Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 7

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 7

TUẦN 7

Tiết 07: Ngày soạn: / /2009

Ngày dạy: /10/2009

LUYỆN TẬP TỪ VỰNG:

TỪ MƯỢN - NGHĨA CỦA TỪ - TỪ NHIỀU NGHĨA

VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Củng cố, bổ sung kiến thức có liên quan đến: Từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

 - Biết tích hợp ngang với phân môn Đọc - hiểu văn bản.

2. Kĩ năng: - Biết hệ thống hóa một số kiến thức từ vựng

 - Làm bài tập theo từng mức mức độ: Nhận biết - thông hiểu - vận dụng (từ thấp cao)

3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng ham hiểu biết, tìm hiểu về từ vựng tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6

 - HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 07:
Ngày soạn: / /2009
Ngày dạy: /10/2009
luyện tập từ vựng:
Từ mượn - Nghĩa của từ - Từ nhiều nghĩa 
và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Củng cố, bổ sung kiến thức có liên quan đến: Từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
	- Biết tích hợp ngang với phân môn Đọc - hiểu văn bản.
2. Kĩ năng: - Biết hệ thống hóa một số kiến thức từ vựng
	- Làm bài tập theo từng mức mức độ: Nhận biết - thông hiểu - vận dụng (từ thấp à cao)
3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng ham hiểu biết, tìm hiểu về từ vựng tiếng Việt.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6
	- HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : + Sĩ số:.....
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 (Xen kẽ phần nội dung kiến cơ bản cần nắm)
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 GV nêu một tình huống liên quan đến việc sử dụng từ mượn hoặc hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong cuộc sống à Cho HS nhận xét à Dẫn vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản đã học theo từng nhóm:
+ Nhóm 1:
?- Thế nào là từ mượn?
- Là những từ do vay mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. 
?- Nguồn gốc của từ mượn?
- Mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt) àbộ phận quan trọng nhất.
- Ngôn ngữ ấn - Âu, Pháp, Nga, Anh,...
?- Nguyên tắc mượn từ?
- Chỉ mượn những từ thiếu để làm phong phú thêm vốn từ tiếng Việt. Cần chú ý giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Nhóm 2:
?- Thế nào là nghĩa của từ?
- Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động,...) mà từ biểu thị.
?- Có thể giải thích nghĩa của từ bằng mấy cách chính? đó là những cách nào?
- Trình bầy khái niệm mà từ biểu thị
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hay trái nghĩa với từ cần giải thích.
+ Nhóm 3:
?- Từ có thể có mấy nghĩa?
- Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
?- Tại sao có từ nhiều nghĩa?
- Khi mới xuất hiện, từ thường được dùng với một nghĩa nhất định. Những để đáp ứng nhu cầu nhận thức những khái niệm mới, sự vật mới, người ta đã thêm nghĩa mới vào từ có sẵn àTừ nhiều nghĩa.
+ Nhóm 4:
?- Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ để tạo ra từ nhiều nghĩa.
?- Trong từ nhiều nghĩa có những lọai nghĩa nào?
- Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, là cơ sở hình thành các nghĩa khác.
- Nghĩa chuyển: là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
* GV lưu ý HS: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ 
(1) BT trắc nghiệm: 
(Cho HS làm vào phiếu học tập theo từng bàn)
1.?- Từ mượn và từ thuần Việt được phân biệt với nhau chủ yếu qua yếu tố nào?
 A. Nguồn gốc B. ý nghĩa
 C. Cấu tạo D. Cấu tạo và nguồn gốc 
2.?- Từ "tráng sĩ" được giải thích theo cách nào?
"Tráng sĩ: người có sức mạnh cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn"
 A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
 B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích 
 C. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích 
 D. Cả ba ý trên đều đúng.
3.?- Chọn từ điền vào chỗ trống sao cho thích hợp!
+ Nhóm 1; 3:
a/ Chết/ từ trần:
- Ông của bạn An đã ........... đêm qua.
 - Con chó nhà tớ ăn phải bả, bị....... từ tuần trước.
b/ Phôn/ gọi điện:
- Sao cậu không........ cho trước để tớ đến đón cậu?
- Sao bác không......... cho cháu để cháu đến đón bác?
+ Nhóm 2; 4:
c/ Khẳng khái/ khẳng định:
- ..............: thừa nhận một sự thật hoặc một vấn đề gì đó.
- ...............: cương trực, trọng danh dự
d/ Lao đao/ lảo đảo:
- ..............: tình huống gặp phải khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.
- ..............: trình trạng khó làm chủ bản thân.
(2)?- Tìm các từ mượn có trong những câu sau và chỉ rõ nguồn gốc của chúng?
a/ Xong việc, thần thường về thủy cung với mẹ, khi có việc cần thần mới hiện lên.
b/ Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
- Đây là trời có ý phó thác cho công minh làm việc lớn.
c/ Chú bé loắt choắt 
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh 
 Ca-lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang...
(- HS tìm + trả lời à Nhận xét + bổ sung)
(3)?- Các từ được gạch chân trong những câu sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu nghĩa chuyển?
a/ Mặt trời (1) của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời (2) của mẹ em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
b/ Mùa xuân (1) là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.(2)
 (Hồ Chí Minh)
c/ Tổ quốc ta như một con tàu
Mũi (1) thuyền ta đó, mũi (2) Cà Mau.
 (Xuân Diệu)
-( Cho HS thảo luận theo 3 nhóm/ 3 câu)
(4)?- Từ "chín" trong hai câu sau có phải từ nhiều nghĩa không? Vì sao?
a/ "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao..."
b/ "Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng"
(- HS suy nghĩ trả lời à Nhận xét + bổ sung)
- "Chín" (a): chỉ số thứ tự; "chín" (b): chỉ tuổi già
à Hai từ "chín" trên chỉ giống nhau về âm, không có mối liên hệ với nhau về nghĩa 
ố Hiện tượng đồng âm. 
(5)?- Hãy viết một đoạn văn ngắn về kết quả cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong đó có sử dụng các từ: kiên cường, nản chí, mệt mỏi.
 (Hướng dẫn HS viết)
Hoạt động 4: Củng cố:
 GV khái quát chung về nội dung tiết học.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã học và hoàn thành các bài tập trên lớp.
- Làm bài tập sau:
(6)?- Đặt câu với các nghĩa chuyển khác nhau của từ "mắt"
 - Chuẩn bị ôn lại: Cách làm bài văn tự sự - Lời văn, đoạn văn tự sự.
I. kiến thức cơ bản:
1. Từ mượn
- Khái niệm
- Nguồn gốc
- Nguyên tắc mượn từ
2. Nghĩa của từ 
- Khái niệm
- Các cách giải thích nghĩa của từ
3. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Từ nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
+ Nghĩa gốc 
+ Nghĩa chuyển
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: (BT trắc nghiệm)
Câu 1:
 Đáp án A
Câu 2:
 Đáp án C
Câu 3:
a/ - từ trần
 - chết
b/ - phôn
 - gọi điện
c/ - khẳng định
 - khẳng khái
d/ - lao đao
 - lảo đảo
2. Bài 2
a/ thần, thủy cung 
à mượn tiếng Hán
b/ phó thác, công minh
à mượn tiếng Hán
c/ xắc, ca-lô
à mượn tiếng Pháp.
3. Bài 3:
a/ - Mặt trời(1) - nghĩa gốc: chỉ mặt trời - nguồn sáng của thiên nhiên
 - Mặt trời (2)- nghĩa chuyển: chỉ em bé...
b/ - Xuân (1) - nghĩa gốc: chỉ mùa xuân...
- Xuân (2) - nghĩa chuyển: chỉ sức sống, vẻ đẹp tươi trẻ của đất nước.
c/ - Mũi (1),(2) - nghĩa chuyển: chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật.
Bài 4:
à Hiện tượng đồng âm
Bài 5:
(Viết đoạn văn)
Kiểm tra ngày ..... tháng ..... năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc