I. YÊU CẦU :
Hiểu nội dung, ý nghĩa một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện. Kể được truyện.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan .
- HS : Trả lời trước theo câu hỏi SGK .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Tuần : 03 Ngày soạn : 12 / 9 / 2005 SƠN TINH THUỶ TINH (Truyền thuyết) Văn bản Tiết : 9 Ngày dạy : 19 /9 / 2005 I. YÊU CẦU : Hiểu nội dung, ý nghĩa một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện. Kể được truyện. II. CHUẨN BỊ : - GV : Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan . - HS : Trả lời trước theo câu hỏi SGK . III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Nội dung hoạt động Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh + Hoạt động 1 : Khởi động. (5 phút) - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. - Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số. Hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa về hình tượng Thánh Gióng qua truyền thuyết Thánh Gióng? - GV giới thiệu về hiện tượng lũ lụt hằng năm ở sông Hồng nước ta -> dẫn vào bài -> ghi tựa. - Báo cáo sỉ số. - Trả lời cá nhân. - Nghe, ghi tựa. + Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản. (28 phút) * Đọc, tìm hiểu chú thích. I. Tìm hiểu bố cục văn bản: 3 đoạn: - Vua Hùng kén rễ. - Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. - Sự trả thù của Thuỷ Tinh. * Hướng dẫn tìm hiểu nội dung: II. Tìm hiểu nội dung văn bản: 1. Nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: - Sơn Tinh: vẫy tay: mọc cồn bãi, núi đồi, làm phép bốc từng quả đồi ngăn lũ lụt. - Thuỷ Tinh: hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, lũ lụt. -> Cả hai đều có tài cao phép lạ. 2. Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật chính. - Sơn Tinh: sức mạnh chế ngự thiên tai lũ lụt của nhân dân. - Thuỷ Tinh: sự tàn phá của thiên tai, lũ lụt. 3. Ý nghĩa truyện: - Giải thích hiện tượng lũ lụt. - Thể hiện ước mong của người xưa: muốn chế ngự thiên tai lũ lụt. - Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. - Yêu cầu HS đọc diễn cảm, diễn đạt đúng lời người dẫn truyện lời nhân vật. - GV đọc mẫu một đoạn -> gọi 2 HS đọc tiếp. - Gọi một số HS nhận xét cách đọc. - Yêu cầu HS đọc chú thích SGK. - Lưu ý HS các chú thích (1), (3), (4). Hỏi : Truyện có thể chia mấy đoạn? Nêu ý chính mỗi đoạn. -GV nhận xét, ghi bảng. Hỏi: Tranh SGK minh hoạ nội dung nào? Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam? Hỏi: Nhân vật chính trong truyện là ai? Tại sao em biết? - GV định hướng cho HS về sự việc và nhân vật trong tự sự ở tiết sau. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2. Hỏi: Nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo như thế nào? Em nhận xét gì về tài năng của hai vị thần? - GV giảng: tài năng của hai vị thần được xây dựng trên trí tưởng tượng của con người -> nghệ thuật truyện. Rõ ràng họ ngang sức ngang tài. Hỏi: Em suy nghĩ thế nào về sính lễ vua ban? Yêu cầu HS thảo luận và nhận xét câu trả lời HS. - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2. Hỏi: Trong cuộc giao tranh giữa hai vị thần, ai là người chiến thắng? Nếu Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh thì hậu quả sẽ như thế nào? - Nhận xét câu trả lời của HS. Hỏi: Vậy Sơn Tinh Thuỷ Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào? - GV nhận xét và ghi bảng. Hỏi: theo em, thực tế hiện tượng lũ lụt là do đâu? (Lồng bài tập 2 vào) - Yêu cầu HS thảo luận tìm ý nghĩa truyện. Gợi ý: + Giải thích hiện tượng gì? + Phản ánh ước mơ gì của con người? Ca ngợi điều gì? - Nghe. - Nghe, đọc -> lớp nhận xét. - Đọc thầm (cả lớp) -HS trả lời cá nhân: 3 đoạn. -Cá nhân phát hiện tranh minh hoạ cho nội dung 2 -> truyện ngắn với công cuộc trị thuỷ thời các vua Hùng. - Cá nhân phát hiện: ST, TT và lí giải. - Nghe. - Đọc thầm SGK. -> cá nhân phát hiện chi tiết kì ảo. - Suy nghĩ, so sánh trả lời cá nhân: cả 2 đều có tài. - Nghe. -Thảo luận (tổ). -> trả lời: ngầm chọn Sơn Tinh. - HS đọc thầm. - HS trả lời cá nhân. - HS thảo luận -> rút ra ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật. - Suy nghĩ, trả lời, do con người chặt phá rừng -> chủ trương của Đảng, nhà nước là đúng đắn, cần thiết. - Thảo luận -> rút ra ý nghĩa truyện. + Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện ghi nhớ.. (7 phút) III. Tổng kết. Ghi nhớ SGK trang 34. Hỏi: Hãy khái quát lại giá trị, nội dung và nghệ thuật của truyện. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Cho HS xem tranh về sự tàn phá của lũ. - Trả lời ghi nhớ SGK. - Đọc ghi nhớ. - Xem tranh -> thấy tác hại của lũ. + Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. ( 5 phút) -Củng cố: Bài tập 1. Kể sáng tạo truyện. Bài tập 2: (lồng vào bài học) Bài tập 3: Truyện thời đại vua Hùng: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Bánh chưng, bánh giầy, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. - Dặn dò: - Yêu cầu HS kể lại truyện một cách sáng tạo, diễn cảm. - GV nhận xét. - GV nêu yêu cầu bài tập 3 -> gọi HS trả lời. -Yêu cầu HS: + Thuộc ghi nhớ, kể được truyện. + Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4 SBT/15. + Chuẩn bị: Nghĩa của từ. + Trả bài: Từ mượn. - Kể diễn cảm, sáng tạo cá nhân. - HS trả lời cá nhân. - Thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
Tài liệu đính kèm: