Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57-58

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57-58

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Nhận biết, nắm bắt được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.

2. Kĩ năng: Nhận diện được chỉ từ.

3. Thái độ: Biết sử dụng chỉ từ trong nói và viết.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Kiểm tra:

 

doc 6 trang Người đăng vanady Lượt xem 3085Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57-58", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:........
Lớp 6B	Tiết (TKB):	 	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
Tiết 57:
Chỉ từ
I. Mục tiêu. 
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nhận biết, nắm bắt được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
2. Kĩ năng: Nhận diện được chỉ từ.
3. Thái độ: Biết sử dụng chỉ từ trong nói và viết.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra:
Thế nào là số từ? Lượng từ? Cho ví dụ và phân tích?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Chỉ từ là gì?
I. Chỉ từ là gì?
- Yêu cầu HS theo dõi ví dụ mục I.1. (SGK, tr.137).
- Những từ in đậm đó bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại nào đã học?
- Em thấy những từ nọ, kia, ấy có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS theo dõi ví dụ mục I.2. (SGK, tr.137).
- Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- So sánh các từ ấy, nọ, ở VD 3 với các từ ấy, nọ ở VD 2 vừa phân tích, chúng có điểm gì giống và khác nhau?
* G: Những từ nọ, ấy, kia là chỉ từ.
- Em hiểu thế nào là chỉ từ?
- Cho HS đọc nội dung Ghi nhớ 1. 
- Theo dõi ví dụ mục I.1.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Theo dõi ví dụ.
- Suy nghĩ, trả lời.
- So sánh, nhận xét.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Đọc Ghi nhớ 1. 
1. Ví dụ: (SGK, tr.137).
* Ví dụ 1.
- Nọ bổ sung ý nghĩa cho ông vua.
- ấy bổ sung ý nghĩa cho viên quan.
- Kia bổ sung ý nghĩa cho làng.
- Nọ bổ sung ý nghĩa cho nhà.
- Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại danh từ.
- So sánh các từ và cụm từ:
+ ông vua / ông vua nọ
+ Viên quan / viên quan ấy.
+ Làng / làng kia.
+ Nhà / nhà nọ.
- Các từ nọ, kia, ấy dùng để trỏ vào sự vật, xác định vị trí của sự vật ấy, tách biệt sự vật này với sự vật khác.
* Ví dụ 2.
- ấy bổ nghĩa cho hồi.
- Nọ bổ nghĩa cho đêm.
- So sánh:
+ Giống: Đều xác định vị trí sự vật.
+ Khác:
Ví dụ 2: Xác định vị trí sự vật trong không gian.
Ví dụ 3: Xác định vị trí của sự vật trong thời gian.
2. Ghi nhớ 1: (SGK, tr. 137).
* Hoạt động 2 – Hoạt động của chỉ từ trong câu.
II. Hoạt động của chỉ từ trong câu.
- Yêu cầu HS tìm hiểu các mục trong phần II. (SGK, tr. 137).
- Xét ví dụ mục I.1. ở trên, cho biết vai trò ngữ pháp của chỉ từ trong ví dụ đó?
- Xét ví dụ ở mục II.2. 
- Tìm chỉ từ, xác định chức vụ của chỉ từ trong câu?
- Đặt câu có chỉ từ? Cho biết vai trò ngữ pháp của chỉ từ trong câu đó?
- Cho HS đọc nội dung Ghi nhớ 2. (SGK, tr. 138).
- Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những gì?
- Làm việc theo hướng dẫn.
- Theo dõi, trả lời.
- Theo dõi ví dụ.
- Tìm, xác định.
- Suy nghĩ, đặt câu.
- Đọc Ghi nhớ 2. 
- Hệ thống lại nội dung.
1. Ví dụ:
* Ví dụ 1.
- Chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm danh từ, hoạt động trong câu như một danh từ.
- Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
+ Hồi ấy, đêm nọ: Trạng ngữ. 
+ Viên qua ấy: Chủ ngữ.
+ Ông vua nọ, nhà nọ, làng kia: Bổ ngữ.
* Ví dụ 2.
a. Đó: Chủ ngữ.
b. Đấy: Chủ ngữ.
2. Ghi nhớ 2: (SGK, tr. 138).
* Hoạt động 3 – Luyện tập.
III. Luyện tập.
- Hướng dẫn HS làm các Bài tập phần Luyện tập.
- Làm các Bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
1. Bài tập 1: Tìm chỉ từ và xác định ý nghĩa, chức vụ ngữ pháp của chỉ từ:
a. ấy (hai thứ bánh ấy): dùng để định vị sự vật trong không gian và làm phụ ngữ trong cụm danh từ.
b. Đấy, đây: định vị sự vật trong không gian, làm chủ ngữ.
c. Này: Định vị sự vật về thời gian, làm trạng ngữ.
d. Đó: định vị sự vật về thời gian, làm trạng ngữ.
2. Bài tập 2: Thay các từ in đậm bằng các chỉ từ thích hợp.
a. Chân núi Sóc = đấy, đó
đinh vị về không gian
b. Làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy, làng đấy, làng đó.
-> Định vị về không gian.
 => Cần viết như vậy để không bị lặp từ.
	3. Củng cố.
	- Em hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng chỉ từ. 
	4. Dặn dò.
	- Học bài, thuộc Ghi nhớ và hoàn thiện bài tập.
	- Soạn bài: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng.
--------------------------------------------
Ngày soạn:........
Lớp 6B	Tiết (TKB):	 	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
Tiết 58:
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
I. Mục tiêu. 
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự.
2. Kĩ năng: 
- Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng.
- Kể chuyện tưởng tượng.
3. Thái độ: - Bình tĩnh, tự tin trước tạp thể.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
1. Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyện tưởng tượng.
2. Giao tiếp, ứng xử: Trình bày suy nghĩ / ý tưởng để kể những câu chuyện tưởng tượng theo mục đích giao tiếp.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
+ Động não: Suy nghĩ để nhớ lại những chi tiết một câu chuyện và lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu.
+ Thực hành có hướng dẫn: Kể lại một câu chuyện trước tập thể.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra:
Thế nào là số từ? Lượng từ? Cho ví dụ và phân tích?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đề bài luyện tập.
I. Đề bài luyện tập.
- Em hãy xác định yêu cầu của đề bài về thể loại. nội dung, phạm vi?
- Dàn bài của bài văn kể chuyện gồm mấy phần? Phần mở bài ta cần viết những gì?
- Mười năm nữa em bao nhiêu tuổi? Lúc đó em đang học đại học hay đi làm?
- Em về thăm trường vào dịp nào?
- Tâm trạng của em trước khi về tăm trường?
- Mái trường sau mười năm có gì thay đổi?
- Các thầy cô giáo trong mười năm như thế nào? Thầy cô giáo cũ có nhận ra em không? Em và thầy cô đã gặp gỡ và trò chuyện với nhau ra sao?
- Gặp lại các bạn cùng lớp em có tâm trạng và suy nghĩ gì?
- Phút chia tay diễn ra như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì sau lần về thăm trường?
- Xác định yêu cầu đề bài.
- Hình dung kiến thức cũ, trả lời.
- Trả lời.
- Trả lời.
- Hình dung, trả lời.
- Tưởng tượng, trả lời.
- Tưởng tượng, trả lời.
- Hình dung, trả lời.
- Tưởng tượng, trả lời.
Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
1. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: Kể chuyện tưởng tượng (kể việc).
- Nội dung: Chuyến thăm ngôi trường cũ sau mười năm.
- Phạm vi: Tưởng tượng về tương lai ngôi trường sau mười năm.
2. Lập dàn ý.
a. Mở bài.
- Giới thiệu bản thân: tên, tuổi, nghề nghiệp.
- Thăm trường vào ngày hội trường 20 - 11.
b. Thân bài.
- Tâm trạng trước khi về thăm trường: bồi hồi, hồi hộp.
- Cảnh trường lớp sau mười năm có sự thay đổi:
+ Phòng học, phòng giáo viên được tu sửa khang trang, đẹp đẽ với trang thiết bị hiện đại.
+ Các hàng cây lên xanh tốt toả bóng mát rợp cả sân trường.
+ Xung quanh sân trường các bồn hoa, cây cảnh được cắt tỉa công phu.
- Thầy cô giáo mái đầu đã điểm bạc, có thêm nhiều thầy cô giáo mới.
- Gặp lại thầy cô em vui mừng khôn xiết, thầy cô cũng hết sức xúc động khi gặp lại trò cũ. Thầy trò hỏi thăm nhau thật thân tình.
- Các bạn cũng đã lớn, người đi học, người đi làm. Chúng em quấn quýt ôn lại truyện cũ.
- Hỏi thăm nhau về cuộc sống hiện tại và lời hứa hẹn.
c. Kết bài. 
- Phút chia tay lưu luyến, bịn rịn.
- ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường (cảm động, yêu thương, tự hào).
* Hoạt động 2 – Các đề bài bổ sung.
Hoạt động 2: 
II. Các đề bài bổ sung.
- Gọi HS đọc ba đề bài bổ sung.
- Tìm ý và lập dàn ý cho một đề bài.
- Đọc các đề bài bổ sung.
- Tìm ý và lập dàn ý.
Đề bài: Thay đổi ngôi kể, bộc lộ tâm tình của một nhân vật cổ tích mà em thích.
- Nhân vật trong truyện cổ tích không được miêu tả đời sống nội tâm HS có thể tưởng tượng sáng tạo nhưng ý nghĩ, tình cảm của nhân vật phải hợp lí.
3. Củng cố.
	- Giáo viên nhận xét về giờ Luyện tập.
	4. Dặn dò.
	- Tưởng tượng cuộc gặp gỡ của em với một nhân vật cổ tích mà em yêu thích và kể lại (tìm ý và lập dàn bài).
	- Soạn bài “Con hổ có nghĩa”.
-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 57 - 58 - 59.doc