Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 79+80: Quan sát, tưởng tượn só sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 79+80: Quan sát, tưởng tượn só sánh và nhận xét trong văn miêu tả

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp học sinh :

- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

- Bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.

- Nhận diện và vận dụng những thao tác cơ bản trong đọc và viết bài văn miêu tả.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

Gọi một học sinh lên bảng( mang theo sách ngữ văn)

“ Dế Mèn phưu lưu kí” hấp dẫn tuổi tho của các em bởi cuộc đời của chàng Dế Mèn. Hãy đọc phần mở đầu văn bản” Bài học đường đời đầu tiên” ( Bỏi tôi Vuốt râu)

 Với đoạn văn trên nhà văn Tô Hoài muốn giới thiệu với chúng ta hình ảnh của ai? Đoạn văn đó được viết theo phương thức biểu đạt nào?

( Hình ảnh chàng Dế Mèn cường tráng và có phần kiêu ngạo ấy thể hiện rõ nét trước mắt chúng ta là nhờ bút pháp miêu tả của nhà văn. Đây là đoạn văn được viết theo phương thức miêu tả.)

3. Bài mới :

Giờ học trước các em đã được làm quen với văn miêu tả, tiết học ngay hôm nay nhằm giới thiêu một số thao tác cơ bản, cần thiết cho việc viết văn miêu tả cũng như đọc hiểu đoạn văn này. Đó là thao tác: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét đối tượng được tả, cần tả.

Ghi bảng: Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả( SGK - 27 )

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 79+80: Quan sát, tưởng tượn só sánh và nhận xét trong văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:......................................
Ngày dạy:........................................
Tuần 20- Bài 19
Tiết 79-80
	Tập làm văn : 
quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
Mục tiêu cần đạt :
Giúp học sinh :
- Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng những thao tác cơ bản trong đọc và viết bài văn miêu tả.
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
Gọi một học sinh lên bảng( mang theo sách ngữ văn)
“ Dế Mèn phưu lưu kí” hấp dẫn tuổi tho của các em bởi cuộc đời của chàng Dế Mèn. Hãy đọc phần mở đầu văn bản” Bài học đường đời đầu tiên” ( Bỏi tôi Vuốt râu)
 Với đoạn văn trên nhà văn Tô Hoài muốn giới thiệu với chúng ta hình ảnh của ai? Đoạn văn đó được viết theo phương thức biểu đạt nào?
( Hình ảnh chàng Dế Mèn cường tráng và có phần kiêu ngạo ấy thể hiện rõ nét trước mắt chúng ta là nhờ bút pháp miêu tả của nhà văn. Đây là đoạn văn được viết theo phương thức miêu tả.)
3. Bài mới : 
Giờ học trước các em đã được làm quen với văn miêu tả, tiết học ngay hôm nay nhằm giới thiêu một số thao tác cơ bản, cần thiết cho việc viết văn miêu tả cũng như đọc hiểu đoạn văn này. Đó là thao tác: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét đối tượng được tả, cần tả.
Ghi bảng: Quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả( SGK - 27 )
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- GV : Đưa đoạn văn vào máy chiếu . Gọi học sinh đọc to
HS đọc
? Đoạn văn em vùa được đọc trích trong văn bản nào?
? Trong đoạn văn ấy em thấy đối tượng được miêu tả là ai 
- Chàng Dế choắt
? Chàng Dế Choắt hiện lên trong mắt chúng ta qua cái nhìn chung nhất như thế nào?
Cánh ngắn tủn
Dế Choắt= người gầy gò và dài lêu ngêu, đôi cánh bè bè
? Qua cái nhìn chung đấy chúng tà còn được biết thêm về hình dáng của Dế Choắt qua những bộ phận chi tiết nào nữa?
Cánh ngắn tủn
Đôi cánh bè bè..
Râu ria cụt
Mặt mũi
? Theo em nhờ đâu mà nhà văn Tô Hoài giúp cho hình ảnh Dế Choắt cứ hiện rõ dần trước mắt chúng ta như vậy?
Tài quan sát.
? Hình ảnh Dế Choắt cứ hiện rõ dần trước mắt chúng ta nhờ tài quan sát của Tô Hoài theo một trật tự như thế nào?
Từ toàn thể đến bộ phận , từ khái quát đễn chi tiết.
GV: Từ chung đến riêng, từ toàn thể đến bộ phận, từ khái quát đến chi tiếtĐây chính là một chi tiết quan trọng của quan sát. Bởi quan sát là sự nhìn ngắm, khám phá của đôi mắt và các giác quan Cho nên nó thấy tất cả, thấy rất nhỉều Nhưng không phải thấy gì nói đấy mà phải chọn lọc, sắp xếp theo một dụng ý nghệ thuật đề làm đối tượng được miêu tả.
 Nhưng đây có phải là phương pháp duy nhất của quan sát không? Các em theo dõi tiếp cho cô đoạn văn thứ hai
GV: Gọi học sinh đọc
HS đọc to.
- Từ xa đến gần( Càng gần về hướng mũi)
- Trên trước , dưới sau ( Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh)
- Bao quát đến cụ thể( Chung quanh rừng biển vịnh)
? Trong đoạn văn em vừa đọc sự quan sát được sắp sếp theo một trình tự nào?
Theo một trình tự thời gian
? Nhờ những từ ngữ và hình ảnh nào mà em biết được điều đó?
- Như que củi
- Như cái xe điếu
- Như cây sậy
? Ngoài những từ ngữ “ Càng dần về hướng mũi” còn cho em biết điều gì nữa? ( tác giả đứng đau để quan sát -> như vậy cho chúng ta biết được vị trí quan sát.)
 Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập
GV: Tương tự như vậy em hãy đọc đoạn văn thứ 3 
HS đọc
? Trình tự quan sát lại được sắp sếp như thế nào?
 Cụ thể hơn sinh động hơn
GV: Như vậy chúng ta thấy rằng muốn miêu tả, trước tiên phải quan sát và trình bày những điều quan sát được theo một trật tự như thế nào để làm nổi rõ đối tượng miêu tả là một yêu cầu nghệ thuật, hoàn toàn sáng tạo của cá nhân.
? Các em vừa được tìm hiểu văn bản “ Sông nước Cà Mau” trong đó chợ Năm Căn được tác giả đặc tả rất rõ nét.
GV: yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu về cảnh chợ.
? Khi đọc câu văn giới thiệu này em có ấn tượng chung nhất về cảnh chợ ở đây như thế nào?
- Đông vui nhộn nhịp
Những từ ngữ nào giúp em cảm nhận được điều đó?
Đó chính là nhận xét mang tính chủ quan của người quan sát với đối tượng được miêu tả.
GV: Những nhận xét được đưa ra gặn với đối tượng miêu tả rõ ràng nó cũng có tác dụng làm cho hình ảnh trở nên cụ thể hơn, rõ hình, rõ ảnh, có cảm xức có hồn hơn.
? ? Những từ mà tác giả dùng để nhận xét đối tượng ở đây thuộc từ loại nào mà các em đã được học?
HS tự trả lời
GV: Như vậy khi nhận xét về sự vật người ta thường dùng tính từ, vì tính từ có ý nghĩa nêu đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng
? Trở lại đoạn văn một: Tác giả đã nhận xét thân hình của Dế Choắt như thế nào? Từ nhận xét của tác giả khiến em kiên tưởng và so sánh đến hình ảnh sự vật nào?
? Theo em sự liên tưởng so sánh ấy của các bạn giúp em hình dung chàng Dế Choắt như thế nào?
- Gỗy gò, Đi đứng, xiêu vẹo, lờ đờ, ngật ngưỡng trông rất bệ rạc)
GV: Đúng như điều các em đã khẳng định. Tưởng tượng, so sánh luôn là hình với bỏng của quan sát. Nó là một mạch của tư duy làm cho nhận thức của chúng ta trở nên cụ thể hơn, sinh động, dễ hiể, dễ nhớ. Và chính nó đã làm nên vẻ đẹp sức hấp dẫn đặc biệt trong phong cách diễn đạt.
? Vừa rồi là sự tường tượng, so sánh sáng tạo của các em, bây giờ chúng ta thử xem nhà văn Tô HOài cũng đã tưởng tượng, so sánh như thế nào?
- HS đọc to câu văn đầu tiên của đoạn văn thứ nhất trong SGK” Cáo chàng Dế Choắt. nghiện thuốc phiện” .
Rất hay và rất chính xác giúp người đọc hình dung đượcđối tượng miêu tả một cách cụ thể sinh động.
? Vậy trong cách so sánh ấy, em sẽ chọn cách nào? Vì sao?
GV: Trong tác phẩm Dế mèn phưu lưu kíDế Choắt thực ra là vật hoá là con người.
Vì vậy tưởng tượng so sánh người với người thì hình ảnh trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn.
? Hơn nữa ở đây tác giả lại so sánh với gã nghiện thuốc phiện-> Em hiểu người nghiện thuốc phiện là người như thế nào?
? Như vây so sánh dáng vẻ “ gầy gò và dài lêu nghêu” Của Dế Choắt với dáng vẻ của gã nghiện thuốc phiện đã gợi nên cho người đọc hình ảnh một chú dế Choắt ở đây như thế nào? ( gầy gò, ốm yếu và rất thảm hại)
? Tương tự như thế em còn phát hiện được hình ảnh so sánh nào trong đoạn văn thứ 2 ở trên bảng?
- Những chỗ bị lược bỏ đi trong đoạn văn của đoàn Giỏi đều là những hình ảnh so sánh, liên tưởng thú vị, không có những hình ảnh so sánh liên tưởng đó đoạn văn sẽ thêm phần sinh động, không gợi ra trong trí tưởng tượng của người đọc những hình ảnh cụ thể, chính xác về cảnh sông nước Cà Mau. Đó là quang cảnh vừa đẹp vừa thơ mộng, vừa mênh mông hùng vĩ của sông nước Cà Mau
? Em chưa được đến vùng đất mũi Cà Mau nhưng hình ảnh cái màng nhện răng thì em đã được nhìn thấy, vì vậy sự so sánh ấy đã giúp em hình dung kênh rạch ở đây như thế nào? 
- Kênh rạch ở đây nhiều, chằng chịt,, cái nọ nối với cái kia. Và đó chính là một nét đặc biệt không đâu có của vùng sông nước Cà Mau
GV: Dùng những hình ảnh quen thuộc để làm nổi rõ đối tượng, đó chính là so sánh trong văn miêu tả
- Vẻ đẹp đầy sức sống của cây gạo độ xuân về.
? Thông qua hai hình ảnh vừa phân tích em có nhận xét gì về tài so sánh của các nhà văn? 
- Khả năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét về sự vật hiện tượng.
HS đọc lại đoạn văn 2
? Thông qua sự quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Nhà văn Đoàn Giỏ đã tái hiện trước mắt chúng ta hình ảnh sông nước Cà Mau như thế nào?
GV: như vậy , trong miêu tả chúng ta có nhiều cách đẻ làm cho đối tượng được miêu tả hiển hiện sinh động trước mắt người đọc: đó là tưởng tượng, đó là so sánh, đó là nhận xét
? Qua đây em rút ra cho mình bài học gì? đẻ miêu tả cho hay, cho tốt cần chú ý những gì? Quan sát phải như thế nào? 
Thế còn so sánh và nhận xét/ 
HS: đọc ghi nhớ sgk
? Để các em hiểu rõ hơn bài học ngay hôm nay, cả lớp cung làm bài tập: 
GV đưa bài tập nên máy chiếu:
? Hãy so sánh đoạn văn 1 và 2 để ghi ra đoạn 2 đã bị bỏ như thế nào? Những phần bị bỏ đi đóđã ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào?
Bai tập 2: GV đưa đoạn 3 vào máy chiếu
Đối tượng được miêu tả là gì?
Người kể đã quan sát những hình ảnh mình quan sát được theo một trình tự như thế nào?
Nêu những chi tiết , hình ảnh làm nổi bật đặc điểm đối tượng miêu tả?
Qua những chi tiết, hình ảnh ấy giúp em hình dung đối tượng được miêu tả như thế nào? 
Để viết được đoạn văn trên người viết cần phải có khả năng gì? 
Tóm lại : miêu tả một đối tượng dù sao là sự vật hay phong cách thì các yếu tố: quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét là những yếu tố quan trọng và cần thiết nhất.
GV yêu cầu một hs đoc
? Em hãy phát hiện biện pháp nghệ thuậ mà tác giả sử dụng trong các câu văn sau này, có còn là hình ảnh so sánh nữa không?
GV: Nhận xét: khi miêu tả chúng ta có rất nhiều hình thức diễn đạt đẻ làm cụ thể sinh động những điều mình đã quan sát và tưởng tượng được góp phần làm nên vẻ đẹp của bức tranh miêu tả đó

Tài liệu đính kèm:

  • doc20-79-80-QUAN SAT TUONG TUONG TRONG VAN MT.doc