Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 59: Hướng dẫn đọc thêm: Con hổ có nghĩa

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 59: Hướng dẫn đọc thêm: Con hổ có nghĩa

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm thể loại truyện trung đại.

- Ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa.

- Nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện.

2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản truyện trung đại.

3. Thái độ: - Rút ra bài học về đạo lí “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

1. Tự nhận thức giá trị của sự đền ơn đáp nghĩa trong cuộc sống.

2. Ứng xử thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã cưu mang giúp đỡ mình.

3. Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

+ Động não: Suy nghĩ về tình tiết và cách ứng xử của các nhân vật trong truyện Con hổ có nghĩa.

+ Thảo luận nhóm về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

+ Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về hành động trả ơn của hổ.

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 

doc 5 trang Người đăng vanady Lượt xem 4823Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 59: Hướng dẫn đọc thêm: Con hổ có nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.......................
Lớp 6B	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số:	Vắng:
Tiết 59:
Hướng dẫn đọc thêm: Con hổ có nghĩa
 (Truyện trung đại Việt Nam) 
 Vũ Trinh
I. Mục tiêu. 
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm thể loại truyện trung đại.
- ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa.
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện.
2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản truyện trung đại.
3. Thái độ: - Rút ra bài học về đạo lí “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
1. Tự nhận thức giá trị của sự đền ơn đáp nghĩa trong cuộc sống.
2. ứng xử thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã cưu mang giúp đỡ mình.
3. Giao tiếp, phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
+ Động não: Suy nghĩ về tình tiết và cách ứng xử của các nhân vật trong truyện Con hổ có nghĩa.
+ Thảo luận nhóm về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
+ Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về hành động trả ơn của hổ.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
 1. Kiểm tra:
1. Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên những truyện ngụ ngôn đã học? 
2. Truyện ngụ ngôn nào em thấy thú vị nhất? Vì sao?
 2. Bài mới:
Chúng ta đã đi một chặng đường dài của văn học dân gian Việt Nam qua các thể loại truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười. Hôm nay, chúng ta sẽ bước sang chặng thứ hai, đến với văn học trung đại Việt Nam qua văn bản Con hổ có nghĩa.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Hướng dẫn HS đọc: Đọc chậm rãi, nhấn giọng những từ ngừ miêu tả hành động của hai con hổ.
- Đọc theo hướng dẫn.
1. Đọc.
- Cho HS tìm hiểu Chú thích.
- Tìm hiểu Chú thích.
2. Tìm hiểu Chú thích.
- Cho HS tìm hiểu về truyện trung đại.
* Giới thiệu về tác giả.
- Yêu cầu HS kể tóm tắt lại toàn bộ văn bản.
- Cho HS giải nghĩa từ?
- Truyện Con hổ có nghĩa thuộc kiểu văn bản nào đã học?
- Văn bản có mấy phần? từng phần kể chuyện gì?
- Nhân vật trung tâm của truyện là nhân vật nào?
- Cảm nhận chung của em về hai con hổ này làgì?
- Tìm hiểu.
- Lắng nghe, ghi chép.
- Tóm tắt văn bản.
- Giải thích từ.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Trả lời.
- Suy nghĩ, cảm nhận.
a. Truyện trung đại.
- Thời gian: Từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX.
- Thể loại: Truyện văn xuôi chữ Hán, cách viết gần với kí, sử.
- Cốt truyện: đơn giản, kể theo trật tự thời gian, nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ và hành động, tâm lí, tâm trạng còn đơn giản, sơ sài.
- Nội dung: mang tính chất giáo huấn đạo đức.
b. Tác giả.
- Vũ Trinh (1759 – 1828).
- Quê: Xuân Lan, huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc. - Ông đỗ cử nhân năm 17 tuổi, làm quan dưới thời nhà Lê và nhà Nguyễn. 
- Ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi, cương trực.
c. Tác phẩm.
- Kể tóm tắt:
 Bà đỡ Trần được hổ chồng mời đi đỡ đẻ cho hổ vợ. Xong việc, hổ chồng lại cõng bà ra khỏi rừng và đền ơn 10 lạng bạc.
 Bác tiều Mỗ ở Lạng Giang cứu hổ khỏi bị hóc xương. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác Tiều. Bác Tiều qua đời, hổ còn đến bên quan tài tỏ lòng thương xót và sau đó, mõi dịp giỗ bác Tiều, hổ lại đem dê hoặc lợn đến tế.
d. Chú thích từ ngữ.
3. Bố cục.
Gồm 2 phần.
- Từ đầu đến... hổ sống qua được: Hổ trả nghĩa bà đỡ Trần.
- Tiếp đến hết: Hổ trả nghĩa bác Tiều.
* Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản.
II. Đọc hiểu văn bản.
- Hai con hổ được giới thiệu trong tình huống nào?
- Em có nhận xét gì về hai tình huống này?
- Thấy hổ trong tình trạng như vậy, bà đỡ Trần và bác tiều phu đã có thái độ và hành động như thế nào?
- Em có nhận xét gì về những hành động đó?
- Hành động đó biểu hiện phẩm chất gì?
- Cảm kích trước tấm lòng của họ, hổ đã cư xử như thế nào?
- Điều đó cho em thấy tình cảm của hổ đối với bà đỡ trần và bác tiều như thế nào?
- Em có nhận xét gì về mức độ đền ơn của hai con hổ?
* G: Đó chính là nghệ thuật tăng cấp khi nói đến cái nghĩa của con hổ.
* G: Nhờ nghệ thuật nhân hoá, chúng ta không chỉ thấy hổ có lòng biết ơn đối với người đã cứu giúp mình mà hành động của hổ đực ở câu chuyện thứ nhất cũng giúp người ta thấy được hổ cũng biết thương vợ, quí con... mang tính người
- Qua tìm hiểu, em thấy hai truyện có điểm gì giống và khác nhau? (về cốt truyện, cách kể, ngôi kể, biện pháp nghệ thuật).
- Mượn truyện con hổ có nghĩa tác giả muốn gửi dến chúng ta điều gì?
- Tại sao tác giả không lấy hình tượng con vật khác mà lấy hình tượng con hổ?
* G: Con hổ - chúa sơn lâm nổi tiếng hung dữ, tàn bạo, ấy thế mà hổ còn có tình nghĩa. Mượn truyện con hổ để nói chuyện con người, câu chuyện tự nó toát lên ý nghĩa ngụ ngôn sâu sắc.
- Em hiểu “nghĩa” trong truyện Con hổ có nghĩa là như thế nào?
- Tại sao tác giả không lấy truyện một con hổ với hai sự việc mà lại lấy hai con hổ với hai sự việc khác nhau ở hai nơi khác nhau?
* GV: Đó chính là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, nhận xét.
- Theo dõi, trả lời.
- Nhận xét.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Theo dõi văn bản, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nhận xét.
- Nghe.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
1. Con hổ với bà đỡ Trần.
2. Con hổ với bác tiều
- Hổ cái sắp sinh con, hổ đực đi tìm bà đỡ.
- Hổ bị hóc xương.
- Che chở, Bảo vệ.
- Cúi đầu, cầu cứu.
- Đỡ đẻ cho hổ cái. 
- Lấy khúc xương bò ra.
- Biếu bà cục bạc 
-Biếu bác con nai Mười năm sau bác mất đau xót cứ đến ngày giỗ lại mang dê lợn đến tế.
- Đền ơn một lần.
(vật chất)
- Đền ơn mãi mãi.
(vật chất+tinh thần)
- Cho HS nêu ý nghĩa của truyện.
- Suy nghĩ, phát biểu.
3. ý nghĩa văn bản.
* Hoạt động 3 – Tổng kết.
III. Tổng kết.
- Hướng dẫn HS Tổng kết bài học.
- Tổng kết bài học.
1. Nội dung.
2. Nghệ thuật.
	3. Củng cố.
	- Qua câu chuyện đã học chúng ta rút ra được những bài học gì?
4. Dặn dò.
	- Học bài, thuộc Ghi nhớ.
	- Soạn bài Động từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 59.doc