Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77: Sông nước Cà Mau - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thu Thủy

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77: Sông nước Cà Mau - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thu Thủy

I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh :

- Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước của tác giả.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

 Việc chọn ngôi kể trong bài "Dế Mèn phiêu lưu kí" có tác dụng gì trong việc thực hiện chủ đề?

 Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?

 Bài học ấy được kể bằng câu chuyện hấp dẫn như thế nào?

 Em có suy nghĩa gì về câu nói cuối cùng của Dế Choắt?

2. Giới thiệu bài :

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non

Mấy trăm năm đời lấn luôn ra biển

Phù sa vạn dặm tới đây tuôn

Lắng lại và chân người bước đến

Tổ Quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước

Trung điệp một màu xanh lá đước

Đước thân cao vút rễ ngang nhìn

Trổ xuống nghìn tay ôm đất nước

Tổ Quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền xé sóng - Mũi Cà Mau.

Đó là những cảm nhận của nhà thơ Xuân Diệu về vùng đất Cà Mau. Những dòng phù sa lắng lại trong trái tim bao nhiêu người yêu thơ, trong trái tim bao nhiêu người yêu quê hương đất nước. Để mỗi chúng ta hôm nay khao khát, mơ ước được về thăm vùng địa cầu của Tổ Quốc. Về để thoả những khát khao ấy, trong bài học hôm nay nhà văn Đoàn Giỏi sẽ đưa chúng ta về vùng đất Cà Mau, về sông nước Cà Mau

