Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7+8: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7+8: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2008-2009

Tiết 7:

A. Mục tiêu cần đạt:

* Kiến thức:

- Giúp học sinh:

 - Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự

 - Có khái niệm sơ lược về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết cách phân tích các sự việc trong tự sự.

* Kĩ năng:

- Nhận diện văn bản tự sự trong các văn bản đã, đang và sắp học, bước đầu tập viết tập nói kiểu văn bản tự sự.

B. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Nghiên cứu, soạn bài.

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn Sách giáo khoa.

C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:(2phút)

? Văn bản là gì? Bài tập 2 / 18.

*Hoạt động 2 : Giới thiệu bài.

 Hàng ngày các em thường nghe cha mẹ kể chuyện, các em kể cho cha mẹ và bạn bè những câu chuyện mà các em quan tâm thích thú như vậy đã thực hiện quá trình giao tiếp bằng tự sự. Để giúp các em hiểu được văn tự sự là gì? và mục đích giao tiếp của tự sự chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

 * Hoạt động 3: Bài mới.

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7+8: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:3/9 Tiết : 7, 8
Ngày dạy: 6A1:5/9
6A2:6/9 Tìm hiểu chung về văn tự sự
Tiết 7:
A. Mục tiêu cần đạt:
* Kiến thức:
- Giúp học sinh:
 - Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự
 - Có khái niệm sơ lược về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết cách phân tích các sự việc trong tự sự.
* Kĩ năng: 
- Nhận diện văn bản tự sự trong các văn bản đã, đang và sắp học, bước đầu tập viết tập nói kiểu văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu, soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn Sách giáo khoa.
C. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:(2phút)
? Văn bản là gì? Bài tập 2 / 18.
*Hoạt động 2 : Giới thiệu bài. 
	Hàng ngày các em thường nghe cha mẹ kể chuyện, các em kể cho cha mẹ và bạn bè những câu chuyện mà các em quan tâm thích thú như vậy đã thực hiện quá trình giao tiếp bằng tự sự. Để giúp các em hiểu được văn tự sự là gì? và mục đích giao tiếp của tự sự chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
	* Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
 Nội dung cần đạt
(39phút)
? Trong cuộc sống hàng ngày các em có kể chuyện và nghe kể chuyện không? 
? Các em nghe và kể những loại chuyện nào ? 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
I. ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
1. Bài tập.(20phút)
- Kể chuyện Vua Hùng (như cổ tích).
- Nghe, kể truyện cổ tích, truyền thuyết....
- Chuyện đời thường và chuyện sinh hoạt.
? Theo em khi nghe kể chuyện người nghe muốn biết điều gì? Giáo viên nêu các tình huống trong SGK /27.
- HS trả lời. 
- Người nghe:
- Để tìm hiểu về người, sự vật, sự việc để giải thích, để khen, chê
? Để đáp ứng yêu cầu trên người kể phải làm gì?
- HS suy nghĩ độc lập trả lời. 
- Người kể: Phải thông báo, cho biết, giải thích (tự sự).
GV: Yêu cầu học sinh đọc lại 4 tình huống SGK.
- HS đọc.
? Theo em nếu người trả lời kể 1 câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có nghĩa được không? Vì sao?
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Không, vì: Chưa đáp ứng được yêu cầu của người nghe.
GV: Qua các bài tập ta thấy: Kể chuyện phải có 1 ý nghĩa nào đó.
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập.
- HS đọc lại bài tập.
2.Bài tập2 (SGK/ 28).( 19phút)
? Truyện Thánh Gióng mà em đã được học là 1 văn bản tự sự. văn bản này cho ta biết những điều gì? (Truyện kể về ai? ở thời nào?)
? Tại sao ta biết truyện ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng?
- HS trình bày ý kiến.
- HS trả lời.
- Truyện kể về 1 người anh hùng ở Làng Gióng; Thời Hùng Vương thứ 6. Đó là câu truỵện về một cậu bé 3 năm không biết nói, cười bỗng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa vung roi đi cứu nước.
- Nội dung câu truyện, nhân vật, sự việc cho ta thấy điều đó.
? Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện ( Bắt đầu, diễn biến, kết thúc ).
- HS liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của chuyện
1.Sự ra đời của Thánh Gióng
2.Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.
3.Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.
4.Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ đi đánh giặc.
5. Thánh Gióng đánh tan giặc
6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ giáp sắt bay về trời.
7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.
8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.
? Nếu thay đổi các sự việc trên có được không? Tại sao?
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Không thay đổi được vì đó là 1 chuỗi sự việc được sắp xếp theo thứ tự àcâu chuyện hoàn chỉnh.
GV: Truyện mở đầu là sự việc Thánh Gióng ra đời và kết thúc là dấu tích còn lại về Thánh Gióng. Việc xẩy ra trước thường là nguyên nhân àsự việc xảy ra sau, việc sau giới thiệu cho việc trước. Khi kể các sự việc phải kể những chi tiết nhỏ hơn tạo nên sự việc đó. Ví dụ: Sự ra đời của Gióng gồm các sự việc: 2 vợ chồng ông lão muốn có con; bà vợ ra đồng giẫm vết chân lạ; Bà mẹ có thai gần 12 tháng mới sinh, đứa trẻ lên 3 
? Theo em truyện có thể kết thúc ở sự việc 4,5 được không? vì sao?
- HS chú ý lắng nghe.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Không được vì như vậy chưa nêu được ý nghĩa của truyện à chưa toàn vẹn.
 GV: Nếu chỉ nhằm mục đích kể chuyện Gióng đánh giặc thì chỉ cần kể từ sự việc 2 à 5 là đủ. 
? Qua các ví dụ trên em hãy cho biết phương thức tự sự là gì?
GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
- HS nghe.
- HS khái quát.
- HS đọc ghi nhớ (SGK).
2. Ghi nhớ ( SGK) (3phút)
? Thông qua câu chuyện Thánh Gióng người kể nhằm mục đích gì?
- Học sinh khái quát.
- Nêu vấn đề chống ngoại xâm của dân tộc.
- Giải thích sự việc vì sao có: Đền Gióng, làng Cháy 
- Bày tỏ thái độ: ca ngợi, tôn vinh người anh hùng.
GV: Kết thúc là hết sự việc, là đã thực hiện xong mục đích giao tiếp.
? Tự sự nhằm mục đích gì?
- Học sinh đọc ghi nhớ. 
* Hướng dẫn học ở nhà: (1phút)
- Về học ghi nhớ SGK.
	Ngày soạn:3/9/08 Tiết, 8
 Ngày dạy: 6A1:10/9
 6A2: 9/9 
 Tìm hiểu chung về văn tự sự
 ( Tiếp )
A. Mục tiêu cần đạt:
* Kiến thức:
- Nắm chắc kiến thức về văn tự sự.
* Kĩ năng:
- Học sinh vận dụng vào làm các bài tập.
- Nhận diện các văn bản tự sự đã đang và sắp học, bước đầu tập viết, tập nói theo kiểu văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn bài.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
? Nêu đặc điểm chung của phương thức tự sự?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
ở tiết học trước, các em đã nắm được đặc điểm chung của văn tự sự. Để giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức về phần này tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi luyện tập.
* Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập.
? Trong truyện phương thức tự sự thể hiện như thế nào?
? Hãy xác định chuỗi sự việc trong truyện?
? Chuỗi sự việc được kể theo trình tự nào? Kết thúc chuyện ra sao?
? Xác định ngôi kể?
Hoạt động của HS
- Học sinh đọc.
-HS suy nghĩ trả lời.
-HS xác định.
- HS trả lời.
- HS xác định.
Nội dung cần đạt
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1/ 28
a. Phương thức tự sự:
- Phương thức tự sự được thể hiện qua việc trình bày 1 chuỗi sự việc có quan hệ mật thiết với nhau, có mở đầu, có kết thúc nhằm thể hiện 1 ý nghĩa.
- Sự việc 1: ông già đốn củi xong, đường xa, kiệt sức than thở và ước được thần chết mang đi.
- Sự việc 2: Thần chết đến, lão sợ hãi, nhờ thần nhấc hộ bó củi lên vai.
-> Kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ.
- Ngôi kể thứ 3.
? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?
- Học sinh nêu ý nghĩa.
b, ý nghĩa: 
- Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, cho dù đã kiệt sức thì sống vẫn hơn chết, ca ngợi trí thông minh, biến báo linh hoạt của ông già.
2. Bài tập 2/29
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2- a.
- Học sinh đọc bài tập (a).
a, Văn bản " Sa bẫy"
? Yêu cầu của bài tập 2 là gì?
? Muốn biết bài thơ có phải tự sự không ta cần xác định điều gì?
? Bài thơ có phải là văn bản tự sự không? Vì sao?
-HS nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- HS trả lời.
- Nội dung bài thơ có phải là 1 chuỗi sự việc không, nếu có là tự sự.
-> Bài thơ là văn bản tự sự vì: Tuy là thơ nhưng đã kể lại 1 câu chuyện có đầu, có cuối, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc. 
? Đồng thời người viết cũng bày tỏ thái độ của mình đó là thái độ gì?
- Học sinh phát biểu suy nghĩ cá nhân.
- Chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo sa bẫy của chính mình.
? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng?
- Học sinh kể chuyện.
b, Kể.
GV: Kể lại cần lưu ý các chi tiết: Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng treo lơ lửng trong cái cạm sắt.
- Cả bé, cả mèo đều nghĩ bọn chuột vì tham ăn mà mắc bẫy ngay.
- Đêm. Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng chúng khóc lóc, cầu xin tha mạng.
- Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng mèo ta đang cuộn tròn ngáy khò  chắc mèo ta đang mơ
- HS kể lại câu chuyện, đảm bảo các chi tiết trên.
 GV: Yêu cầu học sinh đọc văn bản.
? Hai văn bản trên có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?
- 2 Học sinh đọc văn bản.
- HS suy nghĩ trả lời.
3. Bài tập 3/29
a, Với "Huế: khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3"
b, Văn bản: "Người Âu lạc đánh tan quân Tần xâm lược"
=> Cả 2 văn bản trên có nội dung tự sự.
+ Văn bản 1: Thuật vắn tắt việc tổ chức trại điêu khắc quốc tế ở Huế như thế nào?
? Tự sự ở đây có vai trò gì?
- Học sinh suy nghĩ trả lời
+ Văn bản 2: Trình bày 1 sự kiện lịch sử người Âu Lạc đánh tan quân xâm lược
- Tự sự có vai trò: Giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.
- Sự kiện 1 trong 1 bản tin.
- Sự kiện 2 trong 1 bài lịch sử.
4. Bài tập 4 / 30
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 4.
? Mục đích tự sự của câu chuyện là gì?
? Điều giải thích đó có thể được nói lên qua chuỗi sự việc nào?
GV: Gọi học sinh kể tóm tắt.
GV: Gọi học sinh nhận xét bạn kể.
- Học sinh đọc. 
- HS trả lời.
- HS xác định. 
- HS kể.
- HS nhận xét.
-> Giải thích sự việc (1 tập quán).
- Chuỗi sự việc: Lạc Long Quân nòi Rồng, Âu Cơ dòng Tiên gặp nhau, thành vợ chồng đẻ ra bọc trăm trứng nở ra 100 con, chia con cai quản các phương, lập ra nước Văn Lang vào thời đại Hùng Vương, nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là con Rồng cháu Tiên.
Ví dụ: Tổ tiên người Việt xưa là Hùng Vương, lập nước Văn lang, đóng đô ở Phong Châu. Vua Hùng là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Long Quân người lạc việt, mình rồng thường sống ở nước. Âu Cơ là con gái dòng họ thần nông, giống tiên ở núi phương Bắc. Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, lấy nhau. Âu Cơ đẻ ra 1 bọc 100 trứng. Sau nở ra 100 người con. Người con trưởng được chọn làm Vua Hùng. Đời đời nối tiếp làm vua, Từ đó để tưởng nhớ tổ tiên mình, người Việt Nam tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
- Làm bài tập 5/ SGK.
- Bài tập 1,2,3 / SBT - 9 - 10.
- Chuẩn bị bài: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7,8-Tim hieu chung.doc