I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Khái niệm nghĩa của từ.
- Cách giải thích nghĩa của từ.
2.Kĩ năng:
- Giải thích nghĩa của từ
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết.
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
3. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng nghĩa, không sử dụng từ khi không hiểu nghĩa.
II.Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp, bình giảng
III. Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án
- HS: Xem trước bài mới
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : Hôm trước các em đã được biết khái niệm và cấu tạo của từ. Bài học hôm nay giúp các em nắm về nghĩa của từ và cách xác định nghĩa của từ.
Tiến trình tổ chức các hoạt động Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: HS đọc 3 chú thích của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh và nhận xét mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phân? Đó là những bộ phận nào? (2 bộ phận: từ và nghĩa của từ)
- Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ? (phần sau dấu hai chấm)
- Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình? (phần nội dung)
(* GV: Nội dung là cái chứa đựng trong hình thức của từ. Nội dung là cái có từ lâu đời)
- Từ mô hình ấy em hiểu thế nào là nghĩa của từ? (Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hiện tượng, tính chất ) mà từ biểu thị.
* Hoạt động 2: Trong mỗi chú thích trên nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào ?
- Hai từ “tập quán, thói quen” có thay thế cho nhau được không? Vì sao? (Không. Vì “tập quán” mang nghĩa rộng, còn “thói quen” mang nghĩa hẹp ® “tập quán” được giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị.
- Ba từ “lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm” có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? (thay thế cho nhau được vì nội dung thông báo và sắc thái nghĩa không đổi)
- Vậy 3 từ đó là loại từ gì? (từ đồng nghĩa)
- Phần chú thích từ “lẫm liệt” giải thích nghĩa bằng từ nào? (từ đồng nghĩa)
- Từ “hèn nhát và dũng cảm” là hai từ đồng nghĩa hay trái nghĩa? (trái nghĩa)
- HS đọc ghi nhớ SGK (những cách giải nghĩa của từ)
Tiết 2 . Ngày dạy 9/9/2011
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS thảo luận bài 2, 3, 4 ® GV kết luận ?
Bài tập 2:
a. Học tập: ?
b. Học lỏm : ?
c. Học hỏi : ?
d. Học hành : ?
Bài tập 3:
Bài tập 4: - Giếng : ?
-Rung rinh :?
-Hèn nhát : ?
*Lồng ghép giáo dục du lịch : Lồng ghép 1 số từ chuyên dùng của ngành du lịch và yêu cầu các em giải thích nghĩ của các từ đó. Vd : đi tour, tham quan, du lịch. I. Nghĩa của từ:
1 ) Bài tập : SGK
2 ) Nhận xét : Tập quán: Phần từ ® Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống được mọi người làm theo là phần nghĩa.
® Hình thức: Từ.
® Nội dung: Nghĩa.
3)Kết luận: *Ghi nhớ 1: Xem SGK.
II. Cách giải thích nghĩa của từ.
Ví dụ 1: - Người Việt có tập quán ăn trầu.
- Bạn Nam có thói quen đi học sớm.
® Giải thích bằng khái niệm.
Ví dụ 2: - Tư thế lẫm liệt của người anh hùng.
- Tư thế hùng dũng của người anh hùng.
® Giải thích bằng những từ đồng nghĩa.
Ví dụ 3: “Hèn nhát”: Không dũng cảm.
® Giải thích bằng từ trái nghĩa.
3)Kết luận: *Ghi nhớ 2: Xem SGK.
III. Luyện tập:
Bài tập 2:
a. Học tập: Học, làm vàø rèn luyện theo kiến thức đã học.
b. Học lỏm : nghe hoặc thấy người khác làm rồi làm theo.
c. Học hỏi : Tìm tòi,hỏi han để học tập.
d. Học hành : ( xem học tập)
Bài tập 3: a. Trung bình ; b. Trung gian ; c.Trung niên.
Bài tập 4: - Giếng : Hố đào sâu xuống đất để lấy nước.
-Rung rinh :chuyển động qua lại nhẹ nhàng.
-Hèn nhát : Thiếu can đản.
Ngày soạn: 3- 9- 2011 Ngày dạy: 6 – 9- 2011 Tuần 3 Tiết 9. Phần văn Văn bản: SƠN TINH, THỦY TINH (Truyền thuyết ) I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong truyền thuyết. - Những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. Kể lại được truyện. - Nắm bắt các sự kiện chính và xác định ý nghĩa của truyện. 3.Thái độ:Có ý thức phòng chống thiên tai lũ lụt bảo vệ đời sống nhân dân. Có tinh thần tượng trợ lẫn nhau khi thiên tai xảy ra. II.Phương pháp dạy học: - Vấn đáp, bình giảng III. Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án - HS: Xem trước bài mới IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ :Truyện Thánh Gióng thể hiện ý nghĩa gì? Tại sao hội thi thể thao ở trường phổ thông được gọi là Hội khỏe Phù Đổng? 3. Bài mới: .Giới thiệu: “Núi cao sông hãy còn dài Năm năm báo oán đời đời đánh ghen” - Ca dao- Tại sao lại có câu ca dao như vậy, bởi nó gắn liền với truyền thuyết kể về 2 vị thần Sơn Tinh, Thủy Tinh. Vậy truyền thuyết đó kể gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh để hiểu rõ vấn đề mà câu ca dao đề cập. Tiến trình tổ chức các hoạt động Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc theo 3 đoạn Þ GV nhận xét, góp ý về cách đọc của HS. Giải thích từ khó SGK? * Hoạt động 2: * Văn bản có thể chia làm mấy đoạn? - Chia làm 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu ® mỗi thứ 1 đôi. + Đoạn 2: Tiếp ® rút quân. + Đoạn 3: còn lại. * Hoạt động 3: * GV hướng dẫn HS thảo luận để tìm hiểu văn bản. - Câu chuyện có bao nhiêu nhân vật? Nhân vật nào là chính? Vì sao? Vì sao tên của 2 vị thần trở thành tên truyện? Hình dáng bên ngoài của 2 vị thần có gì khác thường? Điều đó nói lên cái gì? (Truyện có 5 nhân vật; Trong đó nhân vật ST, TT là chính vì được miêu tả kĩ về tài năng, hành động và trở thành tên truyện) - Vì sao có sự xuất hiện của 2 vị thần? (Do vua Hùng kén rể) - Điều kiện vua Hùng kén rể đưa ra là gì? (Sính lễ mang tới sớm) - Những thứ sính lễ vua yêu cầu có lợi cho Sơn Tinh hơn? Em hãy giải thích ý nghĩa của chi tiết đó? (Vì Sơn Tinh mang biểu tượng của sự chiến thắng lũ lụt mà người dân muốn gửi gấm) - Từ việc thắng cuộc của Sơn Tinh đã dẫn tới sự việc gì? (Cuộc chiến đấu của hai vị thần) * Cho HS đọc đoạn “Thủy Tinh đến sau rút quân về”. Vì sao Thủy Tinh chủ động dâng nước đánh Sơn Tinh ? Cảnh đánh nhau của hai vị thần đó gợi cho em nghĩ tới hiện tuợng tự nhiên nào xảy ra hàng năm ? (T.Tinh mang sính lễ đến sau không lấy được Mị Nương. Vì tức giận và ghen tức nên T.Tinh hô mưa, gọi gió đánh S.Tinh. Sự chiến đấu đó là sự kì ảo cảnh lũ lụt vẫn thường xảy ra ở vùng đồng bằng sông Hồng) - Sơn Tinh đã đối phó như thế nào? Kết quả ra sao? Chi tiết nào thể hiện sự chiến thắng của Sơn Tinh? (Sơn Tinh chống cự quyết liệt, càng đánh càng mạnh dẫn đến Thủy Tinh phải nao núng và kiệt sức đành rút quân. Chi tiết “nước dâng cao lên bao nhiêu, đồi núi cũng dâng cao bấy nhiêu” ® Thể hiện cuộc chiến đấu gay go quyết liệt và ý chí chiến thắng của Sơn Tinh nói riêng, quyết tâm của nhân dân nói chung). * HS đọc đoạn cuối của truyện: - Câu chuyện kết thúc đã phản ánh sự thật gì? Về nghệ thuật nó gợi cho em cảm xúc như thế nào? (Cách giải thích độc đáo về hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm có chu kì và thể hiện sự bền bỉ, kiên cường chống lũ lụt để bảo vệ cuộc sống của nhân dân.) * Hoạt động 3: Câu chuyện đã mang lại ý nghĩa gì thông qua các chi tiết tưởng tượng, kì ảo và cảnh đánh nhau đầy hấp dẫn? ® GV chốt lại vấn đề băng ghi nhớ SGK/ trang 34. * Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luỵên tập bằng cách trả lời, trao đổi về 2 câu hỏi 1, 2 trang 34. I. Tìm hiểu chung: 1. Đọc,Kể tóm tắt văn bản 2. Tìm hiểu chú thích: SGK. 3. Bố cục: 3 đoạn Đ1: Vua Hùng kén rể Đ2:Cuộc giao tranh giữa hai thần. Đ3: Sự trả thù hằng năm của Thuỷ Tinh. II. Tìm hiểu văn bản: 1) Vua Hùng kén rể: - Hai vị thần đến cầu hôn ® Thi tài đem sính lễ. - Sơn Tinh thắng cuộc rước Mị Nương về núi. 2) Cuộc chiến đấu giữa 2 vị thần: - Sơn Tinh: Thần núi. - Thủy Tinh: Thần nước. ® Cuộc chiến đấu giữ dội giữa lũ lụt, thiên tai và nhân dân. 3) Kết thúc: - Hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm và chiến thắng của người dân 4. Ý nghĩa truyện: - Giải thích độc đáo về hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ỏ nước ta và thể hiện sự bền bỉ, kiên cường chống lũ lụt để bảo vệ cuộc sống của nhân dân. III. Tổng kết: Xem ghi nhớ SGK/34 IV. Luyện tập. 4. Củng cố: Câu truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh ước mơ gì của nhân dân ta? 5. Dặn dò: Tập kể lại truyện có tính hấp dẫn, sáng tạo. Học thuộc bài- phần ghi nhớ Chuẩn bị: “Nghĩa của từ”. Xem trước phần luyện tập RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 3- 9- 2011 Ngày dạy: 6 – 9- 2011 Tuần 3 Tiết 10+ 11 Phần Tiếng Việt: NGHĨA CỦA TỪ I. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: - Khái niệm nghĩa của từ. - Cách giải thích nghĩa của từ. 2.Kĩ năng: - Giải thích nghĩa của từ - Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết. - Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ. 3. Thái độ: Có ý thức dùng từ đúng nghĩa, không sử dụng từ khi không hiểu nghĩa. II.Phương pháp dạy học: - Vấn đáp, bình giảng III. Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án - HS: Xem trước bài mới IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Hôm trước các em đã được biết khái niệm và cấu tạo của từ. Bài học hôm nay giúp các em nắm về nghĩa của từ và cách xác định nghĩa của từ. Tiến trình tổ chức các hoạt động Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: HS đọc 3 chú thích của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh và nhận xét mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phân? Đó là những bộ phận nào? (2 bộ phận: từ và nghĩa của từ) - Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ? (phần sau dấu hai chấm) - Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình? (phần nội dung) (* GV: Nội dung là cái chứa đựng trong hình thức của từ. Nội dung là cái có từ lâu đời) - Từ mô hình ấy em hiểu thế nào là nghĩa của từ? (Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hiện tượng, tính chất ) mà từ biểu thị. * Hoạt động 2: Trong mỗi chú thích trên nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào ? - Hai từ “tập quán, thói quen” có thay thế cho nhau được không? Vì sao? (Không. Vì “tập quán” mang nghĩa rộng, còn “thói quen” mang nghĩa hẹp ® “tập quán” được giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị. - Ba từ “lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm” có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao? (thay thế cho nhau được vì nội dung thông báo và sắc thái nghĩa không đổi) - Vậy 3 từ đó là loại từ gì? (từ đồng nghĩa) - Phần chú thích từ “lẫm liệt” giải thích nghĩa bằng từ nào? (từ đồng nghĩa) - Từ “hèn nhát và dũng cảm” là hai từ đồng nghĩa hay trái nghĩa? (trái nghĩa) - HS đọc ghi nhớ SGK (những cách giải nghĩa của từ) Tiết 2 . Ngày dạy 9/9/2011 * Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS thảo luận bài 2, 3, 4 ® GV kết luận ? Bài tập 2: a. Học tập: ? b. Học lỏm : ? c. Học hỏi : ? d. Học hành : ? Bài tập 3: Bài tập 4: - Giếng : ? -Rung rinh :? -Hèn nhát : ? *Lồng ghép giáo dục du lịch : Lồng ghép 1 số từ chuyên dùng của ngành du lịch và yêu cầu các em giải thích nghĩ của các từ đó. Vd : đi tour, tham quan, du lịch... I. Nghĩa của từ: 1 ) Bài tập : SGK 2 ) Nhận xét : Tập quán: Phần từ ® Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống được mọi người làm theo là phần nghĩa. ® Hình thức: Từ. ® Nội dung: Nghĩa. 3)Kết luận: *Ghi nhớ 1: Xem SGK. II. Cách giải thích nghĩa của từ. Ví dụ 1: - Người Việt có tập quán ăn trầu. - Bạn Nam có thói quen đi học sớm. ® Giải thích bằng khái niệm. Ví dụ 2: - Tư thế lẫm liệt của người anh hùng. - Tư thế hùng dũng của người anh hùng. ® Giải thích bằng những từ đồng nghĩa. Ví dụ 3: “Hèn nhát”: Không dũng cảm. ® Giải thích bằng từ trái nghĩa. 3)Kết luận: *Ghi nhớ 2: Xem SGK. III. Luyện tập: Bài tập 2: a. Học tập: Học, làm vàø rèn luyện theo kiến thức đã học. b. Học lỏm : nghe hoặc thấy người khác làm rồi làm theo. c. Học hỏi : Tìm tòi,hỏi han để học tập. d. Học hành : ( xem học tập) Bài tập 3: a. Trung bình ; b. Trung gian ; c.Trung niên. Bài tập 4: - Giếng : Hố đào sâu xuống đất để lấy nước. -Rung rinh :chuyển động qua lại nhẹ nhàng. -Hèn nhát : Thiếu can đản. 4. Củng cố: - Thế nào là nghĩa của từ? Nêu cách giải nghĩa của từ? 5. Dặn dò: - Học bài - Làm bài tập phần luyện tập. - Chuẩn bị: “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”. - Đọc trước bài ở nhà, xem qua phần luyện tập. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 3- 9- 2011 Ngày dạy: 6 – 9- 2011 Tuần 3 Tiết 12 Phần Tập làm văn: SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức: - Hiểu được vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự. - Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng - Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự. - Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể. 3. Thái độ: Tập trung khi đọc hoặc tạo lập văn bản để xác định đúng sự kiên, nhân vật. II.Phương pháp dạy học: - Vấn đáp, bình giảng III. Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu bài, soạn giáo án - HS: Xem trước bài mới IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là văn tự sự? 3. Bài mới : .Giới thiệu: Tiết học trước các em đã học giúp các em hiểu được từ là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa – Vậy nghĩa của từ là gì? Có những cách giải thích nghĩa của từ thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Tiến trình tổ chức các hoạt động Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1: GV cho HS đọc bảng sự việc được ghi trên bảng (thảo luận). - Em hãy chỉ ra những sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong số 7 sự việc được ghi trên bảng? (Khởi đầu (1); Phát triển (2, 3, 4); Cao trào (5, 6); Kết thúc (7). - Các sự việc đó có mối quan hệ nhân qủa với nhau như thế nào? (Cái trước ® Cái sau. Vd: Vua Hùng kén rể mới có sự xuất hiện của 2 vị thần) - Có thể đổi sự việc (4) lên trước sự việc (1) được không? Vì sao? (không, vì như vậy sẽ không đúng trình tự diễn biến của sự việc để thể hiện ý nghĩa là sự chiến thắng của Sơn Tinh) - Nếu kể một câu chuyện mà chỉ có 7 sự việc như thế chuyện có hấp dẫn không? Vì sao? (Vì sẽ làm cho truyện trừu tượng, khô khan) - Vậy truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh các sự việc xảy ra là do ai làm? (nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng) + Việc xảy ra ở đâu? (thành Phong Châu) + Việc xảy ra lúc nào? (thời vua Hùng thứ 18) + Việc diễn biến như thế nào? (Các sự việc đã nói trên) + Việc xảy ra do đâu? (vua Hùng kén rể) + Việc kết thúc thế nào? (Thủy Tinh thua và hàng năm dâng nước đánh Sơn Tinh) - GV: Truyện hấp dẫn, thú vị hay không là do 6 yếu tố trên tạo nên. - Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? (Con người có thể chiến thắng được thiên tai, lũ lụt) - Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? (không, vì như vậy con người bị thất bại trước thiên tai) - Có thể bỏ câu “Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước ” được không? Vì sao? (không, vì hiện tượng này xảy ra hàng năm ở nước ta) ® HS đọc ghi nhớ 1/ SGK. * Củng cố: Thế nào là sự việc trong văn bản tự sự? Hoạt động 2: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có những nhân vật nào? Nhân vật nào được nhắc đến nhiều lần? Nhân vật nào tạo ra nhiều hành động? (Sơn Tinh, Thủy Tinh ® nhân vật chính) - Nếu cho rằng Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính, ta bỏ nhân vật vua Hùng đi được không? Vì sao? (Không. Nếu bỏ nhân vật vua Hùng truyện sẽ không có chi tiết khởi đầu để các sự vịêc sau diễn ra) - Nhân vật trong văn tự sự được giới thiệu bằng cách nào? (gọi tên, nêu lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm ) Þ Cho HS đọc ghi nhớ SGK? * Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS làm bài tập số 1. - Vua Hùng kén rể, mời các lạc hầu bàn bạc, gả Mị Nương cho Sơn Tinh.-> Mị Nương: Theo Sơn Tinh về núi.-> Sơn Tinh: Đến cầu hôn, đem sính lễ đến trước, rước Mị Nương về núi, đánh nhau với Thủy Tinh. - Thủy Tinh: Đến cầu hôn, đem sính lễ đến sau, đem quân đuổi theo định cướp Mị Nương, hàng năm đánh nhau với Sơn Tinh. - Vai trò và ý nghĩa của các nhân vật. + Vua Hùng, Mị Nương: Nhân vật phụ, là yếu tố của sản sinh sự việc. + Sơn Tinh, Thủy Tinh: 2 nhân vật chính thể hiện vấn đề lũ lụt -> Việc chống và thắng lợi trước thiên nhiên của nhân dân qua nhân vât Sơn Tinh. I. Sự việc trong văn bản tự sự. 1.)Bài tập: Văn bản: Sơn Tinh, Thủy Tinh. 2.)Nhận xét: Sự việc: 1. Vua Hùng kén rể. 2. Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn. 3. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể. 4.Sơn Tinh đến trước được vợ. 5. Thủy Tinh đến sau tức giận dâng nước đáng Sơn Tinh. 6. Hai bên giao chiến, Thủy Tinh thua ® rút quân. 7. Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua. ® Sự việc khởi đầu, phát triển, cao trào và kết thúc. * Yếu tố xây dựng sự việc: - Ai làm (nhân vật là ai?) - Việc xảy ra ở đâu? (địa điểm) - Việc xảy ra lúc nào? (thời gian) - Việc diễn biến như thế nào? (quá trình) - Việc xảy ra do đâu? (nguyên nhân) - Việc kết thúc thế nào? (kết quả) Þ Sự việc phải có thời gian, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. 3) Kết luận: *Ghi nhớ 1: xem SGK II. Nhân vật trong văn tự sự : 1) Bài tập: SGK 2) Nhận xét: - Nhân vật chính. - Nhân vật phụ. - Gọi tên, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm.. 3) Kết luận: *Ghi nhớ 2 : xem SGK III. Luyện tập: Bài tập 1: - Vua Hùng - Mị Nương: - Thủy Tinh: - Sơn Tinh: 4. Củng cố: Đơn vị tạo từ Tiếng Việt là gì? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Các yếu tố xây dựng sự việc và nhân vật trong văn tự sự? 5. Dặn dò: Học thuộc bài. Làm bài tập 1, 2 SGK/39. Chuẩn bị: “Sự tích Hồ Gươm”. Đọc trước văn bản Xem phần chú thích Xem thế nào là sự tích Soan câu hỏi trong sgk. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: