Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 76: Tìm hiểu chung về văn miêu tả

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 76: Tìm hiểu chung về văn miêu tả

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả, trước khi đi sâu vào 1 số thao tác chính nhằm tạo lập 1 văn bản thuộc thể loại văn miêu tả.

- Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.

- Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng

- Học sinh: Soạn bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (2) Kiểm tra vở soạn học sinh

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

Ở cấp I, các em đã học về văn miêu tả? Các em đã từng viết bài về bài văn miêu tả: Người, vật, cảnh thiên nhiên, Vậy em nào có thể nhớ và trình bày thế nào là văn miêu tả?

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 76: Tìm hiểu chung về văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :7/1 /2008 Tuần 19
Ngày dạy :9/1 /2008 Tiết 76
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả, trước khi đi sâu vào 1 số thao tác chính nhằm tạo lập 1 văn bản thuộc thể loại văn miêu tả.
- Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả.
- Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả. 
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng 
- Học sinh: Soạn bài 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (2’) Kiểm tra vở soạn học sinh 
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Ở cấp I, các em đã học về văn miêu tả? Các em đã từng viết bài về bài văn miêu tả: Người, vật, cảnh thiên nhiên, Vậy em nào có thể nhớ và trình bày thế nào là văn miêu tả?
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
15’
17’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM VĂN MIÊU TẢ:
HS. Đọc 3 tình huống SGK/15
H. Trong 3 tình huống trên. Tình huống nào cần sử dụng
 văn miêu tả? Vì sao?
GV tích hợp văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên” 
 có 2 đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh
 động.
H. Hãy chỉ ra 2 đoạn văn đó và trả lời câu hỏi sau:
 - Hai đoạn văn có giúp em hình dung ra đặc điểm
 nổi bật của 2 chú dế hay không?
 - Những chi tiết nào giúp em hình dung được điều đó?
GV gợi ý: 
 - Đoạn văn Dế Mèn: “Bởi tôi . thiên hạ”
 - Dế Choắt “ Cái anh chàng Dế choắt hang tôi” 
 Þ Đặc điểm nổi bật:
 + Dế Mèn: Càng, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râu,
 Những động tác khoe sức khỏe.
 + Dế Choắt: Dáng gầy gò, dài lêu nghêu, Cách so
 sánh như gà nghiện thuốc phiện, như người cởi trần
 mặc áo ghi lê. Những TT chỉ sự xấu xí, yếu đuối.
H. Để làm nổi bật hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt,tác
 giả đã sử dụng nghệ thuật gì? (Nghệ thuật miêu tả).
H. Thông qua bài tập trên, em hiểu thế nào là văn 
 miêu tả?
HS. Trả lời. GV nhận xét, nhấn mạnh, khái niệm, giảng: Văn miêu tả rất cần thiết trong cuộc sống con
 người và không thể thiếu được trong tác phẩm văn
 chương.
HS. Đọc ghi nhớ SGK/16
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS LÀM BÀI TẬP:
HS. Đọc yêu cầu bài tập 1
HS. Chỉ ra đặc điểm nổi bật của từng đoạn.
GV giới thiệu bài tập bổ sung:
H.Nếu trên đường em đánh rơi chiếc cặp, em nhờ bạn 
 tìm giúp, bạn hỏi: Thế cái cặp như thế nào?
 Em sẽ làm gì để bạn tìm được cái cặp của em? 
HS. Tả lại chiếc cặp: hình dáng, đặc điểm của chiếc cặp.
HS. Đọc yêu cầu bài tập 2:
 Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông
 đến ở quê hương, em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi
 bật nào?
HS. Trả lời, GV nhận xét, đánh giá.
GVHD HS Bài tập 3. Làm ở nhà.
 - Đọc thêm đoạn văn của Khái Hưng.
 à Rút ra đặc điểm của đoạn văn.
 - HDHS hình dung khuôn mặt mẹ, miêu tả khuôn
 mặt mẹ.
I. THẾ NÀO LÀ VĂN MIÊU TẢ:
1. Bài tập SGK/15
- Tình huống 1: Tả con
 đường,cảnh vật và miêu tả vị trí,đặc điểm ngôi nhà để người khách không bị lạc.
- Tình huống 2: Tả cái áo cụ thể để người bán hàng không lấy lầm, mất thời gian.
- Tình huống 3: Miêu tả đặc điểm,hình dáng bên ngoài cụ thể của người lực sĩ.
Þ Việc miêu tả ở đây rất cần thiết.
2. Khái niệm:
Văn miêu tả là kiểu bài văn giúp người đọc, người nghe hình dung cụ thể đặc điểm, tính chất của người, vật, việc, cảnh vừa thể hiện năng lực nghe, nhìn, cảm nhận (quan sát, tưởng tượng) của người viết.
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: Nêu đặc điểm nổi bật của từng đoạn.
Đoạn 1: Chân dung của Dế Mèn được nhân hóa: khỏe mạnh, đẹp trai, trẻ trung, càng mẫm bóng, vuốt nhọn hoắt.
Đoạn2: Hình ảnh chú bé Lượm gầy, nhanh nhẹn, vui tươi, hoạt bát, nhí nhảnh.
Đoạn 3: Cảnh hồ ao, bờ bãi sau trận mưa lớn, thế giới loài vật ồn ào, náo động.(Tả cảnh sinh hoạt).
Bài tập 2: GVHD: 
Mùa đông:Sự thay đổi của trời, đất, cây, cỏ, mặt đất, vườn, gió mưa, không khí, con người?
Bài tập 3.
Khuôn mặt mẹ: Hiềnhậu,nghiêm trang,đôi mắt,nếp nhăn.
4. CỦNG CỐ: (3’)
 - GV nhấn mạnh khái niệm văn miêu tả?
 - HS nhắc lại đặc điểm nổi bật của văn miêu tả.
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 1 + 2 +3
 - Chuẩn bị bài: “SÔNG NƯỚC CÀ MAU”. Đọc văn bản 2 + 3 lần.
 + Đọc chú thích nắm được tác giả, tác phẩm.
 + Nêu được: ND chính của đoạn trích. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 76.DOC.doc