phân tích các tình huống mẫu để nhận ra phép tu từ ẩn dụ và giá trị tác dụng của việc sử dụng chúng
- Thực hành có hướng dẫn: viết câu, đoạn văn có sử dụng phép tu từ ẩn dụ theo những tình huống cụ thể.
- Động não: suy nghĩ, phân tích ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách sử dụng ẩn dụ
IV.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan 
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
V.PHƯƠNG PHÁP- Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, ...
VI.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ:
 2.Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nhân hóa là gì ? ví dụ.
Câu 2 : Có mấy kiểu nhân hóa , đó là những kiểu nào?
 Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
- nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới con vật, đồ vật, cây cối...trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.
Ví dụ : Núi cao chi lắm núi ơi........người thương
5đ
Câu 2
- Ba kiểu nhân hóa
+ Dùng Những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật 
+ Dùng những từ vốn chỉ tính chất hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật 
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
5 đ
 3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Bài học trước các em đã học phép tu từ nhân hoá. Bài học này ta tìm hiểu về phép tu từ ẩn dụ 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -- HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: TÌM HIỂU CHUNG
Ẩn dụ là gì?
HS đọc VD (SGK) Tìm hiểu nghĩa của cụm từ người Cha trong khổ thơ trên? Người Cha để chỉ ai? 
Giải thích vì sao có thể ví Bác Hồ với người cha?
Ví như vậy có tác dụng gì?
 Cách ví này giống và khác so sánh như thế nào?
-So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt .
 -Còn ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt .
HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động II : Các kiểu ẩn dụ
HS đọc VD
Tìm từ in đậm “thắp, “lửa hồng” dùng chỉ sự vật hiện tượng nào?
Vì sao có thể ví như vậy?
-thắp:hiện tượng bừng lên, chỉ sự nở hoa, lửa hồng: chỉ màu đỏ của hoa râm bụt.
Cách dùng từ trong cụm từ: “Nắng giòn tan” có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?
Quan sát VD mục I cho biết giữa người cha với Bác Hồ có sự tương đồng về vấn đề gì?
Qua VD trên em rút ra có mấy kiểu ẩn dụ? là những kiểu nào?
HS đọc to ghi nhớ
Hoạt động III: Luyện tập
GV hướng dẫn HS làm bài tập bằng các phiếu học tập 
So sánh đặc điểm tác dụng ba cách diễn đạt 
Đọc yêu cầu của bài tập 1 SGK. GV hướng dẫn HS thảo luận? Nhận xét , bổ sung? GV chốt HS ghi vở .
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 : Tìm ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây?
GV hướng dẫn HS thảo luận? Nhận xét , bổ sung? GV chốt ghi vở 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Ẩn dụ là gì?
a. Ví dụ (SGK)
b. Nhận xét
Người cha: Chỉ Bác Hồ
Ví Bác Hồ với nguời cha vì Bác với người cha có những phẩm chất giống nhau (tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo đối với con)
=> Cách gọi như trên làm cho câu thơ có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
* Ghi nhớ (SGK)
2. Các kiểu ẩn dụ:
VD1(SGK)
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Thắp = nở hoa => tương đồng về cách thức
Lửa hồng = đỏ thắm =>tương đồng về hình thức 
VD2: Nắng giòn tan: vừa cảm nhận vị giác vừa cảm nhận cảm giác.=> Chuyển đổi cảm giác
VD3: Người cha: Bác Hồ tương đồng về phẩm chất => Phẩm chất
*Ghi nhớ 2/69
II. LUYỆN TẬP: 
Bài 1: So sánh đặc điểm tác dụng ba cách diễn đạt sau:
Cách 1: Diễn đạt thông thường.
Cách 2: Sử dụng phép so sánh: Bác Hồ như người cha
Cách 3: Có sử dụng ẩn dụ người cha.
So sánh và ẩn dụ đều là phép tu từ giúp cho câu thơ có tính hình tượng, biểu cảm hơn nhưng ẩn dụ làm cho câu thơ mang tính hàm súc cao hơn
Bài 2: Tìm ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây?
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Ăn quả :chỉ người được thừa hưởng, mang ơn
Kẻ trồng cây: Chỉ người cống hiến, giúp đỡ, gây dựng
b) Mực – đen: chỉ sự tăm tối, xấu xa 
Đèn – sáng: chỉ sự tốt đẹp
c) Thuyền, bến Thuyền chỉ kẻ ra đi (người con trai)
	 Bến: chỉ người ở lại
d) Mặt trời trong lăng rất đỏ: (mặt trời thực đem sự sống cho nhân loại, mặt trời chỉ Bác Hồ đem lại độc lập tự do cho dân tộc
Bài 3: Các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là :
a) Chảy	b) Chảy	c) Mỏng	d) Ướt 
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
-Ẩn dụ là gì? Các kiểu ẩn dụ ?-Nhớ khái niệm ẩn dụ.-Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng ẩn dụ.
-Chuẩn bị bài : "Luyện nói về văn miêu tả ." 
VII. RÚT KINH NGHIỆM
.
 ********************************************************
Tiết 96 : Tập làm văn Ngày soạn:20/02/2012
 Ngày dạy :23/02/2012 
LUYỆN NÓI VĂN MIÊU TẢ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Củng cố phương pháp làm bài văn tả người: lập dàn ý, dựa vào dàn ý để phát triển thành bài nói.
- Rèn kĩ năng nói theo dàn bài.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Phương pháp làm một bài văn tả người.
- Cách trình bày miệng một đoạn (bài) văn miêu tả: nói dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
- Làm quen với việc trình bày miệng trước tập thể: nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm.
- Trình bày trước tập thể bài văn miêu tả một cách tự tin.
 3.Thái độ: Ý thức tự diễn đạt, rèn luyện văn nói miêu tả .
III. PHƯƠNG PHÁP Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, ...
IV.CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Soạn và tìm tài liệu liên quan .
 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. 
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ: Ở phương pháp làm văn tả người, tả cảnh em cần ghi nhớ những gì? 
 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Để giúp các em có kỹ năng diễn đạt lưu loát, mạch lạc , chúng ta tiến hành tiết luyện nói.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC 
Hoạt động I: Yêu cầu giờ luyện nói
Yêu cầu của giờ tập nói? 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà 
Hoạt động II : Thực hành
Gvgiao nhiệm vụ cho HS: chia nhóm : 3 nhóm làm 3 bài..Chuẩn bị trong 10 phút.
HS trao đổi với nhau về nội dung và hướng giải quyết.
Đại diện nhóm trình bày kết quả đã tìm hiểu và chuẩn bị.
GV cho HS nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét bổ xung.
-Tả cảnh “Buổi học cuối cùng” tr 71 .
Quan sát đoạn văn, tìm những chi tiết liên quan đến buổi học? 
Theo em, thầy Ha Men là người như thế nào ?
HS tả lại thầy giáo Ha Men .
GV hướng dẫn cho HS lập dàn ý .
I.LÝ THUYẾT
1. Nội dung 
Vận dụng lý thuyết văn tả cảnh , tả người hợp lý vào bài nói (SBT, SGK/71)
2. Kỹ năng: Nói rõ ràng, mạch lạc, kưu loát, vận dụng tốt các kiến thức về văn tả cảnh, tả người, thái độ bình tĩnh, tự tin, nghiêm túc.
II. THỰC HÀNH
Bài 1: Tả " Buổi học cuối cùng " :
Giờ học gì? Thầy Ha-men làm gì ?HS của thầy làm gì?
Không khí lớp học lúc ấy ? 
 Âm thanh , tiếng động nào đáng chú ý ?
Bài 2: Tả lại chân dung thầy giáo Hamen :
Trang phục 	
Giọng nói , lời nói , hành động?
Cách ứng xử đặc biệt của thầy khi Phrăng đến muộn ?
Tóm lại thầy là người như thế nào ?
Cảm xúc của em về thầy ? 
Bài 3: Nhận ngày nhà giáo Việt Nam 20/ 11 em theo mẹ đến chúc mừng thầy cô giáo cũ của mẹ nay đã về hưu. Hãy tả lại hình ảnh thầy, cô trong 1 lần gặp gỡ ấy.
 *MB: Giới thiệu lý do, khái quát hình ảnh người thầy trong trí tưởng tượng .
*TB: Tả cụ thể phút gặp gỡ ban đầu .
Hình ảnh người thầy trong thực tế, khuôn mặt, dáng vóc, mái tóc, lời nói, cử chỉ, hành động, thái độ.
Trò chuyện với học trò cũ .
*KB: Cảm nghĩ của em .
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
 - Nhận xét: Sự chuẩn bị trong tiết học 
 -Tìm văn bản miêu tả khác đã được học, gạch chân các ý chính và miêu tả bằng lời.
 - Chuẩn bị bài : Kiểm tra văn.
VII. RÚT KINH NGHIỆM
.
 ********************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA VAN 6 TUAN 25 MOI NHAT.doc