doc 15 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77: Sông nước Cà Mau - Năm học 2007-2008 - Nguyễn Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 - Bài 19
Tiết 77 	 
Văn bản
Sông nước Cà Mau
I. Mục đích cần đạt:
Giúp học sinh :
- Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước của tác giả.
II.. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Việc chọn ngôi kể trong bài "Dế Mèn phiêu lưu kí" có tác dụng gì trong việc thực hiện chủ đề?
 Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
 Bài học ấy được kể bằng câu chuyện hấp dẫn như thế nào?
 Em có suy nghĩa gì về câu nói cuối cùng của Dế Choắt?
2. Giới thiệu bài : 
Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm năm đời lấn luôn ra biển
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn
Lắng lại và chân người bước đến
Tổ Quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước
Trung điệp một màu xanh lá đước
Đước thân cao vút rễ ngang nhìn
Trổ xuống nghìn tay ôm đất nước
Tổ Quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền xé sóng - Mũi Cà Mau.
Đó là những cảm nhận của nhà thơ Xuân Diệu về vùng đất Cà Mau. Những dòng phù sa lắng lại trong trái tim bao nhiêu người yêu thơ, trong trái tim bao nhiêu người yêu quê hương đất nước. Để mỗi chúng ta hôm nay khao khát, mơ ước được về thăm vùng địa cầu của Tổ Quốc. Về để thoả những khát khao ấy, trong bài học hôm nay nhà văn Đoàn Giỏi sẽ đưa chúng ta về vùng đất Cà Mau, về sông nước Cà Mau.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát văn bản.
Hoạt động của thày
hoạt động của trò
ghi bảng
Học sinh đọc chú thích * trong SGK
SGK giới thiệu như thế nào về tác giả Đoàn Giỏi?
Giáo viên bổ sung
Chú thích trong SGK giới thiệu như thế nào về văn bản “Sông nước Cà Mau”?
Đất rừng phương Nam (1957) là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. Truyện kể về quãng đời lưu lạc của bé An, nhân vật chính - tại vùng đất U Minh, miền Tây Nam bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thức dân Pháp. Qua câu chuyện về cuộc đời lưu lạc của An, tác giả đưa người đọc đến với cảnh sống thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, độc đáo và cuộc sống của con người ở vùng cực Nam của Tổ Quốc. Đất rừng Phương Nam đem đến cho bạn độc những hiểu biết phong phú và lòng yêu mến đối với thiên nhiên, con người nơi đây.
GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản:
Học sinh giải nghĩa một số từ khó, nhất là những từ địa phương.
GV: Văn bản có rất nhiều từ cần giải nghĩa, nhất là những từ địa phương. Phần này cô đã giao cho các em tìm hiểu trong bài soạn ở nhà. Trong quá trình tìm hiểu bài, chúng ta hãy gẵn những tìm hiểu của mình về những từ ngữ ấy với nội dung văn bản.
Đoạn trích Sông nước Cà Mau nằm trong cuốn truyện dài. Khi tách ra, nó vấn được coi là văn bản. Vì sao?
 Vậy văn bản có chủ đề thống nhất là gì?
Để thực hiện mục đích giao tiếp là tái hiện lại cảnh quan vùng sông nước Cà Mau, tác giả vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp nào để thực hiện mục đích giao tiếp?
Với những đặc điểm như vậy, văn bản Sông nước Cà Mau có bố cục như thế nào? Bố cục ấy tương ứng với trình tự miêu tả như thế nào?
ở đây, cảnh được cảm nhận và miêu tả trực tiếp hay gián tiếp. Căn cứ vào đâu để xác định như thế?
Cách miêu tả bằng quan sát và cảm nhận trực tiếp có tác dụng như thế nào?
 Để nhìn quan sát và miêu ta của người kể chuyện trong bài này là trên con thuyền xuôi theo các con kênh rách vùng Cà Mau, đổ ra sông Năm Căn rộng lớn rồi dừng lại ở chợ Năm Can. Với điểm hình như thế, tác giả có thể tái hiện lại cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên hợp lý. Từ vị trí trên thuyền, người viết có thể miêu tả lần lượt các con sông, rạch và cảnh vật hai bên bờ, có thể dừng lại miêu tả kỹ hoặc lướt qua, tuỳ thuộc vào ấn tượng mà cảnh hiện lên như trong khuôn hình của một cuốn phim, lúc nhanh, lúc chậm lại có đoạn tả cận cảnh, có chỗ lùi xa đề bao quát cảnh.
 Bây giờ cô cùng các em cảm nhận vẻ đẹp của Sông nước Cà Mau theo bố cục của bài
Học sinh đọc
Đoàn Giỏi (1925 - 1989) quê ở tỉnh Tiền Giang, viết văn từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về thiên nhiên và cuộc sống của người ở Nam Bộ.
Bài văn “Sông nước Cà Mau” trích từ chương XVII truyện Đất rừng phương Nam. Tên bài do người biên soạn sách đặt.
Đoạn đầu đọc chậm, giọng miên man, đều đều, càng về sau tốc độ đọc nhanh dần, đến đoạn chợ đọc giọng vui, linh hoạt.
- Gồm một chuỗi lời nói có chủ đề thống nhất, có liên kết mách lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
- Văn bản tả cảnh quan vùng sông nước Cà Mau.
- Phương thức miêu tả, mục đích tái hiện trạng thái sự vật.
- Phương thức giải thích thuyết minh nhằm giới thiệu tên gọi của các con kênh ở vùng Cà Mau.
- Phương thức tư tự : liệt kê.
- Đoạn 1: ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau.
- Đoạn 2: Miêu tả và thuyết minh về các con kênh, rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ.
- Đoạn 3: Cảnh chợ trên dòng sông Năm Căn.
- Nhân vật tôi trực tiếp quan sát cảnh sông nước Cà Mau từ trên con thuyền và trực tiếp miêu tả.
- Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên một cách sinh động.
- Người miêu tả có thể trực tiếp quan sát, so sánh, liên tưởng, cảm xúc.
I.Tìm hiểu khái quát văn bản.
a.Tác giả -tác phẩm
Đoàn Giỏi (1925 - 1989) quê ở tỉnh Tiền Giang.
Bài văn “Sông nước Cà Mau” trích từ chương XVII truyện Đất rừng phương Nam.
b. Đọc và chú thích:
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản.
Hoạt động của thày
hoạt động của trò
ghi bảng
GV hướng dẫn học sinh đọc :
Học sinh đọc đoạn 1?
 Những dấu hiệu nào của thiên nhiên Cà Mau gợi cho con người nhiều ấn tượng khi qua vùng đất này?
 Những ấn tượng ấy được đạt thành lời như thế nào?
.
Tác giả đã đưa người đọc đến với sông nước Cà Mau qua khuôn hình đầu tiên. Khuôn hình khái quát toàn cảnh. Hãy chỉ ra sự trung lặp trong khuôn hình đầu tiên này?
 Sự trùng lặp này gợi cho các tác giả và người đọc chúng ta cảm giác như thế nào về cảnh? Tìm câu văn nào tả cảm giác ấy?
Để ấn tượng và cảm giác ấy đến với người đọc, người viết tái hiện lại toàn cảnh sông nước Cà Mau bằng nghệ thuật miêu tả như thế nào?
Bằng nghệ thuật miêu tả như vậy, em cảm nhận được gì về toàn cảnh sông nước Cà Mau?
 Tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh, sử dụng điệp từ, lựa chọn từ ngữ gợi hình ảnh và gợi cảm giác. Sự tài hoa trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ đã gợi cho ta một cảm nhận về toàn cảnh sông nước Cà Mau: Đó là một vùng rất nhiều sông ngòi kênh rạch, được phủ kín màu xanh và tràn ngập một âm thanh rì rào bất tận. Đó là một vùng thiên nhiên còn hoang sơ và bí ẩn. Không gian ấy, khi mới tiếp xúc dễ có cảm giác đơn điệu triền miên. Nhất là lần đầu tiên đặt chân lên vùng đất này, cảm giác đơn điệu, triền miên, mòn mỏi là một điều dễ hiểu.
Học sinh đọc đoạn 1?
- Sông, ngòi, kênh rạch
- Trời, nước, mấy
- Tiếng sóng biển
- Sông ngòi kênh rạch chi chít như mạng điện 
- Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh toàn một sắc xanh cây lá
- Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng, tiếng sóng biển rì rào bất tận ru ngu thính giác của con người.
- Trùng lặp về màu nước:
+Trời xanh, nước xanh, cây lá xanh
- Trùng lặp về âm thanh :
+ Khu rừng rì rào bất tận, sóng rì rào không ngớt.
- " ru ngủ thính giác, làm mỏi mòn và đuối đi tác dụng phân biệt của thị giác."
- Gợi cảm giác đơn điệu, triền miên.
- So sánh.
- Sử dụng điệp từ "xanh"
- Lựa chọn những từ ngữ chỉ trạng thái cảm giác.
- Phối hợp với liệt kê
- Rất nhiều sông ngòi, kênh rạch, cây cối.
- Phủ kín màu xanh, tràn ngập một âm thanh rì rào.
- Một thiên nhiên còn nguyên sơ, đầy hấp dẫn bí ẩn.
- Không gian ấy khi mới tiếp xúc dễ có cảm giác về sự đơn điệu triền miên. Nhất là với nhân vật "tôi" trong truyện chú bé An đang bị lưu lạc.
II. Tìm hiểu văn bản
1. ấn tượng ban đầu về toàn cảnh sông nước Cà mau.
- Sông ngòi kênh rạch chi chít như mạng điện 
- Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh toàn một sắc xanh cây lá
- Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng, tiếng sóng biển rì rào bất tận ru ngu thính giác của con người.
Trùng lặp về màu nước
Trùng lặp về âm thanh
=> Một thiên nhiên còn nguyên sơ, đầy hấp dẫn bí ẩn.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau.
Hoạt động của thày
hoạt động của trò
ghi bảng
Học sinh đọc câu mở đầu đoạn 2.
 Nói cảm giác “Trên đây tức là tác giả đã gián tiếp nhắc lại đặc điểm chung của sông ngòi kênh rạch Cà Mau? Theo em đó là đặc điểm gì?
Nhắc lại để giới thiệu cụ thể. Vậy để giúp người đọc cảm nhận được cảnh tượng sông ngòi kênh rạch chằng chịt của vùng Cà Mau tác giả có cánh kể thế nào? 
 Em hãy liệt kê những địa danh giới thiệu?
Không liệt kê, để giới thiệu một cách cụ thể hơn, tác giả đã chọn phương thức biểu đạt nào phù hợp.
Bằng sự thuyết minh giải thích của tác giả, em hãy chỉ ra nét độc đáo trong những địa danh ấy?
Cách đặt tên và giải thích như vậy cho em hiểu gì về kênh rạch ở đây?
Cũng qua cách đặt tên này em cảm nhận tình cảm của con người Cà Mau với thiên nhiên như thế nào?
 Con thuyền lại trôi theo dòng, để rồi cảnh sông nước lại lần lượt hiện ra.
 Em hãy đọc đoạn thứ 2 và cho biết đoạn văn này tái hiện cảnh gì?
 Đọc câu văn đầu tiên của đoạn 2?
Hãy tìm những từ ngữ miêu tả trạng thái của con thuyền trong câu văn ấy?
 Có thể thay đổi trình tự của những từ ngữ đó được không? Vì sao? 
Trình tự ấy cho em cảm nhận trạng thái của con thuyền như thế nào và vị trí quan sát của người miêu tả ra sao? Với vị trí quan sát này, theo em tâm trạng của tác giả như thế nào?
 Liệu có phải thính giác bị ru ngủ, thị giác bị mỏi mòn trước quang cảnh lặng lẽ màu xanh và âm thanh đơn điệu?
Từ vị trí ấy, với tâm trạng có lẽ không giống với tâm trạng ban đầu, dòng sông Năm Căn được miêu tả bằng những chi tiết nào nổi bật?
Theo em, các tả cảnh ở đây có gì độc đáo?
Nghệ thuật so sánh có tác dụng như thế nào?
 Gợi em hình dung về dòng sông Năm Căn một cách cụ thể như thế nào? (Âm thanh, về hình ảnh) 
Vì vậy mà cảnh hiện lên hình ảnh như thế nào?
GV chuyển sang hình ảnh rừng đước.
Như chúng ta đã biết, bức tranh toàn cảnh của sông nước Cà Mau là một tranh phủ kính một màu xanh. Một trong những hình ảnh tạo nên sắc xanh ấy là rừng đước
Em hãy tìm những hình ảnh miêu tả rừng đước?
GV: hướng dẫn học sinh phân tích hình ảnh rừng đước bằng những lệnh sau:
 Tác giả sử dụng nghệ thuật nào khi miêu tả rừng đước? Hãy đọc câu văn có hình ảnh sao sánh đó?
Em hiểu thế nào là dãy trường thành?
Hình ảnh so sánh: rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận gợi cho em cảm nhận về rừng đước ở đặc điểm nào trong không gian? Đều tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia 
R ... hững chi tiết này thể hiện sự độc đáo của Năm Căn là họp chợ ngay trên sống nước mà vẫn bề thế. Càng độc đáo hơn khi cái chợ nổi ấy lại dộng đúc người mua và người bán, đầy đủ những mọi hàng hoá. Có lẽ vì thế tác giả lựa chọn những chi tiết về bến, nhà bè, các mặt hàng và những người bán hàng với cách trao đổi hàng hoá hết sức dễ dàng thuận lợi.
Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu như vậy, tác giả còn có cách liệt kê như thế nào để tránh lộn xộn, trùng lặp? 
Nhận xét gì về những trình tự mà tác giả liệt kê?
 Biện pháp liệt kê một cách có nghệ thuật như vậy có tác dụng như thế nào?
 Có lẽ cảnh chợ Năm Căn sẽ không đông vui, tấp nập, độc đáo, hẫp dẫn nếu chỉ có liệt kê. Tác giả đã khéo léo xen lẫn miêu tả cùng với những chi tiết liệt kê.
 Em hãy nêu những hình ảnh miêu ta xen lẫn chi tiết liệt kê. Em hãy nêu những hình ảnh miêu tả xen lẫn chi tiết liệt kê?
 Bằng nghệ thuật kể chuyện và miêu tả như vậy, em có cảm nhận gì về cảnh chợ ở vùng sông nước địa cầu Tổ Quốc? 
Có lẽ mỗi chúng ta đều cảm nhận thấy thân quen với khái niệm chợ, vì ai chẳng hơn một lần được đi chợ, bán hoặc mua. Nhưng có lẽ chợ không chỉ là nơi mua bán, nó còn màn đậm dấu ấn của vùng quê ấy. Chúng ta từng gặp cảnh chợ tết trong thơ Đoàn Văn Cừ với sự vui tươi, sống dộng, rực rỡ màu sắc của hàng hoá cùng với cảnh sắc thiên nhiên độc đáo chỉ có ở vùng trung du.
"Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ ồn ào, đông vui, tấp nập".
- Quen thuộc: lều lá thô sơ cổ nằm cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng; những đống gỗ chất cao như núi rất nhiều thuyền dập dềnh trên sông.
- Lạ lùng, độc đáo: Chợ họp trên sông nước với nhiều bến, nhiều thuyền, những lò than hầm gỗ đước; những nhà bè như những khu phố nổi, như chợ nổi trên sông.
- Người bán hàng : Những người con gái Vân Kiều bán hàng xởi lởi, những người Càh Châu Giang bán vải, những bà cụ già ngườig Miên ban rượu "Những Năm Căn còn có cái bề thế của một trấn anh chị ràng xanh phô phan trù phú của nó."
- Tác giả chú trọng liệt kê hàng loạt chi tiết về chợ Năm Căn: những nhà  những lều, những bến, những lò, ngôi nhà bè, những người con gái, những bà cụ
(Trình tự)
+ Trình tự liệt kê:
- Liệt kê sự vật sát bờ sông: những ngôi nhà từ thô sơ đến hiện đại.
- Liệt kê những sự vật sát mép nước: những đống gỗ những con thuyền, bến vận hà.
- Liệt kê sự vật dưới nước: những
- Lựa chọn những chi tiết liệt kê: những đống gỗ, những con thuyền, bến vận hà.
- Liệt kê sự vật dưới lòng sông: những ngôi nhà bè
- Liệt kê những mặt hàng: món ăn, cây kim, sợi chỉ, vật dụng, quần áo, nữ trang
- Liệt kê những người bán hàng : những người con gái Vân Kiều, những người chà Châu Giang, những bà cụ già người Miên.
 +Trìng tự không gian: trên bờ, sát mép nước, dưới lòng sông.
-+Trình tự khái quát đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp.
- Cảnh tượng đông vui, tấp nập, độc đáo, hẫp dẫn.
- Đống gỗ cao như núi.
- Thuyền dập dềnh trên sóng.
- Năm Căn đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú.
- Bến vận hà nhộn nhịp.
- Đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước.
- Người bán hàng ăn vận sặc sỡ.
(GV cho học sinh nêu cảm nhận của mình một cách tự nhiên, không nhất thiết phải là những cảm nhận phụ thuộc vào bài văn)
 Chúng ta từng gặp phiên chợ sớm ngoại ô trong văn của Thạch Lam mà ở đó chỉ có người bán là những thân hình uốn cong dưới gánh nặng, hàng hoá là những mớ rau tươi mới hái còn ướt sũng sương đêm, họ bán dưới ánh sáng điện và luồng gió thoảng đêm khuya, đẻ rồi chợ tan là trời vừa sáng. Và hôm nay chúng ta lại gặp cảnh chợ trên dòng Năm Căn. Mỗi cảnh chợ có nét độc đáo riêng biệt của mỗi vùng quê, những tất cả đều chung ở sưh trù phú, sinh động. Và chắc chắn rằng những nét chung cà riêng ấy, sẽ để lại trong ký ức chúng ta những dấu ấn sâu đậm.
3. Cảnh chợ Năm Căn
Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ ồn ào, đông vui, tấp nập.
Vừa quen thuộc, vừa lạ lùng và độc đáo.
Cảnh tượng đông vui, tấp nập, độc đáo, hẫp dẫn.
Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa văn bản
Hoạt động của thày
hoạt động của trò
ghi bảng
Qua trích đoạn Sông nước Cà Mau, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào về vùng đất này?
 Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau?
Vẽ được bức tranh sông nước Cà Mau ấn tượng như vậy, tác giả chỉ có tài trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện, ông còn có tấm lòng như thế nào với mảnh đất nơi đây?
Quả thật, cùng với tài năng, cùng với sự am hiểu cuộc sống Cà Mau và tấm lòng gắn bó với mảnh đất này, nhà văn Đoàn Giỏi đã đưa chúng ta đến một vùng đất rừng phương Nam thật xa để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống tấp nập, trù phú độc đáo của người dân nơi đây, để gắn bó và thêm yêu cuộc sống nơi này. Cũng bằng những trang truyện của ông, chúng ta càng thêm yêu cà gắn bó với bất kỳ mảnh đất nào trên đất nước. Đó có lẽ là điều kỳ diệu nhất mà thiên nhiên đem lại cho con người.
Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
- ấn tượng chung về sông nước Cà Mau.
- Cảnh sông ngòi kênh rạch Cà Mau.
- Cảnh chợ Năm Căn
- Thiên nhiên phong phú hoang sơ mà tươi đẹp, cuộc sống tấp nập trù phú mà độc đáo.
- Biết quan sát, so sánh, nhận xét về đối tượng miêu tả, có tình cảm say mê với đối tượng miêu tả.
- Am hiểu cuộc sống Cà Mau, có tấm lòng gắn bó với đất này.
Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
III. Tìm hiểu ý nghĩa văn bản
- Thiên nhiên phong phú hoang sơ mà tươi đẹp, cuộc sống tấp nập trù phú mà độc đáo.
- Biết quan sát, so sánh, nhận xét về đối tượng miêu tả, có tình cảm say mê với đối tượng miêu tả.
Hoạt động 6: Luyện tập
Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau bài sông nước Cà Mau mà em đã học.
Hãy kể tên một vài con sông ở quê em hoặc ở nơi em đang ở, giới thiệu về dòng sông mà em ấn tượng nhất.
Hoạt động 7: Hướng dẫn học ở nhà.
Soạn bài: So Sánh
Tiết 78 	tiếng việt: so sánh
I. mục tiêu cần đạt
1. Giúp học sinh nắm được
- So sánh là gì ?
- Cấu tạo của phép so sánh
2. Thích hợp với phần văn bản "Sông nước Cà Mau", "Bài học đường đời đầu tiên" và tập làm văn 6 ở phương pháp tả cảnh.
3. Luyện kỹ năng:
- Nhận biết và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép so sánh trong văn bản.
- Có ý thức vận dụng phép so sánh trong văn nói, văn viết của văn bản.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
Sử dụng máy chiếu đoạn văn : "Ông em đã già những vẫn còn minh mẫn lắm"
Yêu cầu:
- Xác định các phó từ trong đoạn văn.
- Các phó từ đi kèm và bổ nghĩa cho những từ nào?
- Vị trí của các phó từ trong cụm từ.
Bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
ghi bảng
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm so sánh:
Cho học sinh quan sát bảng phụ:
"Dòng Năm Căn  vô tận"
Đoạn văn thuộc kiểu văn nào?
 Đoạn văn tả cảnh gì?
 Tác giả đã quan sát, chọn những chi tiết nào để miêu tả?
Em cảm nhận được gì ở vẻ đẹp của dòng sông?
Biện pháp nghệ thuật nào góp phần đặc tả vẻ đẹp đó?
Hãy gạch chân những câu văn sử dụng phép so sánh?
Chỉ rõ phép so sánh thực hiện ở câu văn thứ nhất?
Phép so sánh được thực hiện trên cơ sở nào?
Kể tên một số thác ở nước ta?
So sánh có tác dụng gì?
 So sánh là gì?
Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ 1.
* Bài tập nhanh:
- Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
- Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta chịu thế nào được.
- Mỏ Cốc như cái dùi sắt.
Gạch chân các tập từ chứa hình ảnh so sánh.
Khi nói tới người gầy, người ta thường so sánh như thế nào?
Vì sao tác giả chọn cách so sánh trên ?
GV khái quát, nhấn mạnh lại mục đích so sánh.
Học sinh quan sát bảng phụ:
"Dòng Năm Căn  vô tận"
- Văn miêu tả
- Dòng sông Năm Căn
- Sức chảy của dòng sông, cá ở sông rừng đước bai bên bờ sông.
- Đẹp, hùng vĩ.
- Học sinh gạch trên bảng phụ.
- Sự vật được so sánh : nước
- Sự vật dùng để so sánh : thác 
- Phương tịên so sánh : Đổ ầm ầm
- Từ so sánh : như
Sự vật được so sánh và sự vật dùng để so sánh dựa trên những nét tương đồng.
Thác Bờ (Hoà Bình) Cam Ly (Đà Lạt).
- Hình dung sự vật một cách cụ thể.
- Người gầy như que củi.
- Gầy như xe điếu.
- Gầy như que tăm.
- Giúp người nghe hình dung một cách cụ thể về nhân vật Dế Mèn:
+ Gầy, yếu, thiếu sự sống.
+ Gợi cảm giác thảm hại, cảm xúc đáng thương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mô hình cấu tạo của phép so sánh:
GV đưa bảng phụ:
Vế A (Sự vật được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B (Sự vật dùng để so sánh)
Học sinh điền các ví dụ 1 + 2 trong văn bản "bài học  đầu tiên" vào mô hình.
 Mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm những yếu tố nào? 
Câu văn 3 thiếu yếu tố nào trong mô hình cấu tạo của phép so sánh?
Học sinh đọc ví dụ 3a - 3b SGK – 25 ? Cấu tạo của phép so sánh trong các ví dụ trên có đặc biệt? 
Đọc toàn bộ nghi nhớ của SGK? 
Học sinh ghi nhớ (2 học sinh).
- Học sinh lên bảng điền vào mô hình trên bàng phụ
- Gồm: Sự vật được so sánh
Sự vật dùng để so sánh
Phương diện so sánh
Từ so sánh
- Phương tiện so sánh
- 3a: Hình thức giải nghĩa từ.
Vế B đảo lên trước
- 3b: Vế B đảo lên trước cùng từ so sánh
Học sinh ghi nhớ
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài 1: 
a. Đọc bài thơ Cảnh khuya - Hồ Chí Minh. Cho biết câu thơ nào trong bài sử dụng phép so sánh?
b. Điền câu thơ 1 vào mô hình so sánh?
c. Nêu tác dụng của phép so sánh trong câu thơ.
d. Chỉ ra kiểu dạng so sánh.,
- Đọc bài thơ
- Câu 1 + 3 sử dụng phép so sánh
- Sự vật trở nên sống động, ấm áp tình người.
- So sánh khác loại
Bài tập 2:
- Học sinh làm trên bảng (1 học sinh)
Bài tập 3: Cho các ngữ cảnh
a. 	Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
(Ca dao)
b. 	Lòng ta như mở hội
Như cờ bay gió reo
(Tố Hữu)
c. 	Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa va cả tiếng mai sau. 
(Tố Hữu)
Và các ý kiến tranh luận :
NC1: Có 	A1 : Non xanh, nước biếc
B: Tranh hoạ đồ
CN2: Có 	B1: hội, B2: cờ bay; B3: gió reo.
A: Lòng ta
NC3: 	Tưởng nghe lời non nước
 như nghe lời non nước
T : tưởng
ý kiến của em như thế nào?	- Học sinh thảo luận
GV kết luận: NC1: 3 vế A và 1 vế B
NC2: 3 vế B và 1 vế A
NC3: tưởng = như
Bài tập 4: Bảng phụ đoạn trích bài thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân:
"Quê hương là  lớn nổi thành người". Đoạn thơ có sử dụng phép so sánh không? Vì sao? Tác dụng của phép so sánh?
- Sử dụng phép so sánh
- Từ so sánh : là
Hiểu, cảm nhận quê hương là những gì gần gũi, quen thuộc gắn bó với chúng ta.
Hoạt động 4: Hướng dẫn bài tập về nhà.
Viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh vườn hoa thành phố trong đó có sử dụng phép so sánh.
Gợi ý : - Nội dung của đoạn văn?
- Chọn tả cảnh gì?
- So sánh các loại hoa như thế nào?
(Có thể giới thiệu một đoạn văn tả cảnh hay của học sinh đã làm)

Tài liệu đính kèm:

  • doc20-77-SONG NUOC CA MAU.doc