I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức: Giúp học sinh: Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tao lập loại văn bản này
2. Kĩ năng: Nhận diện được những đoạn văn, bài văn miêu tả. Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dung miêu tả.
3. Thái độ: Yêu quý môn học, tạo lập văn bản đúng theo yêu cầu thể loại.
II. Chuẩn bị của GV và Hs:
1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung (SGK, SGV) - Soạn giáo án.
2. Học sinh: Đọc kĩ bài ở nhà và chuẩn bị theo yêu cầu của GV.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Học kỳ I các em đã được tìm hiểu về thể loại văn tự sự (kể chuyện). Sang học kỳ II, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số thể loại nữa, đó là văn miêu tả và viết đơn. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thể loại văn miêu tả. Đây là thể loại mà các em đã được làm quen ở Tiểu học (lớp 4, lớp 5). Lên cấp THCS chúng ta sẽ tìm hiểu ở mức độ cao hơn.
Ngày soạn: 1/1/2012 Ngày giảng: 4/1/2012 dạy lớp 6B, 6A Tiết 76. Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tao lập loại văn bản này 2. Kĩ năng: Nhận diện được những đoạn văn, bài văn miêu tả. Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dung miêu tả. 3. Thái độ: Yêu quý môn học, tạo lập văn bản đúng theo yêu cầu thể loại. II. Chuẩn bị của GV và Hs: 1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung (SGK, SGV) - Soạn giáo án. 2. Học sinh: Đọc kĩ bài ở nhà và chuẩn bị theo yêu cầu của GV. III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà. 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Học kỳ I các em đã được tìm hiểu về thể loại văn tự sự (kể chuyện). Sang học kỳ II, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số thể loại nữa, đó là văn miêu tả và viết đơn. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thể loại văn miêu tả. Đây là thể loại mà các em đã được làm quen ở Tiểu học (lớp 4, lớp 5). Lên cấp THCS chúng ta sẽ tìm hiểu ở mức độ cao hơn. Hoạt động của Gv và Hs Ghi bảng Gv Hs Gv ? Hs ? Hs ? Hs ? Hs Gv Hs ? Hs Gv ? Hs ? Hs ? Hs Gv Hs Gv Hs ? Hs Hs ? Hs Gv - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 sau đó chia lớp làm ba nhóm, mối nhóm thảo luận một tình huống. - Thảo luận theo yêu cầu (3 phút) sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Cùng học sinh nhận xét, chữa bổ sung: * Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, em làm thế nào để khách nhận ra nhà em? - Em sẽ tả rõ con đường dẫn đến nhà em, đồng thời em cũng tả cụ thể vị trí, dáng vẻ dáng vẻ ngôi nhà (Nằm ở địa điểm nào, xung quanh có gì đáng chú ý, màu sắc của ngôi nhà, số nhà...). Người khách theo đó sẽ tìm được ngôi nhà em. * Em cùng mẹ đến cửa hàng mua áo, trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu, nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy đúng chiếc áo mà em định mua? - Em sẽ vừa chỉ, vừa tả đặc điểm riêng về dáng vẻ cùng màu sắc của chiếc áo em thích, ví dụ: chiếc áo xanh, cổ sen tròn, có đính khuy màu trắng cạnh chiếc áo màu hồng thêu hoa,... Với cách tả như vậy, chắc chắn người bán sẽ lấy đúng chiếc áo mà em yêu cầu. * Một học sinh lớp ba hỏi em: Người lực sĩ là người như thế nào? Em phải làm gì để học sinh ấy hình dung được hình ảnh của lực sĩ? - Em sẽ giới thiệu bằng cách tả hình dáng, việc làm của người lực sĩ. Đó là một người có sức mạnh đặc biệt, cơ thể cường tráng, cơ bắp nổi cuộn; anh ta thường hay xuất hiện trong các cuộc thi đấu thể thao để biểu diễn khả năng sức khoẻ của mình, như cử tạ. * Trong những tình huống trên, các em đã dùng văn miêu tả để thực hiện mục đích của mình, trong thực tế, có rất nhiều tình huống phải dùng miêu tả, em hãy nêu một số tình huống tương tự? - Ví dụ: Khi đánh rơi một vật nào đó, muốn nhờ bạn tìm giúp; Nhờ bạn đưa quyển sách cho một người quen mà bạn chưa biết nhà của người em quen,... - Nhận xét khái quát và kết luận: Những tình huống bạn đã gặp và giải quyết một cách thoả đáng như vậy, chính là bạn đã sử dụng văn miêu tả. - Đọc yêu cầu bài tập 2. * Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó? - Đoạn tả cảnh Dế Mèn, từ “Bởi tôi ăn uống điều độ...” “đứng đầu thiên hạ rồi”. - Đoạn tả Dế Choắt: “Cái chàng...” “như hang tôi”. - Gọi 1 học sinh đọc lại hai đoạn văn đó. * Qua hai đoạn văn tả Dế Mèn và Dế Choắt, em thấy Dế Mèn và Dế Choắt có những đặc điểm gì? Những chi tiết hình ảnh nào cho thấy điều đó? - Mèn: Khoẻ mạnh, cường tráng; thích phô trương sức mạnh; hung hăng, hống hách (Học sinh tìm những chi tiết miêu tả Dế Mèn). - Dế Choắt: Xấu xí, ốm yếu (Chi tiết tả dế Choắt). * Dể làm nổi bật đặc điểm, hình ảnh Dế Mèn và Dế Choắt, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Do đâu tác giả có thể tả dược như vậy? - Nhân hoá, so sánh. - Tác giả đã quan sát rất tỉ mỉ, kĩ lưỡng đặc điểm của loài dế (Dế mèn và dễ choắt); Đồng thời tác giả cũng thể hiện khả năng liên tưởng, tượng rất phong phú. - Đó chính là những điều kiện quan trọng để viết một bài văn miêu tả sinh động. * Qua tìm hiểu hai bài tập, em hiểu thế nào là văn miêu tả? Người làm văn miêu tả cần phải đảm bảo những yêu cầu gì? - Trình bày. - Nhận xét, bổ sung, khái quát nội dung bài học - Đọc ghi nhớ (SGK,T.16). - Chuyển: Để giúp các em nắm vững yêu cầu bài học chúng ta cùng luyện tập. - Đọc yêu cầu bài tập 1: * Mỗi đoạn miêu tả tái hiện điều gì? Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong đoạn văn, đoạn thơ trên? - Làm việc theo nhóm (3 nhóm, mỗi nhóm giải quyết một đoạn) (3 phút) Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả. - Cùng học sinh nhận xét, chữa bổ sung: đoạn 1: Tả chú Dế Mèn vào độ tuổi thanh niên, cường tráng với những đặc điểm nổi bật: To khoẻ và mạnh mẽ. Đoạn 2: ĐẶc tả chú bé liên lạc (Lượm). ĐẶc điểm nổi bật: Một chú bé nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên. Đoạn 3: Miêu tả một vùng bãi ven ao, hồ ngập nước sau mưa. Đặc điểm nổi bật: Một thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo. * Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ miêu tả những đặc điểm nào nổi bật? - Suy nghĩ trình bày ý kiến của mình: Có thể nêu một số đặc điểm như sau: -Lạnh và ẩm ướt: Gió bấc, mưa phùn; - Đêm dài, ngày ngắn; - Bầu trời luôn âm u: Như thấp xuống, nhiều mây mù,... - Cây cối khẳng khiu, trơ trụi,... I. Thế nào là văn miêu tả? (24 phút) 1. Bài tập. a)Bài tập 1: b) Bài tập 2: 2. Bài học. Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, cảnh... làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. * Ghi nhớ : (SGK,T.16) II. Luyện tập. (16’) 1. Bài tập 2. (SGK,T.16, 17) 2. Bài tập 2: (SGK,T.17) a) Đề luyện tập a. 3. Củng cố: (2’) - Văn miêu tả là gì? 4. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1’). - Về nhà xem lại toàn bộ nội dung lí thuyết đã học; làm hoàn chỉnh bài tập 2. - Đọc thêm một số bài văn miêu tả. - Đọc và chuẩn bị văn bản Sông nước Cà Mau theo câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa. Rút kinh nghiệm: - Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động......................................... - Nội dung kiến thức.................................................................................... - Phương pháp giảng dạy.............................................................................. - Hình thức tổ chức lớp học.......................................................................... - Thiết bị dạy học.........................................................................................
Tài liệu đính kèm: