Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 88: Phương pháp cả cảnh - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 88: Phương pháp cả cảnh - Năm học 2006-2007

Kết quả cần đạt:

1. Cách tả cảnh, hình thức, bố cục của một bài văn miêu tả.

2. Kỹ năng quan sát, lựa chọn chi tiết, hình ảnh để tả, để trình bày bố cục.

3. Tích hợp với phần văn bài Vượt thác, với TiếngViệt bài Biện pháp so sánh và nhân hoá.

Tiến trình thực hiện các bước lên lớp:

Hoạt động 1: Dẫn vào bài:

Chúng ta sống cùng thiên nhiên, sống giữa thiên nhiê. Nhưng làm thế nào đẻ những vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú có thể hiện diện một cách sống động trên trang văn, dưới ngòi bút của chính mình.? Bài học hôm nay.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 88: Phương pháp cả cảnh - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 88 - Tập làm văn.
Phương pháp tả cảnh.
Kết quả cần đạt:
1. Cách tả cảnh, hình thức, bố cục của một bài văn miêu tả.
2. Kỹ năng quan sát, lựa chọn chi tiết, hình ảnh để tả, để trình bày bố cục.
3. Tích hợp với phần văn bài Vượt thác, với TiếngViệt bài Biện pháp so sánh và nhân hoá.
Tiến trình thực hiện các bước lên lớp:
Hoạt động 1: Dẫn vào bài:
Chúng ta sống cùng thiên nhiên, sống giữa thiên nhiê. Nhưng làm thế nào đẻ những vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú có thể hiện diện một cách sống động trên trang văn, dưới ngòi bút của chính mình.? Bài học hôm nay...
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu phương pháp viết văn tả cảnh.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV giao việc: ba nhóm đọc kỹ đoạn văn tả cảnh trong SGK trang 45 -46, trả lời các câu hỏi:
* Đoạn văn a tả cảnh gì? Qua cảnh được tả chúng ta có thể xem đây là đoạn văn tả cảnh thiên nhiên được hay không? Tại sao?
* Cảnh trong đoạn avưn b dượ rút từ văn bản nào? tả cảnh gì?
* Cảnh vật được tả theo trình tự như thế nào? Vị trí của người quan sát có phù hợp với trình tự cảnh được tả hay không?
* Đoạn a:
- Tả cảnh người đang chóng thuyền, vượt thác.
- Qua hình ảnh dượng Hương Thư, người đọc có thể hình dung được phần nào cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Đó là bởi người vươt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: Hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn... > nhờ tả ngoại hình và các động tác.
* Đoạn b:
- Tả cảnh một vùng sông nước Cà Mau - Năm Căn.
- Theo trình tự:
+ Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ.
+ Từ gần đến xa.
=> Trình tự tả như vậy rất hợp lý bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái đập vào mắt trước tiên phải là cảnh dòng sông, nước chảy, rồi mới tả tới cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu tả ngược đi thì người tả lại phải có vị trí khác.
* cảnh trong đoạn văn này là cảnh nào?
* Câu mở đoạn có nội dung gì?
* Câu thân đoạn tả những đặc điểm như thế nào?
* câu cuối cùng của đoạn tả cảnh gì?
* Trình tự tả như vậy có hợp lý không? Tại sao?
* Dàn ý của đoạn văn c.
- Mở đoạn: 3 câu đầu: Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, màu sắc của luỹ tre làng.
- Thân đoạn: tả kỹ ba vòng luỹ tre.
- Kết đoạn: tả măng tre dưới gốc và nêu lên cảm nghĩ...
* Nhận xét trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (theo trình tự không gian). 
Cách tả như vậy cũng rất hợp lý bởi cái nhìn của người tả là hướng từ ngoài vào.
* Vậy, từ việc tìm hiểu các ví dụ, chúng ta có thể nắm được cách thức tả cảnh như thế nào?
GV nhấn mạnh:
* Trình tự các bước khi tả:
- Nắm vững mục đích tả
- Lựa chọn các chi tiết.
- Lựa chọn trình tự hợp lý.
* bố cục: ba phần.
HS phát biểu nhận xét.
Đọc ghi nhớ SGK t47.
Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập: Nếu tả cảnh lớp học trong giờ làm bài tập làm văn, em sẽ chọn tả những gì?
GV chia nhóm cho các em làm bài sau đó kiểm tra tại nhóm. Chọn gọi một số học sinh trình bày. Gv cho tập thể nhận xét, đánhgiá.
- Chủ yếu lưu ý các em về cách lựa chọn chi tiết, cách sắp xếp các chi tiết theo trình tự hợp lý: có thể kết hộ cả hai trình tự: thời gian và không gian.
- Khi làm bài cần biết kết hợp cảm xúc và suy nghĩ.
2. Bài tập 2: Cách làm tương tự. GV hướng dẫn về nhà.
3. Hs đọc văn bản biển đẹp.
Rút ra bố cục.
- Nhận xét: các em thấy được người viết không tả theo trình tự thời gian hay không gian mà theo mạch cảm xúc và theo hướng nhìn...
Hoạt động 4: Dặn dò:
1. Đọc kỹ mục đọc thêm.
2. Chuẩn bị dàn ý, cả 4 đề bài.
3. Chọn một đề viết hoàn chỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docta canh.doc