Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 85: Vượt thác (Võ Quảng) - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 85: Vượt thác (Võ Quảng) - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính

A.Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức.

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn, vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài.

2. Kĩ năng.

- Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả kể chuyện thiên nhiên và hoạt động của con người.

3. Thái độ.

- Yêu quí cảnh đẹp thiên nhiên và con người lao động.

B. Chuẩn bị:

* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.

* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.

C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt đông.

 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

? Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh trong '' Bức.''?

? Những bài học rút ra từ ''Bức .''?

 Hoạt động 2: Khởi động

Nếu như trong ''Sông nước Cà Mau '' Đoàn Giỏi '' Đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực Nam Tổ quốc ta thì với

'' Vượt thác '' trich quê nội Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung trung bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền trung này cũng không kém phần kì thú.

 Hoạt động 3: Đọc, hiểu văn bản.

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 85: Vượt thác (Võ Quảng) - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:3/2/09 Bài : Vượt thác
Ngày dạy:6A1+6A2 ( Võ Quảng )
 5/2/09 Tiết 85: Đọc - hiểu văn bản ) 
A.Mục tiờu cần đạt.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn, vẻ đẹp của người lao động được miêu tả trong bài.
2. Kĩ năng.
- Nắm được nghệ thuật phối hợp miêu tả kể chuyện thiên nhiên và hoạt động của con người. 
3. Thái độ.
- Yêu quí cảnh đẹp thiên nhiên và con người lao động.
B. Chuẩn bị: 
* Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt đụng.
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
? Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh trong '' Bức...''?
? Những bài học rút ra từ ''Bức ...''?
 Hoạt động 2: Khởi động
Nếu như trong ''Sông nước Cà Mau '' Đoàn Giỏi '' Đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực Nam Tổ quốc ta thì với 
'' Vượt thác '' trich quê nội Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung trung bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền trung này cũng không kém phần kì thú.
 Hoạt động 3: Đọc, hiểu văn bản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của h/s
Nội dung cần đạt
GV gọi học sinh đọc chú thích dấu *
GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc rõ ràng, chú ý thay đổi nhịp điệu cho phù hợp với nội dung từng đoạn.
- Đoạn đầu miêu tả cảnh dòng sông ở vùng đồng bằng giọng nhẹ nhàng.
- Đoạn tả cảnh vượt thác thì sôi nổi, mạnh mẽ.
 Đoạn cuối trở lại êm ả, thoải mái.
Giáo viên đọc mẫu, 
2 học sinh đọc bài.
GV gọi học sinh nhận xét.
GV gọi học sinh giải thích nghĩa một số từ Hán Việt:
? Cổ thụ? Mãnh liệt?
? Bài văn miêu tả cảnh gì? Miêu tả theo trình tự nào?
? Dựa vào trình tự miêu tả hãy xác định bố cục bài văn?
? Vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
GV: Từ vị trí quan sát ấy cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã thay đổi như thế nào theo từng chặng của con thuyền, hình ảnh con người trong cuộc vượt thác hiện lên như thế nào?
GV gọi học sinh đọc đoạn 1.
? Theo dõi những chi tiết miêu tả ở đoạn 1. Cảnh sắc dòng sông và đôi bờ được tácgiả miêu tả qua những hình ảnh nào? Có sự thay đổi như thế nào? 
GV gọi học sinh đọc đoạn 3.
? Cảnh thiên nhiên đã có sự đổi thay như thế nào?
GV: Do địa lí ở vùng miền trung nước ta có dải đồng bằng hẹp tiếp liền với núi, trung và Nam trung bộ là vùng cao nguyên tương đối bằng phẳng. Vì vậy phần lớn các dòng sông không dài lắm, độ dốc lớn, có nhiều thác và dòng chảy thay đổi rõ rệt qua mỗi vùng.
? Nét đặc sắc trong miêu tả cảnh thiên nhiên ở đây là gì?
? Hãy liệt kê các câu văn có hình ảnh so sánh và nhân hóa mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh thiên nhiên? Chỉ rõ tác giả đã so sánh gì với nhau?
? ở đoạn đầu và cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Hãy chỉ ra các hình ảnh ấy và phân tích ý nghĩa của mỗi hình ảnh?
GV: trong hai hình ảnh này ngoài phép so sánh, tác giả còn dùng phép nhân hóa ( học phần sau ) để việc miêu tả thêm sinh động, cây cỏ, cảnh vật cũng như có tâm hồn.
? Qua cách miêu tả của nhà văn, em cảm nhận được những gì về cảnh dòng sông và hai bên bờ?
GV khái quát chuyển ý
GV gọi học sinh đọc đoạn 2.
? Những hình ảnh nào được tác giả tập trung miêu tả trong đoạn văn?
? Tìm những hình ảnh trong bài miêu tả cảnh thác nước dữ?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ láy '' vùng vằng '' của tác giả?
GV: việc sử dụng từ ngữ chính xác, gợi cảm là một biện pháp yêu cầu quan trọng của văn miêu tả giúp cho việc tái hiện cảnh.
GV khái quát chuyển ý.
? Nhân vật Dượng Hương Thư được miêu tả qua những nét nào?
? Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dượng Hương Thư?
? Khi miêu tả hành động của Dượng Hương Thư tác giả đã sử dụng những từ ngữ thuộc từ loại nào? Những từ ngữ ấy có tác dụng gì?
? Để làm nổi bật hình ảnh của Dượng Hương Thư tác giả đã rất thành công trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra các so sánh mà tác giả đã sử dụng và ý nghĩa của những hình ảnh so sánh đó?
? Nghệ thuật miêu tả của Võ Quảng trong đoạn này có gì đặc sắc?
? Hãy nêu những nhận xét của em về nhân vật Dượng Hương Thư? Hình ảnh những con người trong truyện?
GV khái quát lại toàn bài
? Em học tập được những gì ở nghệ thuật miêu tả của nhà văn?
? Bài vă giúp em cảm nhận được những gì về thiên nhiên và con người ?
GV gọi học sinh đọc ghi nhớ.
GV khái quát về phương pháp miêu tả vận dụng vào tập làm văn ( tả theo trình tự, sử dụng triệt để so sánh, tưởng tượng, dùng từ chính xác, phối hợp tả cảnh, tả người...)
? Hai bài Sông nước...và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Hãy nêu những nét của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả?
- Đọc
- Nghe
- Nghe
- Đọc nối tiếp
- Nhận xét
- Giải thích
- Độc lập
- Xác định
- Giải thích
- Phát hiện
- Phát hiện
- Nghe
- Độc lập
- Phát hiện 
- Phân tích
-
- Phát hiện
- Phân tích
- Phân tích
- Nghe
- Nghe
- Đọc
- Phát hiện
- Phát hiện
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe
- Phát hiện
- Phát hiện
- Độc lập
- Giải thích
- Phát hiện
- So sánh
- Độc lập
- Nhận xét
- Nghe
- Khái quát
- Khái quát
- Đọc
- Nghe
- Thảo luận nhóm
I. Đọc - tiếp xúc văn bản
* Đọc.
*Từ khó.
* Cấu trúc văn bản.
- Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền.
- Theo trình tự thời gian và không gian.
- Con thuyền vượt qua đoạn rộng phẳng lặng trước khi đến chân thác.
- Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ.
- Con thuyền tới khúc sông phẳng lặng.
- Đoạn 1: Từ đầu...nhiều thác nước
- Đoạn 2: Tiếp ...thác cổ cò.
- Đoạn 3: Phần còn lại
- Người kể chuyện đứng trên thì cùng vượt thác để quan sát và miêu tả.
- Vị trí quan sát này thật thuận lợi cho việc miêu tả vì con thuyền luôn di động trên sông.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. Bức tranh thiên nhiên ( Cảnh dòng sông và hai bên bờ ).
- Dòng sông rộng, chảy chầm chậm, êm ả, gió nồm thổi, thuyền lướt sóng bon bon.
- ở ngã ba sông là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến nhiều làng xa tít.
- Càng về ngược: Vườn tược càng um tùm.
- Dọc sông, nhiều chàm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
- Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.
- Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng.
- Dòng sông chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững.
- Dọc sườn núi những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám co cháu...
- Qua nhiều lợp núi đồng ruộng lại mở ra.
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa.
- Như thuyền đang nhớ núi rừng cố phải lướt cho nhanh, cho kịp.
- Những chân cổ thụ được nhân hóa: Dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm, lặng nhìn xuống nước.
- Dọc sông: Những chân cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm...
- Dọc sườn núi: Những cây to...phía trước.
+ Hình ảnh 1: Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ vừa như báo trước về một khúc sông dữ hiểm trở, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác.
+ Hình ảnh 2: Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương phản giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng phấn chấn của con người vừa vượt qua được nhiều ghềnh thác nguy hiểm.
* Cảnh thiên nhiên oai linh, hùng vĩ, chứa đựng một sức mạnh lớn lao.
2. Cảnh con thuyền vượt thác
- Thác nước
- Dượng Hương Thư
a. Thác nước
- Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy diết đuôi rắn ( Chảy đứt đuôi rắn ).
- Chiếc sào Dương Hương Thư bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ trực trụt xuống quay đầu.
- Thuyền cố lấn lên rồi vượt qua được thác Cổ Cò.
- Dùng từ thật hay, thật chính xác: Diễn tả sự cố gắn chống chọi của con người, sự ngang ngược của dòng thác.
b. Hình ảnh Dượng Hương Thư
- Ngoại hình
- Hành động
*Ngoại hình
- Như một pho tượng.
- Các bắp thịt cuồn cuộn.
- Hai hàm răng cắn chặt.
- Quai hàm bạnh ra.
* Hành động
- Đánh trần đứng sau lái có người phóng sào xuống dòng sông. Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp hai chiếc sào kia phóng xuống.
- Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.
- Động từ: Trụ, ghì, phóng, uốn
- Sử dụng từ chính xác, phù hợp với công việc nặng nhọc, khẩn trương của người chèo thuyền.
- So sánh
- So sánh hình ảnh Dượng Hương Thư với pho tượng đồng đúc tô đậm sức khỏe, thể hiện nét ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật.
- So sánh Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh...thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Hình ảnh so sánh này rất hay vì nó đã gợi ra hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mặt người đọc.
- So sánh Dượng Hương Thư lúc vượt thác - lúc ở nhà. Hình ảnh so sánh này tưởng chừng như lạc lõng nhưng thực chất lại gây hậu quả bất ngờ ở chỗ nó không chỉ ra sự đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau ở một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường nhưng lại dũng cảm, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc.
- Tả thiên nhiên - tả người.
- Tả chân dung con người trong hoạt động.
- Kể việc + miêu tả.
- Con người lao động quả cảm, người chỉ huy vượt thác bình tĩnh, dày dạn kinh nghiệm.
III. Tổng kết.
*Nghệ thuật.
- Nhân hóa và so sánh là hai biện pháp nghệ thuật phổ biến mà tác giả sử dụng thành công tả người, tả cảnh.
* Nội dung.
- Cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ, vẻ hùng dũng và sức mạnh của người lao động.
* Ghi nhớ ( SGK ).
IV.Luyện tập
* Sông nước Cà Mau: Thiên về tả cảnh chằng chịt của sông ngòi, vẻ đẹp của phong cảnh sông nước Cà Mau, cảnh sinh hoạt đông vui nhọn nhịp của nhân dân sống ở đây.
- Nghệ thuật miêu tả: vừa miêu tả cảnh vật vừa giới thiệu cách đặt tên cho đất đai.
* Vượt thác: Thiên về tả cảnh hùng vĩ, địa thế hiểm trở của một đoạn sông Thu Bồn để từ đó làm nổi bật lên sức mạnh lao động, khắc họa thiên nhiên...
- Nghệ thuật: Dùng bút pháp khắc họa để xây dựng lên một hình tượng nhân vật mạnh mẽ lớn lao giữa một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. 
 Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp
- Học bài.
- Chuẩn bị bài: So sánh

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 6 - Tiet 85.doc