Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 59, Bài 15: Con hổ có nghĩa - Hồ Thúy An

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 59, Bài 15: Con hổ có nghĩa - Hồ Thúy An

A . MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm truyện trung đại; ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình cở truyện “Con hổ có nghĩa”; nét đặc sắc của truyện (kết cấu, nghệ thuật nhân hóa.)

2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại; phân tích để hiểu hình tượng “Con hổ có nghĩa”; kể lại được truyện.

3. Thái độ: sống có đạo lí, nghĩa tình; biết nhớ ơn và đền ơn.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Tự nhận thức giá trị của sự đền ơn đáp nghĩa trong cuộc sống.

- Ứng xử thể hiện lòng biết ơn với những người đã cưu mang, giúp đỡ mình.

- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .

* Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.

- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.

* CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:

- Động não: suy nghĩ về những tình tiết và cách ứng xử của các nhận vật trong truyện Con hổ có nghĩa.

- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung nghệ thuật của truyện.

- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về hành động trả ơn của con hổ.

 

doc 2 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 59, Bài 15: Con hổ có nghĩa - Hồ Thúy An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15, Bài 15, Tiết 59: 
ĐỌC THÊM:	CON HỔ CÓ NGHĨA
A . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: HS nắm được đặc điểm truyện trung đại; ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình cở truyện “Con hổ có nghĩa”; nét đặc sắc của truyện (kết cấu, nghệ thuật nhân hóa.)
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại; phân tích để hiểu hình tượng “Con hổ có nghĩa”; kể lại được truyện.
3. Thái độ: sống có đạo lí, nghĩa tình; biết nhớ ơn và đền ơn.
* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Tự nhận thức giá trị của sự đền ơn đáp nghĩa trong cuộc sống.
- Ứng xử thể hiện lòng biết ơn với những người đã cưu mang, giúp đỡ mình.
- Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .
* Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.
* CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Động não: suy nghĩ về những tình tiết và cách ứng xử của các nhận vật trong truyện Con hổ có nghĩa.
- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung nghệ thuật của truyện.
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về hành động trả ơn của con hổ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
3’
HĐ 1: ỔN ĐỊNH:
 KIỂM TRA:
- Ổn định trật tự, kiểm diện.
(?) So sánh khái niệm truyền thuyết và cổ tích; ngụ ngôn và truyện cười.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS được gọi trả lời theo kiến thức đã học.
2’
HĐ 2: GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Các em đã được học các thể loại truyện dân gian, hôm nay ta sẽ tiếp tục hiểu về truyện trung đại với văn bàn đầu tiên là “Con hổ có nghĩa”.
- HS nghe.
HĐ 3: ĐỌC:
TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
- Hướng dẫn: đọc chậm, ngừng nghỉ đúng lúc; nhấn mạnh các chi tiết hổ đền ơn.
- Gọi HS giải thích các từ: nghĩa, bà đỡ, tiều.
- HS nghe, đọc văn bản khi được gọi.
- HS trả lời dựa vào chú thích.
HĐ 4: TÌM HIỂU CHUNG:
* Truyện trung đại :
 - Thuộc truyện tự sự : Gồm cốt truyện và nhân vật, thủ pháp chính là kể.
 - Truyện trung đại Việt Nam :
 + Ra đời từ thế kỷ X -> cuối thế kỷ XIX
 + Thể loại : Văn xuôi chữ Hán hoặc chữ Nôm.
 + Nội dung phong phú, mang tính chất giáo huấn, vừa có loại hư cấu, có loại gần với kí, sử  cốt truyện đơn giản.
- Gọi HS đọc chú thích (¶)
-> Rút ra khái niệm truyện trung đại
- Đọc chú thích (¶)
- Thuộc truyện tự sự : Gồm cốt truyện và nhân vật, thủ pháp chính là kể. Truyện trung đại Việt Nam :
 + Ra đời từ thế kỷ X -> cuối thế kỷ XIX
 + Thể loại : Văn xuôi chữ Hán hoặc chữ Nôm.
 + Nội dung phong phú, mang tính chất giáo huấn, vừa có loại hư cấu, có loại gần với kí, sử  cốt truyện đơn giản.
2
HĐ 5: HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:
* Nghệ thuật:
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, xây dựng hình tượng mang ý nghĩa giáo huấn.
- Kết cấu truyện có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
* Ý nghĩa của văn bản:
 Truyện đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK:
* Câu hỏi 1: Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
* Câu hỏi 2: Theo em, nghệ thuật chủ yếu của truyện này là gì? Tại sao dựng lên truyện “Con hổ có nghĩa” mà không là “Con người có nghĩa”?
* Câu hỏi 3: Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần với con hổ thứ nhất và giữa bác Tiều và con hổ thứ hai? Chuyện con hổ với bác tiều có thêm nét ý nghĩa gì?
* Câu hỏi 4: Truyện đã đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người ?
- HS nghe hướng dẫn, trả lời khi được gọi.
-Truyện trung đại thể loại tự sự. Bố cục: hai đoạn:
+ Đ.1: chuyện con hổ và bà đỡ Trần ở Đông Triều.
+ Đ.2: chuyện con hổ và bác tiều ở Lạng Giang.
- Tác giả mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người. Một con vật nổi tiếng hung dữ, tàn bạo -> toát lên ý nghĩa ngụ ngôn. Đến con hổ hung dữ còn nặng nghĩa như thế, huống chi con người.
- Dựa vào chi tiết trong truyện trả lời. 
-> Con hổ thứ hai trả ơn bác tiều dài lâu.
- Truyện đề cao ân nghĩa trong đạo làm người.
HĐ 6: CỦNG CỐ:
 DẶN DÒ:
(?) Nghệ thuật và ý nghĩa của truyện này?
- Học bài + làm bài tập.
- Soạn: Động từ.
- HS trả lời theo kiến thức đã học.
- HS nghe, ghi chú, về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • doccon ho co nghia.doc