I. Mục tiêu bài học.
1 Kiến thức: Hiểu thế nào là từ mượn
Nguồn gốc từ của từ mượn trong tiếng việt
Nguyên tắc mượn từ
Vai trò của mượn từ trong tiếng việt
2 Kỹ năng : Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
Xác định đúng nguồn gốc từ mượn , viết đúng từ mượn
3 Thái độ: Sử dụng từ mượn đúng văn cảnh tránh dùng tuỳ tiện
II Chuẩn bị .
1 .Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh :
III Phương pháp
Vấn đáp ,thuyết trình,thảo luận nhóm,
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1.ổn định
2.Kiểm tra đầu giờ : Thế nào là từ? Cấu tạo của từ tiếng việt? Lấy 4 ví dụ về từ ghép?
3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
Khởi động: GV đưa ra một số từ mượn (hỏa xa, phi cơ, nhi đồng )
H: Em hãy tìm những từ tương đương với những từ trên
GV: Hệ thống từ vựng tiếng việt song song tồn tại 2 lớp từ của các ngôn ngữ khác . Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về lớp từ này.
Ngày soạn: 23-08-2010 Ngày giảng: 6B 25-08-2010 6A 28-08-2010 Ngữ văn Bài 2 Tiết 7 : Từ mượn I. Mục tiêu bài học. 1 Kiến thức: Hiểu thế nào là từ mượn Nguồn gốc từ của từ mượn trong tiếng việt Nguyên tắc mượn từ Vai trò của mượn từ trong tiếng việt 2 Kỹ năng : Biết cách sử dụng từ mượn trong nói và giao tiếp phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp Xác định đúng nguồn gốc từ mượn , viết đúng từ mượn 3 Thái độ: Sử dụng từ mượn đúng văn cảnh tránh dùng tuỳ tiện II Chuẩn bị . 1 .Giáo viên: Bảng phụ 2. Học sinh : III Phương pháp Vấn đáp ,thuyết trình,thảo luận nhóm, IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1.ổn định 2.Kiểm tra đầu giờ : Thế nào là từ? Cấu tạo của từ tiếng việt? Lấy 4 ví dụ về từ ghép? 3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: Khởi động: GV đưa ra một số từ mượn (hỏa xa, phi cơ, nhi đồng) H: Em hãy tìm những từ tương đương với những từ trên GV: Hệ thống từ vựng tiếng việt song song tồn tại 2 lớp từ của các ngôn ngữ khác . Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về lớp từ này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Thời gian Nội dung Hạt động 1: Thế nào là từ thuần việt , từ mượn Mục tiêu: Hiểu khái niệm về từ mượn, vốn từ mượn trong hệ thống từ vựng tiếng việt Có ý thức sử dụng từ mượn hợp lí giữ gìn sự trong sáng của TV đồng thời biết trân trọng từ thuần Việt . HS: Đọc bài tập. H. Dựa vào chú thích bài Thánh Gióng hãy giải thích các từ: trượng ,tráng sĩ . -Trượng : đơn vi đo bằng 10 thước Trung Quốc -> rất cao. - Tráng sĩ : Ngời có sức khỏe cường tráng ,mạnh mẽ hay làm việc lớn. H: Các từ đó có nguồn gốc từ đâu ? (Từ Trung Quốc (tiếng Hán)) H: Trong số các từ đã cho (bài tập 3), tìm những từ được mượn từ tiếng Hán,những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác? - Từ Hán Việt: Giang sơn, sứ giả, - Ngôn ngữ khác:ti vi, xà phòng,ra-đi-ô, H: Nhận xét về cách viết các từ mượn trên? H: Qua phân tích bài tập, từ vựng Tiếng Việt có mấy lớp từ? 2 lớp từ : Từ thuần việt . Từ mượn . H: Trong vốn từ mượn , từ của ngôn ngữ nào sử dụng nhiều nhất ? Vì sao? T: Từ mượn tiếng Hán (từ Hán Việt) vì hơn nghìn năm Bắc thuộc nước ta bị phong kiến Trung Quốc đô hộ nhân ta sáng tạo ra từ tiếng Việt ( Từ thuần Việt) . Từ mượn được việt hóa cao -> giống tiếng Việt H: Phân biệt từ thuần Việt với từ mượn? Mục đích của việc mượn từ? Các từ mượn ngôn ngữ ấn- âu có mấy cách viết? - Mượn từ của nước ngoài để biểu thị những sự vật , hiện tượng ,đặc điểm HS: Đọc ghi nhớ. GV: Khắc sâu. * Bài tập nhanh. Các từ :phụ mẫu, huynh đệ, pi- a- nô .Hãy phân biệt đâu là từ Hán Việt, đâu là từ mượn của ngôn ngữ khác. Hãy dịch nghĩa sang từ thuần Việt? -Từ Hán Việt: phụ mẫu- cha mẹ, huynh đệ- anh em. - Ngôn ngữ ấn- âu: pi - a- nô: đàn dương cầm. GV: Chuyển ý. Hoạt động 2 : Nguyên tắc mượn từ Mục tiêu : HS nắm được khi mượn từ phải đảm bảo yêu cầu gì HS : Đọc ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh. H: Em hiểu ý kiến của Bác như thế nào? - Chữ ta không có -> nên mượn . Chữ ta có -> không nên mượn . H: Vì sao chúng ta phải mượn từ ? H. Khi mượn từ phải chú ý điều gì? H. TS khôngnên tùy tiện mượn từ ? - Giữ gìn sự trong sáng của TV. HS: Đọc ghi nhớ 2. GV: Khắc sâu. Hoạt động 3 : Luyện tập Mục tiêu: Hs vận dụng KT dã học vào làm BT HS: Đọc yêu cầu bài tập. H: Ghi lại các từ mượn, cho biết từ ấy được mượn từ ngôn ngữ nào? HS: Hoạt động nhóm (3’) HS: Đại diện nhóm trình bài và nhận xét cho nhau. GV: Nhận xét, kết luận . HS: Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2: H: Hãy xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành các từ Hán Việt? GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 HS: Hoạt động nhóm nhỏ ( 3’) HS: Đại diện nhóm trình bài và nhận xét cho nhau. GV: Nhận xét, kết luận . GV: Đọc cho HS viết 1 đoạn chính tả . Yêu cầu viết đúng , đủ, sạch sẽ. 20p 15p I. Từ thuần việt và từ mượn 1. Bài tập: a. Bài tập 1. - Trượng : đơn vị đo bằng chiều dài. - Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. -> Các từ đó có nguồn gốc từ Trung Quốc (tiếng Hán) b. Bài tập2. - Từ Hán Việt: Giang sơn, sứ giả, - Ngôn ngữ khác: ti vi, xà phòng,ra-đi-ô, * Cách viết: - Có từ được viết từ thuần Việt : Ti vi, xà phòng - Có từ phải gạch ngang để nối các tiếng : Ra-đi-ô, in-tơ-nét 2. Nhận xét: Từ vựng thuần việt có 2 lớp từ : + Từ thuần Việt. + Từ mượn: + Tiếng Hán. + Ngôn ngữ ấn- âu. - Từ mượn tiếng Hán là quan trọng nhất 3. Ghi nhớ : (SGK T 25) II. Nguyên tắc mợn từ: 1. Bài tập: ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh - Chữ ta không có -> nên mượn . - Chữ ta có -> không nên mượn . 2. Nhận xét: - Mượn từ để dịch đúng , dịch đủ;làm giàu ngôn ngữ dân tộc . - Tránh tùy tiện ,lạm dụng. 3. Ghi nhớ : (SGK T 25) III. Luyện tập: ] 1. Bài tập 1:. a. Từ Hán Việt : vô cùng , ngạc nhiên.tự nhiên ,sính lễ. b. Từ Hán Việt: Gia nhân c. Từ tiếng Anh: pốp, in –tơ -nét. 2. Bài tập 2: Nghĩa của từng tiếng. a) Khán giả : khán = xem, giả = người à người xem Thính giả : thính = nghe, giả = người à người nghe Độc giả : Độc = đọc, giả = người à người đọc b) Yếu điểm : yếu = quan trọng, điểm = chỗ Yếu lược : yếu = quan trọng, lược = tóm tắt Yếu nhân : yếu = quan trọng, nhân = người 3. Bài tập 5: Chính tả: (nghe - viết) Từ: Tráng sĩ mặc áo giáp -> lập đền thờ ngay ở quê nhà. 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà Thế nào là từ mượn? Lấy một số ví dụ về mượn từ tiếng Hán và mượn ngôn ngữ khác. Học thuộc ghi nhớ làm bài tập: 3,4 Nắm được nội dung kiến thức toàn bài. +Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự. H: Thế nào là văn tự sự?
Tài liệu đính kèm: