Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 64 đến 66

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 64 đến 66

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:Giúp hs nhận rõ những ưu , khuyết điểm trong bài tập làm văn số 3.

2. Về kĩ năng: Hệ thống kiến thức, nhận ra lỗi và sửa lỗi.

3. Về thái độ :Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài viết văn của hs đã chấm.

2. Chuẩn bị của học sinh:Ôn lại các kiến thức đã học.

II.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Kiểm tra bài cũ: K

2. Nội dung bài mới.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu đề (7 phút) I. HƯỚNG DẪN CHẤM

- GV đọc lại đề. Đưa ra đáp án, hướng dẫn chấm. - HS nghe, hiểu, ghi vở.

 a. Mở bài (1,5 điểm): Giới thiêụ về ông hoặc bà.

 b. Thân bài (7 điểm):

 - Kể vài nét về hình dáng bên ngoài.

 - Kể những việc làm của ông( bà) trong gia đình, thái độ đối với mọi người.

 - Thái độ. tình cảm của em đối với ông( bà).

 c. Kết bài (1,5 điểm):Cảm nghĩ, tình cảm của em đối với ông(bà).

 

doc 7 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 64 đến 66", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy:........ Tiết(tkb): ........ Ngày dạy: ................................ Sĩ số: ...........Vắng:....................
Lớp dạy:........ Tiết(tkb): ........ Ngày dạy: .................................Sĩ số: ........... Vắng:....................
Tuần 17.
Tiết 64 :
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:Giúp hs nhận rõ những ưu , khuyết điểm trong bài tập làm văn số 3.
2. Về kĩ năng: Hệ thống kiến thức, nhận ra lỗi và sửa lỗi.
3. Về thái độ :Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài viết văn của hs đã chấm.
2. Chuẩn bị của học sinh:Ôn lại các kiến thức đã học.
II.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: K
2. Nội dung bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
Tìm hiểu đề (7 phút)
I. HƯỚNG DẪN CHẤM
- GV đọc lại đề. Đưa ra đáp án, hướng dẫn chấm.
- HS nghe, hiểu, ghi vở.
 a. Mở bài (1,5 điểm): Giới thiêụ về ông hoặc bà.
 b. Thân bài (7 điểm):
 - Kể vài nét về hình dáng bên ngoài.
 - Kể những việc làm của ông( bà) trong gia đình, thái độ đối với mọi người.
 - Thái độ. tình cảm của em đối với ông( bà).
 c. Kết bài (1,5 điểm):Cảm nghĩ, tình cảm của em đối với ông(bà). 
Hoạt động 2: 
Nhận xét bài làm của học sinh(8 phút)
II. NHẬN XÉT CHUNG:
- GV nhận xét chung về ưu và nhược điểm trong bài viết văn của học sinh.
- HS nghe, ghi nhớ, rút kinh nghiệm.
1. Ưu điểm
- Đa số các em có ý thức học và làm bài.
- Nhiều bài viết có bố cục rõ ràng, hành văn mạch lạc. - Nhiều em chữ viết đẹp, trình bày khoa học.
2. Nhược điểm:
- Nhiều em chữ viết kém, sai chính tả, thừa thiếu nét, thiếu dấu.
- Bố cục chưa rõ ràng, diễn đạt kém.
- Một số bài viết còn sơ sài.
Hoạt động 3: 
 Hướng dẫn Hs sửa lỗi(25 phút)
III.SỬA LỖI.
- Gv trả bài cho hs.
* Nêu những lỗi các em còn mắc phải cho cả lớp chữa lại.
 Lấy điểm vào sổ.
- HS nhận bài, đọc lại bài.
- Nghe và quan sát bài làm, chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết .
- Trao đổi bài cho nhau để cùng sửa.
 - Hs đọc điểm.
 Những lỗi thường gặp :
 + Lỗi dùng từ: Dùng từ chưa chính xác.
 + Lỗi chính tả: Thừa thiếu nét, thiếu dấu câu. Viết hoa tự do...
 + Lỗi bố cục: Cần chia bố cục 3 phần rõ ràng.
3.Củng cố, luyện tập(1p).
 - Nhận xét giờ trả bài.
 - Yêu cầu HS làm lại bài. 
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1p).
 - Học bài, ôn lại các kiến thức đã học.
 - Chuẩn bị bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Lớp dạy:........ Tiết(tkb): ........ Ngày dạy: ................................ Sĩ số: ........... Vắng:....................
Lớp dạy:........ Tiết(tkb): ........ Ngày dạy: .................................Sĩ số: ........... Vắng:....................
Tuần 17. Bài 16
Tiết 65:
Văn bản
 THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
(Truyện trung đại Việt Nam - Hồ Nguyên Trừng)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:Giúp HS hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẵng những đã giỏi về nghề nghiệp mà còn quan trọng hơn là lòng nhân đức, thương xót và đặt tính mạng của đám con đỏ lên trên tất cả.
Qua đó hiểu thêm cách viết truyện gần với kí, sử thời trung đại. 
2. Về kĩ năng: Đọc hiểu văn bản truyện trung đại.
3. Về thái độ : Cảm phục y đức của người thầy thuốc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc, tham khảo tài liệu.
2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn, trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (5’) Từ truyện Mẹ hiền dạy con, em rút ra điều gì về cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử?
2. Nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG:
- GV đọc 1 lần
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Giải thích chú thích 9,10,16,17
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Kể theo thứ tự nào?
- Bố cục của truyện?
- HS đọc
- HS kể
- HS trả lời
- Trình tự thời gian
1. Đọc, kể:
2. Chú thích:
- Tác giả: Hồ Nguyên Trừng (1374-1446)
- Nam ông mộng lục là tập truyện kí viết bằng chữ hán trong thời gian Hồ Nguyên Trừng sống lưu vong ở Trung Quốc sau khi bị bắt.
* Giải thích từ khó.
3. Bố cục: 3 phần
- Mở truyện: từ đầu đến trọng vọng
- Thân truyện: tiếp đến mong mỏi
- Kết truyện: đoạn còn lại
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu văn bản (20’)
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
- Nhân vật chính trong truyện là nhân vật nào?
- Qua phần giới thiệu, em biết gì về ông?
- Việc lương y họ phạm được vua Trần Anh Vương phong chức quan thái y lệnh chứng tỏ ông là người thầy thuốc như thế nào?
- Vì sao lương y họ phạm lại được người đương thời trọng vọng
- Theo em, tình huống đặc biệt xảy ra với vị lương y họ phạm là gì?
- Em có nhận xét gì về tình huống đó?
- Đứng trước tình huống đó thì lương y họ phạm có cách giải quyết ra sao?
- Điều gì được thể hiện qua lời đối đáp của ông với qua Trung sứ?
* GV: Câu trả lời chứng tỏ nhân cách và bản lĩnh đáng khâm phục của ông: quyền uy không thắng nổi y đức; tính mệnh của người bệnh quan trọng hơn bản thân; sức mạnh của trí tuệ trong cách ứng xử
- Thái độ của vua Trần Anh Vương trước cách xử sự của thái y?
- Qua đó, em thấy nhà vua là người như thế nào?
 Kết thúc truyện, người viết muốn nói với chúng ta điều gì?
- HS trả lời
- HS trả lời
- Trả lời
- Nhận xét
- nêu cách giải quyết
- Trả lời
1. Mở truyện:
- Cụ tổ bên ngoại của Trừng
- Họ: phạm
- Tên: Bân
- Chức vụ: Thái y lệnh
Þ Tài giỏi, 
- Có tấm lòng yêu thương người bệnh.
2. Thân truyện:
- Tình huống: Giữa người cứu người dân lâm bệnh với phận làm tôi.
Þ Đây là tình huống thử thách gay go đối với y đức.
- Phạm thái y: không chần chừ, quyết ngay một đường: "Bệnh đó khônggấp. Nay mệnh sống...vương phủ."
Þ Coi trọng tính mạng của người bệnh hơn cả tính mạng của mình.
- Không chịu khất phục quyền uy.
- Vua Trần Anh Vương:
+ Lúc đầu tức giận
+ Sau ca ngợi
Þ Một vị vua anh minh
3. Kết truyện:
Hạnh phúc lâu dài chân chính của gia đình vị lương y.
Hoạt động 3
Luyện tập
III. LUYỆN TẬP:
1. Đọc lời thề của Hi pô cơ rát, so sánh nội dung được ghi trong lời thề ấy với nội dung y đức được thể hiện ở nhân vật Thái y lệnh.
2. Bài tập 2: SGK
3. Bài tập 3: Kể lại truyện theo ngôi kể thứ nhất. của Thái Y lệnh.
3.Củng cố, luyện tập(1p).
 - Hệ thống nội dung, nghệ thuật của bài.
 - Yêu cầu HS làm bài tập củng cố.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1p).
 - Học bài, thuộc ghi nhớ.
 - Soạn, ôn tập TV.
Lớp dạy:........ Tiết(tkb): ........ Ngày dạy: ................................ Sĩ số: ........... Vắng:....................
Lớp dạy:........ Tiết(tkb): ........ Ngày dạy: .................................Sĩ số: ........... Vắng:....................
Tuần 17.Bài 17
Tiết 66 :
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Củng cố những kiến thức đã học về TV đã học ở học kì I, lớp 6.
2. Về kĩ năng: Tổng hợp , hệ thống kiến thức.
3. Về thái độ : Tích cực ôn tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, PHT
2. Chuẩn bị của học sinh: Trả lời các câu hỏi SGK.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: K
2. Nội dung bài mới.
*. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
Ôn lại kiến thức cũ
I. LÍ THUYẾT:
- Em hãy trình bày lại sơ đồ hệ thống hoá?
- GV tổng kết lại một cách rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
1. Cấu tạo từ:
- Từ đơn
- Từ phức:
+ Từ ghép
+ Từ láy
2. Nghĩa của từ:
- Nghĩa gốc
- Nghĩa chuyển
3. Phân loại từ:
- Từ thuần Việt
- Từ mượn
4. Các lỗi dùng từ:
- Lặp từ
- Lẫn lộn từ gần âm
- Dùng từ không đúng nghĩa.
5. Từ loại và cụm từ:
- Từ loại: DT, ĐT, TT, Số từ, Lượng từ,chỉ từ
- Cụm từ: Cụm DT, ĐT, cụm TT
Hoạt động 2: 
Luyện tập
II. LUYỆN TẬP:
GV cho HS bốc thăm các nội dung đã học và trả lời.
GV đưa ra bài tập bổ trợ.
- GV sử dụng bảng phụ : Có bạn phân loại cụm DT, cụm ĐT, cụm TT như sau...bạn ấy sai ở chỗ nào?
- HS trả lời
- Nhận xét
- HS lên bảng
- HS trả lời
1. Cho các từ:
Nhân dân, lấp lánh, vài
Phân loại các từ trên theo các sơ đồ phân loại 1,2,5
VD: Thuỷ Tinh: từ phức, từ mượn, DT riêng
Cụm DT
Cụm ĐT
Cụm TT

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 6(14).doc