I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
+ Tìm hiểu một phần nhỏ của kho tàng văn hoá địa phương.
+ Từ đó, thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương.
+ Rèn luyện kỹ năng kể chuyện dân gian khi được nghe, kể hoặc giới thiệu một trò chơi dân gian mà em yêu thích.
+ Giúp HS nắm được 1 số lỗi thường mắc về chính tả và rèn luyện viết, sử dụng chính tả cho đúng.
II. Tiến trình các họat động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
+ Kể chuyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng " theo ngôi thứ nhất trong vai nhân vật thái y lệnh Phạm Bân ?
+ Nêu ý nghĩa rút ra từ truyện ""Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng".
A. Giới thiệu bài:
B. Tiến trình tổ chức các họat động:
Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả Tô Hoài
Ngày soạn: Ngày.........tháng......năm 2007 Ngày dạy: Ngày.........tháng......năm 2007 Bài 17: Tiết 67 + 68 Kiểm tra tổng hợp cuối kỳ I I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh + Đánh giá được kết quả học tập của bộ môn Ngữ văn trong học kỳ I + Rèn ý thức học tập bộ môn: ở trường cũng như ở nhà. + Rèn ý thức làm bài nghiêm túc, có kết quả cao. II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới Gíới thiệu bài Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: I . Đề bài II. Biểu điểm: III. Hết giờ: thu bài C. Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục củng cố kiến thức ngữ văn - Chuẩn bị bài: "Chương trình Ngữ văn địa phương" Ngày soạn: Ngày.........tháng......năm 2007 Ngày dạy: Ngày.........tháng......năm 2007 Tuần 18 Bài 17: Tiết 69-70 chương trình ngữ văn địa phương I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh + Tìm hiểu một phần nhỏ của kho tàng văn hoá địa phương. + Từ đó, thêm hiểu, thêm yêu, thêm tự hào về quê hương. + Rèn luyện kỹ năng kể chuyện dân gian khi được nghe, kể hoặc giới thiệu một trò chơi dân gian mà em yêu thích. + Giúp HS nắm được 1 số lỗi thường mắc về chính tả và rèn luyện viết, sử dụng chính tả cho đúng. II. Tiến trình các họat động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: + Kể chuyện "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng " theo ngôi thứ nhất trong vai nhân vật thái y lệnh Phạm Bân ? + Nêu ý nghĩa rút ra từ truyện ""Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng". Giới thiệu bài: Tiến trình tổ chức các họat động: Hoạt động1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả Tô Hoài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? HS đọc văn bản. ? Thủa nhỏ Lê Chân có những đức tính gì ? ? Khi làm tướng cho hai bà Trưng Lê Chân đã đánh giặc như thế nào? ? Nghĩ đến An Biên ngày trước, nhìn quang cảnh Hải Phòng ngày nay, em thấy sự đổi thay như thế nào? (HS liên hệ và trả lời.) - HS đọc văn bản. ? Vẻ đẹp của đảo Cát Bà như thế nào ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? ? Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về tâm hồn anh lính đảo? - Đọc văn bản. ? Đồ sơn nằm ở vị trí nào của thành phố Hải Phòng? ? Đồ Sơn được chia làm mấy khu? ? Cảnh đẹp thiên nhiên của Đồ Sơn như thế nào? ? Hãy tả cảnh Đồ Sơn vào ngày chủ nhật, mùa hè? A. Phần ngữ văn địa phương Hải Phòng 1. Văn bản: Chyuyện bà Lê Chân. - Đức tính: Giỏi nghề tơ tằm, thạo việc kiếm cung. - Dựng cờ nghĩa khắp vùng tiền duyên ..... 2. Văn bản: Lính đảo - Với nghệ thuật nhân hóa: sao, mây,gió, chim, trăng .... 3. Văn bản: Bãi biển Đồ Sơn - Từ trung tâm thành phố chạy về phía đông nam. - Đồ Sơn được chia làm 3 khu. - Đồ Sơn nổi lên giữa một vùng phù sa ..... - HS đọc văn bản ? Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trở thành đại dịch trong bài này là những dịch nào? ? Làm thế nào để “Thần dịch bệnh” không thể tấn công được bản thân và cộng đồng ? ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm cho tác phẩm sinh động, hấp dẫn? Tiết 2: ? Hãy đọc đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi sau ? và viết lại cho đúng ? * Gọi 4 HS lên bảng viết các câu có phụ âm đầu. - 1 HS viết phụ âm đầu: tr - ch - 1 HS viết phụ âm đầu: s - x - 1 HS viết phụ âm đầu: r - d - gi - 1 HS viết phụ âm đầu: l - n => NX và chữa lỗi sai Họat động 2: Hướng dẫn luyện tập: 4. Văn bản: Tấn công thần dịch bệnh - Dịch tả, dịch sốt xuất huyết, dịch hạch - Phải phòng bệnh: Phổ biến những kiến thức về dịch bệnh cho con người và tiêu diệt những vật trung gian truyền bệnh. - Nghệ thuật: Nhân hóa. B. Phần tiếng Việt Rèn luyện chính tả: I. Nội dung luyện tập: Đọc và viết đúng các cặp phụ âm đẫu dễ mắc lỗi. - Phụ âm đầu: tr- ch: tra xét, trầm tĩnh, trại giam, trơ trụi, trợ cấp, trật tự..../ chặt chẽ, chắc chắn, chắt lọc, chọn lựa, chuyển dịch... - Phụ âm đầu: s- x : sáng tạo, sản xuất, sang trọng, sôi nổi, sáng sủa...../ xô đẩy, xì xào, xa lánh, xương xẩu, xó xỉnh. - Phụ âm đầu: r- d- gi: rừng rực, rùng rợn, bịn rịn, bứt rứt, rầm rập...../ do thám, dính dáng, dò la..../ giở ra, giỗ tết, giương buồm.... - Phụ âm l - n: la hét, lo liệu, lo sợ, lập nghiệp, luật pháp.../ nương tựa, nảy sinh, nan giải, nô lệ, nóng bức. ? Nêu yêu cầu BT1. Điền tr- ch; s- x; r/d/gi; l-n vào chỗ trống ? * Gọi 1 HS lên bảng làm. ? Nêu yêu cầu BT 2. Lựa chọn từ điền vào chỗ trống ? * Gọi 3 HS lên làm 3 phần a, b, c ? HS đọc yêu cầu BT3/ 167. - Chọn S hoặc X để điền vào chỗ trống cho thích hợp. - Gọi 1 HS lên bảng làm => NX => chữa * HS đọc yêu cầu BT 4 ? Điền từ thích hợp có vần "uôn" hoặc"uôt" vào chỗ trống ? *HS đọc yêu cầu BT5. ? Viết "hỏi" hay "ngã" ở những chữ in nghiêng. * HS đọc yêu cầu BT6 ? Chữa lỗi chính tả trong những câu sai ? - Gọi 3 HS lên bảng - mỗi em làm 1 câu => Nhânh xét => chữa. * HS cả lớp viết - GV đọc, nhận xét HS viết- chữa lỗi sai. II. Luyện tập: Bài tập 1/167. 1 HS làm -> NX -> Chữa. Bài tập 2/167. a. Vây, dây, giây. ..........cá, sợi.........., .......điện,........cánh;......dưa, .........phút, bao...... b. Viết, diết, giết ..........giặc; da......., ........văn, chữ.......,........ chết c. Vẻ, dẻ, giẻ. Hạt........., da.......,......vang, văn........., mảnh....... ...........đẹp, ........rách. Bài tập 3/ 167 Bầu trời......ám xịt như sà xuống .......át mặt đất........ấm rền văng, chớp loé......áng rạch.....é cả không gian. Cây.......ung già trước cửa. ổ trút là theo trận lốc, trơ lại những cành ....ơ ....ác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông...ầm...ập đổ, gõ lên mái tôn loảng......oảng. Bài tập 4 / 167 Thắt lưng buộc bụng,.....miệng nói ra, cùng một ..........., con bạch..........., thẳng đuồn........., quả dưa.........., bị.........rút, trắng......., con chẫu......... Bài tập 5 /168 Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, tưởng tượng, ngày giỗ, lỗ mãng, cổ lỗ, ngẫm nghĩ.... Bài tập 6 / 168 - Tía đã nhiều lần căng dăng rằn không được căn dặn rằng kiêu căn căng - Một cây che trắng ngang đường chẳn cho ai tre chắn chẳng vô dừng chặc cây, đốn gỗ rừng chặt - Có đau thì cắng răng mà chịu nghen cắn Bài tập 7/168 . Viết chính tả Đoạn văn SGK/ 168 của (Xuân Diệu) Họat động 3: Hướng dẫn về nhà: - Sưu tầm tiếp truyện dân gian và các sinh hoạt văn hóa dân gian ở địa phương(làm ra giấy => nộp lại cho giáo viên) - Làm BT: 5, 6, 7 SGK/ 168. - Mỗi em chọn 1 truyện đã học mà em thích để tiết sau thi kể chuyện. Ngày soạn: Ngày.........tháng......năm 2007 Ngày dạy : Ngày.........tháng......năm 2007 Bài 17: Tiết 71 hoạt động ngữ văn: thi kể chuyện I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh * Đây là một hoạt động ngoại khoá văn học cuối kì I, cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Động viên cả lớp tự giác, nhiệt tình tham gia các hoạt động về Ngữ văn. + Rèn cho HS thói quen yêu văn, yêu tiếng việt, thích làm văn, kể chuyện. II- Tiến trình tổ chức các họat động dạy học: Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới: A. Giới thiệu bài: B. Tiến trình tổ chức các họat động: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV yêu cầu HS chuẩn bị 1 truyện mình thích nhất. Làm ra giấy ở nhà. * Các truyện đã học hoặc sưu tầm, hoặc tự sáng tác. * Lớp phó văn nghệ chuẩn bị. ? Theo em: người kể chuyện phải đạt những yêu cầu gì ? ? Người kể chuyện hay hấp dẫn là người như thế nào ? * Vì thời gian không có nhiều nên gọi HS kể theo nhóm(tổ), em nào chuẩn bị tốt nhất. * HS kể xong mỗi truyện -> gọi HS nhận xét -> Xếp loại, cho điểm Hệ thống hoạt động I. Công việc chuẩn bị: 1. HS chuẩn bị truyện mà mình tâm đắc nhất, thể loại truyện tuỳ chọn như (Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện trung đại, truyện đời thường, truyện tưởng tượng) 2. Chuẩn bị ban giám khảo, các đề thi... - Đáp án: Cô giáo dạy Ngữ văn - Ban giám khảo: Mời thêm cô tổng phụ trách, một lớp phó học tập phụ trách môn : Ngữ văn 3. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ khi kể chuyện (từ 4 đến 6 tiết mục ) II. Giáo viên ngữ văn: Nêu yêu cầu thể lệ thi: 1. Kể chứ không phải đọc thuộc lòng - Lời kể rõ ràng mạch lạc, biết kể diễn cảm, có ngữ điệu 2. Khi kể phải phát âm đúng 3. Tư thế kể: đàng hoàng, tự tin. 4. Có lời mở, lời kết 5. Nội dung truyện 6. Biết làm chủ câu chuyện: thuộc truyện, hiểu truyện, biết kể chuyện. (Nếu đảm bảo 6 yêu cầu trên: kể chuyện được 10 điểm. Tuỳ theo HS khi kể không đảm bảo 1 trong 6 yêu cầu trên trừ 1 điểm....) III. Tiến hành kể chuyện: 1. Nhóm 1: Kể 1 truyện truyền thuyết mà em thích nhất. 2. Nhóm2: Kể 1 truyện cổ tích 3. Nhóm 3: Kể 1 truyện ngụ ngôn 4. Nhóm 4: Kể 1 truyện cười hay nhất. 5. Nhóm 5: Kể 1 truyện trung đại 6. Nhóm 6: Kể 1 truyện đời thường 7. Nhóm 7: Kể 1 truyện tưởng tượng mà em sáng tác’ IV. Thống nhất đánh giá, nhận xét từng học sinh kể V. Giáo viên tổng kết chung: phát phần thưởng ( hoặc cho điểm) - Tuyên dương, động viên các em kể tốt - Rút kinh nghiệm cho những em kể chưa được. - Còn những em chưa được kể yêu cầu học sinh viết ra giấy để nộp. C. Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục sưu tầm, sáng tác truyện. - Tập kể chuyện hấp dẫn, sinh động. Ngày soạn: Ngày...... tháng.... năm 2007 Ngày dạy: Ngày..... tháng.... năm 2007 Bài 17- Tiết 72 Trả bài kiểm tra học kỳ I I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Nhận rõ ưu- nhược điểm trong bài làm của bản thân - Tự đánh giá được khả năng tiếp thu, lực học môn Ngữ văn kỳ I - Biết cách chữa các loại lỗi trong bài làm để rút kinh nghiệm cho học kỳ II. II- Tiến trình tổ chức các họat động dạy học: Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh ( Đọc trước bài làm của mình ) Bài mới: A. Giới thiệu bài: B. Tiến trình tổ chức các họat động: 1. Đề bài Phần I: Trắc nghiệm(4 điểm) Câu 1: (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B C C A D C D B D C B Câu 2: (1 điểm) Nối cột Phần II: Tự luận(6 điểm) 1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh gặp gỡ (1 điểm) 2. Thân bài (4 điểm). Cuộc trò chuyện của em với Sọ Dừa: - Sọ Dừa kể chuyện về cuộc đời mình. - Suy nghĩ, nhận xét của em khi nghe câu chuyện.. - Lời khuyên của Sọ Dừa thông qua cuộc trò chuyện. 3. Kết bài: (1 điểm). - Kết thúc câu chuyện về cuộc gặp gỡ. - Bài học mà em rút ra qua cuộc gặp gỡ 2. Nhận xét ưu, khuyết điểm a/ Ưu điểm: Nắm chắc được yêu cầu của đề bài. Biết sử dụng đúng ngôi kể, diễn đạt mach lạc, lưu loát. Một số bài viết sáng tạo: b/ Khuyết điểm Một số làm bài còn sơ sài, dẫn dắt mở bài gò bó. Sai lỗi chính tả. Diễn đạt còn vụng. Chữa lỗi Học sinh tự chữa lỗi sai bài của mình 4. Đọc bài tự luận khá nhất C. Hướng dẫn về nhà: - Tiếp tục ôn, nắm chắc kiến thức Ngữ văn kì I. - Soạn bài “Bài học đường đời đầu tiên”. N ... ử dụng các từ láy trong bài thơ Lượm và tìm thêm một vài từ láy khác nữa để viết một bài văn ngắn miêu tả hình ảnh một người thân của em. Ngày soạn: Ngày...... tháng.... năm 2007 Ngày dạy: Ngày..... tháng.... năm 2007 Bài 25: Tiết 100 mưa (Trần Đăng Khoa) I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: + Cảm nhận được được sự sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ. + Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hoá. II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ " Lượm ". Qua bài thơ giúp em hiểu gì về hình ảnh chú bé Lượm? - Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài: B. Tiến trình tổ chức các họat động: Mưa rào mùa hạ là một hiện tượng tự nhiên rất thường gặp ở làng quê nước ta. Từ góc sân và khoảng trời nhà mình- làng Điền Trì, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, chú bé thần đồng thơ ca Trần Đăng Khoa đã cảm nhận và miêu tả trận mưa hè ntn ? Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu thể thơ Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? HS đọc chú thích * trong SGK ? Em hãy nêu 1 số nét về tác giả ? *GV bổ sung: - Thơ viết về cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà. - Học hết THPT, anh nhập ngũ, ít năm sau, tốt nghiệp học viện VH M.Gorki (Nga). Hiện nay anh công tác ở Tạp chí văn nghệ quân đội. Tác phẩm gần đây nhất của Trần Đăng Khoa: Chân dung và đối thoại; người thường gặp. * GV nêu cách đọc: - Giọng đọc cần nhanh, hồ hởi, rõ nhịp, rõ vần. - GV đọc mẫu, 3 HS nối nhau đọc 1 lần * HS đọc chú thích SGK ? Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? Em có NX gì về nhịp thơ ? Vần ? ? Bài thơ tả cảnh gì ? ở đâu? Vào mùa nào? (Bài thơ tả cảnh thiên nhiên, cảnh trận mưa, mùa hạ ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ) I- Đọc - chú thích 1. Đọc. 2. Chú thích: a. Tác giả: Trần Đăng Khoa - Sinh năm 1958 - Quê: làng Điền Trì, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. - Là con thứ 2 trong gia đình nông dân nghèo, em ruột nhà thơ: Trần Nhuận Minh - Có năng khiếu nảy nở thơ rất sớm - Từ lúc là học sinh tiểu học đã có nhiều bài thơ đăng báo và tập thơ đầu tiên được in năm 1968, lúc tác giả mới 10 tuổi (Góc sân và khoảng trời) b. Tác phẩm: Bài thơ" Mưa" được trích từ tập thơ đầu tay "Góc sân và khoảng trời" của tác giả. II- Đọc - tìm hiểu văn bản 1. Thể thơ: - Thể thơ tự do, các câu thơ ngắn chỉ gồm từ 1-5 tiếng. - Nhịp thơ nhanh, gấp mạnh, mỗi câu thơ là một nhịp. - Vần: ít vần, chủ yếu là vần cách 2. Bố cục: ? Em có NX gì về trình tự miêu tả của bài thơ ? (Miêu tả theo trình tự thời gian tự nhiên) ? Em có NX gì về trình tự miêu tả của bài thơ ?(Miêu tả theo trình tự thời gian tự nhiên) ? Từ trình tự miêu tả đó, em hãy thử chia đoạn cho bài thơ ? ? Cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả theo trình tự nào hãy chỉ rõ ? - Cảnh trước cơn mưa: Từ đầu.....Trọc lốc - Cảnh trong cơn mưa: Tiếp....hả hê ? Tác giả chọn những cảnh vật nào để miêu tả cảnh trước thiên nhiên ? (Cảnh vật: những con mối, gà con, ông trời, kiến, lá, gió bụi, cỏ gà, bụi tre, hàng bưởi) ? Những cảnh vật ấy được miêu tả nổi bật về những mặt nào ? Hãy chỉ rõ? (-Hoạt động: bay, tìm, ẩn nấp, mặc, ra trận, hành quân, cuốn, bay, nghe, gỡ, đu đưa, bế. - Trạng thái: cao, thấp, rối rít, đầy đường, khô, cuồn cuộn, tần ngần. - Hình dáng: Đầu tròn, trọc lốc ). ? Em có NX gì cách chọn cảnh vật và dùng từ để miêu tả ? (- Cảnh vật gần gũi, thân quen, tiêu biểu và phù hợp với quang cảnh khi sắp mưa. - Dùng động từ, tính từ ) ? Tác dụng cách lựa chọn cảnh vật và dùng từ trên? ( Ngoài ra nhịp thơ ở phần này được nhấn mạnh ở những động từ chỉ hoạt động của cảnh vật nên như còn gợi được cả cái oi nồng đến bức bối của thời tiết trước con mưa ) ? Cảnh trong cơn mưa được tác giả miêu tả ntn ? Em hãy đọc đoạn thơ còn lại. ? Thiên nhiên trong đoạn này tác giả tiếp tục khắc hoạ những hình ảnh nào ? (- Cảnh vật: chớp sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi, mưa, cóc, chó, cây lá, đất nước. - Hoạt động: rạch, ghé, cười, sải tay, bơi, nhảy múa. - Tính chất: khô khốc, khanh khách, ù ù, lộp bộp, rơi rơi, chồm chồm, hả hê) ? Cách dùng từ miêu tả thiên nhiên trong đối với này có gì đặc biệt hơn đoạn trước? (- Vẫn dùng động từ, tính từ để miêu tả - Nhưng trong đoạn này dùng nhiều: từ láy, tính từ, từ tượng hình, tượng thanh. - Khanh khách, ù ù, lộp bộp,lộp bộp, chồm chồm, hả hê) gợi tả âm thanh, hình ảnh sự vật với trạng thái sung sướng, hả hê, thích thú, mãn nguyện). a- Từ đầu đến: "Cây lá hả hê Ngọn mùng tơi: nhảy múa" Hình tượng thiên nhiên b- Còn lại: Hình tượng con người. 3. Phân tích A. Cảnh thiên nhiên: * Cảnh trước khi mưa: - Cảnh vật : Hoạt động, Trạng thái, Hình dáng => Dường như những gì nhìn thấy tả nấy, nghe gì nấy đã khắc lựa nên quang cảnh lúc sắp mưa 1 cách sinh động với những hoạt động trạng thái, khẩn trương, vội vã của cây cối, loài vật. * Cảnh vật khi mưa: - Cảnh vật : chớp, sấm, cây dừa. GV: Nếu như phần trước tập trung miêu tả về loài vật, cây cối cong tập trung miêu tả hình ảnh cơn mưa trực tiếp với sấm, chớp, nước mưa và mưa. ? Em có NX gì về trình tự miêu tả hình tượng mưa của tác giả ? (Từ lúc bắt đầu mưa ->mưa nhỏ ->mau dần ->rồi mưa to như trút nước ) GV: Ngoài ra ta còn thấy nhịp thơ ở phần này nhanh, sôi nổi hơn đoạn trước như góp phần gợi tả thời thiết mát mẻ, cơn mưa trút xuống xua đi cái oi nồng lúc sắp mưa. ? Miêu tả thiên nhiên tác giả sử dụng biện pháp ntn nhiều nhất ? Chỉ rõ ?(Nhân hóa ) ? Ngoài biện pháp nhân hoá tác giả còn sử dụng biện pháp tính từ nào ? (So sánh ) ? Trong những hình ảnh nhân hóa trên, em thích hình ảnh nhân hóa nào ? Hãy chọn và nêu cảm nhận của em về hình ảnh nhân hóa mà em thích ? Gợi ý: 1. Ông trời mặc áo giáp đen ra trận: là cảnh những đám mày đen che phủ cả bầu trời như 1 lớp áo giáp của 1 dũng tướng ra trận . 2. Muôn nghìn cây mía- múa gươm: lá mía nhọn, dài, sắc quay cuồng trong gió được hình dung như những lưỡi gươm rung lên trong tay các chiến sĩ của đội quân đông đảo. 3. Kiến hành quân đầy đường: kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như 1 đoàn quân khẩn trương ra mặt trận. 4. Cỏ gà: rung tai- nghe từ: hình dáng của cây cỏ và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tá giả hình dung ra như cái tai gà rung lên để nghe ngóng tiếng lá tre xào xạc. 5. Bụi tre tần ngần gỡ tóc: Những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung ra như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối. Chữ "tần ngần" sử dụng thâth hay: nó làm cho bụi tre có hồn, ngập ngừng tình tứ biết bao nhiêu. 6. Hàng bưởi - bế lũ con, đầu tròn trọc lốc: Quả bưởi đu đưa trong gió, mưa được hình dung như những đứa trẻ con đầu tròn, trọc lốc đang nghịch ngợm, ngây thơ trong lòng mẹ bưởi. Em có liên tưởng tới tình mẹ con chở che, bao dung, vượt qua bão giông sức mạnh diệu kỳ. ? Sử dụng biện pháp tính từ nhân hóa có tác dụng gì? (Bài thơ sử dụng rất nhiều biện pháp nhân hóa, nhờ biện pháp nhân hóa này cảnh vật hiện ra thân thuộc, gần gũi, gắn bó với con người 1 cách sinh động, khoẻ khoắn, giàu sức sống.) ? Qua miêu tả cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ. Em có cảm nhận gì về cơn mưa mà tác giả miêu tả? (Cơn mưa to, dữ dội, đúng với những cơn mưa rào mùa hạ ở đồng bằng Bắc Bộ.) GV: Một hình ảnh nữa ta gặp trong bài thơ này đó là sự xuất hiện của hình ảnh người cha. Em hãy đọc những câu thơ khắc họa hình ảnh trên. ? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng khi khắc họa về hình ảnh người cha (Dùng ẩn dụ khoa trương, điệp từ "đội") ? Biện pháp ẩn dụ trên giúp em cảm nhận gì về hình ảnh người cha ? (Đó là hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ) ? Miêu tả hình ảnh người cha sau khi miêu tả thiên nhiên có tác dụng gì ? (- Càng làm nổi bật những nét đẹp trên của người cha. - Rõ ràng thiên nhiên đã làm nền để nổi bật vẻ đẹp con người vì thế hình ảnh người cha hiện lên vừa cụ thể nhưng cũng giàu biểu tượng để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về người cha kính yêu nói riêng và đó cũng là vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của hình tượng người nông dân lao động VN nói chung ) GV: Đặt bài thơ trong hoàn cảnh lịch sử nước ta năm 1967, khi cả dân tộc ta cùng ra trận đánh Mĩ thì bài thơ này không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh thiên nhiên nơi góc sân vườn nhà hay người cha cụ thể của Trần Đăng Khoa, mà chính từ những hình ảnh này, người đọc sẽ nhìn ra được đất nước, con người VN trong không khí hào hùng của thời đánh Mỹ. ? Em hãy chỉ ra những câu thơ giúp em liên tưởng đến không khí hào hùng của CM VN khi đó ? (Ông trời mặc áo giáp đen ra trận - muôn nghìn cây mía múa gươm - kiến hành quân đầy đường.) ? Do đâu mà tác giả cảnh vật và con người trong thơ Trần Đăng Khoa hiện lên hay và sâu sắc đến như vậy ? (- Trần Đăng Khoa có tài năng thơ ca bẩm sinh - Tài năng quan sát tinh tế, khả năng liên tưởng, tưởng tượng, phương pháp bằng cả tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, tươi mới, khoẻ khoắn. - Trần Đăng Khoa kính yêu, trân trọng, tự hào về người cha của mình ) ? Qua bài thơ, em hãy tóm tắt những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật mà em tiếp thu được qua bài thơ? Bài tập: 1. Từ nghệ thuật miêu tả của Trần Đăng Khoa trong bài thơ, em rút ra cho mình bài học bổ ích khi làm văn miêu tả 2. BT trắc nghiệm (GV chia 3 nhóm ) Hãy đánh dấu (X) vào những ý kiến đúng mà em lựa chọn B. Hình ảnh con người: "Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa" -> ẩn dụ: điệp từ "đội" Hình ảnh người cha đi cầy về 1 công việc bình thường quen thuộc ở làng quê đã hiện lên nổi bật với dáng vẻ lớn lao, vững vàng đầy sức mạnh sức mạnh giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội đầy sấm, chớp của trận mưa. III. Tổng kết Ghi nhớ: SGK/81 IV- Luyện tập 1. 2. a. Trần Đăng Khoa sáng tác Mưa lúc tác giả mới 9 tuổi. b. Tuổi thơ của Trần Đăng Khoa thường viết về những cảnh vật bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân vườn nhà, nhưng lại từ chỗ đó nhìn ra được đất nước và mang khí thế của thời đại chống Mĩ cứu nước. Bài Mưa không nằm trong mạch cảm hứng ấy. 3. Kể tên các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ. - Liệt kê các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ => Từng nhóm làm bài =>gọi đại diện nhóm chữa bài và nhận xét. C. Hướng dẫn về nhà: - Học bài: đọc tham khảo phần đọc thêm SGK /81. - Sưu tầm các bài thơ Trần Đăng Khoa mà em thích. - Sưu tầm những câu thơ đối với hay miêu tả cảnh mưa. - Làm bài tập 2 phần luyện tập SGK/81. ( Chỉ ra trình tự miêu tả mà em lựa chọn trong miêu tả sau khi viết đối với ) - Soạn bài: Hoán dụ.
Tài liệu đính kèm: