A.Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Hiểu được giá trị nhân đạo làm người trong truyện.
2. Kĩ năng.
- Sơ bộ hiểu được thái độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời kì trung đại.
3. Thái độ.
B. Chuẩn bị:
* Giỏo viờn: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
Con hổ có nghĩa là tác phẩm của Vũ Trinh ( 1795 - 1828 ). Quê ông ở làng Xuân Lan, huyện Lang Tài Trấn Kinh Bắc ( nay thuộc tỉnh Bắc Ninh ) Đỗ hương cống ( cử nhân ) năm 17 tuổi làm quan dưới thời nhà Lê và nhà Nguyễn.
Các tác giả thời trung đại rất đề cao đạo lý trong văn chương
Bài " Con hổ có nghĩa " của Vũ Trinh là 1 ví dụ.
Ngày soạn :8/12 Bài 14 Ngày dạy :6A1:10/12 6A2:11/12 Con hổ có nghĩa ( Truyện trung đại ) Tiết 59:(Hướng dẫn đọc thêm) A.Mục tiờu cần đạt. 1. Kiến thức. - Hiểu được giá trị nhân đạo làm người trong truyện. 2. Kĩ năng. - Sơ bộ hiểu được thái độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời kì trung đại. 3. Thái độ. B. Chuẩn bị: * Giỏo viờn: Chuẩn bị nội dung lên lớp. * Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi. C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. Hoạt động 2: Giới thiệu bài. Con hổ có nghĩa là tác phẩm của Vũ Trinh ( 1795 - 1828 ). Quê ông ở làng Xuân Lan, huyện Lang Tài Trấn Kinh Bắc ( nay thuộc tỉnh Bắc Ninh ) Đỗ hương cống ( cử nhân ) năm 17 tuổi làm quan dưới thời nhà Lê và nhà Nguyễn. Các tác giả thời trung đại rất đề cao đạo lý trong văn chương Bài " Con hổ có nghĩa " của Vũ Trinh là 1 ví dụ. Hoạt động 3: Bài mới. Hoạt động của giỏo viờn. Hoạt động của học sinh. Nội dung cần đạt. - Học sinh đọc chú thích ? Nêu hiểu biết của em về truyện trung đại ( đặc điểm, cách viết?). Giáo viên giới thiệu: Trung đại, truyện trung đại... Giáo viên: Để các em bước đầu cảm nhận được tác phẩm cô và các em chuyển sang phần đọc. - Yêu cầu đọc giọng cảm động. - Giáo viên đọc mẫu. - GV gọi học sinh đọc - Giáo viên nhận xét học sinh đọc, bổ sung. - Quan sát phần chú thích những từ khó SGK? Em hãy cho biết nghĩa là gì? ? Chúa sơn lâm có nghĩa là gì? ? Truyện có rất nhiều nhân vật, theo em nhân vật nào là nhân vật chính? Tại sao? ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? ? Trong truyện có mấy sự việc lớn? Mỗi sự việc tương ứng với những phần văn bản nào? Giáo viên: Mỗi sự việc tương ứng với 1 câu truyện trong văn bản. Cô và các em sẽ đi phân tích từng câu truyện. ?Em hãy cho biết: Con hổ đực đến nhà bà đỡ Trần trong hoàn cảnh nào và đến để làm gì? ? Khi gặp bà đỡ Trần hổ đực đã có cử chỉ và hành động như thế nào? ? Qua những hành động trên của hổ đực em có cảm nhận gì về tình cảm của hổ đực đối với hổ cái và với bà đỡ Trần? ? Trước hành động của hổ đực tâm trạng bà đỡ Trần ra sao? ? Khi mới găp hổ bà ở tâm trạng như thế nào? ? Khi thấy hành động của hổ đực đối với mình, với hổ cái bà có hành động gì? ? Vì sao bà có tâm trạng như vậy. Giáo viên: Trước 1 con hổ dữ dằn, 1 loài vật chuyên ăn thịt người... không chỉ bà mà cả chúng ta run sợ trước hành động hổ cõng bà chạy thẳng vào rừng sâu.Sau bà cảm nhận được tình cảm của con hổ. Lo lắng cho hổ cái, đặc biệt là hành động đối với mình. Cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt, bà đã đồng ý. ? Tác giả miêu tả hành động hổ đực bằng biện pháp nghệ thuật nào? ? Biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì? ? Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của bà đỡ Trần? Giáo viên khái quát: Đó là việc làm cao cả, là lương tâm của người thầy thuốc. ? Khi bà đỡ Trần đã giúp cho hổ cái " mẹ tròn con vuông " hổ đực đã có hành động gì? ? Qua đó em có suy nghĩ gì về con hổ trong câu truyện thứ nhất? Giáo viên: Đây là con hổ có nghĩa. Theo em mượn truyện nghĩa của con hổ, tác giả muốn đề cao điều gì về cách sống của con người. Giáo viên khái quát, chuyển ý. ? Hoàn cảnh bác tiều phu gặp hổ trán trắng có gì khác với bà đỡ Trần khi gặp hổ đực? ? Qua các chi tiết miêu tả về con hổ bị hóc xương, em có suy nghĩ gì về cảnh tượng đó? ? Trước cảnh tượng ấy bác tiều phu có hành động như thế nào? Giáo viên bình: Cũng giống như bà đỡ Trần trước 1 con hổ dữ dằn, bác tiều phu cũng phải uống rượu say, lấy can đảm để cứu hổ. ? Em cảm nhận được gì qua hành động của bác tiều phu? ? ở câu truyện trước ta thấy: 1 bà đỡ đã quên sợ hãi đỡ đẻ cho hổ, ở câu truyện này 1 bác tiều phu can đảm thò tay vào miệng hổ để lấy ra khúc xương mắc trong cổ họng nó. ? Qua truyện người cứu vật, tác giả muốn đề cao cái nghĩa của người đối với vật như thế nào? ? Trước hành động cứu giúp của bác hổ trán trắng đã trả nghĩa bác tiều phu như thế nào? ? Cách miêu tả con hổ trán trắng có gì giống với con hổ đực ở câu truyện thứ nhất? Em có suy nghĩ gì về hổ trán trắng? ? Qua cái nghĩa của con hổ trán trắng, tác giả muốn đề cao điều gì về cách sống của con người? ? Giáo viên: Thông qua 2 câu truyện, chúng ta thấy: cùng là trả ơn nhưng hành động trả ơn của con hổ trán trắng có gì khác so với con hổ đực? ? Trong 2 cách trả ơn đó em thích cách trả ơn nào hơn? Vì sao? - Đọc chú thích - Độc lập - Nghe - Nghe - Nghe - Giả thích - Phát hiện - lí giải - Phát hiện - Nêu - Phát hiện - Tìm chi tiết - Cảm nhận - Phát hiện - Nghe - Phát hiện - Suy nghĩ - Phát hiện - Lí giải - So sánh - Nêu suy nghĩ - Phát hiện - nghe - Nêu cảm nhận - Nghe - Lí giải - Phát hiện - Độc lập - Thảo luận nhóm 2 - So sánh - Bộc lộ I. Đọc - tiếp xúc văn bản * Tác giả, tác phẩm. - Truyện trung đại: Thuộc loại tự sự có 2 thánh phần chủ yếu lá cốt truyện và nhân vật chính là kể, hư cấu tưởng tượng được chia thành nhiều loại: Truyện dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, truyện nôm, truyện khuyết danh... - Trung đại: Là thời kì từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX. Văn học thời kì này thuộc văn học trung đại. - Truyện trung đại: Là truyện viết ở thế kỉ ( X - XIX ) bằng chữ nôm. chữ hán. * Có loại truyện hư cấu, có loại truyện giống như thể ký. Có quy luât Văn - Sử bất phân, văn triết bất phân. * Có cốt truyện đơn giản. * Chương trình ngữ văn 6 đuợc tím hiểu 3 truyện: Con hổ có nghĩa, thấy thuốc, mẹ hiền dạy con. * Đọc và kể. * Từ khó. II. Đọc - hiểu văn bản - Nhân vật chính là con hổ vì các sự việc đều xoay quanh truyện về con hổ. - Ngôi thứ 3. - Truyện có 2 sự việc lớn. * Truyện con hổ đực với bà đỡ Trần. * Truyện con hổ trán trắng với bác tiều phu. 1. Câu truyện con hổ đực với bà đỡ Trần. - Hổ cái sắp đẻ và khó đẻ. - Để nhờ đỡ đẻ cho hổ cái. - Lao tới cõng bà, chạy như bay... gặp gai góc dùng chân rẽ lối... - Lo lắng cho hổ cái, cẩn trọng nương nhẹ đối với bà đỡ Trần. - Ban đầu: Bà sợ chết khiếp. - Sau: Đồng ý cứu chữa cho hổ cái. - Nghệ thuật nhân hóa. - Làm cho hổ đực có những suy nghĩ, cử chỉ giống như người. - Trả ơn bằng cách tặng bà cục bạc. - Biết ơn trân trọng với người đã cứu mình. => Hành động đền ơn đáp nghĩa. - Loài vật cũng biết ăn ở có nghĩa huống chi con người, cái nghĩa đó là sống chung thủy, là biết ơn người giúp đỡ mình. 2. Câu truyện con hổ trán trắng với bác tiều phu. - Khi ấy hổ trán trắng đang bị 1 khúc xương mắc ngang họng. - Cảnh tượng thương tâm, há miệng nhìn bác tiều như cầu cứu. - Bác lấy tay thò vào cổ họng hổ, lấy ra 1 chiếc xương bò to như cánh tay. - Đó là hành động tự nguyện, can đảm xuất phát từ lòng yêu thương. Từ hành động ấy bác đã cứu hổ thoát nạn. - con người rất gần gũi, yêu thương loài vật, coi loài vật như con người - Đem nai đến. - Khi bác chết... - Nghệ thuật nhân hóa. ->Ân nghĩa, thủy chung, bền chặt. - Hành động của con hổ trán trắng thật chí tình, chí nghĩa. Sự trả ơn quả là hiếm có. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật. - Nhân hóa, so sánh, miêu tả sinh động. 2. Ghi nhớ. ( SGK ). * Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp - Tìm những câu tục ngữ, ca dao minh họa cho nội dung bài học trên. * Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. * Uống nước nhớ nguồn. * Cứu vật vật trả ơn cứu nhân, nhân trả oán. - Kể truyện diễn cảm. - Phát biểu suy nghĩ của em về hình tượng 2 con hổ trong truyện. - Học bài. - Soạn bài: Mẹ hiền dạy con.
Tài liệu đính kèm: