CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần Tiếng Việt)
RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ
1. Mục tiêu: Giúp HS:
1.1. Kiến thức:
- Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương
1.2. Kĩ năng:
- Phát hiện và sửa 1 số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
1.3. Thái độ:
Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua việc sử dụng ( nói – viết đúng chính tả).
2. Trọng tâm:
Kiến thức:
Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương
Kĩ năng:
Phát hiện và sửa 1 số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D.
3.2 Học sinh: Bảng nhóm.
4. Tiến trình :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số.
4.2.Kiểm tra miệng: (Không thực hiện)
Tiết 87 Tuần 23 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần Tiếng Việt) RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ 1. Mục tiêu: Giúp HS: 1.1. Kiến thức: - Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương 1.2. Kĩ năng: - Phát hiện và sửa 1 số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương 1.3. Thái độ: Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua việc sử dụng ( nói – viết đúng chính tả). 2. Trọng tâm: Kiến thức: Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương Kĩ năng: Phát hiện và sửa 1 số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương 3. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: Đồ dùng + Phiếu A, B, C, D. 3.2 Học sinh: Bảng nhóm. 4. Tiến trình : 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số. 4.2.Kiểm tra miệng: (Không thực hiện) 4.3 Giảng bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Vào bài: Do đặc điểm của địa phương, nên khi nói – viết có một số từ - ngữ các em viết không đúng ( do phát âm sai) chính tả, bỏ dấu không đúng. Với bài học hôm nay, phần nào giúp các em nhận ra sự sai sót đó và khắc phục dần. Hoạt động 2:Nội dung luyện tập Hoạt động 3: Thực hành rèn luyện chính tả * HS thực hành theo hướng dẫn của GV: => tiếc .... tiết ; xiếc ....xiết ; biên .... biếc. * Lưu ý: cần viết đúng chính tả, nhất là các từ có phụ âm cuối là : c/t; n/ng. => Bẽ mặt,chẩn đoán, bát đũa, bẽn lẽn, giã gạo, biểu quyết, da dẻ, lủi hủi, dí dỏm, chẵn lẻ, dũng cảm, đám giỗ, gạt gẫm, sụp đổ.... * Lưu ý: cần viết đúng chính tả ( dấu hỏi – ngã ) => + con chim, trái tim, cái kìm, chiếu phim, trốn tìm, trữ tình, phê bình, chúm chím, lỉnh kỉnh, hoàn chỉnh, súng kíp, gà vịt, đen kịt, lùn tịt. + .... tiêm, .... kiếm, .... tiếng,...... giếng, ..... kiếng; ......xiểng,..... kiến, ....... miệng, ..... liếm. ..... kiến, ...... triết,....... khiếp,...... khiết, ..... tiếp => lông, bóng, lõm, bỏi, chồm, xổm, nhổm, khom, ton, ton, hộp, đột, thóp, vót, thót, nhót, bộp, ngột,công, thông I. Nội dung luyện tập: Với các tỉnh ở miền Nam, phần lớn khi nói và viết thường sai một số lỗi sau: 1. Các phụ âm cuối như: c / t ; n / ng 2. Lỗi về dấu thanh : hỏi và ngã 3. Một số nguyên âm : i / iê ; o / ô . II. Thực hành rèn luyện chính tả: 1. Phân biệt c/t; n/ng : a. tìm tiếng thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: - Tôi lấy làm .... vì không xem được ... mục đặc sắc ấy. - Vào rạp .... người đông không kể ..... - hàng cây vạch đường ..... xanh một màu xanh .... b. Nghe – viết chính tả: “ ... Trong việc đi tìm chân lý, các nhà khoa học phải biết phân tích các hiện tượng vật chất và tinh thần một cách khách quan, chuẩn xác và đi vào tận bản chất của sự vật, phát hiện ra các quy luật chi phối sự vận động của thế giới quanh ta. Bao giờ cũng phải cân nhắc, thận trọng, không ngần ngại tính toán cẩn thận, lật đi lật lại vấn đề.....” 2. Chú ý dấu hỏi – ngã : a. Điền đúng dấu hỏi – ngã cho các từ gạch dưới: “ be mặt,chân đoán, bát đua, ben len, gia gạo, biêu quyết, da de, lui hui, dí dom, chăn le, dung cảm, đám giô, gạt gâm, sụp đô....” b. Nghe – viết chính tả: “.... Một con buồm lẻ loi theo dòng sông uốn khúc giữa cánh đồng phía Bắc khu rừng. Không gian tĩnh mịch. Bỗng từ đâu đó, một giọng sáo vút lên du dương, trầm bổng, gửi vào không trung một giai điệu dìu dịu, vương vấn chút sầu tư.” 3. Phân biệt các nguyên âm i/iê; o/ô: a. Tìm các tiếng có vần là các âm chính “i” hoặc “iê” điền vào chỗ trống thích hợp cho các từ sau: + con ..... ; trái...... ; cái.....; chiếu..... ;trốn.......;trữ......; phê......, chúm.......; lỉnh ......; hoàn......; súng ....; gà .....; đen ....; lùn .... + Ống ....; thanh ....; danh .....; đào ......; cái .....; liểng ......; bầy ..... ; mau ......; lấp .... ;sáng ......; hiền ....; khủng .......; liêm .....; gián ..... b. Điền o/ô và dấu thanh thích hợp vào chỗ trống để các từ có nghĩa: l...ng chim, bong b...ng, học l...m, trống b...i, ch...m hổm, ngồi x...m, nhấp nh ....m, lom kh...m, lon t...n,t....n hót, hồi h...p, xung đ...t, thoi th...p, chót v...t, thánh th...t, nhảy nh...t, lộp b...p,ng...t ngạt, c....ng trường, th...ng thương. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: ? Vì sao các em thường hay viết sai chính tả? Cho ví dụ? => Do phát âm thế nào thì viết thế ấy. VD: đi về à đi dề, vô ra à dô ra, giữ gìn à giử gìn.... 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học: * Đối với bài học ở tiết học này: - Xem lại các bài tập vừa thực hiện. - Lập sổ tay chính tả phân biệt các từ viết dễ sai. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị : Đêm nay ... ngủ + Đọc trước văn bản. + Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm? + Nội dung ? + Nghệ thuật văn bản đã sử dụng? + Ý nghĩa văn bản? Rút kinh nghiệm: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
Tài liệu đính kèm: