I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kỹ năng:
a.Kỹ năng của của học:
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
b.Kỹ năng sống:
- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.
- Giao tiếp, phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những gí trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
3. Thái độ:
GD cho h/s rút ra những bài học trong cách sống của mình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Xem trước bài mới. Soạn bài.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (2)
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1)
Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu những nét chung nhất về tg, tp và biết được về bức chân dung tự hoạ của Dế mèn. Trong cuộc đời của mình vì một sự sai lầm, DM đã phải hối hận suốt cả cuộc đời, từ đó DM đã rút ra được bài học đầu tiên cho mình, vậy bài học đó là gì, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
Học kì II Bài 18 Kết quả cần đạt: Hiểu được ND, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn trong bài văn, những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và sd từ ngữ. Nắm được ý nghĩa và công dụng của phó từ. Ngày soạn:25/12/2011 Ngày dạy: 27/12/2011(Lớp 6B) Tiết 73: VB Bài học đường đời đầu tiên (Trích: “Dế Mèn phiêu lưu kí”- Tô Hoài) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi. - Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo. - Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2. Kỹ năng: - Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. - Phân tích các nhân vật trong đoạn trích. - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả. 3. Thái độ: GD cho h/s rút ra những bài học trong cách sống của mình. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Xem trước bài mới. Soạn bài. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s. * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Trên thế giới và ở nước ta có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời viết văn của mình cho đề tài trẻ em, một trong những đề tài khó khăn và thú vị bậc nhất. Tô Hoài là một tg như thế. 2. Bài mới: ? Dựa vào chú thích sgk và phần đọc thêm, em hãy cho biết một vài nét về tg Tô Hoài? GV: Bút danh Tô Hoài: là bút danh ông ghi nhớ về quê hương mình, có sông Tô Lịch và ở huyện Hoài Đức. Ông viết văn từ trước CM T8, có một khối lượng tp phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại. đặc biệt là ông viết truyện cho thiếu nhi được đông đảo các em yêu thích. ? Em hãy cho biết một vài điều về tp Dế Mèn phiêu lưu kí? GV: Truyện được sáng tác năm ông 21 tuổi, dựa vào những kỉ niệm tuổi thơ ở vùng Bưởi quê ông. tên thể loại của tp là kí nhưng thực chất đây là một truyện, một tiểu thuyết đồng thoại, một sáng tác với 2 biện pháp nghệ thuật chủ đạo là tưởng tượng và nhân hoá. Truyện gồm 10 chương. -> chính vì giá trị của tp, nên tp đã được in lại nhiều lần và được chuyển thể thành phim hoạt hình, múa rối được nhiều người hâm mộ. ? Vị trí của đoạn trích? - Đoạn trích: “Bài học đường đời đầu tiên”nằm ở chương I của tp. ? Khi DM tự miêu tả chân dung của mình đọc với giọng ntn? - Hào hứng, kiêu hãnh, vang to, chú ý nhấn giọng ở các tính từ, động từ miêu tả. ? Đoạn DM trêu chị Cốc nên đọc ntn? - Mèn trịnh thượng, khó chịu. - DC: yếu ớt, rên rỉ. - Chị Cốc: đáo để, tức giận. ? Đoạn DM hối hận đọc ntn? - Trầm buồn, sâu lắng, bi thương. HS: Đọc, nhận xét. ? Hãy kể tóm tắt lại đoạn trích? ? Truyện được kể bằng lời của n/v nào? ngôi kể? Tác dụng? - Truyện kể theo lời của n/v chính (DM). - Ngôi kể thứ nhất. -> tác dụng: tạo nên sự thân mật gần gũi giữa người kể với bạn đọc. để biểu hiện tâm trạng, suy nghĩ, thái độ của n/v đối với những gì xảy ra ở xung quanh đối với chính mình. ? Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? ND chính của mỗi đoạn? 2 đoạn: - Đ1: từ đầu....thiên hạ rồi: miêu tả vẻ đẹp cường tráng của DM. - Đ2: còn lại: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên. ? Câu văn nào làm vai trò liên kết 2 đoạn văn đó với nhau? - Câu liên kết đoạn: Chao ôi, có biết đâu rằng lại làm được. ? Đặt tiêu đề cho Đ1? ? Ghi lại các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của DM? - Ngoại hình: + ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực. + Đôi càng mẫm bóng. + Những cái vuốt nhọn hoắt. + Cái đầu nổi từng tảng rất bướng. + Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp. - Điệu bộ, động tác: + Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. + Đi đứng oai vệ, đi bộ cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ. + Nhai ngoàm ngoạp. + Trịnh trọng, khoan thai đưa 2 chân vuốt râu. ? Em có nhận xét gì về trình tự và cách miêu tả ngoại hình n/v của TH? - Vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng. Vừa tả ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ, hành động -> bộc lộ được vẻ đẹp rất sống, cường tráng và tính nết của DM. ? Tìm những tính từ tg dùng miêu tả hình dáng, tính cách DM trong đoạn văn? ? Hãy thế 1 số tính từ đó bằng những tính từ đồng loại khác hoặc gần nghĩa rồi rút ra kết luận về cách dùng từ của tg? - Cường tráng (khoẻ mạnh, to lớn, mạnh mẽ, đẹp đẽ). - hủn hoẳn (rất ngắn, cộc, hun hủn). - ngòam ngoạp (sồn sột, rào rạt). - cà khịa (gây sự, gây mất đoàn kết). - ho he (ko dám làm gì, im re, chịu phép). -> Nhận xét: tất cả những từ ngữ đồng nghĩa, nghĩa tương đương ko đặc sắc bằng các từ mà tg sd vì những từ ngữ đó chính xác, sắc cạnh trong việc khắc hoạ hình ảnh DM. ? Qua đoạn văn em có n/x gì về tính cách của DM? (nét đẹp, chưa đẹp). GV: Nét chưa đẹp đó thể hiện rõ trong các động tác hành vi kể, tả ở phần cuối của đoạn văn: tôi đi đứngthiên hạ rồi. ? Nghệ thuật nào tg sd thành công trong đoạn văn này? - NT nhân hoá. GV: Đây là một đoạn văn đặc sắc, độc đáo về NT tả vật. Bằng cách nhân hoá cao độ, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy, so sánh, chon lọc, và chính xác, tg đã để cho DM tự hoạ bức chân dung mình một cách sinh động (có nét đẹp và chưa đẹp) mà ta đã tìm hiểu. I. Đọc, tìm hiểu chung: (19’) 1.Tác giả: Tô Hoài sinh năm 1920, là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. 2.Tác phẩm: - Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện DMPLK tác phẩm được xuất bản năm 1941. II. Tìm hiểu đoạn trích: 1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn: (20’) Có vẻ đẹp cường tráng. Là kẻ kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết của Dế Choắt. 3. Củng cố, luyện tập: (2’) ? Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào? A. Tự tin, dũng cảm. B. Tự phụ, kiêu căng. C. Khệnh khạng, xem tường mọi người. D. Hung hăng, xốc nổi. Đáp án: A. 4. Hướng dẫn h/s tự học ở nhà: (1’) - Nắm chắc nội dung vừa học. - Chuẩn bị phần nội dung tiếp theo. Ngày soạn:25/12/2011 Ngày dạy:28/12/2011 (Lớp 6B) Tiết 74: VB Bài học đường đời đầu tiên (Trích: “Dế Mèn phiêu lưu kí”- Tô Hoài) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi. - Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo. - Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2. Kỹ năng: a.Kỹ năng của của học: - Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. - Phân tích các nhân vật trong đoạn trích. - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả. b.Kỹ năng sống: - Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác. - Giao tiếp, phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những gí trị nội dung và nghệ thuật của truyện. 3. Thái độ: GD cho h/s rút ra những bài học trong cách sống của mình. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Xem trước bài mới. Soạn bài. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s. * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu những nét chung nhất về tg, tp và biết được về bức chân dung tự hoạ của Dế mèn. Trong cuộc đời của mình vì một sự sai lầm, DM đã phải hối hận suốt cả cuộc đời, từ đó DM đã rút ra được bài học đầu tiên cho mình, vậy bài học đó là gì, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. 2. Bài mới: HS đọc thầm lại phần 2 của văn bản. ? Nội dung cụ thể của đoạn văn này? - Mèn bày trò trêu chị Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm DC đẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. GV: Những câu mở đầu của đoạn văn này có chức năng liên kết 2 đoạn của bài. nó cho thấy câu chuyện ở đoạn sau là minh chứng và hệ quả của thói hung hăng, xốc nổi ở DM. ? N/x thái độ của DM với DC (biểu hiện qua lời kể, cách xưng hô, giọng điệu)? - Đặt tên: DC (choắt: bé, gầy ko có sức sống) -> tỏ vẻ khinh thường. - Xưng hô trịnh thượng: chú mày. - Thái độ: khi nghe DC thỉnh thoảng cần giúp đỡ thì: “ hếch răng lên xì một hơi rõ dài- lớn tiếng mắng mỏ.ko chút bận tâm”. - Mèn tỏ ra là kẻ trịnh thượng, khinh thường, ko quan tâm, giúp đỡ người bạn hàng xóm đáng thương. GV: Lúc đầu huênh hoang trước DC nhưng khi trêu chị Cốc thì Mèn là kể ntn-> quan sát đoạn văn còn lại. ? Diễn biến tâm lí và thái độ của DM trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của DC? - Lúc đầu: nghênh ngang, huênh hoang trước DC -> hả hê vì trò đùa tai quái của mình: chui tọt vào hang, nằm khểnh bụng nghỉ thú vịyên trí với nơi ẩn nấp kiên cố của mình. - Khi DC bị Cốc mổ-> nằm im thin thít, Cốc bay đi mới dám mon men bò ra khỏi hang. GV: Qua những sự việc trên, đặc biệt là cái chết của DC, DM rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. ? Bài học ấy là gì? * GD kỹ năng sống: ?Em rút ra được bài học gì cho mình? - Phải biết sống khiêm tốn, tôn trọng người khác. ? Câu cuối cùng của đoạn trích có gì đặc sắc? - Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả tâm trạng mang ý nghĩa suy nghĩ sâu sắc. GV: Qua câu văn ta thấy rõ Mèn tự nhìn nhận lại mình sau tất cả những gì mình đã làm, rút ra cho mình bài học đầu tiên trong c/s. * GD kỹ năng sống: ? Em có n/x gì về nghệ thuật miêu tả loài vật và cách kể chuyện của tg? GV: Chính vì cách miêu tả, cách kể độc đáo đó mà tư tưởng của đề được rút ra 1 cách tự nhiên, thuyết phục, sâu sắc và thấm thía. ? Bài văn có nội dung, ý nghĩa sâu sắc ntn? HS: Đọc ghi nhớ: sgk. HS: Đọc phân vai đoạn DM trêu Cốc gây ra cái chết thảm thương của DC. HS: Đọc phần đọc thêm: sgk/ 12 2. Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên: (20’) DM hối hận và rút ra bài học cho mình: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình. III. Tổng kết: (6’) 1.Nghệ thuật: - Kể chuyện kết hợp với miêu tả. - Xây dựng hình tượng nhân vật DM gần gũi với trẻ thơ. - Sử dụng hiệu quả các phép tu từ. - Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. 2.ý nghĩa văn bản: Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. * Ghi nhớ: sgk. IV. Luyện tập: (10’) V.Đọc thêm: (3’) 3. Củng cố, luyện tập: (4’) ? Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có các đặc điểm giống như chúng trong thực tế ko? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng? - Những con vật có các đặc điểm giống như chúng trong thực tế, qua lời tả, kể ta thấy hiện lên một thế giới loài vật sống động xong rất thực. - Truyện được viết theo lối ... ác phẩm: Sông nước Cà Mau trích từ tác phẩm Đất rừng Phương nam-một tác phẩm thành công của nhà văn viết về vùng đất phương Nam của Tổ quốc. II. Tìm hiểu văn bản: (21’) 1. ấn tượng chung ban đầu về cảnh quan tự nhiên vùng Cà Mau: Ko gian rộng lớn, mênh mông 2. Cảnh kênh rạch, sông ngòi ở Cà Mau: Hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. 3. Cảnh chợ Năm Căn: Cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo. III.Tổng kết: (3’) 1.Nghệ thuật: - Miêu tả từ bao quát đến cụ thể. - Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ. - Sử dụng ngôn ngữ địa phương. - Kết hợp miêu tả và thuyết minh. 2.ý nghĩa văn bản: Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau. * Ghi nhớ: sgk. IV. Luyện tập: (2’) V. Đọc thêm: (2’) 3. Củng cố, luyện tập: (2’) ? Nhận xét nào sau đây đúng với đoạn trích “Sông nước Cà Mau”? A. VB miêu tả cảnh quan ở vùng cực Nam của Nam Bộ. B. VB miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Trung Bộ. C. VB miêu tả cảnh quan ở vùng đồng bằng Nam Bộ. - Đáp án: A. 4. Hướng dẫn h/s tự học ở nhà: (1’) - Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả đặc sắc, các chi tiết sử dụng phép so sánh. - Hiểu được ý nghĩa của các chi tiết có sử dụng phép tu từ. - Làm bài tập phần luyện tập, chuẩn bị bài: So sánh. Ngày soạn:08/01/2012 Ngày dạy:10/01/2012 (Lớp 6B) Tiết 78: TV So sánh I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Cấu tạo của phép tu từ so sánh. - Các kiểu so sánh thường gặp. 2. Kỹ năng: - Nhận diện được phép so sánh. - Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó. 3. Thái độ: GD cho h/s ý thức tìm hiểu, yêu thích bộ môn. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, bảng phụ. 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. III.Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) * Câu hỏi: ? Phó từ là gì? ? Phó từ đứng trước động từ, tính từ ko bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì? Quan hệ thời gian, mức độ. Sự tiếp diễn tương tự. Sự phủ định, cầu khiến. Quan hệ trật tự. * Đáp án: - Phó từ là những từ chuyên đi kèm động, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động, tính từ. (5đ) - Đáp án: D (5đ) * Đặt vấn đề vào bài mới: (2’) 1. Mời 2 h/s đứng dậy -> h/s khác n/x về chiều cao. - Bạn A cao hơn bạn B. - A thấp hơn. - A bằng B. GV: Như vậy bạn C vừa thực hiện phép so sánh. Vậy so sánh là gì? Cấu tạo của phép so sánh ntn chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 2. GV đưa vd: Bình cao bằng Nam. GV phân tích: Qua vd trên ta thấy: chiều cao của Bình được so sánh với chiều cao của Nam. Mặc dù chúng ta chưa biết chiều cao của Bình nhưng khi đem so sánh với chiều cao của Nam mà chúng ta đã biết thì ta sẽ hình dung được chiều cao của Bình. Sở dĩ chúng ta biết được Bình có chiều cao bằng với chiều cao của Nam là vì nhờ vào phép so sánh được thể hiện trong câu nói. Vậy thế nào là so sánh, cấu tạo của phép só sánh ntn chúng ta cùng tìm hiểu. 2. Bài mới: GV: Treo bảng phụ ghi 2 vd a, b /sgk. a Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. b. trông hai bên bờ rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. HS: Đọc 2 vd. ? Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh ở 2 vd trên? a. Trẻ em như búp trên cành. b. rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. ? Trong 2 vd trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? a. Trẻ em được so sánh với búp trên cành. b. rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành vô tận. ? Vì sao có thể so sánh các sự vật, sự việc đó với nhau? - Các sự vật đó so sánh được với nhau là vì giữa chúng có những điểm giống nhau nhất định. ?Hãy chỉ ra điểm giống nhau giữa các sự vật ấy? a.Trẻ em- mầm non của đất nước, có điểm giống với búp trên cành – mầm non của cây cối trong thiên nhiên. - Đây là sự giống nhau cả về hình thức và tính chất (đó là sự tươi non, đầy sức sống, chứa chan hy vọng). b. rừng đước- thẳng, cao giống như dãy trường thành vô tận. - Sự giống nhau về tính chất. GV: Như vậy ở vd: a. sự vật trẻ em là vật được so sánh với búp trên cành vì nó có điểm tương đồng với nhau (Trẻ em- mầm non của đất nước búp trên cành- mầm non của cấy cối trong thiên nhiên). b. rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành vô tận vì nó có điểm tương đồng: cao, thẳng. ? Từ việc phân tích trên em hiểu thế nào là so sánh? ? Phép so sánh có mấy vế? Đó là những vế nào? - 2 vế: vế được so sánh và vế dùng để so sánh. ? Khi so sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy nhằm mục đích gì? - Làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói về những sự vật, sự việc được nói đến. vd: trẻ em, rừng đước. - Làm cho câu văn, câu thơ có tính hình ảnh và gợi cảm. GV: Treo bảng phụ ghi vd c. c. Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. ? Sự vật nào được so sánh với sự vật nào? - con mèo được so sánh với con hổ. ? Hai con vật này có gì giống và khác nhau? - Giống về hình thức: lông vằn. - Khác nhau về tính chất: mèo hiền, hổ dữ. ? Phép so sánh ở vd c có gì khác so với phép so sánh ở 2 vd a,b? - a,b: sự vật được so sánh và sự vật dùng để so sánh có điểm giống nhau. - c: sự vật được so sánh và sự vật dùng để so sánh có nét tương phản.(khác nhau). GV: Như vậy: khi ta đem 2 sự vật so sánh với nhau thì sẽ làm nổi rõ được sự tương đồng hay tương phản của các sự vật, sự việc ấy. HS: Đọc ghi nhớ: sgk. HS: Làm bài tập nhanh. GV: Kẻ mẫu bằng bảng phụ, chia lớp thành 4 nhóm cho h/s thảo luận với t/g 5 phút. Hết t/g thảo luận, nhóm trưởng điền, n/x. Vế A (sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (sự vật dùng để so sánh) Trẻ em như búp trên cành Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy vô tận ? Nhìn vào bảng, hãy cho biết mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm có mấy yếu tố? Đó là những yếu tố nào? 4 yếu tố: - Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh). - Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A). - Từ ngữ chỉ phương diện so sánh. - Từ chỉ ý so sánh. GV: Quan sát 2 vd a,b ta đều thấy 2 vd này sd từ so sánh là từ “như”, ngoài từ này ra ta còn bắt gặp rất nhiều từ so sánh khác. ? Em hãy tìm thêm các từ so sánh khác mà em biết? - là, như là, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu, bấy nhiêu GV: Treo bảng phụ ghi vd a,b. YC h/s điền tiếp vào bảng kẻ sẵn. a.Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. b. Như tre mọc thẳng, con người ko chịu khuất. HS: Quan sát bảng. ? Em có n/x gì về mô hình cấu tạo của các vd trên? a1.Ko có yếu tố phương diện so sánh. b1. Đủ 4 yếu tố. a2. Ko có yếu tố phương diện so sánh, từ so sánh. b2. từ so sánh và vế B được đảo lên trước vế A. ? Từ đó em rút ra thêm được điều gì về mô hình cấu tạo của phép so sánh? - Mô hình cấu tạo của phép so sánh có thể biến đổi. ? Biến đổi ntn? - Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt. - Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh. GV: Chỉ lại bảng phụ, khắc sâu kiến thức (do dụng ý nghệ thuật của người viết). HS: đọc ghi nhớ: sgk. HS: đọc bài tập. ? Với mỗi mẫu so sánh, em hãy tìm một vd? HS thực hiện, phát biểu. GV ghi bảng. HS khác nhận xét. GV kết luận. HS: Đọc bài tập. ? Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào những chỗ trống để tạo thành phép so sánh? HS thực hiện, phát biểu. GV ghi bảng. HS khác nhận xét. GV kết luận. HS: Đọc bài tập. ? Tìm những câu văn có sd phép so sánh trong các bài “ Bài học đường đời đầu tiên” và “ Sông nước cà mau”. HS tìm. HS khác nhận xét. GV kết luận. * Bài học đường đời đầu tiên: - Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. - hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. - cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và cao lêu ngêu như một gã nghiện thuốc phiện. - Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi- lê. - Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên như sắp đánh nhau. - Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất. * Sông nước Cà Mau: - Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. - ở đó tụ tập ko biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ. - cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. -trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. - Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đền măng sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi. GV: Đọc, h/s nghe viết. Lưu ý những từ dễ viết sai do lỗi phát âm của địa phương. I. So sánh là gì? (8’) 1.VD: 2. Bài học: - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng. - So sánh tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. * Ghi nhớ: sgk II.Cấu tạo của phép so sánh: (13’) 1.VD: 2.Bài học: Cấu tạo của phép tu từ so sánh (đầy đủ) gồm 4 yếu tố: sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh. * Ghi nhớ: sgk. III. Luyện tập: (14’) BT1/25. a.So sánh đồng loại: - so sánh người với người: Thầy thuốc như mẹ hiền. - so sánh vật với vật: + Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. + Gió thổi là chổi trời. b. So sánh khác loại: - so sánh người với vật: Thân em như ớt trên cây Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng. - so sánh vật với người: Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. - so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: Sự nghiệp của chúng ta giống như rừng cây đương lên, đầy nhựa sống và càng lớn mạnh nhanh chóng. BT2/26. - Khoẻ như voi (hổ, gấu, trâu, bò tót, trương Phi). - Đen như cột nhà cháy (củ tam thất, hắc ín, hạt na, bồ hóng, củ súng). - Trắng như tuyết (bông, trứng gà bóc, vôi, ngà, cước). - Cao như sếu (cái sào, núi). BT3/26. BT4/26 3. Củng cố, luyện tập: (2’) HS: nhắc lại nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy. So sánh Tác dụng Khái niệm Cấu tạo Gồm 4 yếu tố So sánh sẽ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng Từ so sánh Sự vật được so sánh Phương diện so sánh Sự vật dùng để so sánh 4. Hướng dẫn h/s tự học ở nhà: (1’) - Nhận diện được phép so sánh, các kiểu so sánh trong các văn bản đã học. - Làm bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tài liệu đính kèm: