A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức :
- Nắm đước khái niệm phó từ :
+ Ý nghĩa khái quát của phó từ .
+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ) .
- Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ.
2. Kĩ năng :- Rèn luyện kỹ năng đặt câu có chứa các Phó từ để thển hiện các ý nghĩa khác nhau.- Nhận biết phó từ trong văn bản .
- Phân biệt các loại phó từ .
- Sử dụng phó từ để đặt câu .
B/ Chuẩn bị:- GV: Bảng phụ- hệ thống câu hỏi, ví dụ minh hoạ
- HS: Soạn trước các câu hỏi và bài tập SGK
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: Trắc nghiệm.
1/ Dòng nào sau đây là cụm động từ?
A. Cái máng lợn cũ kĩ C. Đang đập vỡ một cái máng lợn.
B. Một cái máng lợn sứt mẻ D.Một cái máng lợn vỡ
2/ Phần vị ngữ câu “ Trâu chăm chỉ làm lụng cả ngày” là:
A. Cụm danh từ B. Cụm động từ. C. Cụm tính từ. D. Cụm chủ vị
3/ Trong các tính từ sau từ nào không có khả năng kết hợp với ác từ chỉ mức độ: Rất, lắm hơi, quá - A/Cao lớn B/Chót vót C / Oai phong D/ Tươi tắn
HĐ2:Giới thiệu bài: Thông qua câu hỏi gợi mở để HS ôn tập các từ loại đã học ở HKI
Tuần: 20 Tiết: 73,74 Văn bản : BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Tô Hoài) S: 10/01/2011 G: 13/01/2011 A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi . - Dế Mèn : một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo . - Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích . 2. Kĩ năng : - Văn bản hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả . - Phân tích các nhân vật trong đoạn trích . - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả . 3. Thái độ: Sống đẹp. B. Chuẩn bị:- GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ.- Tranh minh họa. -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm.-Vẽ tranh C. Tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ1: Bài cũ: Sự chuẩn bị bài của HS. HĐ2:Giới thiệu bài: Giới thiệu chung về tác phẩm“ Dế mèn phiêu lưu kí"và đôi nét về nhà văn Tô Hoài. HĐ3:Bài học: B1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung. *MT:Hiểu về tác giả và tác phẩm. -Gọi HS nêu vài nét về tác giả Tô Hoài. H: Tóm tắt truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí” và vị trí của văn bản được học trong toàn bộ tác phẩm - Truyện viết về thế giới loài vật nhỏ bé ở đồng quê rất sinh động, hóm hỉnh đồng thời cũng gợi ra những hình ảnh của xã hội con người và thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. * GV: Lưu ý cho HS một số chú thích ở SGK. Tích hợp phần tiếng việt ở Động từ, tính từ. B2: GV hướng dẫn đọc hiểu văn bản. *MT:Nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi . * GV gọi HS chia bố cục văn bản, nội dung chính của từng phần.Đọc theo các phần * GV: Lưu ý về giọng đọc trong đoạn đặc tả Dế Mèn và lời đối thoại của các nhân vật H: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Đó là lời của ai? việc chọn ngôi kể như trên có tác dụng gì * GV: Cần nhấn mạnh việc chọn ngôi kể phù hợp trong văn bản. * GV: Yêu cầu đọc kĩ về đoạn văn số 1. H: Ghi lại những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn? * HS:- Hình dáng: Đôi càng tôi mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng rất bướng, 2 cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như 2 lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong. - Điệu bộ, động tác: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, cả người rung lên một màu râu bóng mỡ, chốc chốc lại trịnh trọng khoan thai H: Em hãy nhận xét về trình tự và cách miêu tả của đoạn văn? * HS: Vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa tả ngoại hình, vừa có cử chỉ, hành động để bộc lộ trực tiếp đặc điểm cũng như tính cách của các nhân vật H: Vậy về hình dáng, Mèn là một chú dế như thế nào? * HS: trả lời, GV chốt ý ghi bảng GV:Hãy nhận xét về Dế Mèn qua điệu bộ,động tác, cử chỉ và thái độ qua cách cư xử với mọi người * HS: Đó là tính kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi.Điều này thể hiện rõ ở động tác,hành vi được tả và kể , nhất là phần cuối đoạn văn. H: Hãy nhận xét về việc sử dụng từ ngữ trong đoạn văn. Thử thay thế bằng những từ đồng nghĩa hay gẫn nghĩa khác? * HS: Hàng loạt tính từ đặc sắc góp phần khắc hoạ tính cách , hình dáng của Dế Mèn * GV: Hãy rút ra nhận xét của bản thân về Dế Mèn, Dế Mèn có nét nào chưa đẹp, chưa hoàn thiện * GV chốt: Vậy Dế Mèn là một chú dế như thế nào? Tiết2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu đoạn 2 của văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" * GV gọi HS đọc lại đoạn 2. Nội dung của đoạn 2 là gì? * HS kể diễn biến bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. H: Tìm những câu văn, từ ngữ chỉ thái độcủa Dế Mèn đối với Dế Choắt và mọi người xung quanh? Hãy nhận xét về thái độ đó? * HS: Trả lời GV: gợi ý: chú ý đến lời lẽ cách xưng hô, giọng điệu,..... H: Hãy nêu diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? * HS: Lúc đầu Mèn rất khoái chí, rủ Dế Choắt tham gia hưng khi sự việc, xảy ra thì Mèn lại sợ sệt và bỏ trốn. H: Qua sự việc ấy, Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên của mình là gì? * HS: trả lời ,GVchốt ý và ghi bảng. H: Em rút ra được bài học gìcho bản thân sau khi học xong văn bản này? H: Nhận xét về cách viết truyện và cách miêu tả nhân vật của Tô Hoài. * HS: trả lời, gv chốt ý và ghi bảng. B3: GV hướng dẫn HS tổng kết. *MT: Đặc điểm nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. * Cho HS thảo luận nhóm, gọi đại diện trình bày. B4: GV củng cố và hướng dẫn luyện tập. Làm bài tập số 2 tại lớp. I/ Tìm hiểu chung: 1/ Tác giả- tác phẩm: - Tô Hoài (1920) tên thật là Nguyễn Sen là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật trước Cách mạng tháng Tám 1945, có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. -Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” trích từ chương 1 của truyện “ Dế mèn phiêu lưu kí” - một tác phẩm đặc sắc viết về loài vật dành cho thiếu nhi 2/ Lưu ý 1 số chú thích:2.4.8.12 3/ Bố cục: Đoạn 1: Từ đầu..."thiên hạ rồi": Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn Đoạn 2: còn lại: câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn 4/ Ngôi kể : Kể theo ngôi thứ nhất theo lời của Dế MènàĐiều đó đã tạo nên được sự thân mật, gần gũi giữa người kể và người đọc để biểu hiện thái độ tâm trạng, thái độ, ý nghĩ của nhân vật. II/ Đọc - hiểu văn bản : 1/Hình ảnh Dế Mèn: - Tác giả miêu tả khá kĩ các bộ phận ngoại hình để tập trung làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung mạnh mẽ của Dế Mèn. - Tác giả vừa tả ngoại hình, vừa diễn tả cử chỉ, hành động, sử dụng nhiều tính từ đặc sắc vừa bộc lộ vẻ đẹp rất sống động, cường tráng và cả tính nết kiêu căng , xốc nổi, tự phụ, hung hăng của Dế Mèn. * Mèn là một chàng dế có vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung nhưng tính tình kiêu căng, xốc nổi, tự phụ, hung hăng. Tiết 2: 2/ Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: - Mèn ra vẻ ta đây và rất coi thường Dế Choắt, Mèn “ cà khịa” và trêu chọc tất cả những người xung quanh. -Mèn trêu chị Cốc nhưng khi chị Cốc cất tiếng thì “ Mèn lại chui tọt vào hang, nằm im thim thít” -Trước cái chết của Choắt, Mèn vừa thương vừa thật sự ăn năn, hối hận. Mèn đứng im lặng và nghĩ về bài học đường đời của mình: “Ở đời... đấy”. (Lời của Dế Choắt) *Tính kiêu căng, xốc nổi đã gây ra cái chết của Dế Choắt, khiến Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học cho mình. III/ Tổng kết: 1. Nghệ thuật . - Kể chuyện kết hợp với miêu tả . -Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ. - Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ - Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc . 2. Ý nghĩa: Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. IV/ Luyện tập: Làm bài tập số 2 tại lớp. HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập. HĐ5: Hướng dẫn tự học: - Tìm đọc truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài (thư viên . - Hiểu, nhớ được ý nghĩa và nghệ thuật độc đáo của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” - - -Tóm tắt nội dung đoạn trích - Hoc bài. - Soạn " Phó từ" (trang 12+13,sgk).Tìm hiểu : + Khái niệm “phó từ” +Các loại phó từ +Xem trước phần Luyện tập Tuần: 20 Tiết: 75 Tiếng Việt: PHÓ TỪ S:10/01/2011 G:17/01/2011 A/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : - Nắm đước khái niệm phó từ : + Ý nghĩa khái quát của phó từ . + Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ) . - Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của phó từ. 2. Kĩ năng :- Rèn luyện kỹ năng đặt câu có chứa các Phó từ để thển hiện các ý nghĩa khác nhau.- Nhận biết phó từ trong văn bản . - Phân biệt các loại phó từ . - Sử dụng phó từ để đặt câu . B/ Chuẩn bị:- GV: Bảng phụ- hệ thống câu hỏi, ví dụ minh hoạ - HS: Soạn trước các câu hỏi và bài tập SGK C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ1: Bài cũ: Trắc nghiệm. 1/ Dòng nào sau đây là cụm động từ? A. Cái máng lợn cũ kĩ C. Đang đập vỡ một cái máng lợn. B. Một cái máng lợn sứt mẻ D.Một cái máng lợn vỡ 2/ Phần vị ngữ câu “ Trâu chăm chỉ làm lụng cả ngày” là: A. Cụm danh từ B. Cụm động từ. C. Cụm tính từ. D. Cụm chủ vị 3/ Trong các tính từ sau từ nào không có khả năng kết hợp với ác từ chỉ mức độ: Rất, lắm hơi, quá - A/Cao lớn B/Chót vót C / Oai phong D/ Tươi tắn HĐ2:Giới thiệu bài: Thông qua câu hỏi gợi mở để HS ôn tập các từ loại đã học ở HKI HĐ3:Bài học: B1: GV hướng dẫn hhHHHHHHHhHHnmnnnHS tìm hiểu chung. *MT:Nắm đước khái niệm và các loại phó từ @B1.1: Tìm hiểu phó từ là gì? * GV sử dụng Bảng phụ ghi ví dụ 1 ở SGK. H :Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào? * HS: Đã đi, cùng ra, vẫn chưa àthấy H: Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? * HS: Động từ, tính từ. H: Những từ in đậm đó ở vị trí nào của cụm từ? * HS: Trước hoặc sau ĐT, TTà Cụm ĐT, cụm TT. H: Những từ đó được gọi là phó từ. Vậy phó từ là gì? Cho VD? * HS: Trả lời, GV: chốt ý cho HS ghi vào vở. * GV: Gọi HS cho ví dụ, GV bổ sung, sửa chữa. * GV: Gọi HS phân tích ví dụ để nhận diện phó từ trong cụm danh từ. @B1.2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các loại phó từ. * GV: Sử dụng bảng phụ ghi BT/ SGK mục 2. H: Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho các DT, ĐT in đậm ? * HS: Các phó từ: lắn, đừng, vào , không, đã , đang. H: Yêu cầu HS so sánh ý nghĩa của các cụm từ khi không có các phó từ. Từ đó, rút ra ý nghĩa của phó từ? *GV: Yêu cầu HS sắp xếp các phó từ vào trong bảng phân loại đã cho. ( HS điền) * GV: Hãy kể thêm những phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên. *GV chốt lại ghi nhớ ở SGK gọi HS đọc. B2 :Hướng dẫn HD luyện tập. *MT:Nhận biết và sử dụng phó từ để đặt câu. -BT1:Tìm các phó từ và ý nghĩa bổ sung của phó từ. - BT2:Cho HS thảo luận I/ Tìm hiểu chung: 1.Phó từ là gì? a/VD: Đã đi Cũng ra Vẫn chưa thấy. Thật lỗi lạc Soi gương được Rất ưa nhìn Phó từ là những từ chuyên đi kèm ĐT, TT để bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT đó. Phó từ có thể đứng trước hoặc đứng sau ĐT, TT VD: Em đang học bài. Cái áo đẹp quá. b/Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tình từ. 2.Các loại phó từ: Ý nghĩa Đứng trước ĐT, TT Đứng sau ĐT, TT. Quan hệ thời gian. Đã, đang, mới, sắp, sẽ Mức độ Thật, rất, quá cực kì, hơi khá. lắm Sự phủ định Không, chưa chẳng. Sự tiếp diễn trình tự Cũng, vẫn, đều, còn, cứ. nữa Cầu khiến Hãy, đừng, chớ, nên. Kết quả và hướng Vào, ra, mất, đi. Khả năng được. *Phó từ gồm hai loại lớn : +Phó từ đứng trước động từ, tính từ . Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như : Quan hệ thời gian; Mức độ ; Sự tiếp diễn tương tự ; Sự phủ định ; Sự cầu khiến . + Phó từ đứng sau động từ, tính từ . Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa như : Mức độ ; Khả năng ; - Kết quả và hướng . II. Luyện tập: BT1:Xác định phó từ và phân loại: a/ Đã( thời gian) còn(tiếp diễn , tương tự) Không( phủ định) đã, đều(tiếp diễn thứ tựđược sắp(thời gian) cũng( tiếp diễn trình tự) b. đã(thời gian) được(khả năng) BT2:HS trình bày kết quả thảo luận. HĐ4: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập. HĐ5: Hướng dẫn tự học:- Học bài- Làm bài tập-Chuẩn bị bài:"Tìm hiểu chung về văn miêu tả":+Tìm ý trả lời cho các tình huống (1),(2),(3). +Tìm các chi tiết miêu tả hình dáng DM và DC trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” +Xem trước phần Luyện tập
Tài liệu đính kèm: